Phương án này phải được thựchiện thường xuyên và thường làm cho trị giá cổ phiếu của ngân hàng tănglên trên thị trường o Phương pháp tập trung vốn : áp dụng trong những năm cụ thể, cần t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
Môn học : Tài chính tiền tệ
3 Nguyễn Thu Hiền
4 Đoàn Huỳnh Mai
5 Nguyễn Ngọc Anh Thư
6 Lê Thị Cẩm Tú
7 Đỗ Hồng Vân
Tp HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN………1 CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
I Vốn chủ sở hữu………
3
1 Vốn điều l ệ……… 3
2 Các quỹ dự trữ……… 3
3 Vay nợ dài hạn……… 4
II Vốn huy động……… 5
1 Vốn huy động từ tiền gửi……… 5
1.1 Tiền gửi không kỳ hạn……… 5
1.2 Tiền gửi có kỳ hạn……… 6
1.3 Tiền gửi tiết kiệm……… 6
1.4 Tiền gửi khác……… 6
2 Nguồn vốn đi vay……….7
2.2 Vay của các tổ chức tín dụng khác……… 7
2.3 Vay trên thị trường vốn……… 7
2.4 Vay từ những nguồn khác……… 7
3 Nguồn vốn khác……… 7
III Tài sản có……… 8
1 Khoản mục ngân quỹ……… 8
2 Khoản mục cho vay………
Đầu tư hoặc chứng khoáng……… 8
Trang 34 Tài sản cố định……… 9
CHƯƠNG II : NHỮNG ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HIỆN NAY
I Tổng quan thực trạng của các khối ngành ngân hàng trong những năm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại phát triển rất nóng trên thị trường Việt Nam Nhiều chi nhánh ngân hàng được mọc lên, các chính sách ưu đãi, các cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi làm nóng cả các trang báo Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính, sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là đương nhiên Nhưng khôngphải ở đâu, hệ thống ngân hàng cũng phát triển nhanh đến chóng mặt như ở nước
ta Đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và nhữngngười có nhu cầu về vốn, ngân hàng thương mại đã giúp cho nguồn vốn được lưu thông một cách dễ dàng, nguồn vốn trong nền kinh tế được sử dụng ngày càng hiệu quả Xuất phát từ đặc điểm đó, cho nên hoạt động của các ngân hàng thương mại gắn liền với các quá trình huy động và cho vay Từ đó, muốn xem xét hoạt
Trang 4động của một ngân hàng thương mại, ta có thể xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của một ngân hàng thương mại.
Nhìn vào thị trường ngân hàng thương mại ở Việt Nam, sẽ thấy ngay sự chiếm lĩnh thị phần rất lớn của khối ngân hàng thương mại quốc doanh Nhưng nếu theo dõi sự tăng trưởng của các ngân hàng trong những năm trở lại đây, đặc biệt là trong 2006-2007, sẽ nhận ra có sự chuyển dịch thị phần khá nhanh từ khối ngân hàng quốc doanh qua khối ngân hàng thương mại cổ phần Với cơ chế điều hành và quản lý năng động, ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng chiếm thị phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín dụng
Vậy ngân hàng thương mại cổ phần đã hoạt động như thế nào? Cơ chế hoạt động ra sao? Hiệu quả hoạt động có vượt trội hơn các ngân hàng khác không mà lại được dự đoán là sẽ chiếm lĩnh thị phần tài chính trong tương lai? Như đã nói ở trên, muốn phân tích hoạt động của một ngân hàng, có thể xem xét qua cấu trúc vốn của ngân hàng đó Vấn đề phát triển của các ngân hàng cũng đang là một trong những vấn đề nóng hổi trên thị trường tài chính ngày nay Vì vậy, nhóm tiểu luận làm đề tài “ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN” như một cái nhìn, xem xét về cấu trúc vốn của khối ngân hàng này, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động của nó
Vì còn những hạn chế về kiến thức, về thông tin và sự nhận xét còn tương đối chủ quan nên bài viết còn nhiều sai sót Mong thầy có thể góp ý và gửi nhận xét về cho nhóm để nhóm có thể rút ra những bài học qua bài tiểu luận này
Rất mong nhận được nhận xét của thầy về mail: letu_1107@yahoo.com
Nhóm tiểu luận
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
gân hàng thương mại cổ phần là một trong các định chế tài chính trunggian tiêu biểu, nó đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông các nguồnvốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế,đảm bảo cho nền kinh tế vận hành nhịp nhàng hữu hiệu Ngân hàng thương mại cổphần có loại hình sở hữu hỗn hợp Vốn điều lệ ngân hàng hình thành trên cơ chếgóp vốn cố phần, trong quá trình kinh doanh cần mở rộng quy mô, ngân hàng cóthể phát hành thêm cổ phần mới Loại hình ngân hàng này phổ biến trong cơ chếkinh tế thị trường phát triển Cơ chế quản lý và điều hành kinh doanh năng động,với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, cho nên hoạtđộng của ngân hàng thương mại cổ phần rất đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnhvực kinh tế xã hội Vì thế các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng chiếm thịphần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín dụng
N
Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần: ngân hàng thương mại cổ phần
có đầy đủ những chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại, đó là:
Chức năng trung gian tín dụng:
Trang 5Đóng vai trò cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu
về vốn Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế, ngân hàng thương mại cổ phần hình thành nên quỹ cho vay cấptín dụng cho nền kinh tế Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủthể đi vay, vừa là chủ thể cho vay, giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tíndụng về khối lượng và cả thời gian tín dụng, đồng thời biến vốn nhàn rỗi khônghoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sảnxuất kinh doanh
Chức năng trung gian thanh toán:
Việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng góp phần tiết giảm chi phí và lượng tiềnmặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanh tóan, cho phép khách hàngthanh toán nhanh và hiệu quả, góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độluân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội Mặt khác, chứcnăng này cũng giúp ngân hàng thương mại cổ phần thu hút nhiều khách hàng mởtài khỏan tại ngân hành, từ đó thu hút nguồn vốn tiền gửi
Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính:
Sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính tuy ảnh hưởng lớn đến thị phần vàquy mô họat động tín dụng của ngân hàng thương mại, nhưng đồng thời cũng tạođiều kiện cho ngân hàng thương mại đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận Ngânhàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng có nhữnglợi thế so sáng nhất định trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính, đó là:
o Ưu thế về cơ sở vật chất: dễ dàng tiếp xúc với khách hàng
o Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao của đội ngũ nhân viên tronglĩnh vực tài chính đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tàichính do ngân hàng cung cấp
o Ưu thế về thông tin: có những thông tin lưu trữ về tình hình kinh doanh,tình hình tài chính của khách hàng tương đối đầy đủ và sâu sắc, cộng thêmkhả năng tập hợp và phân tích thông tin nhạy bén và kịp thời về thị trườngtài chính tiền tệ; dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp sẽ hiệu quả vàgiảm thiểu rủi ro đầu tư tài chính
Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần có mối quan hệ mật thiết vớinhau, bổ sung cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơbản, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt các chức năng sau
Trang 6CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ được ngânhàng thương mại tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện cácdịch vụ ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại chính: vốn chủ sởhữu/ vốn tự có và vốn huy động/ tài sản nợ và vốn tự có của ngân hàng
I Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là lượng vốn mà chủ ngân hàng phải có để hoạt động,thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại Nguồn hình thành loại vốn này rất
đa dạng, tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu
và sự phát triển của thị trường Có thể hiểu vốn tự có của ngân hàng theo 2 cáchtiếp cận sau:
o Về khía cạnh kinh tế : vốn tự có là vốn do chủ sở hữu đóng góp và lợi nhuận
tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, tức là gồm có vốn điều lệ vàcác quỹ dự trữ
Trang 7o Về khía cạnh quản lý : vốn tự có của ngân hàng lúc này bao gồm vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ dài hạn Luật các tổ chức tín dụng quy định:” Vốn tự
có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ”khác của tổ chức tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước Vốn tự
có là căn cứ để tính các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.Một số khoản nợ dài hạn gồm: vay chính phủ dài hạn, phát hành trái phiếudài hạn… Đây là đặc trưng khác biệt giữa ngân hàng so với doanh nghiệptrong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
Tuy nhiên khái niệm vốn tự có bao gồm một số khoản nợ dài hạn chỉ ápdụng trong quản lý và kiểm soát rủi ro đối với các ngân hàng, còn phân tích hiệuquả kinh doanh và quản trị tài chính người ta chỉ sử dụng khái niệm vốn tự có theobản chất kinh tế
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh (thường không quá 10%tổng nguồn vốn), nhưng nguồn vốn tự có của ngân hàng có vai trò quan trọng đốivới hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và khả năng phát triểntrong tương lai Nó được thể hiện qua các nội dung sau:
o Là tấm đệm chống lại rũi ro phá sản, vì bộ phận vốn này dùng để trang trảinhững khoản thua lỗ cho đến khi ngân hàng có thể tập trung giải quyết cácvấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời
o Là khoản vốn tối cần thiết mà ngân hàng phải có để được nhà nước cấpgiấy phép hoạt động
o Là cơ sở xác định niềm tin cho việc huy động các nguồn vốn của kháchhàng trên thị trường
o Đảm bảo cung cấp ngăn lực tài chính cho sự phát triển và tăng trưởng cácloại hình dịch vụ mới
Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
1 Vốn điều lệ:
Đây là số vốn của ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi vàođiều lệ Tùy theo loại hình ngân hàng mà nó được hình thành từ những nguồn khácnhau: cụ thể đối với ngân hàng thương mại cổ phần là do cổ đông góp vốn đượctính theo mệnh giá cổ phiếu Là lĩnh vực kinh doanh có ngành nghề, do vậy vốnđiều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngân hàng trưng ương quy định
