TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:
Nhìn chung, các NHTM CP Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong quá trình hội nhập vào thị trường tài chính - ngân hàng quốc tế. Nhưng chỉ một mình các ngân hàng nỗ lực thơi là chưa đủ, có những vấn đề vượt khả năng giải quyết của các ngân hàng và họ rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Trước hết, việc mà Chính phủ cần làm ngay đó là phải phổ cập các
thông tin về hội nhập, các điều kiện, cam kết để gia nhập các tổ chức quốc tế, lộ trình thực hiện các cam kết để các ban ngành có thời gian để chuẩn bị và thu hút được sự tham gia nghiên cứu của nhiều người. Hiện nay, việc tiếp cận với các hiệp định, cam kết vẫn còn nhiều trở ngại ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu khoa học ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu họ phải tự mình thu thập thơng tin, tìm kiếm tư liệu. Đây là công việc vừa tốn thời gian, tốn công sức. Hơn ai hết những nhà nghiên cứu phải là những người được cung cấp thông tin đầu tiên để họ có thể bổ sung kiến thức, nâng tầm hiểu biết để có thể đóng góp nhiều hơn cho ngành và cho xã hội.
Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống các chính sách kinh tế
vĩ mơ ổn định và hợp lí; duy trì một nền chính trị ổn định. Ngành ngân hàng vốn là một ngành rất nhạy cảm trước những biến động về kinh tế - xã hội, vì vậy việc duy trì một nền kinh tế, chính trị ổn định là điều kiện cần cho sự phát triển của ngân hàng.
Thứ ba, trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ có sự tham gia của rất
nhiều quốc gia, chính vì vậy tất cả các quan hệ kinh tế đều được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế. Do đó nhiệm vụ đặt ra đối với Chính phủ là cần phải hồn thiện các hệ thống văn bản pháp lí đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo nên một hành lang pháp lí ổn định, đồng bộ, minh bạch và công bằng tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Đặc biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ trong ngành ngân hàng:
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống các NHTM CP, các văn bản có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khốn để các ngân hàng có cơ sở pháp lí rõ ràng hơn trong hoạt động.
- Ban hành các văn bản rõ ràng hơn liên quan đến vấn đề huy động vốn, hoạt động tín dụng, việc xử lí các khoản nợ quá hạn của các NHTM CP.
- Đồng thời Chính phủ cần sớm ban hành hệ thống văn bản mới phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay như : Luật thương phiếu, quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động thương mại điện tử, xác nhận giá trị chứng từ của văn bản điện tử, chữ kí điện tử.
Thứ tư, Chính phủ cần có biện pháp kiên quyết trong việc cổ phần hố
một số NHTM QD. Đồng thời, Chính phủ nên dần xố bỏ những ưu đãi đối với các NHTM QD, tạo môi trường để các ngân hàng cạnh tranh với nhau một cách cơng bằng hơn.
Thứ năm, Chính phủ cần có các biện pháp giúp đỡ các NHTM CP
trong việc tăng vốn điều lệ bằng cách cho phép các NHTM QD tham gia mua cổ phần của các NHTM CP, tạo điều kiện để cho mỗi ngành kinh tế thành lập cho mình một ngân hàng riêng chỉ phục vụ cho mình, cho phép các cơng ty mua bán nợ được thành lập để giúp các ngân hàng xử lí nợ quá hạn.
Thứ sáu, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống thơng tin hiện đại
đó tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận các nguồn thơng tin cập nhật hơn, chính xác hơn.
Cuối cùng, Chính phủ nên củng cố và tăng cường hơn nữa vai trị quản
lí, giám sát của mình.Trong quá trình hội nhập, sẽ có rất nhiều thành phần kinh tế, nhiều quốc gia tham gia vào thị trường. Hoạt động của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường nội địa với những sản phẩm mới, phạm vi hoạt động rộng sẽ gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan giám sát. Do đó, ngay từ lúc này Chính phủ cần nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của mình mặc dù đó là một việc khơng hề đơn giản.