CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1.3.2. Thị phần tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ năm 2007 đến năm 2012, thị phần huy động vốn của các Ngân hàng
thương mại cổ phần liên tiếp tăng lên thay vào đó là sự sụt giảm của khối Ngân hàng quốc doanh. Các tổ chức tín dụng khá chỉ chiếm thị phần khá nhỏ. Nguyên nhân là do sự đột phá về quy mô từ số lượng cho đến chất lượng của các Ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán 2006 - 2007, đã tạo nên sự dịch chuyển thị phần mạnh mẽ như vậy.
2.1.3.2. Thị phần tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Nam
Đơn vị: % Loại hình TCTD 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 12/2011 3/2012 Ngân hàng quốc doanh 59,3 58,1 54,1 51,36 51,3 51,8 Ngân hàng cổ phần 27,7 26,5 32,0 35,14 35,5 34,8 Ngân hàng nước ngoài, liên doanh 9,2 11,0 9,1 8,0 8,6 8,5 Khác 3,8 4,4 4,8 5,5 4,6 4,9
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ở thị phần tín dụng, nhóm Ngân hàng quốc doanh lại chiếm thị phần lớn nhất trong giai đoạn từ 12/2007 đến 3/2012 với trung bình 54,3%. Mặc dù chiếm thị phần đứng thứ 2 nhưng nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần lại có thị phần tăng trưởng đều trong giai đoạn từ năm 2008 – 2011 từ mức 27,7% lên 35,5% và giảm nhẹ trong năm 2012 xuống 34,8%. Điều này cho thấy những cải cách, thay đổi rõ rệt trong hệ thống NHTM Cổ phần từ cách thức quản lý đến chiến lược sản phẩm tới từng đối tượng khách hàng đã tạo nên bước tăng trưởng ấn tượng của khối này trong giai đoạn 2008 – 2012 và trở thành một bộ phận quan trọng trong toàn hệ thống tài chính của Việt Nam
Tuy nhiên, vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn gắn liền với vấn đề nợ xấu bởi theo nhiều chuyên gia đây chính là nguyên nhân cốt lõi. Nợ xấu trong thời gian vừa qua đã có những diễn biến bất ngờ.