Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh phát triển thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam (Trang 65)

C. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng thông qua các cơ chế của chính phủ

3.2.2.Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh phát triển thị trường bán lẻ

thị trường bán lẻ

Nhóm giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng tăng tỉ trọng doanh thu từ cung ứng dịch vụ, giảm tỉ trọng doanh thu từ tín dụng, đẩy mạnh phát triển thị trường bán lẻ

Khi hội nhập ngày càng sâu rộng, các NHTMCPVN càng có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và quan hệ rộng mở hơn với các nước bạn. Tuy nhiên đó cũng là điều thách thức lớn vì nó làm tăng sức cạnh tranh với các đối thủ mạnh mẽ hơn về mặt vốn, nguồn lực, chuyên môn, công nghệ, trình độ quản lý… Để tăng năng lực cạnh tranh thì tiến hành đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là một xu thế tất yếu đối với các NHTMCPVN. Và trong một bối cảnh thị trường tín dụng không mấy sôi nổi thì các ngân hàng cần nỗ lực phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ theo hướng tăng tỉ trọng doanh thu từ cung ứng dịch vụ, giảm tỉ trọng doanh thu từ tín dụng, đẩy mạnh phát triển thị trường bán lẻ.

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng tăng tỉ trọng doanh thu từ cung ứng dịch vụ, giảm tỉ trọng doanh thu từ tín dụng

Đa dạng hóa các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến cần có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài nhằm tạo nhiều tiện ích mới, tăng khả năng cạnh tranh. Các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ cần được cấu trúc lại theo chuẩn mực kinh tế. Các quy trình nghiệp vụ, quy trình giao tiếp khách hàng cần được chuẩn hóa nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng, đảm bảo tính an toàn và quản lý rủi ro phát triển với các sản phẩm mới.

Phát triển các dịch vụ tiền gửi mới, phát triển các sản phẩm dịch vụ và hệ thống cung cấp dịch vụ như mở rộng mạng lưới cung cấp đến các trung tâm kinh tế lớn khu công nghiệp khu chế xuất và mở rộng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ như: chuyển tiền điện tử, thanh toán, ATM, ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, bảo lãnh, bảo hiểm, tư vấn, giữ hộ tài sản, phát hành thẻ….

Hình thành hệ thống chi nhánh tự động sử dụng các thiết bị ATM, home – banking, mobile – banking, cho phép kinh doanh trực tiếp giao dịch, hoạt động suốt ngày. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cần được thực hiện trên cơ sở đầu tư chiến lược đầu tư phát triển công nghệ của toàn hệ thống, cần có sự kết hợp giữa các ngành bưu diện và các ngân hàng, hiện đại hóa công nghệ theo hướng đảm bảo hội nhập với quốc tế về trình độ công nghệ. Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trong toàn hệ thống NHTMCPVN.

Tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các NHTMCP và giữa các NHTMCP và các tổ chức khác để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ ngân hàng theo hướng tự động hóa. Đồng thời, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực được đào tạo cụ thể và sát với thực tiễn.

Tăng cường công tác Marketing, phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng, phát triển và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Phân đoạn thị trường và xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, tiến hành đánh giá và cải tiến dịch vụ thường xuyên bằng cách thu thập ý kiến từ khách hàng.

Tuy nhiên việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng buộc các ngân hàng phải hoạt động đa năng, cho nên đòi hỏi nhiều yêu tố khác và việc quản lý cũng phức tạp hơn, nguồn vốn bị phân tán, ngân hàng phải có đủ bộ máy cán bộ vận hành giỏi ở mỗi loại nghiệp vụ. Ví dụ như không thể có cán bộ trình độ “đa năng” nghiệp vụ được; đồng thời người lãnh đạo cũng phải am hiểu hết sức sâu sắc về kinh doanh và chỉ đạo điều hành đồng bộ hợp lý. Đây là một yêu cầu hết sức khó khăn, đặc biệt với các NHTMCPVN. Hơn nữa không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện về vốn đủ lớn để thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Nếu có quản lý điều hành không tốt thì chi phí cho việc đa dạng hóa có khi còn cao hơn so với hậu quả rủi ro xảy ra.

Vì vậy các NHTMCPVN cần dựa vào năng lực của mình và cơ chế phù hợp để đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển cụ thể.

