C. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng thông qua các cơ chế của chính phủ
3.2.6.4. Cải thiện hành lang pháp lý và xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đạ
hàng hiện đại
NHNN cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn vốn. Trong đó, cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy tài chính (VTC/Tổng Tài sản) của các NHTM. Theo đó, NHNN khảo sáp và xây dựng mô hình đo lường để xác định chính xác giới hạn tối thiểu của hệ số Vốn tự có so với Tổng tài sản có của NHTM. Điều này đúng với khuyến nghị trong Basel III về việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ an toàn của các NHTM đang phải kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn hoặc suy giảm. Đồng thời, NHNN cũng nên quy định lại phần tính mẫu số của công thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo như thông lệ quốc tế.
Các cơ quan quản lý sớm xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để xử lý các ngân hàng đổ vỡ đồng thời với việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho phép các ngân hàng phá sản. Chỉ khi nào pháp luật cho phép các ngân hàng phá sản, và Bảo hiểm tiền gửi đủ mạnh thì việc phá sản ngân hàng, xử lý các ngân hàng đổ vỡ mới diễn ra theo quy luật thị trường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình tái cấu trúc.
Về dài hạn, để tăng cường khả năng giám sáp hệ thống, Chính phủ cần thiết lập mạng an toàn tài chính quốc gia, bao gồm: Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan giám sáp tài chính, tổ chức BHTG (Bỏa hiểm tiền gửi) và một số cơ quan khác. Theo Fred Carns (2011) và Hiroyuki Obata (2011), mạng an toàn tài chính là hệ thống các cơ quan có trách nhiệm giám sáp, duy trì ổn định hệ thống tài chính, ngăn ngừa khủng hoảng tại các nước và các cơ chế, công cụ được các cơ quan thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trên.
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là chặng đường gian nan với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Khi thực hiện các giải pháp trong quá trình tái cấu trúc, các cơ quan phụ trách cần chú ý đến các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả tái cấu trúc, bao gồm: (1) Chi phí và nguồn lực cho việc tái cấu trúc; (2) Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan; (3) Mối liên hệ giữa tái cấu trúc ngân hàng và tái cấu trúc các thành phần khác của nền kinh tế; (4) Cách thức đánh giá hiệu quả tái cấu trúc. Sự thành công của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này.
KẾT LUẬN
Đề tài “Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”
đã được thể hiện qua các nội dung chính sau:
Thứ nhất, đề tài đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết liên quan như: hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó chú trọng vào ngân hàng thương mại cổ phần: đặc điểm, hoạt động kinh doanh cơ bản. Đề tài cũng làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tái cấu trúc ngân hàng thương mại cổ phần: mục tiêu, quy trình, nội dung và các phương thức tái cấu trúc. Từ đó tạo cơ sở cho quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng tái cấu trúc cũng như giải pháp đề xuất ở các phần sau.
Thứ hai, đề tài đã nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM CP, đặc biệt chú trọng vào quá trình tái cấu trúc, trong giai đoạn hoạt động này đang diễn ra mạnh mẽ. Từng thương vụ tái cấu trúc được sắp xếp theo các phương thức sáp nhập, hợp nhất; tự tổ chức, sắp xếp lại. Qua đó đã rút ra những đặc trưng, phân tích những thành tựu cũng như những hạn chế của quá trình tái cấu trúc NHTM CP Việt Nam. Trên cơ sở đó Đề tài đưa ra những lý do xác thực nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc các NHTMCP.
Thứ ba, đề tài đã đưa ra định hướng và xu hướng cụ thể cho quá trình tái cấu trúc trong giai đoạn sắp tới, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần thực thi và đầy nhanh quá trình tái cấu trúc các NHTMCP. Các giải pháp được đưa ra dựa trên hai giác độ: từ phía bản thân các NHTMCP và từ phía các tác nhân hỗ trợ khác bên ngoài như Chính Phủ, thị trường. Trong đó, các nhóm giải pháp từ phía bản thân các NHTMCP đóng vai trò quyết định và nhóm giải pháp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng.
Với nội dung cơ bản trên, đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Nhóm nghiên cứu mong muốn được đóng góp phần nhỏ, lý thuyết và thực tiễn được đúc kết, đặc biệt là một số giải pháp để làm hiệu quả quá trình tái cấu trúc NHTMCP đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Đề tài có phạm vi nghiên cứu là cơ cấu tài chính, hoạt động, tổ chức và nhân lực của các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên công trình này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp của người đọc để bổ sung hoàn thiện thêm cho đề tài.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thường niên của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần 2. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước qua các năm 3. Các Thông tư, Nghị Định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. 4. Các websites:
5. Đề án hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần SCB, TNB, FCB 6. Đề án hợp nhất hai ngân hàng thương mại cổ phần HBB, SHB
7. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại của PGS.TS Phan Thị Thu Hà, trường Đại học kinh tế Quốc dân.
http://vneconomy.vn
http://www.bloomberg.com http://www.sbv.gov.vn
8. Luận án Cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của TS Cao Thị Ý Nhi, Đại học Kinh tế quốc dân
9. Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam
10.Sách báo về tài chính ngân hàng, mạng internet.
11.Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế_ Nguyễn Hồng Sơn, Phan Thị Thanh Tú
12.Tạp chí Ngân Hàng Phát Triển
13.Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam_ Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng