Kiến nghị đối với NHNN:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 117 - 122)

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN:

Trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN Việt Nam đã có những bước đi đáng kể trong việc chuyển từ một hệ thống tài chính kiểm sốt trực tiếp sang hệ thống vận hành theo cơ chế thị trường, điều hành bằng luật pháp. Bằng sự chuyển dịch các chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá... cùng với việc thực hiện các đề án cải tổ ngân hàng hệ thống ngân hàng của ta đã từng bước tiếp cận và hội nhập vào hoạt động của hệ thống các ngân hàng thế giới. Có được điều này là do sự lãnh đạo của Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao của NHNN. Tuy nhiên, những nhiệm vụ trước mắt đặt ra đối với ngành ngân hàng ( đặc biệt là hệ thống NHTM CP ) là rất nặng nề và đòi hỏi sự chỉ đạo sáng suốt và kịp thời hơn nữa của ngân hàng nhà nước. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết NHNN phải tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình:

-Trước hết, NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách hiệu quả, linh hoạt. Nâng cao khả năng kiểm sốt tiền tệ của mình nhằm ổn định sức mua của đồng tiền, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thứ hai, NHNN cần tiếp tục đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu hệ

Nam. Đối với NHTM CP, NHNN cần tạo điều kiện để các ngân hàng này có thể tăng vốn điều lệ bằng cách khuyến khích các NHTM QD đóng góp cổ phần, hoặc tạo điều kiện cho họ huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó NHNN nên tiếp tục xúc tiến các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các NHTM CP để đẩy nhanh tốc độ xử lí nợ quá hạn.

- Thứ ba, NHNN nên tập trung nghiên cứu và ban hành các văn bản

hướng dẫn đối với các ngân hàng trong hoạt động thanh tốn, hoạt động tín dụng để các hoạt động này được thống nhất giữa các ngân hàng.

- Thứ tư, NHNN cần củng cố và tăng cường vai trò thanh tra giám sát. Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra cả về nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ nhằm tạo chuyển biến mạnh về chất trong hoạt động thanh tra. Muốn vậy, NHNN cần thực hiện các biện pháp sau :

+ Bám sát thực tiễn tình hình hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm (đặc biệt là chú ý đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng nhằm mục đích lành mạnh hố ngân hàng).

+ Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về mức độ rủi ro nhằm ngăn chặn sự gia tănng của nợ xấu. Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu giám sát từ xa theo chuẩn mực quốc tế.

+ Đổi mới và nâng cao chất lượng của công tác thanh tra. Trao quyền và trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức.

Hoạt động của ngành ngân hàng có cơng khai, minh bạch thì mới có thể củng cố lịng tin của khách hàng.

- Thứ năm, song song với việc tăng cường khả năng giám sát đối với

các ngân hàng trong nước nhằm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, NHNN cũng cần nâng cao hơn nữa khả năng giám sát đối với các ngân hàng nước ngoài. Hoạt động của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường nội địa với những sản phẩm mới, tốc độ nhanh, phạm vi rộng lớn.. chính vì vậy nếu như

chỉ dùng các phương pháp kiểm sốt truyền thống là chưa đủ. Do đó NHNN cần chuẩn hoá hệ thống kiểm tra giám sát của mình theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Thứ sáu, NHNN cần nâng cao mức độ độc lập trong việc xử lí các

vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, xử lí nợ quá hạn của các NHTM QD để tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các NHTM QD và CP. Ngoài ra NHNN cũng nên xúc tiến việc cổ phần hoá một số NHTM QD.

- Cuối cùng, NHNN cũng cần phải cải tổ lại theo hướng nâng cao năng lực quản lí, khả năng phân tích tài chính, phân tích kinh tế vĩ mơ.

Sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng cùng với định hướng của Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao của NHNN chắc chắn sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp giúp cho các NHTM CP Việt Nam vượt qua mọi thử thách trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Trước hết, phải khẳng định rằng hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan, là bước đi khơng có quyền lựa chọn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tiến trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được đánh dấu bằng nhiều sự kiện nổi bật đó là việc kí kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, Hiệp định khung về hợp tác thương mại, dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Điều đó cũng có nghĩa là trong một thời gian không xa nữa các hàng rào ngăn cách giữa các TCTD nước ngoài và Việt Nam sẽ được xố bỏ. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam (đặc biệt là đối với hệ thống NHTM CP mới hơn 10 năm tuổi). Khi những rào cản được rỡ bỏ cũng có nghĩa là các ngân hàng sẽ được cạnh tranh trong một “sân chơi” với luật chơi là luật lệ quốc tế. Phần thắng sẽ thuộc về ai có sức mạnh cạnh tranh lớn hơn.

Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua các NHTM CP đã tiến hành những cuộc cải tổ mạnh mẽ cả về chất và về lượng nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, với hạn chế là có xuất phát thấp, lại không được hưởng sự ưu đãi của chính phủ nên các NHTM CP gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của ngân hàng là tổng hoà của nhiều yếu tố trong đó yếu tố nội lực của ngân hàng đóng vai trị quan trọng nhất sau đó là đến các yếu tố mang tính chất thúc đẩy, hỗ trợ như các lĩnh vực có liên quan phụ trợ, nhu cầu của khách hàng. Do đó sự nỗ lực của bản thân ngân hàng là chưa đủ cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành khác.

Với mong muốn giúp cho các NHTM CP có được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, khố luận đã tập trung vào một số vấn đề sau:

1. Đưa ra một cơ sở lí luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và vấn đề cạnh tranh trong HNQT .

2. Đưa ra một số kinh nghiệm hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

3. Cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về hệ thống NHTM CP từ khi thành lập đến nay.

4. Đánh giá khái quát về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP Việt Nam theo mơ hình sức cạnh tranh tổng thể của Michael Porter.

5. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM CP Việt Nam.

6. Đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ các NHTM CP.

Tuy nhiên, đây là một đề tài phức tạp, lại mới mẻ và liên quan đến nhiều bộ ngành khác nhau do đó những đề xuất, kiến nghị chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm hỗ trợ các ngân hàng. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ hiểu biết cả về lí luận và thực tế có hạn, phạm vi nghiên cứu khá rộng nên chắc chắn khố luận khơng thể tránh khỏi thiếu xót. Do vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ cũng như từ phía các thầy cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.

Khơng có các thầy cơ giáo ở trường Đại học Ngoại thương chắc chắn bài khóa luận này sẽ khơng được hồn thành, vì vậy em xin được chân thành cảm ơn:

- Các thầy cơ đã tận tình giảng dạy trong suốt hơn 4 năm đại học đã giúp cho em có được những kiến thức tổng hợp về kinh tế học nói chung, các kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng tạo cơ sở, nền tảng cho em thực hiện khoá luận này.

- Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sỹ Bùi Thị Lý,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 117 - 122)