* Giải pháp đẩy mạnh thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ là một cách nhìn hoàn toàn mới về thị trường tài chính, qua đó, phần đông những người lao động nhỏ lẻ sẽ được tiếp cận với các sản phẩm DVNH, tạo ra một thị trường tiềm năng đa dạng và năng động. Sản phẩm của thị trường bán lẻ rất đa dạng, phong phú và được sử dụng khá rộng rãi như: dịch vụ Internet banking, dịch vụ cung cấp thông tin, thanh toán hóa đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống, Home banking, Mobile Banking, Phone banking tới tất cả khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, cộng với nhiều ưu đãi về phí dịch vụ. Có thể thấy cho đến nay khối NHTMCP nhanh và thực hiện toàn diện hơn các tiện ích của ngân hàng điện tử so với khối NHTMNN. Khối NHTM có yếu tố nước ngoài thực hiện dịch vụ này với các tiện ích và chất lượng vượt trội so với NHTM Việt Nam (HSBC Việt Nam được Global Finance bình chọn là ngân hàng có dịch vụ Inernet banking tốt nhất Việt Nam năm 2009).

* Thị trường bán lẻ đem lại nhiều lợi ích cho các NHTMCPVN - Đem lại doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro;

- Mở rộng khả năng mua bán chéo giữa cá nhân và doanh nghiệp với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM.

Hoạt động bán buôn của NHTM lại có ưu thế về hoạt động trên các thị trường tài chính, đầu tư ngân hàng, từ đó đem lại doanh thu ổn định hơn, nhưng rủi ro cũng là cao hơn.

Để phát huy hết các lợi ích mà thị trường bán lẻ đem lại, các NHTMCPVN cần có những giải pháp cụ thể phát triển đồng bộ cả 4 hoạt động:

- Thị trường: Xác định thị trường tiềm năng là khối dân doanh - ngoài quốc doanh, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (kể cả các công ty cổ phần, công ty TNHH).

Ngoài ra, khách hàng cá nhân là khách hàng to lớn và lâu dài của dịch vụ bán lẻ. Chú ý tới khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (65% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30) vì tính năng động trong tiếp cận sản phẩm và tính sẵn sàng sử dụng DVNH, mặc dù Việt Nam mới có khoảng 10% dân số tham gia vào thị trường ngân hàng bán lẻ.

- Kênh phân phối: Chú trọng thật sự vào kênh phân phối điện tử qua việc ứng dụng công nghệ (internet/phone/sms banking), mặc dù việc này đòi hỏi chi phí cao từ ban đầu. Hiện nay, số người dân Việt Nam sử dụng Inernet ngày càng tăng, năm 2008 con số này lên tới 22 triệu người, việc sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động quản lý hành chính như hải quan điện tử, thuế điện tử, đấu thầu điện tử… đang được triển khai rộng. Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh ở Việt nam như FPT, công ty Fujitsu Việt Nam…, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển kênh phân phối này. Các chi phí cao trong việc mở rộng thị trường có thể được giải quyết một phần với việc phối hợp với công ty viễn thông khi sử dụng kênh phân phối điện tử.

Cùng với kênh phân phối mới này là vấn đề bảo mật và an toàn, vì đây là rủi ro của DVNH và vấn đề chuyên viên kỹ thuật để bảo hành công nghệ. Trên thực tế, có những ngân hàng sở hữu corebanking hàng chục triệu USD nhưng DVNH

điện tử chủ yếu là truy vấn thông tin, chưa cung cấp dịch vụ giao tiếp và giao dịch, gây lãng phí công nghệ.

- Dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ trên nền tảng công nghệ internet/phone/sms banking) và liên kết (ngân hàng - bảo hiểm, ngân hàng - chứng khoán…) bên cạnh việc phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác,

- Chi phí: Việc ứng dụng công nghệ và phát triển dịch vụ bán lẻ nói chung cần đến chi phí lớn, việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi chi phí hoà mạng trong kết nối với các ngân hàng nước ngoài. Ví dụ: mua 1 phôi thẻ chip cao gấp 5 lần 1 phôi thẻ từ (chi phí cho thẻ từ ít nhất 330.000đ/thẻ). Vốn bình quân trang bị cho mỗi máy ATM từ 10.000USD-13.000 USD kể cả chi phí bảo hành và duy tu kỹ thuật. Nhưng đây là hoạt động mà NHTM phải thực hiện sớm theo chiến lược của mình để giữ gìn và mở rộng khách hàng.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam (Trang 65)