Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức
Trang 1CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG
và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hìnhthành các tổ chức kinh doanh đa dạng Các doanh nghiệp, không phân biệt quan hệ sởhữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật.Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đềcần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụngkhác Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chứctín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợppháp của các tổ chức và cá nhân Việc đưa ra khái niệm niệm về NHTM là hết sức cầnthiết Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng vớinội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungcấp các dịch vụ thanh toán”
Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM
Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế cho vay của
Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tíndụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, chúng ta thấy rằng cho vayluôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoảnmục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động ngânhàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay
Trang 2Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay nhưng lại
là một tài sản đối với ngân hàng So sánh với các tài sản khác khoản mục cho vay cótính lỏng kém hơn vì thông thường chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khicác khoản cho vay đó đến hạn thanh toán Khi một khoản vay được NHTM cấp chongười vay thì người vay mới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn,đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ Còn các NHTM chỉ đượcphép quản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiệntheo đúng hợp đồng đã ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiệnhợp đồng
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay
Đối với Ngân hàng thương mại
Đối với hầu hết các ngân hàng khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tàisản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Đồng thời, rủi ro trong hoạtđộng ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho vay Tình trạng khó khăncủa một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một
số nguyên nhân sau: quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng,chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế.Chính vì thế mà thanh tra ngân hàng thường xuyên kiểm tra các danh mục cho vay củacác ngân hàng
Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế
Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồngđịa phương thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu cầu tài chính củadoanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý Rõ ràng cho vay là chứcnăng hàng đầu của các NHTM để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các
cơ quan Chính phủ
Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanhcủa các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh
tế Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và
cả cộng đồng Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mậtthiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vaythúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơnnữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về
Trang 3chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhậnthêm các khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn.
1.1.3 Phân loại các khoản cho vay
Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự đadạng trong mục đích vay vốn của khách hàng, từ việc mua ô tô và sắm sửa các phươngtiện sinh hoạt, chuẩn bị cho các kỳ nghỉ, tài trợ cho quá trình học tập đến việc xây nhà
ở và các toà nhà văn phòng Các danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạngtuỳ theo các tiêu thức quản lý khác nhau của các NHTM
1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay
Theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thởi gian của cáckhoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ… Qua đó các ngân hàng có thểquản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình
Ngắn hạn
Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trởxuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốnngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân Ngân hàng có thể ápdụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức,
có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu hoặc thấu chi
Trung và dài hạn
Các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoảnvay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn Mục đích của loại chovay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, các dự án đầu tư hay được sửdụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh doanh hoặc thảo mãn nhucầu sinh hoạt, tiêu dùng… Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trongtổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vayđem lại
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay
Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chitrội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Cho vay trực tiếp từng lần
Trang 4Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn
và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Đây là hình thức tương đối phổ biếncủa ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không cóđiều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu
và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuấtđặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạnnhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh
Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạnmức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đatại thời điểm tính Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh
Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàngtrả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Ngân hàng thường cho vaytrả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định Đây là loại hình cho vay
có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãisuất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngânhàng
Cho vay gián tiếp
Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng
từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là chiết khấu thương mại, baothanh toán
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng
Ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trongpham vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tạicác máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng Khi cho vayphát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuântheo các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo
Bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu hay sử dụng lâu dài của khách hàng
- Cho vay cầm cố
Trang 5Đây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng phảichuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết.Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàng quy định cụ thể dựa trênquy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân hàng Các tài sản cầm cố
là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồngthời việc nắm giữ không ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của khách hàng, chẳnghạn như: các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, ngoại tệ mạnh…
- Cho vay thế chấp
Trong hình thức cho vay này, người vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhậnquyền sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trongthời hạn đã cam kết
Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp thường là bất độngsản như: nhà cửa, quyền sử dụng đất… hoặc là những động sản mà việc nắm giữ nókhông thuận tiện như ô tô, xe máy… Việc thế chấp bằng tài sản cho phép người nhậntài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay, tuy nhiên quá trình sử dụng cóthể làm biến dạng tài sản, hơn nữa khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngân hàng
bị hạn chế Việc định giá tài sản đảm bảo cũng là một khó khăn đòi hỏi phải có sựthẩm định kỹ lưỡng, tránh định giá quá cao gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc định giáquá thấp gây ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng Tuy nhiên đối với cho vay
cá nhân thì tài sản đảm bảo cũng không quá lớn như nhà xưởng, dây chuyền sảnxuất… như đối với cho vay kinh doanh
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo, hoặc tàisản đó không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng có thể yêu cầukhách hàng sử dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làmvật đảm bảo Chẳng hạn khách hàng vay tiền mua ô tô, ngân hàng có thể yêu cầu lấychính chiếc ô tô đó làm vật bảo đảm, khi khách hàng không có khả năng hoàn trả thìngân hàng sẽ phát mại ô tô đó để thu nợ Để đảm bảo rằng khách hàng sẽ không bánhoặc sử dụng không cẩn thận, làm giảm giá trị của tài sản, ngân hàng thường yêu cầukhách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngânhàng đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu tài sản cho ngân hàng
Cho vay bảo lãnh
Trang 6Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽthực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn màngười được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
Thứ nhất, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh)
cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiệnnghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đên hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiệnhoặc không thể thực hiên đúng nghĩa vụ trả nợ
Thứ hai, bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội là biện pháp
đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, theo đó tổchức đoàn thể chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đivay
Cho vay không có tài sản đảm bảo
Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được đảmbảo bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba
Để thực hiện cho vay theo hình thức này thì các bên chỉ cần giao kết bằng một hợpđồng duy nhất là hợp đồng tín dụng Tuy nhiên, trong trường hợp TCTD cho vay cóbảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này không thể xem là khoản vay có đảmbảo bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập văn bản cam kếtbảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho TCTD để khách hàng vay có thể được tổchức tín dụng chấp nhận cho vay Cho vay không có tài sản đảm bảo nhìn chung làhình thức cho vay tương đối mạo hiểm của TCTD nên cần tuân thủ các điều kiện vềvay vốn như sau:
+ Thứ nhất, luật pháp các nước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ được cho
vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực phápluật và năng lực hành vi
+ Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiên để vay vốn và là điều kiện
quan trọng đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng không có bảo đảm
+ Thứ ba, để có thể vay vốn của tổ chức tín dụng theo chế độ vay không có bảo
đảm người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh Trong thực tiễn, để kiểm tra mức
độ thõa mãn tất cả các điều kiện pháp lý trên đây đối với khách hàng tổ chức tín dụngphải tiến hành thẩm định thông qua hoạt động phân tích và điều tra tín dụng đối vớikhách hàng của mình
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng
Trang 7Thông qua cách phân loại này các NHTM phân chia khách hàng của mình thànhcác đối tượng khác nhau, từ đó lập ra các kế hoạch cũng như các chiến lược khác nhauphù hợp với đặc điểm riêng của từng loại khách hàng.
Cho vay khách hàng là các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế là đối tượng được phục vụ Do đặc thù riêng có của đối tượng này mà các NHTMphải tổ chức các phòng tín dụng chuyên trách phục vụ Nhóm khách hàng này thường
có nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn Tuy nhiên số lượng khách hàngloại này của mỗi NHTM thường không lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quantâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồngthời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới
Cho vay khách hàng cá nhân
Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân, hộgia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng phương thức cho vaytheo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân Nhóm đối tượng này có sốlượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàngkhá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng như quản lý hợp lýmới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này
1.1.3.5 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay
Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng đượcchia thành hai loại:
+ Cho vay để kinh doanh: Đây là hình thức cho vay mà trong đó đã có cam kết là
số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanhcủa mình Nếu sau khi đã được TCTD giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vàomục đích khác với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thì bên cho vay có quyền ápdụng các thể chế tài chính thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồivốn vay trước thời hạn…
+ Cho vay tiêu dùng: Thực chất là việc cho vay mà trong đó các bên có thỏa
thuận, cam kết với nhau về vấn đề số tiền vay sẽ được khách hàng (bên đi vay) sửdụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và tiêu dùng Mua sắm đồ giadụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại…
1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Trang 81.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Hoạt động trước kia của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng kháchhàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn Mà ít chútrọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai tháctiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này
Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, các NHTM cũng đã có những điều chỉnh tronghoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đối tượng khách hàng là các cá nhân.Đặc biệt là sau các vụ mà NHTM bị lỗ do cho vay các Tổng công ty lớn của Nhà nướctrong khoảng các năm 2000 Các NHTM như bừng tỉnh và đã san sẻ bớt lực lượngphục vụ để phục vụ tốt hơn cho nhóm đối tượng là các khách hàng cá nhân
Đối tượng khách hàng cá nhân không chỉ là nhóm đối tượng có nhu cầu vay vốn
Mà nhóm đối tượng này còn là một lực lượng cung cấp cho các NHTM một lượng vốnlớn Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm của các cá nhân, vì vậy tính ổnđịnh của nó rất cao tạo thuận lợi cho việc đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn củacác NHTM
Tạo dựng tốt mối quan hệ với nhóm khách hàng này, các NHTM vừa tiếp cậnđược các món cho vay phát sinh từ nhu cầu tiêu dùng cũng như mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân Đồng thời khi có những khoản tiết kiệmhình thành từ nhóm khách hàng này thì các NHTM đó cũng là nơi mà khách hàngthường sẽ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của mình
Tóm lại khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có một vị trí rất quan trọngtrong hoạt động của bất kỳ một NHTM nào Vị thế của nó được khẳng định cả trên lýthuyết cũng như trên thực tiễn
1.2.2 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội
Hoạt động vay mượn trong nền kinh tế có nguồn gốc từ những quan hệ kinh tế
mà tại đó việc thanh toán chi trả không thực hiện được hoặc khó có thể thực hiệnđược ngay Vì vậy thông qua sự tin tưởng cũng như hiểu biết lẫn nhau mà hoạt độngtín dụng từ đó ra đời
Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngàycàng được nâng cao thì sự tiêu dùng của mỗi cá nhân nói riêng và tiêu dùng của toàn
Trang 9xã hội nói chung sẽ ngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng Các cánhân có xu hướng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống của mình thoả mãn các nhu cầucũng như các mục tiêu, kế hoạch của họ.
Tuy nhiên không phải lúc nào các cá nhân cũng có đủ khả năng tài chính để chitrả cho các nhu cầu đó ngay tại thời điểm phát sinh nhu cầu, mặc dù đây là các nhu cầuhợp lý và rất hiệu quả đối với cá nhân đó Từ đây nhu cầu được vay tiền của nhóm cánhân này hình thành, và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng ra đời đểđáp ứng nhu cầu này
1.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn
Mục tiêu mà các NHTM đặt ra là quản lý tốt việc cho vay đối với từng nhómkhách hàng Do đó chúng ta cần quan tâm đến sự khác biệt của hai nhóm khách hàngnày trong việc tiếp cận cũng như thực hiện các khoản vay từ các NHTM Sự khác biệtnày hình thành từ chính các đặc trưng vốn có của từng nhóm khách hàng
Nhóm khách hàng lớn thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay thường
là ngắn và có tính ổn định cao (thường là mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh) Mỗi khoảnvay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phân tích phải hết sức nghiêm ngặt
do giá trị của mỗi khoản vay này là rất lớn Bất kỳ một sự sai sót nào trong các khâunày có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tới kết quả hoạt động của ngân hàng cho vay Vìvậy đối với nhóm khách hàng này các NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biếtlâu dài và liên tục
Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là cáckhoản vay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên và không ổn định của các khoản vay.Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời cácnhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới Cho vay đối với nhómkhách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay đượcnhiều món vay đối với nhiều khách hàng Các đối tượng thường được các NHTM xếpvào đối tượng khách hàng cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn haynhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật Do với tư cách là cánhân chứ không phải là một tổ chức nên đối tượng khách hàng cá nhân không có tưcách pháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng là quan hệ trực tiếp giữa ngân hàngcho vay với người đến xin vay Còn cho vay đối với các tổ chức thì người đến xin vay
Trang 10ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có tư cách của tổ chứcchứ không mang tư cách của một cá nhân.
1.2.4 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Đặc trưng về khoản vay: Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân thường
là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn
Đặc trưng về chất lượng khoản vay: Chất lượng của các khoản vay thường là
khá tốt Tuy nhiên các khoản cho vay đối với các khách hàng cá nhân chỉ có chấtlượng tốt khi không có những biến cố từ phía khách hàng Bên cạnh đó các khoản vaythường có tính rủi ro cao nên nó dược các ngân hàng cho vay áp dụng mức lãi suất caonhất trong bảng lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoản vay trong các NHTM
Đặc trưng về thời hạn khoản vay: Thời hạn của các khoản vay chủ yếu là ngắn
hạn, một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ là dài hạn Điều đó có thể được giảithích phần nào là do đây là hình thức cho vay với mức lãi suất cao nhất trong cácNHTM
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng
Thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng.
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quy mô của hoạt động tíndụng nói chung và của tín dụng ngắn hạn nói riêng Bởi chính sách tín dụng chính làđường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liên quanđến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại củamột ngân hàng
Một chính sách tín dụng đúng đắn là phải chính sách linh hoạt phù hợp với sựthay đổi của môi trường kinh tế xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng Tuỳ theotừng thời kỳ mà ngân hàng điều chỉnh quy mô tín dụng ngắn hạn hay trung - dài hạn;tập trung, ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh sao cho phùhợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như là đảm bảo sự kết hợphài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền và của chính bản thân ngânhàng
Trang 11Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khảnăng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật vàđường lối chính sách của nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính công bằng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụng ngắn hạn
ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố đó là: lãi suất cạnh tranh,phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay:
Về lãi suất cạnh tranh: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
của khách hàng đối với ngân hàng Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thuhút được nhiều khách hàng đến với mình Tuy nhiên các ngân hàng không thể hạ lãisuất thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác để thu hút khách mà lãi suất cạnh tranhnày phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng,lãi suất phải phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí của
về quản lý, về trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra
Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mở rộngquy mô hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng
Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp
ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sảnbảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng
Thứ hai: là công tác tổ chức của ngân hàng.
Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặtchẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa cácngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quanđảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạođiều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao khoảnvốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng
Thứ ba: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nóiriêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung Kinh tế càng phát triển, các quan hệkinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người laođộng ngày càng cao
Trang 12Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có nănglực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và cócác biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng giúp ngân hàng cóthể có được những khoản tín dụng đảm bảo, ngăn ngừa được những rủi ro khi thựchiện một khoản tín dụng.
Như vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lý nhưng nếukhông có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chuyênmôn và đạo đức nghề nghiệp thì cũng không thể đảm bảo được chất lượng các khoảntín dụng cũng như mở rộng quy mô tín dụng và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới kếtquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.3.2 Các nhân tố khách quan
Tình trạng của nền kinh tế
Tình trạng hiện tại của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt độngkinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằmngoài quy luật đó Thậm chí hoạt động này của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởitình trạng này Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của cácNHTM cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của khách hàng
cá nhân cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTMcàng trở nên gay gắt hơn
Về phía khách hàng
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ịch cho ngân hànggóp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì khách hàng có vai trò hếtsức quan trọng Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vữngvàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khiđến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Nhân tố này baogồm rất nhiều các yếu tố, nhưng chủ yếu là: khả năng tài chính của khách hàng, nănglực và uy tín của khách hàng
1.4 Các vấn đề về hiệu quả tín dụng
1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích kết quả tín dụng
Doanh số cho vay
Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyểnkhoản trong một thời gian nhất định
Dư nợ cho vay
Trang 13Là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về Ta có thể hiểu dư nợđược tính như sau
Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ
Doanh số thu nợ
Là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản giải ngân trong một thời giannhất định
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng
1.4.2.1 Các vấn đề về chất lượng tín dụng
“Chất lượng”, theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt là cái làm nên phẩm chất,giá trị của sự vật, hiện tượng; chất lượng sản phẩm là toàn bộ những đặc tính của sản
phẩm thỏa mãn những đòi hỏi nhất định, tương ứng với công dụng của nó (Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thống kê) Còn “tín dụng ngân
hàng” là một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng
trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định (Nguyễn Minh Kiều,
2005, Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê)
Ä Như vậy, chất lượng tín dụng có thể hiểu ngắn gọn là những đặc tính của một
quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn và chi phí nhất định, trong đónhững đặc tính đó phải thỏa mãn những đòi hỏi của cả bên chuyển nhượng quyền sửdụng vốn (ngân hàng) và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (khách hàng),đồng thời phải thể hiện được công dụng của quan hệ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhìn từ góc độ quản trị ngân hàng, nhữngđòi hỏi cần được thỏa mãn của các vấn đề có liên quan để thể hiện chất lượng của mộtsản phẩm tín dụng bao gồm 3 yếu tố chủ yếu sau đây:
- Đối với ngân hàng cấp tín dụng, đòi hỏi cần được thỏa mãn đó là khả năng ngânhàng thu hồi được nợ vay đúng thời hạn đồng thời bảo đảm tốc độ tăng trưởng dư nợtín dụng ổn định
- Đối với khách hàng vay vốn, đòi hỏi cần được thỏa mãn là sự hài lòng củakhách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng
- Đối với tính công dụng của sản phẩm tín dụng, một khoản vay thể hiện đượccông dụng của nó khi vốn vay được cung cấp kịp thời, được sử dụng đúng mục đích,đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng nhận chuyển nhượng vốn,cũng như nhu cầu kiểm tra, thu hồi nợ vay đúng thời hạn của ngân hàng chuyểnnhượng vốn
Trang 14Trong các yếu tố phản ảnh chất lượng tín dụng vừa nêu trên, tính công dụng củasản phẩm tín dụng được qui định rõ thông qua hệ thống các văn bản pháp luật, cũngnhư được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý
hoạt động tín dụng Như vậy có thể xem đây là một yêu cầu bắt buộc mà mọi sảnphẩm tín dụng được xây dựng đều phải bao hàm công dụng này Các yếu tố thể hiệnchất lượng sản phẩm tín dụng còn lại là vấn đề về khả năng thu hồi nợ vay đúng thờihạn kết hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ổn định của ngân hàng và sự hàilòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng Đây là các yếu tố mang tính biếnđộng và có khả năng điều chỉnh để dẫn đến tác động nâng cao chất lượng tín dụngngân hàng
Đối với vấn đề về khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ổn định của ngân hàng cấp tín dụng
Do tín dụng ngân hàng là một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữacác bên có liên quan dựa trên nguyên tắc có hoàn trả, cho nên đây là tiêu chí để đánhgiá mức độ thực hiện nguyên tắc có hoàn trả trong giao dịch chuyển nhượng vốn củaquan hệ tín dụng ngân hàng Mức độ thực hiện nguyên tắc có hoàn trả càng cao thì rủi
ro tín dụng càng thấp, giao dịch tín dụng càng được đánh giá có chất lượng Nhìn từmột khía cạnh khác, mặc dù rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể thấp, tuy nhiên nếurủi ro thấp là do giới hạn qui mô hoạt động để nâng cao khả năng thu hồi nợ vay thì đóvẫn chưa thể xem là một hoạt động có chất lượng Tuy nhiên, quan điểm về vấn đề khảnăng thu hồi nợ vay kết hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ổn định được đề tàinêu ra và phát triển ở đây không chỉ đơn thuần là việc giảm thiểu rủi ro và hạn chế nợ
xấu mà còn là sự kết hợp ý tưởng hướng tới việc tăng trưởng dư nợ cho vay một cách
ổn định và bền vững dựa trên cơ sở rủi ro có thể chấp nhận được Bởi vì suy cho cùng,mục tiêu chủ đạo của việc nâng cao chất lượng không nằm ngoài mục tiêu gia tăng thunhập cho ngân hàng Theo quan điểm nghiên cứu của đề tài, điều này có thể đạt đượctốt nhất bằng cách tăng trưởng dư nợ cho vay và tối đa hóa lợi nhuận hơn là tối thiểuhóa rủi ro Việc tăng trưởng dư nợ cho vay và tối đa hóa lợi nhuận có thể đạt đượcthông qua các giải pháp như là:
- Xây dựng qui trình tín dụng chặt chẽ
- Kiểm soát quá trình phê duyệt tín dụng tốt
- Thiết kế các sản phẩm tín dụng hợp lý
Trang 15- Sản phẩm có tính cạnh tranh cao
- Xác định phân khúc thị trường mục tiêu thích hợp
- Áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cho phép sử dụng các kỹ thuật thống kê và
hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong đó rủi ro có thể quản lý bằng các kỹ thuật dự báo
- Tập hợp các thông tin quản trị có chất lượng cao để làm cẩm nang tham khảo
và vận dụng trong quá trình quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng
Đối với vấn đề sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng
Về bản chất, tín dụng ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ; vì vậy, cũng như tất cảcác loại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, tín dụng ngân hàng cần phải thỏamãn được nhu cầu sử dụng sản phẩm (dịch vụ) của khách hàng Trong các loại thước
đo, một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đốivới dịch vụ của ngân hàng đó là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, cụthể ở đây là sản phẩm tín dụng ngân hàng Sự hài lòng của khách hàng càng cao, sảnphẩm tín dụng của ngân hàng càng được đánh giá có chất lượng
Trong vấn đề nghiên cứu được nêu ra, nên hiểu như thế nào về sự hài lòng củakhách hàng? Có nhiều định nghĩa khác nhau của nhiều tác giả khác nhau về sự hàilòng của khách hàng Sau đây là một số định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng củamột số tác giả khác nhau, qua đó chúng ta có thể có một khái niệm rõ ràng về sự hàilòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ:
- Sự hài lòng của khách hàng là cảm giác của một người cảm thấy dễ chịu hoặcthất vọng từ kết quả của việc so sánh hoạt động nhận thức về một sản phẩm trong mối
liên hệ với sự mong đợi về sản phẩm đó của người ấy (kotler,P,(2000, Marketing Managament, International Edition, Prentice – Hall)
- Sự hài lòng của khách hàng là một tập hợp kết quả của sự nhận thức, đánh giá
và các phản ứng tâm lý về kinh nghiệm tiêu dùng đối với một sản phẩm, dịch vụ
(Yi,Y,(1990), A critical review of consumer satisfaction, Review of Marketing 1990)
Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm /dịch vụđược hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận như là một mối quan hệ biện chứng Cụthể, sự hài lòng của khách hàng là một thái độ cụ thể đối với một giao dịch trong ngắnhạn; trong khi đó, chất lượng sản phẩm /dịch vụ là một thước đo được hình thành nênbởi sự đánh giá toàn diện một hoạt động trong dài hạn Nếu đặt trong mối tương quanthời gian thì chất lượng sản phẩm /dịch vụ xảy ra trước, sau đó dẫn đến sự hài lòng củakhách hàng về sản phẩm /dịch vụ đó Như vậy có thể xem chất lượng là một yếu tố đầuvào quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm /dịch vụ
Trang 16Ở phía ngược lại, sự hài lòng của khách hàng là một kết quả đầu ra phản ảnh chấtlượng của sản phẩm /dịch vụ đó.
Chất lượng của sản phẩm /dịch vụ, phát triển dựa theo quan điểm các khái niệm
về sự hài lòng của khách hàng, có thể được xác định bởi sự sai biệt giữa mức độ kỳ
vọng của khách hàng về sản phẩm /dịch vụ họ mong muốn được cung cấp và sự đánhgiá của họ sau khi được cung cấp sản phẩm /dịch vụ
Để hạn chế sự sai biệt giữa mức độ kỳ vọng và sự hài lòng thực tế của kháchhàng vay vốn, đồng thời đảm bảo yếu tố khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn củangân hàng cấp tín dụng, trong phạm vi trình bày của đề tài nghiên cứu, một sản phẩmtín dụng được xem là có chất lượng phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
- Được xây dựng và phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng
- Có tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường
- Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp hoàn hảo, bao gồm phong cách phục vụ kháchhàng chuyên nghiệp, qui trình phê duyệt và giám sát tín dụng chặt chẽ và cung cấp cácdịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng
- Mang lại lợi nhuận mong đợi cho ngân hàng
- Đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng
- Đảm bảo các biện pháp dự phòng rủi ro đối với khoản vay
- Khách hàng hài lòng trong quá trình sử dụng sản phẩm và sẵn sàng sử dụng sảnphẩm/dịch vụ do ngân hàng cung cấp khi phát sinh các nhu cầu mới
Tóm lại, đề tài xây dựng quan điểm một sản phẩm tín dụng có chất lượng bao
hàm ba yếu tố cơ bản, trong đó có một yếu tố mang tính cố định, đó là:(a) tính côngdụng của sản phẩm tín dụng; và hai yếu tố mang tính linh động, có thể tác động để làmthay đổi chất lượng tín dụng, gồm có: (b) ngân hàng cấp tín dụng phải có khả năng thuhồi được nợ vay đúng hạn đồng thời vẫn duy trì được tốc tộ tăng trưởng dư nợ vay ổnđịnh theo thời gian; và (c) khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm tíndụng của ngân hàng, hay nói một cách khác là sản phẩm tín dụng của ngân hàng đãđáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng
Ä Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và thống kê kinh tế nên đềtài đã không sử dụng được phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp để phân tích cácyếu tố định tính tác động đến chất lượng tín dụng trong thực tế mà chỉ tiếp cận từ phía
Trang 17ngân hàng Hi vọng vấn đề đề tài chưa thực hiện sẽ được tiếp tục nghiên cứu và hoànthiện trong thời gian sắp tới.
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả đượccho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tàikhoản dư nợ sang tài khoản quản lý nợ khác gọi là nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản
nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại Quyết định số 493 củaNHNN Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.Phân loại nhóm nợ:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn ( quá hạn dưới 10 ngày) Là loại nợ tốt, không cónghi ngờ về khả năng thanh toán
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 đến 90 ngày) Có dấu hiệu suy giảm khảnăng trả nợ, tổn thất cuối cùng ước tính sẽ không xảy ra trong giai đoạn này nhưng sẽxảy ra nếu những bất lợi tiếp tục còn tồn tại
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn ( quá hạn từ 91 đến 180 ngày) Không có khả năngthu hồi tổn thất một phần
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ ( quá hạn từ 181 đến 360 ngày) Khả năng tốn thất caosau khi đã tính đến giá trị thực tế của TSĐB
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn ( quá hạn trên 360 ngày) Không còn khảnăng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ nhưng phát mãi TSĐB, tố tụng…
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nơ = lợ i nhu ậ n t ừ ho ạ t độ ng t í n d ụ ng T ổ ng d ư n ợ cho vay
*100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng Nó cho ta biếtmột đồng nợ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợinhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nênhiệu quả tín dụng cao của ngân hàng
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động = T ổ ng d ư n ợ cho vay
T ổ ng ngu ồ n v ố n huy đ ộ ng * 100%
Trang 18Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn Chỉtiêu này quá thấp hay quá cao đều không tốt Chỉ tiêu này quá thấp đồng nghĩa với việcngân hàng sử dụng ít nguồn vốn của mình vào việc cho vay Ngược lại chỉ tiêu nàyquá cao có nghĩa là ngân hàng sử dụng toàn bộ nguồn vốn vào hoạt động cho vay, rủi
ro tín dụng và rủi ro tính thanh khoản của ngân hàng lúc này rất cao, điều này cũngkhông tốt Nếu ngân hàng sử dụng vốn vay cho phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thìkhông hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được Cho nên ngân hàng cầngiữ tỷ lệ này ở một mức hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn và hạn chế rủi ro
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn = T ổ ng d ư n ợ cho vay N ợ quá h ạ n * 100%
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng Thôngthường chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường.Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư
nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tíndụng lớn và ngược lại
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu = T ổ ng d ư n ợ cho vay N ợ x ấ u *100%
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại quyết định
số 493 của NHNN Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng các trích lập dựphòng để xóa nợ Khoản dự phòng này được tính toán dựa trên tình hình dư nợ quáhạn và trên cơ sở các khoản vay được bảo đảm hay không Chỉ tiêu này càng thấp thìchất lượng của hoạt động tín dụng càng cao, rủi ro của các khoản vay của ngân hàngcàng được giảm thiểu
Chỉ tiêu doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng quay vốn tín dụng)
Vòng quay vốn tín dụng = Dư n ợ bì nh qu â n Doanhs ố thun ợ
Dư nợ bình quân = Dư n ợ đ ầ u kỳ +D ư n ợ cu ố i kỳ2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi nợvay nhanh hay chậm
Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hệ số thu nợ)
Hệ số thu nợ = Doanhs ố thu n ợ *100%
Trang 19Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu nợ của chi nhánh, khả năng trả
nợ của khách hàng cũng như việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong một thời điểm nhấtđịnh Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ
-CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Chi nhánh Huế
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là ngânhàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 198BTây Sơn, Quận Đống Đa - Hà Nội Sau hơn 14 năm hoạt động, VIB đã trở thành 1trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sảnđạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn
vị kinh doanh trên cả nước
Từ ngày thành lập đến nay, VIB luôn được xếp hạng A theo các tiêu chí xếp hạngcủa NHNN Trong nhiều năm gần đây VIB luôn đạt mức tăng trưởng mạnh và ổn định.Theo xếp hạng của UNDP, năm 2007 VIB là doanh nghiệp lớn đứng thứ 137 trongtổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước Báo VietNamNet bình chọn VIB đứngthứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu VIBcũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng do các tổ chức uy tín trong nước và
nước ngoài trao tặng, như danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc
Năm 2010 đánh dấu bước phát triển quan trọng của VIB bằng việc hợp tác chiếnlược với ngân hàng Commonwealth (Commonwealth Bank of Australia) – ngân hàngbán lẻ hàng đầu của Úc Sự hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cườngnăng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro, triển khai thành công các sáng kiến chiếnlược dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB
Là một ngân hàng đa năng, VIB cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện
ích cho khách hàng Với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”, trong thời gian tới, VIB sẽ tăng hiệu quả sử
dụng vốn và tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triểnmạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đadạng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm
Trang 21Trong quá trình phát triển VIB đã có những dấu mốc quan trọng
2009
2007 Được bầu là “ Ngân khai chiến
2006 Đứng thứ 3 trong hàng có dịch vụ lược kinh doanh
2003 Nhận giải thưởng “ Nhãn tư nhân lớn nhất Năm 2008” do độc 2009 – 2013
1996 Tái cơ cấu thưởng hiệu cạnh Việt Nam giả tạp chí Sài Gòn Tái định vịNgân hàng ngân hàng “Thương hiệu tranh nổi Được bình chọn thương hiệuQuốc Tế được theo chiến lược mạnh Việt tiếng” Bloomberg lựa nhận giải thưởng VIB
thành lập kinh doanh Nam” chọn là 1 trong 10 “ Thương hiệu
trường tài chínhViệt Nam
Trang 22Tầm nhìn và sứ mệnh của VIB
Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam
- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằmthõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môitrường làm việc cởi mở
- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông
- Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng
Là một đối tác tài chính được tin cậy, VIB đơn giản hóa các dịch vụ ngân hàng đểgiúp khách hàng tập trung vào các vấn đề quan trọng trong cuộc sống Đó là cách VIBxây dựng mối quan hệ lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi khách hàng
Với ý tưởng thương hiệu kết nối nhân văn (Human Connection), với cam kết luôn
nỗ lực, tận tâm phục vụ khách hàng, khẩu hiệu (slogan) của VIB là:“ Ngân hàng tận tâm”
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế – Chi nhánh Huế
Ngày 08/08/2007, ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế(NHTMCP Quốc tế - Huế) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động cùngngày, trụ sở của NHTMCP Quốc tế - Huế được đặt tại 48 Hùng Vương, Thành phốHuế Ngoài ra ngân hàng Quốc tế còn có một phòng giao dịch ở số 43 Lê Lợi và mộtphòng giao dịch ở sô 25 Mai Thúc Loan
Sự ra đời của NHTMCP Quốc tế - Huế đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết củacác doanh nghiệp, các cá nhân trên địa bàn Chi nhánh đã cung cấp vốn cho các doanhnghiệp và cá nhân, giữ gìn khoản tiết kiệm an toàn và giúp khoản tiền đó sinh lời tối
đa Đồng thời với nhiệm vụ thanh toán quốc tế, chi nhánh đã giúp việc thanh toán giữacác doanh nghiệp trong nước và ngoài nước được thuận tiện hơn, thúc đẩy kinh tế địaphương phát triển
Tuy ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ uy tín thương hiệu sẵn có củaNHTMCP Quốc tế cũng như nổ lực của cán bộ công nhân viên của chi nhánh trongnhững năm qua, NHTMCP Quốc tế - Huế đã tạo được niềm tin đối với khách hàng,ngày càng nâng cao được vị thế và năng lực cạnh tranh và đạt được những thành quảđáng khích lệ trong kinh doanh, lợi nhuận tăng nhanh qua các năm, số lượng côngnhân viên cũng tăng đều về số lượng cũng như chất lượng
Trang 232.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của NHTMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế
Nghiệp
Phòng Dịch vụkhách hàng Phòng quản lýtín dụng
Trang 242.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
*Giám đốc điều hành
- Là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, người điều hành hằngngày mọi việc hoạt động của ngân hàng phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của mình,phù hợp với quy định của pháp luật
- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịp thời chấtlượng báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo
Trang 25- Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định,quy chế của NHNN Tổ chức tốt việc thu, chi cho khách hàng giao dịch tại chi nhánh,đảm bảo an toàn tài sản.
- Thanh toán quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối
* Phòng quản lý tín dụng
- Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tín dụng: cơ chế, chính sách,chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, nợ xấu; quản lý và xử lý nợ xấu
- Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh
- Tập hợp, lập các báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành
- Xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng Xây dựng kế hoạch kinhdoanh hàng tháng và giao kế hoạch cho các phòng ban
2.2.3 Đặc điểm về thị trường
Ngân hàng Quốc tế - Huế hoạt động với thị trường chủ yếu là địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế bao gồm thành phố Huế và các huyện khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế nhưhuyện Phú Lộc, huyện Phú Vang… Bên cạnh đó, việc mở các phòng giao dịch VIB -Trường Tiền, VIB - Đông Ba đã thúc đẩy hơn nữa việc tiếp cận thị trường khách hàngcủa ngân hàng Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tên địa bàn tỉnh Thừa ThiênHuế
2.2.4 Đặc điểm về sản phẩm cung cấp
Ngân hàng Quốc Tế - Huế luôn mong muốn mang đến cho các khách hàng củamình dịch vụ tốt nhất cả về năng lực và chất lượng Ngân hàng đưa ra các sảnphẩm/dịch vụ dành cho hai nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàngdoanh nghiệp
2.2.4.1 Dành cho khách hàng cá nhân
Tài khoản và tiền gửi
+ Tài khoản tiền gửi thanh toán
+ Dịch vụ trả và nhận lương tự động
+ Nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm
+ Thấu chi tài khoản cá nhân
Cho vay cá nhân
Trang 26- Cho vay mua xe hơi kinh doanh và tiêu dùng, chương trình Car4u.
- Sản phẩm cho vay cá nhân kinh doanh
- Nhóm sản phẩm giáo dục
+ Cho vay du học Úc
+ Cho vay du học trong nước
+ Cấp hạn mức tín dụng dự phòng (dành cho du học)
+ Cho vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm của VIB có bổ sung TSĐB khác
- Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên (CB CNV) VIB
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
- Cho vay cầm cố, kinh doanh chứng khoán
- Bảo lãnh cá nhân trong nước
Dịch vụ thẻ
- Thẻ ghi nợ nội địa VIB Value Platium
- Thẻ trả trước nội địa VIB GifCard
- Thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip MasterCard
- Tài khoản tiền gửi thanh toán OVERNIGHT 100
- Tiền gửi có kỳ hạn - Tài khoản tiền gửi thanh toán.Cho vay và bao thanh toán
- Bảo lãnh cho khách hàng Doanh nghiệp vay vốn tại VIB
- Tài trợ xuất khẩu bằng VND với lãi suất siêu ưu đãi
- Chiết khấu hối phiếu - Bao thanh toán nội địa
- Tài trợ nhanh vốn lưu động - Cho vay đầu tư tài sản cố định
Dịch vụ bảo lãnh Doanh nghiệp
Tài trợ thương mại
- Thư tín dụng xuất /nhập khẩu - Nhờ thu xuất /nhập khẩu
- Chuyển tiền quốc tế - Tài trợ xuất khẩu bằng VND
- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ
Dịch vụ quản lý dòng tiền cho Doanh nghiệp
Dịch vụ Ngoại hối: chuyển tiền trong nước và nước ngoài
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB4U - dành cho khách hàng Doanh nghiệp
Trang 272.3 Tình hình lao động của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Số lượng lao động không nói lên được hiệu quả của nó trong quản lý nguồn nhânlực mà phải xét trên khía cạnh sự hợp lý của nó trong bộ máy làm việc và chất lượngcủa nguồn lao động đó trong hệ thống ngân hàng Sự gia tăng về số lượng có thể phảnánh sự tăng trưởng về quy mô hoạt động nhưng cũng có thể phản ánh sự dư thừa, dàntrải không cần thiết gây mất cân đối tổ chức
Giai đoạn 2008-2010 lao động tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế có
xu hướng gia tăng Cụ thể năm 2008 tống số lao động của toàn chi nhánh là 34 ngườithì đến năm 2009 tăng lên thành 35 người 2009 so với 2008, tổng số lao động củatoàn chi nhánh đã tăng thêm 1 lao động tương ứng với 2,94% Đến năm 2010 tổng sốlao động đã được nâng lên thành 36 lao động tăng 1 lao động so với năm 2009 tức làtăng 2,86% Tốc độ tăng bình quân năm là 2,89%
Qua đó, có thể thấy số lượng lao động tại VIB Huế qua các năm đều tăng về cảmặt tuyệt đối lẫn tương đối, nhưng số lượng tăng không đáng kể Sở dĩ số lượng laođộng tăng không nhiều như vậy là do cơ sở VIB - Huế tại 48 Hùng Vương còn hạn chế
về không gian, do đó không cho phép tuyển thêm nhiều lao động Tuy nhiên, vào năm
2011 ngân hàng sẽ chuyển chi nhánh sang địa điểm tại đường Hai Bà Trưng – Thànhphố Huế, với tòa nhà chi nhánh hiện đại và không gian rộng rãi hơn; lúc đó ngân hàng
sẽ có những kế hoạch tuyển dụng nhân sự nhiều hơn để đáp ứng ngày một tốt hơn sốlượng khách hàng ngày càng tăng của chi nhánh
Phân theo giới tính: Quan sát bảng 2.1 ta dễ dàng nhận thấy lao động nữ
luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn và tăng dần qua các năm trong khi đó lao động nam chiếm tỷ
lệ nhỏ hơn và không biến động Năm 2008 có 20 lao động nữ chiếm tỷ trọng 58,83%trong tổng số lao động Năm 2009 có 21 lao động nữ chiếm tỷ trọng 60% và năm 2010
có 22 lao động nữ chiếm tỷ trọng 61,11% Năm 2009 so với năm 2008 số lao động nữtăng 1 người hay tăng 5% và năm 2010 so với năm 2009 lao động nữ tăng 1 người haytăng 4,76% Tốc độ tăng bình quân năm là 4,88% Điều này cũng hợp lý bởi đặc thùcủa ngành ngân hàng là thường xuyên tiếp xúc, giao dịch trực tiếp với khách hàng, mànhân viên nữ lại có nhiều ưu thế hơn trong lĩnh vực này, ưu thế về cách cư xử, giọngnói, ngoại hình… Vì vậy số lao động nữ luôn cao hơn nhiều so với lao động nam Đây
Trang 28là một thực tế khách quan tại nhiều ngân hàng hiện nay nhằm tạo dựng hình ảnh trongmắt khách hàng thông qua phong cách phục vụ và thái độ làm việc.
Phân theo trình độ: Lao động của ngân hàng chủ yếu thuộc trình độ trên đại
học, đại học và cao đẳng Như thông tin số liệu ở bảng 2.1 ta nhận thấy rằng năm 2008lao động có trình độ trên đại học là 2 người chiếm 5,88%, lao động có trình độ đại học
và cao đẳng là 28 người chiếm 82,35%, lao động có trình độ trung cấp là 3 ngườichiếm 8,83% còn lại 2,94% là lao động phổ thông; năm 2009 lao động có trình độ trênđại học là 2 người chiếm 5,71%, lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 29 ngườichiếm 82,86%, lao động có trình độ trung cấp là 3 người chiếm 8,57% và 2,86% là laođộng trung cấp và năm 2010 lao động có trình độ trên đại học là 2 người chiếm 5,56%,lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 30 người chiếm 83,33%, lao động có trình
độ trung cấp là 3 người chiếm 8,33% còn lại 2,78% là lao động phổ thông Như vậylao động có trình độ đại học và cao đẳng đang chiếm đại đa số trong tổng lao động và
có xu hướng gia tăng qua các năm Năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 1 người haytăng 3,57% và năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng lên 1 người hay tăng 3,45% Bêncạnh đó lao động có trình độ trung cấp, lao động phổ thông có xu hướng giảm về tỷtrọng
Điều đó thể hiện mục đích của ngân hàng nhằm nâng cao trình độ lao động cũngnhư chất lượng của nhân viên thông qua tuyển dụng lao động có kiến thức để ngàycàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng và yêu cầu về côngviệc ngày càng khó khăn hơn
Ban giám đốc của VIB Huế hầu hết đều có trình độ trên đại học đảm bảo khảnăng vận hành và quản lý chi nhánh hoạt động hiệu quả
Cùng với tuyển dụng lao động mới, đơn vị cũng rất chú ý đến việc đào tạo vànâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên Bằng cách cho nhân viên đi họccác lớp nâng cao nghiệp vụ, mở các cuộc thi về nghiệp vụ giúp nhân viên trong ngânhàng có cơ hội thể hiên năng lực đồng thời cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm Vớiđội ngũ nhân viên trẻ, năng động là cơ sở để hình thành một đội ngũ cán bộ bền vững
về chuyên môn nghiệp vụ
Trang 29Bảng 2.1 Tình hình lao động của NH TMCP Quốc tế – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Người
Tiêu thức phân chia
Tốc độ tăng(giảm) bình quân năm(%)
Trang 302.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010.
2.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Để có một cái nhìn tổng quan về sức mạnh tài chính của ngân hàng, ta tiến hành
xem xét bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi
nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
Về tài sản
Qua bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản của ngân hàng liên tục tăng qua các năm Tổngtài sản của ngân hàng trong năm 2008 là 165.693 triệu đồng, năm 2009 là 258.020triệu đồng và năm 2010 là 496.944 triệu đồng; năm 2009 so với năm 2008 tăng 92.327triệu đồng hay tăng 55,72%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 238.924 triệu đồng haytăng 92,60% Tốc độ tăng bình quân năm là 73,18% Sỡ dĩ tăng mạnh như vậy là nhờchi nhánh hoạt động có hiệu quả, sức mạnh tài chính ngày càng tăng phù hợp với hoạtđộng ngày một lớn hơn của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng
Khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế (TCKT) và cá nhân chiếm tỉ trọng lớnnhất trong tổng tài sản của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng Vì cho vay làhoạt động kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân hàng Cho vay các TCKT
và cá nhân năm 2008 là 87.869 triệu đồng chiếm 53,03%, năm 2009 là 200.262 triệuđồng chiếm 77,61% và năm 2010 là 443.981 triệu đồng chiếm 89,34% Năm 2009 sovới năm 2008 tăng 112.393 triệu đồng hay tăng 127,91%; năm 2010 so với năm 2009tăng 243.719 triệu đồng hay tăng 121,70% Tốc độ tăng bình quân năm là 124,78%
Sỡ dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do trong những năm gần đây chi nhánh đã vàđang mở rộng địa bàn và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế nhất là thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh
Khoản mục vốn điều chuyển trong hệ thống chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 trong tổngtài sản của ngân hàng nhưng lại có xu hướng giảm dần về giá trị và tỷ trọng qua cácnăm Vốn điều chuyển trong hệ thống năm 2008 là 70.405 triệu đồng chiếm 42,49%,năm 2009 là 41.310 triệu đồng chiếm 16,01% và năm 2010 là 24.774 triệu đồng chiếm4,99% Năm 2009 so với năm 2008 giảm 29.095 triệu đồng hay giảm 41,32%; năm
2010 so với năm 2009 giảm 16.536 triệu đồng hay giảm 40,03% Tốc độ giảm bìnhquân năm là 40,68% Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trongviệc xác định đúng khả năng sinh lời của từng đơn vị kinh doanh, từng loại sản phẩmdịch vụ, theo từng khách hàng… Ngoài ra kết quả phân tích vốn điều chuyển có thểgiúp xác định bộ phận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi
Trang 31Bên cạnh đó vốn thanh khoản (vốn khả dụng) tại đơn vị cũng có xu hướng tăngdần về giá trị qua các năm Năm 2008 vốn thanh khoản tại đơn vị là 4.422 triệu đồng,năm 2009 là 9.338 triệu đồng và năm 2010 là 17.544 triệu đồng Năm 2009 so với năm
2008 tăng 4.916 triệu đồng hay tăng 111,17%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 8.206triệu đồng hay tăng 87,87% Tốc độ tăng bình quân năm 99,18% Điều này cho thấyrằng vốn khả dụng của ngân hàng đã tăng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho kháchhàng khi cần thiết, từ đó nâng cao được uy tín, vị thế vững chắc cho ngân hàng
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng cũng tăng lên qua các năm Cụ thể năm 2008 là
40 triệu đồng, năm 2009 là 70 triệu đồng và năm 2010 là 98 triệu đồng Năm 2009 sovới năm 2008 tăng 30 triệu đồng hay tăng 75%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 28triệu đồng hay tăng 40% Tốc độ tăng bình quân năm là 56,52%
Vốn thanh khoản cùng với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng có thể coi hai chỉ tiêunày là dự trữ của ngân hàng Tuy nhiên những khoản tiền này thường không sinh lờihoặc sinh lời thấp nhưng ngân hàng phải trả một khoản chi phí cho việc huy độnglượng tiền này Do vậy ngân hàng cần xem xét tỷ lệ dự trữ phù hợp vừa đảm bảo tínhthanh khoản vừa tránh tình trạng lãng phí vốn
Tài sản có khác bao gồm trang thiết bị và vật liệu như máy tính, lãi và phí phảithu từ hoạt động tín dụng…giá trị của tài sản này cũng tăng lên qua 3 năm Cụ thể,năm 2008 là 1.457 triệu đồng, năm 2009 là 4.039 triệu đồng và năm 2010 là 6.047triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.582 triệu đồng hay tăng 177,21%; năm
2010 so với năm 2009 tăng 2.008 triệu đồng hay tăng 49,71% Tốc độ tăng bình quânnăm là 103,72%
Mặt khác, giá trị đầu tư tài sản cũng tăng lên qua 3 năm Năm 2008 đầu tư tài sản
là 1.500 triệu đồng, năm 2009 là 3.001 triệu đồng và năm 2010 là 4.500 triệu đồng.Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.501 triệu đồng hay tăng 100%; năm 2010 so vớinăm 2009 tăng 1.499 triệu đồng hay tăng 49,95% Tốc độ tăng bình quân năm là73,2% Điều đó cho thấy ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vậtchất, kỹ thuật và đầu tư máy móc thiết bị
Về nguồn vốn
Đối với bất kì đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì vốn là một trong những điều
kiên tiên quyết không thể thiếu, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng
Nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm Năm 2008 tổngnguồn vốn của ngân hàng là 165.693 triệu đồng, năm 2009 là 258.020 triêu đồng vànăm 2010 là 496.944 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 92.327 triệu đồng
Trang 32hay tăng 55,72%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 238.924 triệu đồng hay tăng92,60% Tốc độ tăng bình quân năm là 73,18% Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh cũngtăng trưởng theo chiều hướng tốt đã làm cho uy tín, hình ảnh cũng như chất lượng dịch
vụ ngày càng được nâng cao
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) và cá nhân có xu hướng tăng dần về giátrị và tỷ trọng qua các năm Cụ thể năm 2008 là 159.151 triệu đồng chiếm 96,05%,năm 2009 là 250.872 triệu đồng chiếm 97,23% và năm 2010 là 490.916 triệu đồngchiếm 98,79% Năm 2009 so với năm 2008 tăng 91.721 triệu đồng hay tăng 57,63%;năm 2010 so với năm 2009 tăng 240.044 triệu đồng hay tăng 95,68% Tốc độ tăngbình quân năm là 75,63% Sỡ dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ vào sự lãnhđạo sáng suôt của cấp trên và sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên nên chi nhánh đã thu hútđược một lượng lớn tiền gửi của các TCKT và cá nhân, đảm bảo an toàn và tạo được
sự tin tưởng, sự phản hồi tốt từ phía khách hàng
Trong khi tiền gửi của các TCKT và cá nhân có xu hướng tăng thì khoản mụcphát hành giấy tờ có giá lại có xu hướng giảm Cụ thể năm 2009 so với năm 2008giảm 902 triệu đồng hay giảm 16,37%; năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.336 triệuđồng hay giảm 29% Tốc độ giảm bình quân năm là 22,94%
Qua những số liệu thực tế cho thấy rằng người dân đã đặt niềm tin vào ngân hàngnhiều hơn, không còn muốn nắm giữ tiền mặt nhiều và thể hiện được rằng công táchuy động vốn của ngân hàng đã có nhiều khởi sắc
Bên cạnh đó tài sản nợ khác của ngân hàng bao gồm các khoản phải trả cho bênngoài, các khoản phải trả nội bộ, lãi và phí phải trả cũng tăng lên qua 3 năm Năm
2008 tài sản nợ khác là 1.033 triệu đồng, năm 2009 là 2.541 triệu đồng và năm 2010 là2.757 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.508 triệu đồng hay tăng 146%;năm 2010 so với năm 2009 tăng 216 triệu đồng hay tăng 8,5% Tốc độ tăng bình quânnăm là 63,37%
Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế đã tận dụng hiệu quả nguồn lực cũngnhư uy tín của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả Nói tóm lại, tìnhhình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng trong những năm qua có sự thay đổi theochiều hướng hiệu quả và phát triển bền vững
Trang 33Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của NH TMCP Quốc tế – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
(giảm) bình quân năm(%)
3
100,0 0
258.02 0
100,0 0
496.94 4
2 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 40 0,02 70 0,03 98 0,02 30 75,00 28 40,00 56,52
3 Cho vay các TCKT và cá nhân 87.869 53,03 200.26
2 77,61
443.98
1 89,34
112.393
127,91
243.719
258.02 0
100,0 0
496.94 4
100,0
0 92.327 55,72
238.92
4 92,60 73,18
2 Tiền gửi của các TCKT, cá
Trang 34(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp NH TMCP Quốc tê – Chi nhánh Huế)
Trang 352.4.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM cũng như mọi doanh nghiệp khác luônlấy hiệu quả kinh tế làm thước đo hiệu quả kinh doanh của mình, đồng thời thông quahoạt động của ngân hàng để đánh giá một cách khái quát tình hình phát triển kinh tế xãhội trên địa bàn
Ngân hàng VIB – Chi nhánh Huế là một trong những ngân hàng TMCP ngoàiquốc doanh có kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong thời gian qua Chi nhánh đãnhanh chóng quán triệt và thực hiên đúng đắn các chủ trương, chính sách của NhàNước, của Tỉnh Từ đó tiến hành các hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng
Tuy mới đi vào hoạt động nhưng ngân hàng đã có những nổ lực nhằm phục vụtốt nhất cho khách hàng do đó chi nhánh đã tạo lập được uy tín ngày càng vững chắctrong lòng khách hàng Với kết quả kinh doanh không ngừng tăng lên trong thời gianqua Chi nhánh đã và đang khẳng định hình ảnh, vị thế của mình so với các ngân hàngkhác trên địa bàn Chúng ta đi vào phân tích bảng số liệu để có thể thấy kết quả mà chinhánh đạt được trong 3 năm qua
Về thu nhập
Qua số liệu trên ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh tăng lên qua 3 năm Năm
2008 tổng thu nhập là 27.339 triệu đồng, năm 2009 là 37.122 triệu đồng và năm 2010
là 43.381 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 9.783 triệu đồng hay tăng35,78%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 6.259 triệu đồng hay tăng 16,86% Tốc độtăng bình quân năm là 25,97%
Do hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thu nhập từlãi luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh Thu từ lãi (Thu từ hoạtđộng tín dụng) là nguồn thu chủ yếu và lớn nhất của ngân hàng nên trong thời gian quachi nhánh luôn chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng Chi nhánh đã không ngừnghoàn thiện và phát huy những mặt tích cực trong công tác khách hàng; đặc biệt làchính sách lãi suất để thu hút khách hàng mới và giữ vững khách hàng truyền thống;tăng cường đầu tư công nghệ kĩ thuật, các tiện ích ngân hàng (trang bị mới máy mócthiết bị, vật dụng văn phòng…) để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Đồng thờichi nhánh cũng tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phươngtrong việc tiếp cận các dự án mới, các khách hàng mới Do đó lượng khách hàng tìmđến chi nhánh ngày càng đông và số tiền thu được từ hoạt động tín dụng ngày càng
Trang 36tăng Thu từ lãi năm 2008 là 23.466 triệu đồng, năm 2009 là 33.275 triệu đồng và năm
2010 là 37.730 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 9.809 triệu đồng hay tăng41,80%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.455 triệu đồng hay tăng 13,38% Tốc độtăng bình quân năm là 26,8%
Bên cạnh những nổ lực đó, để góp phần tăng tổng thu nhập chi nhánh cũng đãkhông ngừng phát triển và mở rộng các dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng hơnnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Các dịch vụ của chi nhánh ngàycàng được mở rộng như: phát hành thẻ, chuyển tiền điện tử, thanh toán quốc tế…Vìvậy thu từ dịch vụ cũng tăng lên góp phần làm tăng tổng thu nhập của chi nhánh Năm
2008 là 612 triệu đồng, năm 2009 là 837 triệu đồng, năm 2010 là 1.741 triệu đồng.Năm 2009 so với năm 2008 tăng 225 triệu đồng hay tăng 36,76%; năm 2010 so vớinăm 2009 tăng 904 triệu đồng hay tăng 108% Tốc độ tăng bình quân năm là 68,76% Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (KDNH) cũng góp phần không nhỏlàm tăng thu nhập của chi nhánh Tuy nhiên lại thể hiện sự tăng trưởng thiếu ổn địnhqua các năm Năm 2008 là 3.261 triệu đồng, năm 2009 là 3.010 triệu đồng và năm
2010 là 3.910 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 giảm 251 triệu đồng hay giảm7,7%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 900 triệu đồng hay tăng 29,9% Tốc độ tăngbình quân năm là 9,5%
Năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõnét và những vấn đề nội tại chưa thể giải quyết được, nhất là khi xét đến những ảnhhưởng của nó đối với hoạt động doanh nghiệp và tâm lý người dân Căng thẳng bắtđầu xuất hiện từ quý 2, khi nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lạicho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung cầu Tình trạng này kéo dài cho đến cuốinăm Bên cạnh đó tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh trong nửa đầu năm (chủ yếu dodoanh nghiệp ngại vay vì rủi ro tỉ giá ) lại tạo ra hiện tượng ứ đọng vốn ngoại tệ tạingân hàng Đến tháng 6 các ngân hàng lớn cùng bắt tay giảm lãi suất huy động USD,
áp tối đa 1,5%/năm và áp lãi suất vay cao nhất chỉ 3%/năm để kích cầu, tuy nhiên tìnhtrạng doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ vẫn kéo dài, việc mua ngoại tệ của chi nhánh khákhó khăn Trước tình hình đó vào những tháng cuối năm thủ tướng chính phủ phải có
ý kiến yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có nguồn thu ngoại tệ lớn bán lạicho các ngân hàng để góp phần giải tỏa cung cầu Thị trường ngoại hối chỉ thực sự ổnđịnh vào tháng cuối năm Năm 2010 thị trường ngoại hối đã hoạt động ổn định hơnnên nguồn thu từ hoạt động KDNH đã tăng lên đáng kể
Có thể nói thu nhập của chi nhánh tăng lên đáng kể qua các năm chứng tỏ chinhánh đã có những chính sách hoạt động và quản lý rất có hiệu quả
Trang 37 Về chi phí
Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ nên để có vốn cho vay thì ngân hàng cũngphải tiến hành huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế Bêncạnh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thu nhập cao thì việc giảmthiểu tới mức thấp nhất chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được chútrọng Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên chi phí chủ yếu là
số tiền phải trả cho hoạt động huy động vốn, tức là trả lãi tiền gửi, tiền vay Khoảnmục này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
Tổng chi phí năm 2008 là 25.945 triệu đồng, năm 2009 là 34.404 triệu đồng vànăm 2010 là 34.610 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 8.459 triệu đồng haytăng 32,6%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 206 triệu đồng hay tăng 0,6% Tốc độtăng bình quân năm là 15,5% Qua đó có thể nhận thấy rằng chi nhánh đã có nhiều cốgắng trong việc thu hút nguồn tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bằng cácchính sách lãi suất phù hợp
Bên cạnh đó các khoản chi cho hoạt động KDNH có xu hướng giảm trong năm
2009 với tỉ lệ giảm 19,29% và năm 2010 tăng nhẹ, cùng với chi cho các hoạt độngkhác cũng có xu hướng tăng, cụ thể chi phí hoạt động kinh doanh khác năm 2008 là1.953 triệu đồng, năm 2009 là 4.519 triệu đồng và năm 2010 là 6.957 triệu đồng Năm
2009 so với năm 2008 tăng 2.566 triệu đồng hay tăng 131,39%; năm 2010 so với năm
2009 tăng 2.438 triệu đồng hay tăng 53,95% Tốc độ tăng bình quân năm 88,74%.Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng rất chú trọng đến công tác trang bị cơ sởvật chất, thiết bị, hoạt động quản lý… nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
Trong khi chi phí hoạt động khác có xu hướng tăng thì khoản chi hoạt động dịch
vụ diễn biến khá thất thường Năm 2008 chi hoạt động dịch vụ là 498 triệu đồng, năm
2009 là 585 triệu đồng và năm 2010 là 384 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008tăng 87 triệu đồng hay tăng 17,47%; năm 2010 so với năm 2009 giảm 201 triệu đồnghay giảm 34,36% Tốc độ giảm bình quân năm là 12,19%
Về lợi nhuận
Lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí,
mức chênh lệch càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn Trong 3 năm qua cùng với
sự gia tăng về thu nhập thì lợi nhuận của chi nhánh cũng liên tục tăng lên
Trang 38Thời gian đầu do mới thành lập nên chi nhánh chưa có nhiều khách hàng, đếnnăm 2009 lượng khách hàng đến với chi nhánh nhiều hơn do vậy lợi nhuận trước thuếcũng tăng lên nhanh, cụ thể năm 2008 là 1.394 triệu đồng, năm 2009 là 2.718 triệuđồng và năm 2010 là 8.771 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.324 triệuđồng hay tăng 95%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 6.053 triệu đồng hay tăng222,7% Tốc độ tăng bình quân năm là 150,84%.
Năm 2010 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam
đã đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6,7% và tổng thể vĩ mô nhìn chung ổn định Tuynhiên kinh tế tăng trưởng thiếu bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, thị trường vốn tăngtrưởng thiếu tích cực, nhập siêu lớn, bội chi ngân sách cao và tiềm ẩn nguy cơ lạmphát trở lại Thị trường tiền tệ năm 2010 khá sôi động với những diễn biến mạnh vàphức tạp về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và thanh khoản cuối năm Trong bối cảnh
đó, ngay từ đầu năm 2010 VIB đã chủ động triển khai các chương trình, dự án và giảipháp cho việc triển khai chiến lược kinh doanh như mô hình bán hàng và dịch vụ mới,diện mạo công sở mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp, quy trình được thiết kếhợp lý hơn, tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên(CBCNV) được nâng cao…nhờ vậy mà lợi nhuận trước thuế năm 2010 của VIB ở mứckhá cao
Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2008 là 1.004 triệu đồng, năm 2009 là2.038 triệu đồng và năm 2010 là 6.578 triệu đồng Năm 2009 so với năm 2008 tăng1.034 triệu đồng hay tăng 103%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.540 triệu đồng haytăng 222,77% Tốc độ tăng bình quân năm 156%
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ cũng như ngân hàng thì mức chênhlệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu lợinhuận Nắm bắt rõ vấn đề này nên trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng đếnviệc điều chỉnh và đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, từngtrường hợp cụ thể Do vậy sự gia tăng về lợi nhuận của chi nhánh trong 3 năm qua làrất hợp lý
Nhìn chung Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế đã và đang khẳng địnhđược uy tín của mình bằng những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh
Đó là kết quả của sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ côngnhân viên của chi nhánh trong thời gian qua
Trang 39Bảng 2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc tế – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 - 2010
C Lợi nhuận trước thuế 1.394 2.718 8.771 1.324 95,00 6.053 222,70 150,84
D Thuế thu nhập doanh nghiệp 390 680 2.193 290 74,36 1.513 222,50 137,13
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp NH TMCP Quốc tê – Chi nhánh Huế)
Trang 402.5 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.1 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tê – Chi nhánh Huế
2.5.1.1 Hệ thống sản phẩm tín dụng nhà đất
Cho vay mua bán, chuyển nhượng BĐS qua ngân hàng
○ Mục đích vay: cho vay mua nhà đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất đã được cấp giấy chứng nhận quyề sỡ hữu, quyền sử dụng
○ Nguồn trả nợ: từ thu nhập thường xuyên
○ Mức cho vay: 70% giá trị TSĐB
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng
○ TSĐB: hình thành từ vốn vay
Cho vay trả góp mua nhà đất
○ Mục đích vay: cho vay mua nhà đất, căn hộ tại các khu đô thị mới và các chung
cư cao cấp chưa chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng
○ Nguồn trả nợ: cừ thu nhập thường xuyên
○ Mức cho vay: 70% giá trị hợp đồng mua bán ký với CĐT
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng
○ Tài sản đảm bảo: hình thành từ vốn vay
Cho vay góp vốn mua nhà
○ Mục đích vay: cho vay góp vốn mua nhà, căn hộ tại các khu đô thị mới và cácchung cư cao cấp chưa có chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng theo hợp đồnggóp vốn, hợp đồng hứa mua, hứa bán
○ Nguồn trả nợ: từ thu nhập thường xuyên
○ Mức cho vay: 70% giá trị hợp đồng góp vốn ký với CĐT
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng
○ Tài sản đảm bảo: hình thành từ vốn vay
Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà
○ Mục đích vay: xây dựng và sữa chữa nhà
○ Nguồn trả nợ: từ thu nhập thường xuyên
○ Mức cho vay: tối đa 70% giá trị đầu tư xây dựng, sữa chữa nhưng không vượtquá 70% giá trị tài sản đảm bảo