Vốn điều lệ của ngân hàng cổ phần bao gồm:
o Vốn cổ phần phổ thông : là vốn được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ
Trang 8o Phương pháp tích tụ : Bắt nguồn từ các quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ phát
triền kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, Quy mô và tiến độ của quá trình nàyphụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ trích lập các quỹ theophương án phân phối lợi nhuận trong kỳ Phương án này phải được thựchiện thường xuyên và thường làm cho trị giá cổ phiếu của ngân hàng tănglên trên thị trường
o Phương pháp tập trung vốn : áp dụng trong những năm cụ thể, cần thiết
phải tăng vốn điều lệ theo quy định của ngân hàng trung ương hoặc thựchiện chiến lược phát triển quy mô kinh doanh trong tương lai mà nguồn vốn
từ tích tụ, không đáp ứng kịp Hình thức cụ thể: mở rộng liên doanh, pháthành cổ phiếu …Từ đó cho thấy, giá trị của cổ phiếu có thể bị thay đổi, ảnhhưởng đến lợi ích của cổ đông Vì vậy ban điều hành công ty cần xem xét
kỹ trước mỗi quyết định huy động vốn của mình
2 Các quỹ dự trữ:
Để duy trì hoạt động kinh doanh các NHTM được trích lập các quỹ dự trữ:
o Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : Hàng năm được trích theo tỷ lệ nhất định
từ lợi nhuận sau thuế (ở nước ta, mức trích lập này ở khoảng 5% ) Mức tối
đa của quỹ bằng mức vốn điều lệ thực có Trong đó, phần chênh lệch giábán cổ phiếu với mệnh giá theo quy định hoạch toán vào quỹ này
o Quỹ dự phòng tài chính : là các khoản dự phòng tổn thất được xem như làmột bộ phận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ (ở Việt Nam, mức trích này là10% từ lợi nhuận sau thuế) Số dự trữ này không vuợt quá 25% vốn điều lệ
o Các quỹ khác : quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ …, các quỹ này cũng
được trích lập theo quy định của pháp luật
3 Vay nợ dài hạn:
Bao gồm cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán nợ trái phiếu được chuyển đồi, tínphiếu vốn Ngoài ra chính phủ còn cho vay dài hạn trong những trường hợp đặcbiệt
Chứng khoán nợ chuyển đổi là một dạng trái phiếu nhưng có đặc điểm làxếp hạng ưu tiên sau người gửi và được pháp chuyển đổi thành cổ phiếu phổthông Tín phiếu vốn là một dạng chứng khoán nợ nhưng chỉ được thanh toán khiphát hành được cổ phiếu mới
Các hình thức của vay nợ dài hạn đã trở nên rất quan trọng trong cấu trúcvốn ngày này của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng lớn Vì chúng có chi phítương đối thấp để đáp ứng nhu cầu tăng vốn theo quy định của ngân hàng trungương, đồng thời không làm giảm lợi tức trên mỗi cổ phần khi phát hành thêm cổphần mới
II Vốn huy động:
Trang 9Nguồn vốn huy động hay còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng, bộ phậnnguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinhdoanh Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanhnhư: tiếp nhận các khoản gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, làm cho ngân hàngthương mại trở thành một trung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng rãivới đông đảo khách hàng là doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư
1 Vốn huy động từ tiền gửi:
Đây là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân hàngthương mại và đó là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của ngân hàng Có nhiều hìnhthức huy động khác nhau như:
1.1 Tiền gửi không kỳ hạn:
Là số tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mụcđích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ,
và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh Người gửi có thể rút ra bất cứ khinào và ngân hàng phải có nhiệm vụ đáp ứng kịp thời đầy đủ
Đây là nguồn huy động có chi phí thấp nhất của ngân hàng bởi người gửisẵn lòng bỏ qua một số tiền lãi để có một tài sản có tính lỏng cao sử dụng cho cáchoạt động thanh toán mua hàng
Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và thựchiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách là cá nhân hay doanh nghiệplớn Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của cáckhoản tiền gửi được thực hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi tại các ngân hàngluôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này đểcho vay mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng
1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Là những khoản tiền mà các doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội gửi ởngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, ngânhàng có thể giải quyết cho khách hàng rút tiền trước kỳ hạn khi có yêu cầu, nhưngphải bị phạt tiền bằng cách chuyển từ lãi suất gửi có kỳ hạn sang lãi suất không kỳhạn thấp hơn Đây là nguồn vốn ổn định, vì vậy các ngân hàng thương mại có thểchủ động kế hoạch hóa việc sử dụng vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thờigian hợp lý và thu lợi nhuận cao
Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của người gửi tiền là lợi tức màkhông quan tâm đến những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp Vì vậy, đểtăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất, linhhoạt trong các chính sách khách hàng để tạo sự quan tâm thu hút khách hàng, đặcbiệt là nhóm khách hàng cá nhân
1.3 Tiền gửi tiết kiệm:
Trang 10Là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động tiền nhàn rỗi trong tầnglớp dân cư Ở Việt Nam, hình thức gửi tiết kiệm phổ biến là:
o Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : là loại mà khách hàng có thể gửi và rút ra
bất kỳ lúc nào
o Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian
nhất định Tuy nhiên, khách hàng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu mứclãi suất thấp hơn
o Tiền gửi tiết kiệm có mục đích : thông thường đây là hình thức tiết kiệm
trung và dài hạn Người tham gia ngoài việc được ngân hàng trả lãi cònđược cấp tín dụng nhằm bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiệnphục vụ nhu cầu tiêu dùng
Để thu hút loại tiền này, các ngân hàng thương mại có những giải phápnhằm khuyến khích dân cư gửi tiền như mở rộng mạng lưới huy động, lãi suất linhhoạt…
1.4 Tiền gửi khác:
Các ngân hàng thương mại còn huy động các khoản tiền gửi khác như tiềngửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước, tiền gửi từ cácđoàn thể xã hội…
2 Nguồn vốn đi vay:
Trong cơ chế thị trường, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính,
để tạo ra cơ cấu nguồn vốn ổn định và hợp lý về quy mô, kỳ hạn và mức rủi rotrong quá trình kinh doanh, các ngân hàng có thể mở rộng quy mô nguồn vốn bằngcác nghiệp vụ đi vay từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hay cáctrung gian tài chính khác và vay từ công chúng
2.1 Vay của ngân hàng trung ương:
Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngâh hàng trung ương cấp phéphoạt động đều được vay vốn tại ngân hàng trung ương trong trường hợp cần bổsung vốn khả dụng theo hạn mức tín dụng được cấp Ngân hàng trung ương chongân hàng thương mại vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ
sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạnkhác; cho vay bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạnkhác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi ngân hàngthương mại mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn hệ thống Khoản vaynày liên quan đến lượng tiền cung ứng của ngân hàng Trung ương đến việc thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia
2.2 Vay của các tổ chức tín dụng khác:
Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốnnhàn rỗi từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ
Trang 11chi trả cấp bách Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa vốn khả dụng
và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng
2.3 Vay trên thị trường vốn:
Ngân hàng chủ động phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn nhằm thực hiệnnhững dự án đầu tư đã định Các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉtiền gửi; trong đó, kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu
là loại phiếu nợ trung dài hạn Các giấy tờ có giá đó được ngân hàng thương mạiphát hành từng đợt với mục đích và số lượng cụ thể và được ngân hàng Trungương chấp nhận Khả năng vay mượn tùy thuộc vào uy tín của ngân hàng, lãi suất
và trình độ phát triển của thị trường tài chính
2.4 Vay từ những nguồn khác:
Với những ngân hàng thương mại có các mối quan hệ quốc tế rộng lớn, có thểtranh thủ các khoản vốn tín dụng hoặc tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệquốc tế
3 Nguồn vốn khác:
Ngoài những loại vốn được tạo lập trên, ngân hành thương mại còn tạo lậpvốn từ những nguồn khác:
o Vốn ủy thác : ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ như: ủy thác
cho vay, ủy thác đầu tư, cấp phát, giải ngân và thu hộ… Các dịch vụ nàylàm gia tăng vốn ngân hàng thương mại Trong trường hợp ngân hàngthương mại đã tiếp nhận vốn nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạchhoặc vốn cho vay đã thu hồi nhưng chưa đến hạn chuyển cho chủ đầutư
o Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng thương mại làm
trung gian thanh toán như: số vốn trong thời gian đã trích tài khoản củangười chi trả nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng dophải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán; số vốn trong thời giankhách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một sốhình thức như: séc bảo chi, thẻ tín dụng, thẻ ký quỹ, séc chuyển tiền…
III Tài sản có:
Tài sản có là những khoản mục sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm: ngânquỹ, tín dụng, đầu tư hoặc chứng khoán, tài sản cố định
1 Khoản mục ngân quỹ:
o Tiền mặt tại quỹ: gồm tiền giấy và tiền kim loại giữ tại ngân hàng Mụcnày chiền khoảng 15%- 20% tổng nguồn vốn Vì việc sữ dụng cácphương tiện thanh toán như séc, thẻ thanh toán còn nhiều hạn chế, nên
Trang 12việc rút tiền mặt tự tài khoản ở ngân hàng hoặc vay bằng tiền mặt đểthực hiền các khoản chi trả chiềm tỷ trọng tương đối cao.
o Tiền gửi tại Ngân hàng trung ương và các ngân hàng đại lý: khoản tiềnnày được sữ dụng để thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản giữacác ngân hàng khi khách hàng rút tiền để chi trả cho các doanh nghiệphoặc cá nhân có tài khoản ở các ngân hàng khác bằng séc, ủy nhiệm chihoặc thẻ thanh toán
2 Khoản mục cho vay:
Đây là khoản mục sinh lời chủ yếu của ngân hàng Mục tiêu của việc cấptín dụng là lợi nhuận, còn tính chất thanh khoản của các khoản mục này chỉ giữ vaitrò chủ yếu, vì việc bán các hợp đồng tín dụng qua hình thức tái chiếu khấu bị hạnchế
Riêng ở Việt Nam thị trường chuyển đổi các khoản cho vay hầu như chưa đượchình thành Mối quan tâm của ngân hàng đối với khoản mục này là quản trị rủi ro
và chấp hành các giới hạn do pháp luật và ngân hàng trung ương quy định
3 Đầu tư hoặc chứng khoán:
Các loại chứng khoán như: công trái, trái phiếu đô thị, tín phiếu, trái phiếucông ty…Đầu tư vào các loại chứng khoán đều mang lại thu nhập cho ngân hàng
Do đó, tùy theo loại hoạt đồng mà ngân hàng mua loại chứng khoán này hoặckhác, nếu ngân hàng quan tâm đến tính thanh khỏan thì đầu tư vào tín phiếu khobạc … Thêm nữa, loại hình này còn tạo điều kiện để phân tán rủi ro, vì đã đa dạnghóa danh mục đầu tư của mình (chuyển một phần vốn sang đầu tư vào các chứngkhoán của các công ty lớn khác)
4 Tài sản cố định:
Đây là những tài sản hình thành từ nghiệp vụ mua sắm tài san của ngânhàng thương mại cổ phần Vì đặc điểm kinh doanh của ngân hàng là dựa trên niềmtin, cũng như an toàn và chính xác cao, nên việc đầu tư vào loại tài sản này thườngrất lớn và cần thiết (khoảng 10% trên tổng vốn tự có/ vốn chủ sở hữu)
Những ngân hàng có đầu tư vào các tài sản này với quy mô lớn sẽ tạo được sưquan tâm, tin tưởng của khách hàng từ đólam2 gia tăng khả năng huy động nguồnvốn kinh doanh Với hệ thống chi nhánh rộng khắp trong và ngoài nước sẽ giúpcho ngân hàng mở rộng đa dạng hóa các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, tăng nănglực cạnh tranh trên thị trường
Trang 13CHƯƠNG II : NHỮNG ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HIỆN NAY
I Tổng quan thực trạng của các khối ngành ngân hàng trong những năm qua:
Nhìn chung , trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởngnhanh chóng về cả số lượng và quy mô Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàngtrong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007 Số lượng ngân hàng tăng tậptrung vào hai khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nướcngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tưtrong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế
Trang 14Từ năm 2001-2005 là thời kì có nhiều biến động xảy ra trên thế giới cũngnhư trong nước làm cho quá trình phát triển của ngành ngân hàng cũng có sự giánđoạn ( từ 83 năm 1999 giảm xuống còn 74 năm 2001) Giai đoạn này là giai đoạn
có nhiều sự kiện bất ổn chính trị của các nước trên thế giới và sự tăng vọt giánhiên, nguyên liệu làm cho lạm phát tăng nhanh, thiên tai , dịch bệnh cúm gia cầmvào năm 2004 đã làm chỉ số giá tiêu dung tăng vọt ( 9.5 % vào năm 2004) , hơnnữa đồng USD vào thời kì này Tất cả các sự kiện này đã tạo ra những ảnh hưởngtrực tiếp đối với quá trình phát triển của ngành ngân hàng đặc biệt đối với khốingân hàng thương mại cổ phần, năm 2001-2004 chính là giai đoạn mà khối ngànhngân hàng này chấn chỉnh và củng cố theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ Theo
đó, các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả đã bị thu hồi giấy phép, vì thế tronggiai đoạn này có sự suy giảm đáng kể trong quy mô phát triển của khối ngân hàngthương mại cổ phần Từ năm 2006 trở đi, số lượng ngân hàng thương mại cổ phầnđược giữ ổn định do các chỉ định từ phía chính phủ về quy định tạm dừng cấp chothành lập các ngân hàng cổ phần mới cho đến khi có những điều chỉnh phù hợpđối với các tiêu chí thành lập cho loại hình ngân hàng thương mại này , năm 2008mới có một ngân hàng nhà nước cổ phần hóa tăng số lượng ngân hàng thương mại
cổ phần lên thành 38 và có tiềm năng số lượng này sẽ tiếp tục gia tăng trong tươnglai
Tóm lại, trong những năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng có
nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất là đối với khối ngân hàng thương mại cổphần và ngân hàng liên doanh nước ngoài, đồng thời, tiềm năng này cũng tạo nênmức độ cạnh tranh trong ngành, chủ yếu là giữa khối ngân hàng thương mại cổphần và khối ngân hàng thương mại quốc doanh Hiệu quả hoạt động của khốingân hàng thương mại cổ phần tỏ ra vượt trội hẳn, tạo nên sự dịch chuyển thị phần
từ khối ngân hàng thương mại quốc doanh sang khối ngành ngân hàng thương mại
cổ phần Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng tăng trưởng, theo các báo cáo tài chínhgần đây, ngành ngân hàng nước ta đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro đó lànhững rủi ro trong tín dụng, rủi ro trong thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạtđộng đầu tư
II Đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu của NHTMCP so với toàn ngành:
Tốc độ tăng trưởng trong nguồn vốn chủ sở hữu của khối ngân hàng thươngmại cổ phần có xu hướng tăng và gia tăng vượt trội so với các khối ngân hàngthương mại khác trong ngành Đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu củacác ngân hàng, tỉ trọng của vốn điều lệ là thành phần có ảnh hưởng đến hoạt độngcủa ngân hàng nhiều nhất
1 Sự tăng trưởng của vốn điều lệ:
Trang 15a/ Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ :
Trong thời gian qua, xét riêng về nguồn vốn chủ sở hữu, khối ngân hàngthương mại cổ phần đã đạt được những tỉ lệ tăng trưởng đáng kể so với các khốingân hàng khác trong ngành Cụ thể, từ báo cáo tài chính của các ngân hàng ta cóbiểu đồ tăng trưởng vốn điều lệ các ngân hàng như sau :
Sự tăng trưởng trong quy mô vốn giúp các ngân hàng cải thiện đáng kểnăng lực tài chính, biểu đồ trên đã cho thấy sự tăng trưởng vượt trội của các ngânhàng hàng cổ phần so với các ngân hàng quốc doanh, trong đó có ngân hàng đã cótốc độ tăng trưởng lên đến 500% ( Chúng ta chỉ so sánh khối ngân hàng thươngmại cổ phần với khối ngân hàng thương mại quốc doanh vì trong khía cạnh qui môvốn điều lệ thì đây là hai khối ngân hàng nổi bật nhất trong ngành).Tuy khối ngânhàng thương mại quốc doanh có quy mô vượt trội hơn hẳn tuy nhiên tốc độ tăngtrưởng lại kém xa so với các ngân hàng thương mại cổ phần Điều này phản ánhtình trạng phân hóa rõ nét giữa các khối ngân hàng , tính đến năm 2008 thì nước ta
có 80 ngân hàng tất cả đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó bao gồm 5 ngânhàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánhngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh, đến nay thì con số đã tăng lên
38 đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần
b/ Nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng trưởng vốn điều lệ:
Việc tăng vốn điều lệ là một động thái "cực tốt" Dấu hiệu này cho thấy hệ
số an toàn tài chính của các ngân hàng đang được cải thiện đáng kể, tiềm lực tàichính lành mạnh hơn và nó thể hiện rằng các DN trong nước cũng tin tưởng hơn
Trang 16vào ngân hàng bằng việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi vàvay tiền).
Bên cạnh đó, việc cổ phần hoá khiến các công ty tư nhân, công ty cổ phần,công ty TNHH ra đời và lớn lên từ lượng vốn chủ yếu của các NH cổ phần Điềunày khiến tổng tài sản rủi ro của ngân hàng trong tăng Vì vậy các ngân hàng buộcphải tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn
Các nhà đầu tư trong nước ngày càng tin tưởng hơn và thích đầu tư vàongân hàng cổ phần, bằng chứng là cổ phiếu ngân hàng vẫn là mặt hàng hấp dẫnnhất trên thị trường chứng khoán phi chính thức (chưa niêm yết)
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc tăng vốn điều lệ nhằm bảo đảm sứccạnh tranh cho các ngân hàng (NH) thương mại cổ phần (TMCP) đã trở thành vấn
đề cấp bách, giúp các NH tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khảnăng sinh lời
c/ Cách thức bổ sung vốn điều lệ.
Trong quá trình kinh doanh vốn điều lệ thường xuyên được bổ sung Quátrình này đươc thực hiện qua hai phương thức cơ bản
o Phương thức tích tụ : bắt nguồn từ các quỹ trong đó chủ yếu nhất là quỹ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng
o Phương thức tập trung vốn cụ thể thông qua hình thức bổ sung từ ngân sách
nhà nước mở rộng liên doanh, phát hành cổ phiếu Trong đó hình thức pháthành cổ phiếu là phương thức chủ yếu để tăng vốn điều lệ NHTMCP SàiGòn Thương Tín phát hành 158.474.924 cổ phiếu trong tháng 9/2009 vớimục tiêu là huy động đươc 1.584.749.240.000 đồng NHTMCP Phương
đông chào bán 40.246.000 cổ phần trong 12/2009 để huy động nguồn vốn :
402.460.000.000 đồng
2 Hiệu quả của việc tăng trưởng vốn điều lệ:
a/ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Tỷ lệ CAR – tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh
năng lực tài chính cùa ngân hàng, Chỉ tiêu này được dung để xác định khả năngcủa ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với cácrủi ro khác như rủi ro tín dụng , rủi ro vận hành
Trong những năm qua, khối ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ an toànvốn bình quân lên đến 12%, trong khi khối ngân hàng thương mại quốc doanh chỉtăng từ 6-9% ( từ năm 2006-2007)
Trang 17Điều này phản ánh năng lực cũng như tiềm năng tài chính vượt trội của khối ngânhàng thương mại cổ phần so với ngân hàng thương mại quốc doanh Quy định củangân hàng nhà nước Việt Nam ( đến năm 2008) CAR của các ngân hàng phải đạtđược tối thiểu là 8 % , trong khi đến cuối năm 2007, khối ngân hàng thương mại
cổ phần đã đạt đến mức trung bình là 12 % vượt xa so với con số quy định Tỷ sốCAR đã phần nào phản ảnh hiệu quả hoạt động của khối ngân hàng thương mại cổphần so với các ngân hàng thương mại quốc doanh
b/ Tỉ số ROA và ROE:
ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu), đây là hai chỉ tiêu được dùng khá phổ biến trong đánh
giá cấu trúc vốn để phân tích khả năng sinh lời của các doanh nghiệp
Trong khoảng thời gian phân tích 2002-2008, có một sự chênh lệch rất rõràng về ROA bình quân giữa hai nhóm ngân hàng Các ngân hàng cổ phần đã sửdụng tài sản một cách có hiệu quả hơn hẳn các ngân hàng quốc doanh
Thế nhưng, khi so sánh ROE giữa hai nhóm ngân hàng, thì sự chênh lệchnày lại không rõ ràng lắm Không những thế, ROE của khối ngân hàng quốc doanhtrong những năm gần đây, còn cao hơn cả ROE của khối ngân hàng thương mại cổphần Điều này có vẻ như mâu thuẫn với các báo cáo tài chính của ngân hàng về tỉ
số ROA
Trang 18Tuy nhiên, dựa trên giá trị sổ sách của tài sản cố định mà các ngân hàngnày nắm giữ, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân cho điều nghịch lí này.
Về lý thuyết, giá trị tài sản cố định càng cao thì tài sản sinh lời càng thấp và ngượclại Như đã nêu ở các phần trên, khối ngân hàng thương mại quốc doanh ra đờisớm hơn các khối ngân hàng khác và dĩ nhiên là khối ngân hàng nắm giữ nhữngtài sản khổng lồ bao gồm nhà cửa, đất đai, các bất động sản khác, thế nhưng giá trịthực tế của chúng chỉ được thể hiện một tỷ lệ khiêm tốn trên sổ sách các ngânhàng
Nếu được định giá đúng với giá trị thực của nó, thì chắc chắn, tỷ lệ tài sảnsinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng quốc doanh sẽ giảm sút một cách đáng
kể Bên cạnh đó, trong trường hợp tài sản cố định được định giá lại (cao hơn) thìvốn tự có thực của các ngân hàng quốc doanh sẽ được điều chỉnh cao hơn rấtnhiều Điều đó cũng sẽ kéo theo tỷ lệ ROE thực tế của các NHQD sẽ thấp hơnnhiều so với các số liệu tính toán
Như vậy, nếu tính toán lại, ROE của các ngân hàng quốc doanh sẽ thấp hơnnhiều so với các ngân hàng cổ phần Sức hấp dẫn của ROE của nhóm các
Trang 19NHTMCP còn dựa vào một thế mạnh khác:sự đóng góp của các thu nhập ngoàilãi
Rõ ràng , ngoại trừ năm 2007, thì trong khoảng thời gian phân tích, tỷ lệ thu nhậpngoài lãi cận biên (chủ yếu là thu từ dịch vụ) của các ngân hàng cổ phần cao hơncác ngân hàng quốc doanh Trong các năm qua, các ngân hàng quốc doanh đã tậptrung vào cho vay tín dụng nhiều hơn nhiều so với nhóm các ngân hàng cổ phần.Các ngân hàng cổ phần, thay vì quá tập trung vào tín dụng, đã có một danh mục tàisản đa dạng hơn, với nhiều danh mục dịch vụ cung ứng hơn Chính nhờ vậy mà cótính bền vững hơn trong thu nhập của các ngân hàng cổ phần so với các ngân hàngquốc doanh
3 Những khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ của các ngân hàng hiện nay:
Để bảo đảm cho các NH TMCP có đủ năng lực tài chính, quy mô vốn điều
lệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2006/CP về danh mục vốn pháp địnhcủa các tổ chức tín dụng (TCTD), xác định mức vốn pháp định áp dụng các chocác NH TMCP phải đạt 1.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31-12-2008 và 3.000 tỷđồng vào năm 2010 Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc tăng vốn điều lệ nhằmbảo đảm sức cạnh tranh cho các ngân hàng (NH) thương mại cổ phần (TMCP) đãtrở thành vấn đề cấp bách, giúp các NH tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinhdoanh và khả năng sinh lời Do vậy các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng vốnđiều lệ
Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của NHTMCP từ 500% Tính riêng năm 2009 với những tháng cuối cùng kéo theo áp lực gia tăng
Trang 20103%-vốn điều lệ tại các ngân hàng càng lớn Một số ngân hàng lớn dù đã vượt 3.000 tỷđồng vốn điều lệ theo quy định nhưng vẫn tranh thủ tăng vốn trong năm 2009 Sacombank (ngân hàng có mức vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam) có kế hoạch tiếptục tăng vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 6.093 tỷ đồng trong tổng số 8.530 tỷđồng vốn tự có đến cuối năm 2008 Eximbank cũng trình Đại hội cổ đông thôngqua kế hoạch tăng vốn từ 2.800 tỷ đồng lên 7.400 tỷ đồng; ngân hàng Đông Á có
kế hoạch tăng vốn từ 1.600 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính – tiền
tệ nói chung đang gặp nhiều khó khăn, những nghị quyết tiếp tục phát hành thêm
cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm nay của các ngân hàng Thương mại cổphần (TMCP) gặp rất nhiều khó khăn Thực tế, các ngân hàng chủ yếu tăng vốnthông qua phát hành cổ phiếu, tuy nhiên càng tăng vốn thì cổ phiếu ngân hàng sẽcàng mất giá, không hấp dẫn nhà đầu tư
Trong thời điểm này vì gần đây, trong nhiều nhóm cổ phiếu hấp dẫn, cổphiếu ngân hàng đang bị đánh tụt hạng Bên cạnh đó các NHTMCP ồ ạt tăng vốnbằng cách phát hành cổ phiếu dẫn đến việc huy động vốn càng khó khăn hơn
Huy động vốn của các ngân hàng lớn đang gặp khó khăn Đối với nhữngngân hàng nhỏ, sức ép gia tăng huy động vốn càng không dễ dàng khi thanh khoảncủa các ngân hàng này tương đối thấp
Tóm lại:
