Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
766,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 4 1.1.2.1. Trung gian tài chính 4 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán 5 1.1.2.3. Trung gian thanh toán 6 1.1.3. Các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 6 1.1.3.1. Rủi ro tín dụng 6 1.1.3.2. Rủi ro thị trường 8 a. Rủi ro lãi suất 9 b. Rủi ro tỷ giá 15 1.1.3.3 Rủi ro thanh khoản 20 1.2. Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) 23 1.2.1. Khái niệm về Stress testing 23 1.2.2. Vai trò của ST với các ngân hàng: 25 1.2.3. Nội dung của ST: 26 1.2.3.1. Các bước thực hiện chung của ST: 26 1.2.3.2. Phương thức tiếp cận và cách thức thực hiện phân tích 27 1.2.3.3. Xây dựng các tình huống 32 1.2.3.4. Các biến được quan tâm trong ST 33 1.2.4 Kết quả ứng dụng stress test hệ thống ngân hàng của một số nước trên thế giới 35 1.2.4.1. Stress test hệ thống ngân hàng châu Âu 35 1.2.4.2. Stress test hệ thống ngân hàng ở Mỹ 36 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG VÀ ÁP DỤNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 38 2.1. Các tình huống cho ST ngân hàng 38 2.1.1. Về Rủi ro tín dụng 38 2.1.2. Các tình huống về rủi ro thị trường: 42 2.1.2.1 Tình huống về rủi ro lãi suất: 42 2.1.2.2 Tình huống về rủi ro tỷ giá: 44 2.1.3. Tình huống về rủi ro thanh khoản 45 2.2. Áp dụng kiểm tra sức chịu đựng cho các ngân hàng Việt Nam 47 2.2.1. Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay 47 2.2.1.1. Khái quát hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 47 2.2.2.2. Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: 48 a. Những kết quả tích cực: 48 b.Những tồn tại, hạn chế: 49 2.2.2. Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về rủi ro tín dụng của ngân hàng 51 2.2.2.1 Thực hiện ST trong trường hợp số liệu thu thập được đầy đủ 54 2.2.2.2. Thực hiện ST trong trường hợp dữ liệu không đầy đủ 67 2.2.3. Điều kiện áp dụng Stress testing tại Việt Nam 74 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 77 3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 78 3.1.1. Minh bạch hóa thị trường tài chính, hoàn thiện cơ chế công bố thông tin của các ngân hàng thương mại 78 3.1.2 Xây dựng một trung tâm lưu trữ, xử lý thông tin, tạo thành một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chi tiết về hệ thống ngân hàng 79 3.1.3. Tích cực nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và hướng dẫn thực hiện thủ tục stress test vào hệ thống ngân hàng ở Việt Nam 80 3.2 Kiến nghị với các ngân hàng thương mại 81 3.2.1 Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và thực hiện stress test 81 3.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý, thu thập, xử lý thông tin 81 3.2.3 Hoàn thiện bộ máy, quy trình quản lý, phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng thương mại 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.2.3.1: Các bước chung trong việc xây dựng ST 26 Sơ đồ 1.2.3.3: Các yếu tố nhằm xây dựng lên các tình huống 32 Bảng 2.2.2.1.a: Tác động của việc giảm giá trị của tài sản đảm bảo đến hệ số an toàn vốn tối thiểu 56 Bảng 2.2.2.1.b: Số liệu trước shock về các nhóm nợ và giá trị tài sản đảm bảo 60 Bảng 2.2.2.1.c: Số liệu sau cú shock giả định 61 Bảng 2.2.2.1.d: Số liệu của các ngân hàng trước khi cú shock tín dụng xảy ra. Đơn vị: tỷ đồng (hệ số CAR: %) 64 Bảng 2.2.2.1.e : Giả thiết cho tình huống xây dựng cú shock về lĩnh vực 65 Bảng 2.2.2.1.f: Tác động của cú shock giả định đến hệ số CAR của NHTM. Đơn vị: tỷ đồng (hệ số CAR: %) 66 Bảng 2.2.2.2.a : Kết quả ST hệ số CAR cho số liệu tổng thế 70 Đơn vị tính: tỷ đồng 70 Bảng 2.2.2.2.b : Số liệu trước cú shock của các ngân hàng thương mại 72 Bảng 2.2.2.2.c: Số liệu sau cú shock giả định của các ngân hàng thương mại 73 CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước ST Stress testing CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu TSĐB Tài sản đảm bảo RWA Tài sản có quy đổi rủi ro 1 LỜI MỞ ĐẦU Stress testing (ST) - cuộc kiểm tra sức chịu đựng, là một công cụ hữu ích cho những nhà quản lý, quản trị nhằm đánh giá tác động của các ảnh hưởng bất lợi tới tình trạng tài chính của các ngân hàng, đặc biệt, nó là công cụ giúp cho việc quản lý trở nên chủ động hơn trước những sự thay đổi bất thường của nền kinh tế. Phạm vi áp dụng của ST hầu như chỉ cho lĩnh vực ngân hàng và công cụ này có thể được áp dụng cho một ngân hàng riêng lẻ hoặc cả hệ thống các ngân hàng của một quốc gia. Cho tới thời điểm này, ST đã trải qua hai phiên bản và có một số các điểm khác nhau hết sức đáng lưu ý giữa hai phiên bản này: ở phiên bản thứ hai ra đời gần đây (2011) cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc sử dụng kết quả của các mô hình vệ tinh trong đánh giá các ảnh hưởng của các biến vĩ mô tới các biến cần phân tích nhằm xác định tốt hơn các giả định và tình huống dùng cho ST; cuối cùng đó là việc phiên bản thứ hai cho phép có thể thực hiện ST với các tình huống trải dài qua nhiều năm (tới năm năm) cho hàng trăm ngân hàng dựa vào phần mềm được sử dụng rộng rãi là Excel. Dẫu vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hơn nữa cho phiên bản thứ hai này vẫn đang tiếp tục là đề tài nghiên cứu thu hút được sự chú ý lớn của các chuyên gia và mới chỉ áp dụng tại các ngân hàng của Mỹ và các nước phát triển nhất Châu Âu nơi có đủ các điều kiện cho phép. Phiên bản đầu tiên của ST đến nay vẫn cho thấy sự hữu ích của nó trong quản trị rủi ro trong các ngân hàng, hệ thống ngân hàng và đang được áp dụng hết sức rộng rãi. Thuộc lộ trình tái cấu trúc nền kinh tế, Việt Nam đang hết sức chú trọng tới việc hoàn thiện khuôn khổ các cách thức và công cụ nhằm quản lý rủi ro cho hệ thống ngân hàng. ST đã được đề cập tới tại Việt Nam cùng thời điểm với sự ra đời của Thông tư 13/2010/TT-NHNN nhằm quy định những tỷ lệ an 2 toàn trong hoạt động của ngân hàng nhưng mới dừng lại trong phạm vi khuyến nghị áp dụng nhằm quản lý thanh khoản nội bộ của ngân hàng. Mặc dù, ST cho các ngân hàng là một thành phần hết sức quan trọng tuy nhiên tới nay thì những tài liệu hướng dẫn, khuyến nghị cách thức áp dụng ST cho Việt Nam lại đang hết sức hạn chế. Bài nghiên cứu: "Giới thiệu và ứng dụng Stress testing với ngân hàng thương mại" với mong muốn sẽ cung cấp một cách chi tiết cách thức xây dựng và thực hành ST đối với các ngân hàng Việt Nam nhằm hiện đại hoá công nghệ, nâng cao khả năng quản lý, chống chịu của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính của chúng ta nói chung trước sự biến động khó lường trước của các điều kiện kinh tế. Vì việc tiếp cận với số liệu là hết sức khó khăn, bài nghiên cứu sẽ thực hành ST cho rủi ro tín dụng dựa trên số liệu công báo của 7 ngân hàng có báo cáo tình hình tài chính tốt và đầy đủ nhất của Việt Nam. Bài luận có cấu trúc gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại và cuộc kiểm tra sức chịu đựng( Stress testing). Chương 2: Xây dựng các tình huống và áp dụng kiểm tra sức chịu đựng cho các ngân hàng Việt Nam. Chương 3: Kiến nghị. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CUỘC KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING). 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính đặc biệt, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, là một trung gian tài chính với chức năng dẫn vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư. Lịch sử hình thành của ngân hàng thương mại gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa, trải qua thời gian, cùng với sự thăng trầm của chu kỳ kinh tế, mô hình tổ chức, các hoạt động của ngân hàng thương mại dần được hoàn thiện và đa dạng hóa. Ngày nay, hệ thống ngân hàng thương mại đang giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới. Trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: • Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. • Tại Mĩ, một cách chung nhất, ngân hàng thương mại được định nghĩa là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. • Theo luật các tổ chức tín dụng của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:''Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thương xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.'' 4 Tuy nhiên, tựu chung lại, cách tiếp cận thận trọng nhất - theo Peter Rose - là có thể xem xét khái niệm ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà định chế này cung cấp: “ Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán- và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Trung gian tài chính Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là biến tiết kiệm thành đầu tư, dẫn vốn trong nền kinh tế. Đây là một chức năng cơ bản, truyền thống, gắn liền các ngân hàng thương mại từ khi các hình thức ngân hàng đầu tiên được hình thành trong nền kinh tế. Trong mối quan hệ kinh tế này, ngoài sự tham gia tất yếu của ngân hàng, còn có sự xuất hiện của hai nhóm tổ chức, cá nhân độc lập trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thiếu hụt vốn và tất nhiên họ là những người cần bổ sung vốn để tài trợ cho các hoạt động chi tiêu của mình; và (2) các cá nhân và tổ chức có thu nhập hiện tại lớn hơn các khoản chi tiêu và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Trong mối quan hệ như vậy, tiền tất yếu sẽ di chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cùng có lợi. Dòng tiền di chuyển và quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định đã tạo thành quan hệ tín dụng giữa hai nhóm. Tất nhiên, người thừa vốn và người thiếu vốn hoàn toàn có thể trực tiếp gặp gỡ để thiết lập quan hệ tín dụng, tuy nhiên việc nảy sinh chi phí giao dịch, sự không tương hợp về thời hạn, quy mô, thời gian, không gian cũng như tình trạng thông tin không cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch đã tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian dẫn vốn của mình vô cùng hiệu quả. Với những lợi thế của mình: mạng lưới, quy mô, 5 chuyên gia…ngân hàng thương mại giúp tăng thu nhập cho người tiết kiệm, giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư từ đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán Sau chức năng trung gian tài chính truyền thống, vai trò của ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; với những đặc điểm của mình, nhờ vào các hoạt động huy động tiền gửi, đẩy mạnh cho vay…ngân hàng thương mại đã tạo ra phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, giữ một vai trò to lớn trong việc thực thi chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Tổng lượng tiền tệ trong nền kinh tế bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy (tiền mặt) lưu thông tự do trong các giao dịch kinh tế (M o ). Thứ hai là số dư tiền gửi của khách hàng trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Thứ ba là các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Trong điều kiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển, ngân hàng và khách hàng nhận thấy họ có thể thiết lập quan hệ tín dụng thông qua việc cho vay trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, bằng việc thực hiện nghiệp vụ cho vay, các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Với một ngân hàng đơn lẻ, việc thực hiện nghiệp vụ cho vay như vậy không làm gia tăng tổng lượng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống ngân hàng gồm nhiều ngân hàng khác nhau, bằng nghiệp vụ cho vay, các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì tạo nên khoản thu ( tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. 6 Như vậy, với hoạt động cho vay của toàn bộ hệ thống ngân hàng thì lượng tiền cung ứng có thể được tăng lên gấp bội (số nhân tiền tệ). 1.1.2.3. Trung gian thanh toán Không chỉ dừng lại với chức năng tạo ra phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, với vai trò, chức năng, và mạng lưới của mình, ngân hàng hàng thương mại đã trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Bằng việc cung cấp các hình thức thanh toán đa dạng như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…các ngân hàng thương mại đã khiến cho quá trình thanh toán của khách hàng trở nên vô cùng đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Thay mặt khách hàng, ngân hàng đứng ra thanh toán không dùng tiền mặt các khoản tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông qua mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Không chỉ thực hiện thanh toán với các cá nhân, tổ chức khác nhau trong nền kinh tế, các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại không chỉ dừng lại trong biên giới của một quốc gia, cùng với xu thế toàn cầu hóa cùng sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của nhiều nước, các hình thức thanh toán đã được chuẩn hoá để việc thanh toán qua các ngân hàng có thể mở rộng phạm vi trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 1.1.3. Các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại. 1.1.3.1. Rủi ro tín dụng Tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc sẽ hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định được quy định trước, là hoạt động 7 sinh lời lớn nhất song cũng là hoạt động có mức độ rủi ro lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng sẽ phải chịu do khách hàng của mình không trả được nợ đúng hạn, không trả được đầy đủ gốc và lãi hoặc không còn khả năng trả nợ; có rất nhiều nguyên nhân gây ra loại rủi ro này nhưng đều thuộc một trong ba loại sau: các nguyên nhân bất khả kháng, các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng và các nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra không những chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn có thểgây ra những tổn thất tới vốn chủ sở hữu của ngân hàng và đưa ngân hàng đó tới khả năng phá sản. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng đều áp dụng các biện pháp hết sức chặt chẽ nhằm, cân nhắc kĩ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời trước khi quyết định tài trợ. Tại hầu hết các ngân hàng, với mọi quy trình và cách thức phân tích tín dụng đều dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đó là: • Khách hàng phải cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi trong một thời gian đã được xác định trước. Các khoản tín dụng của ngân hàng đều có nguồn gốc từ quá trình vay mượn của ngân hàng với các chủ thể khác, chính vì vậy, nguyên tắc này được đặt ra và luôn được coi trọng hàng đầu nhằm giúp cho ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. • Mục đích sử dụng tín dụng của khách hàng phải được tuân thủ theo đúng mục đích mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận và các mục đích sử dụng này không được trái với quy định của pháp luật và các quy định khác liên quan tới hoạt động ngân hàng. • Ngân hàng tài trợ dựa trên những phương án có hiệu quả. Hiệu quả của phương án sử dụng vốn sẽ giúp cho nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi của ngân hàng được bảo đảm. Các khoản tài trợ của ngân hàng sẽ phải gắn với việc hình thành nên tài sản nào đó của người đi vay và khi thấy việc cấp tín dụng là kém an toàn, ngân hàng sẽ yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. [...]... khoản tiền góp phần tạo nên nguồn vốn cho ngân hàng, khi khách hàng đến rút tiền, sẽ ngay lập tức làm giảm ngân quỹ của ngân hàng - Nhu cầu vay vốn hợp pháp của khách hàng: đáp ứng được nhu cầu này, ngân hàng sẽ làm gia tăng tài sản của chính mình và góp phần làm tăng lợi nhuận Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc gia tăng tài sản tín dụng khi cho vay, ngân quỹ của ngân hàng cũng sẽ giảm xuống - Các khoản tiền... suất mà ngân hàng phải gánh chịu được định nghĩa là khả năng xảy ra sự biến động không lường trước được của lãi suất, khiến cho lợi nhuận kỳ vọng có sự khác biệt với lợi nhuận thực tế của ngân hàng Rủi ro lãi suất xảy ra trong ngân hàng thương mại thường gắn với hai tình trạng: • Tình trạng tái tài trợ: khi kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn vốn thì ngân hàng thương mại sẽ phải đối diện với tình... tắc trên được ngân hàng áp dụng xuyên suốt trong hoạt động tín dụng của mình nhằm hạn chế tới mức tối đa những khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề có thể sẽ xảy ra với ngân hàng Ngân hàng phải lựa chọn sự đánh đổi giữa sinh lời và rủi ro trong khoảng nhất định có thể chịu đựng được của mình Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng thường được đánh giá qua một số chỉ tiêu về: nợ quá hạn và tỷ lệ nợ... của một ngân hàng thương mại bao gồm nhiều yếu tố Tuy nhiên, một cách chung nhất và có thể lượng hóa được, chúng ta thường nhắc đến rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá đối với một ngân hàng thương mại 9 a Rủi ro lãi suất Lãi suất là tỷ lệ phần trăm dùng làm căn cứ để tính lợi tức tín dụng (tiền lãi) hay có thể hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà người cho vay đặt ra để đánh đổi lấy quyền sử dụng vốn... khi hết kỳ hạn của tài sản, ngân hàng sẽ phải tiến hành tái đầu tư vào một tài sản khác để tránh tình trạng dư thừa vốn Sự biến động của lãi suất cũng khiến cho lợi tức thu được từ tài sản đầu tư lúc sau bị thay đổi, điều này dẫn đến rủi ro lãi suất của ngân hàng Như vậy, rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại gắn liền với tình trạng tái tài trợ và tái đầu tư của ngân hàng đó Sâu xa hơn, sự không... cho vay có vấn đề , tình hình tài chính và phương án sử dụng vốn của người đi vay, tính đa dạng hoá trong tài sản ngân hàng, và ngân hàng sẽ phải dùng các biện pháp quản lý, áp dụng các quy trình tín dụng chặt chẽ nếu muốn hạn chế rủi ro này Tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng, chính vì vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng cần nhận được những sự quan tâm... đích giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán và vay một cách hợp pháp của khách hàng Như vậy, rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến Ở mức độ thấp, rủi ro thanh khoản khiến ngân hàng phải gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, điều này làm giảm lợi nhuận thực tế của ngân hàng Ở... ứng gay gắt hơn, các ngân hàng có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nguy cơ đổ vỡ sẽ hiện rõ hơn bao giờ hết Để lập ra chiến lược quản lý thanh khoản và đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đến với lợi nhuận của ngân hàng, cần phải làm rõ khái niệm cung thanh khoản và cầu thanh khoản 21 Cung thanh khoản: là các tài sản hay nguồn vốn có thể làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, ... thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền Ngoài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến động Như vậy, có thể tổng kết lại rằng, ngân hàng thương mại sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi trạng thái ngoại tệ ròng khác 0 (không cân bằng) và tỷ giá có sự biến động khác với dự tính Đây... cuộc khủng hoảng niềm tin của dân chúng đối với ngân hàng 1.2 Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) 1.2.1 Khái niệm về Stress testing Stress testing - kiểm tra sức chịu đựng (ST) đã ra đời và được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước Tình hình bất ổn định diễn ra trong giai đoạn này làm cho hệ thống tài chính của nhiều nước trở nên dễ bị tổn thương hơn, nhằm mục đích tăng cường mức . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CUỘC KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) . 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một định. của các ngân hàng thương mại 72 Bảng 2.2.2.2.c: Số liệu sau cú shock giả định của các ngân hàng thương mại 73 CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước ST Stress testing CAR. khuyến nghị cách thức áp dụng ST cho Việt Nam lại đang hết sức hạn chế. Bài nghiên cứu: " ;Giới thiệu và ứng dụng Stress testing với ngân hàng thương mại& quot; với mong muốn sẽ cung cấp