Thành lập công ty mua bán nợ, thực chất là mô hình công ty mua bán tài sản (AMC)

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam (Trang 76)

C. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng thông qua các cơ chế của chính phủ

3.2.6.1. Thành lập công ty mua bán nợ, thực chất là mô hình công ty mua bán tài sản (AMC)

mua bán tài sản (AMC)

Các công ty quản lý nợ và tài sản xấu không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong khả năng xử lý nợ mà còn giúp tận thu giá trị của các khoản nợ xấu, bù đắp phần nào chi phí bỏ ra trong tiến trình tái cấu trúc bằng cách cấu trúc lại các khoản nợ và bán lại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác. Đây được xem là phương án thích hợp để tìm kiếm thêm nguồn lực giải quyết một phần giá trị nợ xấu mà bản thân hệ thống ngân hàng không thể tự giải quyết được.

Bảng 18: Một số giải pháp đối với các vấn đề của hệ thống ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc

Mức vốn của hệ thống thấp (lo ngại mất khả năng thanh

toán)

Tiếp cận có điều kiện với các quỹ tái cấp vốn; hỗ trợ việc tiếp cận của nhà đầu tư (ví dụ; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn, chẳng hạn như Thái Lan trong khủng hoảng những năm 1990), cổ phần hóa các NHTM Nhà nước.

Nợ xấu tăng một cách có hệ thống

Các yêu cầu về dự phòng và vốn cao hơn; các công ty Quản lý Tài sản-AMC (tập trung hóa hoặc ngân hàng cụ thể); Mô hình Ngân hàng xấu-Ngân hàng tốt, tái cấu trúc doanh nghiệp

Ngân hàng khó khăn trong việc huy động vốn (tiền gửi) và

hỗ trợ cho vay

Tạm thời cung cấp cửa sổ thanh khoản (chức năng người cho vay cuối cùng của NHTW); Tăng cường bảo vệ người gửi tiền để tái lập niềm tin công chúng (ví dụ khủng hoảng năm 2009 đã thúc đẩy một số quốc gia tăng hạn mức BHTG).

Nguồn: Sameer Goyal, 2012

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w