Những năm 2006 trở lại đây, nguồn vốn chủ sở hữu của khối ngành ngânhàng thương mại cổ phần có xu hướng tăng trưởng vượt trội và vượt trên mứctrung bình của toàn ngành Trong điều kiện quy định mới về vốn pháp định củacác tổ chức tiền tệ thì hầu hết các ngân hàng trong nhóm này đã tăng vốn gần đạtmức quy định cho năm 2008 Hơn nữa, tỉ số an toàn vốn tối thiểu lại đạt trên mứcquy định 8% phản ánh ưu thế cạnh trạnh của khối ngân hàng thương mại này Một
số ngân hàng cổ phần đã tiếp tục khẳng định ưu thế cạnh tranh của mình bằng việcthực hiện bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các ngân hàng lớn trên thế giờinhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như về mặt quản trị Trong khi so với cáckhối ngân hàng thương mại khác như khối ngân hàng thương mại quốc doanh bộc
lộ những yếu kém trong hiệu quả hoạt động, ngân hàng cổ phần đã chứng tỏnhững ưu thế cạnh tranh trong việc gia tăng hiệu quả quản lý tài sản, đa dạng hóadanh mục đầu tư, phát triển dịch vụ cung ứng cho khách hàng Vì thế có sự chuyểndịch thị phần rõ rệt từ khối ngành thương mại quốc doanh sang khối ngành thươngmại cổ phần Điều này cũng chứng tỏ những ưu thế của mô hình ngân hàng thươngmại cổ phần, do đó tiến trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh cũngđang được khuyến khích và thúc đẩy, với cổ phần hóa, Chính phủ sẽ được giảmnhiều gánh nặng trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau cho các ngân hàng, vàbên cạnh đó, chính các áp lực của thị trường sẽ là những nhân tố thúc đẩy và biếnkhả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước thành những năng lực cạnhtranh thực sự
Trang 21III Đánh giá nguồn vốn huy động của NHTMCP:
1 Tổng quan nguồn vốn huy động của khối ngân hàng:
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng
Sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu và ngày càng đẩy tỷ số an toàn tối thiểulên cao Nhưng tỷ lệ CAR cao là chưa đủ để khẳng định ngân hàng có hoạt độngtốt hay không Bởi vì bên cạnh yêu cầu an toàn, ngân hàng cần đáp ứng được yêucầu trong huy động vốn Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn
1500 ngàn tỷ dồng tương đương 130% GDP 2007 Sự tăng trưởng có được chủyếu tập trung vào 2 mảng truyền thống là cho vay và huy động Tốc độ huy độngtiền gửi tăng trưởng nhanh thúc đẩy tốc độ tín dụng tăng theo nhanh chóng và luônđạt ở mức cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002-2007
Tăng trưởng tín dụng - tiền gửi giai đoạn 2002-2007
Nguồn:IMF, Tổng cục thống kê
Nguyên nhân quan trọng làm cho ngành ngân hàng có sự phát triển mạnh
mẽ là do nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định Và sự đầu
tư mạnh vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các kênhhuy động giúp cho người dân dần hình thành thói quen gửi tiền thông qua ngânhàng
Trang 22Độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi tỷ lệ tiền gửi/ GDPtăng nhanh qua các năm và đạt 78% vào cuối 2006 Điều này cho thấy mức độphát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp
so với mức trung bình trong khu vực
So sánh tỷ lệ huy động/GDP năm 2006
Các chỉ tiêu này cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởngtuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm tới có thể giảm xuống, đồng thời hệthống ngân hàng sẽ phải tập trung hơn vào việc tăng năng lực tài chính và nângcao chất lượng hoạt động
2 Đánh giá nguồn vốn huy động của NHTMCP:
2.1.Thực trạng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm qua:
Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, các ngân hàng cũng đã gia tăngnhanh chóng nguồn vốn huy động của mình Trong những năm qua, mặc dù vẫnkhối ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chiếm một thị phần không nhỏ chiphối các hoạt động huy động tiền gửi nhưng hiện nay đang có xu hướng giảmmạnh do sức cạnh tranh từ ngân hàng thương mại cổ phần Đặc biệt trong 2006-
2007, khối ngân hàng thương mại cổ phần đã phát triển rất mạnh, và ngày càngcho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường