• Xử lý và kiểm soát nợ xấu
Sau tái cấu trúc, rất nhiều vấn đề tồn tại, nảy sinh, trong đó nợ xấu chính là một trong những vấn đề cần được lưu ý đầu tiên. Theo thống kê đến tháng
9/2011, nợ xấu của SCB cao nhất trong 3 ngân hàng với 12,46%, TNB là 1,7% và FCB là 2,2%. Vì vậy, ngân hàng sau hợp nhất đã có hướng và biện pháp để xử lý và khắc phục vấn đề này.
-Đối với nợ tín dụng có tài sản bảo đảm:
+ Chủ động bàn bạc với khách hàng thống nhất số vốn và lãi phải thanh toán cho Ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tìm người mua tài sản để giải quyết nợ hoặc thỏa thuận về giá tài sản để phát mại theo các hình thức như tự bán công khai trên thị trường
+ Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay có phán quyết của Tòa án và đang thi hành án, tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với Cơ quan thi hành án nhanh chóng định giá phát mại
+ Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay hoặc tài sản tiếp quản chưa đầy đủ thủ tục pháp lý, tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với các Cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ pháp lý để có thể bán tài sản thu hồi nợ.
-Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm:
+Bán lại nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ thông thường +Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp
-Tất cả nhằm mục tiêu là giữ tỷ lệ xấu luôn dưới 2% trên tổng dư nợ • Tăng vốn
- Tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để phát hành thêm tăng vốn
- Xây dựng phương án phát hành cho cổ đông mới có mục tiêu đầu tư dài hạn;
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn cấp 2, qua đó bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn chung CAR;
- Mục tiêu của SCB mới là đến 2014, vốn điều lệ lên khoảng xấp xỉ 16.000 tỷ VND, trong đó cổ đông mới chiếm xấp xỉ 6.000 tỷ vốn điều lệ (tương đương 37,5%)