Định hướng của NHNN về HNQT trong lĩnh vực ngân hàng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 90 - 95)

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

3.1.2. Định hướng của NHNN về HNQT trong lĩnh vực ngân hàng:

3.1.2.1. Định hướng chung toàn ngành ngân hàng:

Quán triệt Nghị quyết 07 - NQ/ Trung ương của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về HNKTQT, NHNN đã xây dựng Chương trình hành động về Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và Kế hoạch hội nhập nền kinh tế quốc tế của Ngành ngân hàng Việt Nam, trong đó xác định những cơng việc trọng tâm của ngành cần triển khai từ thời điểm hiện tại cho tới năm 2020, với 3 giai đoạn cụ thể là:

- Giai đoạn trước năm 2005: thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ với các nội dung như: nới lỏng các hạn chế đối với các ngân hàng thương mại Hoa Kì về nhận tiền gửi, cho phép phát triển một số loại hình tín dụng và thanh toán, tiếp cận các nghiệp vụ tái cấp vốn của NHTW, tham gia hoạt động tư vấn và môi giới kinh doanh tiền tệ. Từng bước mở rộng các cam kết với Hoa Kì cho các ngân hàng thuộc EU và các nước khác theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Xúc tiến chuẩn bị mọi thủ tục để gia nhập WTO vào cuối năm 2005.

- Từ năm 2006 - 2010, tiếp tục thực thi các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ; bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATTS) của WTO và các yêu cầu đã cam kết trong Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN.

- Từ 2010 - 2020, thực hiện những cam kết còn lại của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và thực hiện thành công những yêu cầu còn lại của GATS và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng.

Trong khn khổ các nội dung cam kết với cộng đồng tài chính quốc tế, NHNN Việt Nam đã cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam( trừ chi nhánh ngân hàng Hoa Kì thực hiện theo lộ trình riêng) được nhận tiền gửi khơng kì hạn, có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của cá nhân Việt Nam và pháp nhân là tổ chức Việt Nam khơng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tối đa 50% vốn được cấp. Đối với các chi nhánh ngân hàng thuộc khối EU tỷ lệ này là 250%.

Trong một vài năm tới một số NHTM QD cũng sẽ được cổ phần hoá nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động và thay đổi hình thức sở hữu.

3.1.2.2. Định hướng HNQT đối với các NHTM CP Việt Nam:

Là một bộ phận của hệ thống NHTM Việt Nam, các NHTM CP cũng phải phát triển theo định hướng chung của Chương trình tái cơ cấu lại hệ thống NHTM và các TCTD khác đã được chính phủ phê duyệt từ năm 1998. Cơ cấu lại và phát triển hệ thống NHTM và các TCTD là một trong những chương trình trọng tâm của chiến lược cải cách cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010.

Cụ thể Chương trình này quy định, việc chấn chỉnh các ngân hàng cần được thực hiện ngay và hiệu quả với các mục tiêu định hướng phát triển sau:

- Hình thành những NHTM CP trong sạch, lành mạnh về tài chính. Lành mạnh hố tình hình tài chính của các NHTM CP được tiến hành dựa trên cơ sở cơ cấu lại nợ, giảm thiểu nợ quá hạn, kiện toàn các hoạt động khác có liên quan, thực hiện tốt các vấn đề về kế tốn, kiểm tốn.

- Hình thành nên những NHTM CP có tiềm lực tài chính lớn với hoạt động đa năng và với quy mơ lớn. Để đạt được điều đó các NHTM CP cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng vốn điều lệ. Đối với các ngân hàng có tiềm lực tài chính quá nhỏ, làm ăn thua lỗ thường xuyên rơi vào tình trạng mất khả năng

thanh tốn, khả năng sinh lời thấp và trình độ quản lí khơng đảm bảo u cầu thì sẽ bị buộc phải giải thể hoặc sáp nhập. Bên cạnh đó các NHTM CP cần phải tiến hành cơ cấu lại sở hữu nhằm tăng quy mô và chất lượng hoạt động.

- Hình thành những NHTM CP an toàn trong hoạt động với bộ máy quản trị và điều hành tốt. Muốn vậy, các NHTM CP phải đẩy mạnh việc tái cơ cấu tổ chức và các chuẩn mực quản lí đặc biệt đối với các cơ quan quản lí rủi ro, quản lí tài sản nợ, tài sản có, giảm sát và kiểm tốn nội bộ, quản lí vốn và đầu tư. Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành có hiệu quả và giảm thiểu những vi phạm.

- Cải tiến các NHTM CP thành những ngân hàng có cơng nghệ, kĩ thuật hiện đại, có cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đa dạng và phong phú. Đồng thời việc xây dựng và phát triển mạng lưới chi nhánh, mạng lưới phân phối sản phẩm cũng phải được chú trọng hơn.

→ Nói chung, để có thể hội nhập vào thị trường quốc tế, các NHTM CP Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải làm. Trên đây chỉ là định hướng chung cho các NHTM CP, để có thể thành cơng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt này mỗi ngân hàng cần căn cứ vào những thế mạnh và điểm yếu của mình từ đó xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tồn diện. Và công cuộc HNKTQT đã mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia và tồn thế giới đó là điều khơng thể phủ định. Thực tế cho thấy, các thành tựu mà những nước phát triển đã gặt hái trong thời gian qua có sự đóng góp khơng nhỏ của việc NHKTQT.

Thời cơ mà HNKTQT đem lại, đối với các quốc gia đang phát triển (

trong đó có Việt Nam) thì HNQT cũng tạo ra nhiều cơ hội giúp các nước này thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng HNQT mang lại những cơ hội rất rõ rệt:

- Thứ nhất, HNQT mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương mại trên thế giới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong các

chiến lược hợp tác vĩ mơ từ đó nâng cao được địa vị, uy tín của hệ thống các NHTM Việt Nam trên trường quốc tế. Khi đã có một vị trí nhất định trên thị trường tiền tệ thế giới các ngân hàng Việt Nam sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế

- Thứ hai, HNKTQT tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lí, cải thiện mơi trường pháp lí trong lĩnh vực ngân hàng, lành mạnh hoá và cơng khai hố hoạt động của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế. Điều đó sẽ làm cho thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ phục vụ cho cơng cuộc Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước.

- Thứ ba, tham gia vào quá trình HNKTQT, ngành ngân hàng có điều kiện tranh thủ vốn, cơng nghệ , kinh nghiệm quản lí và đào tạo đội ngũ cán bộ từ các nước tiên tiến.

- Thứ tư, hội nhập quốc tế thành công sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, phát huy lợi thế so sánh của mình qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Thứ năm, quá trình HNQT sẽ thúc đẩy các NHTM Việt Nam phải chun mơn hố hơn nữa các nghiệp vụ ngân hàng, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế, mở rộng việc khai thác và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Cuối cùng, tham gia vào quá trình HNQT hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có thêm điều kiện đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng đạt trình độ chun mơn cao có thể đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập.

Nói chung, HNKTQT tạo ra những cơ hội và động lực cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên không phải không tồn tại những thách thức. Bên cạnh

những cơ hội, HNKTQT cũng đặt hệ thống NHTM Việt Nam trước nhiều thách thức lớn.

+ Thách thức lớn nhất mà các NHTM Việt Nam sẽ phải trực tiếp đối mặt đó là chúng ta có xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàng thấp hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Điều này thể hiện ở các điểm sau:

- Thứ nhất là năng lực tài chính của các ngân hàng cịn yếu kém. Với tiềm lực tài chính mỏng sẽ hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động, khả năng cung cấp các khoản tín dụng lớn và hiện đại hố các trang thiết bị ngân hàng.

- Thứ hai là trình độ quản lí, trình độ cơng nghệ, trình độ tổ chức của các ngân hàng còn non yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Thứ ba là các dịch vụ của NHTM Việt Nam hiện nay còn khá đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tiếp cận và sử dụng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại chưa được phát triển rộng rãi.

Trong điều kiện HNQT đối thủ của các NHTM Việt Nam sẽ là các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính hùng mạnh, trình độ khoa học công nghệ cao, cơ cấu sản phẩm dịch vụ phong phú. Và nếu như những yếu điểm trên không được khắc phục kịp thời các ngân hàng của ta sẽ phải chịu thua thiệt trong cạnh tranh ngay chính trên đất nước mình.

+ Thách thức thứ hai cũng không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là theo cam kết đã kí các ngân hàng nước ngồi sẽ được loại bỏ dần dần các rào cản, điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Điều này sẽ đặt các ngân hàng Việt Nam trước sức ép cạnh tranh, buộc các ngân hàng phải tăng thêm vốn đầu tư, đầu tư kĩ thuật, cải tiến phương thức quản trị, hiện đại hoá hệ

thống thanh toán. Trong điều kiện các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trên thì đây dường như là “ nhiệm vụ bất khả thi”.

+ Một thách thức khác không kém phần gay gắt là hoạt động ngân hàng Việt Nam nằm trong bối cảnh của một nền kinh tế phát triển từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường với những chính sách chưa đồng bộ, chưa nhất quán và thích hợp theo các quy định của chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, khi đã mở cửa và tiến tới tự do hoá ngành ngân hàng chúng ta sẽ phải tuân theo luật chơi chung áp dụng cho tất cả các nước. Hạn chế này sẽ là trở ngại không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam trên co đường hội nhập vào thị trường tài chính thế giới.

Nói chung, HNQT mang lại cho các ngân hàng Việt Nam rất nhiều cơ hội tốt nhưng những thách thức mà nó đem lại cũng khơng nhỏ. Trong q trình hội nhập quốc tế các NHTM Việt Nam khơng cịn cách nào khác là tự mình phải tìm cho mình một hướng đi thích hợp nhất, tận dụng tối đa cơ hội, phát huy mọi lợi thế và điều quan trọng là phải biết khắc phục khó khăn để hội nhập thành cơng.

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 90 - 95)