1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015

103 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Đất nước sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt thành tựu kinh tế đáng kể, từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, các nguồn lực xã hội được huy động và sử dụng có hiệu quả. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp vai trò rất quan trọng đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.Ngày nay doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và có tốc độ phát triển rất nhanh;Trong quá trong phát triển của mình dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thể hiện được vai trò và vị thế trong bản đồ tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng đầu từ năng lực quản trị, công nghệ, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực do vậy để thực hiện được nhu cầu trên doanh nghiệp nhỏ và vừa có như cầu vay vốn và sử dụng dịch vụ tài chính Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng gia tăng;Trải qua 16 năm hoạt động ban đầu chủ yếu phục vụ các đơn vị quân đội và các doanh nghiệp Nhà nước thì hiện nay, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong lực lượng khách hàng chủ đạo của MB ;Ngân hàng Quân đội đã có chiến lược kinh doanh 2011 2015. Do vây, để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh cần có chiến lược cụ thể của các sản phẩm kinh doanh cốt lõi ;Trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Quân đội hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo thu nhập lớn cho Ngân hàng và góp phần gia tăng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng như : thanh toán quốc tế, chuyên tiền trong nước, bảo lãnh các lãnh, thu chi hộ, tư vấn tài chính…Việc thu hút cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội còn hạn chế thiếu một chiến lược kinh doanh đối với phân khúc khách hàng này;Đề tài có tên gọi: “Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 2015”

CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình cấp bằng nào khác. Tôi cũng xin cam kết rằng tôi đã nỗ lực hết mình để vận dụng những kiến thức mà tôi đã được học từ chương trình Ie MBA tại Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đại Học Quốc Gia Hà Nội để hoàn thành bản luận văn này. Tất cả những nỗ lực của tôi đã được thể hiện trong bản luận văn. ___________________ Nguyễn Hải LỜI CẢM ƠN Với tình cảm của mình, tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Đặng Ngọc Sự, người đã giành rất nhiều thời gian, công sức để hết lòng dìu dắt và tận tâm chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện bản luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội, các chuyên gia và các đồng nghiệp; những nhận xét và góp ý của thầy giáo, các chuyên gia cũng như các lãnh đạo, đồng nghiệp cho phép tác giả vận dụng cơ sở lý luận vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cho Ngân hàng TMCP Quân Đội và sắp xếp luận văn một cách cô đọng, lô gíc, súc tích, và dễ hiểu. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, giúp đỡ và ủng hộ tận tình của tập thể giảng viên, cán bộ Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GREAT Gain, Risk, Expense, Achievement and Time (Lợi ích, Rủi ro, Chi phí, Tính khả thi và Thời gian hợp lý) PEST Political, Economic, Social and Technological (Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ) SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) HĐQT Hội đồng quản trị QLRR Quản lý rủi ro IT Trung tâm công nghệ thông tin WTO World Trade Organisation (Tổ chức Thương mại thế giới) TECHCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á CHÂU HBB Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội PGD Phòng giao dịch QLRR Quản lý rủi ro ALCO Hội đồng quản lý tài sản nợ tài sản có ERC Uỷ ban quản trị rủi ro cao cấp SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa STB Ngân hàng cổ phần sài gòn thương tín VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Diễn biến tăng trưởng tín dụng và tiền gửi 2006-2010 ước 2015 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2 Diễn biến Tiền gửi và lãi suất giai đoạn 2001 – 2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3 Tăng giảm chênh lệch lãi suất Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4 Thị phần cho vay Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ DN nhỏ và vừa/tổng dư nợ Error: Reference source not found Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ DNN&V theo loại hình doanh nghiệp Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quá trình quản trị chiến lược: Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2 Các bước xây dựng chiến lược Error: Reference source not found Sơ đồ 1.3 5 lực lượng cạnh tranh của M. Poter Error: Reference source not found Sơ đồ 1.4 Mô hình chuỗi giá trị Error: Reference source not found Sơ đồ 1.5 Quy trình nhận biết về lợi thế cạnh tranh bền vững Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2008-2012 Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Đất nước sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt thành tựu kinh tế đáng kể, từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, các nguồn lực xã hội được huy động và sử dụng có hiệu quả. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp vai trò rất quan trọng đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.Ngày nay doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và có tốc độ phát triển rất nhanh; Trong quá trong phát triển của mình dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thể hiện được vai trò và vị thế trong bản đồ tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng đầu từ năng lực quản trị, công nghệ, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực do vậy để thực hiện được nhu cầu trên doanh nghiệp nhỏ và vừa có như cầu vay vốn và sử dụng dịch vụ tài chính Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng gia tăng; Trải qua 16 năm hoạt động ban đầu chủ yếu phục vụ các đơn vị quân đội và các doanh nghiệp Nhà nước thì hiện nay, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong lực lượng khách hàng chủ đạo của MB ; Ngân hàng Quân đội đã có chiến lược kinh doanh 2011 -2015. Do vây, để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh cần có chiến lược cụ thể của các sản phẩm kinh doanh cốt lõi ; Trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Quân đội hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo thu nhập lớn cho Ngân hàng và góp phần gia tăng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng như : thanh toán quốc tế, chuyên tiền trong nước, bảo lãnh các lãnh, thu chi hộ, tư vấn tài chính… Việc thu hút cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội còn hạn chế thiếu một chiến lược kinh doanh đối với phân khúc khách hàng này; Đề tài có tên gọi: “Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 - 2015” 1.2 Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm giải quyết các câu hỏi sau: 1 - Chiến lược kinh doanh sản phẩm cho vay ngắn hạn đội với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thực sự cần thiết cho MB hay không? - Làm thế nào để có thể lựa chọn được chiến lược kinh doanh phù hợp cho MB? - Làm thế nào để có thể thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn cho MB? 1.3 Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nó giúp cho MB Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược kinh doanh, và vận dụng hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh cung như nâng cao năng lực cạnh của MB trên thị trường;. Việc nghiên cứu đề tài nó giúp cho MB có giải pháp triển khai khoa học và bản đảm thành công trong hoạt động kinh doanh cho với sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng : Chiến lược kinh doanh 1.4.2 Phạm vi : Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề trên, luận văn sử dụng phương pháp như sau: - Phương pháp định tính – nghiên cứu tình huống (Single Case Study). - Số liệu: Sơ cấp (Phiếu phỏng vấn, ý kiến chuyên gia, khách hàng ) và thứ cấp (lấy từ các nguồn khác như tạp chí, báo cáo ngành Ngân hàng, báo biểu thống kê, tổng hợp từ internet ) - Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đầu ngành và thu thập ý kiến qua phiếu điều tra phỏng vấn và thu thập ý kiến 2 nhóm chuyên gia: nhóm chuyên gia trong nội bộ Ngân hàng MB và nhóm chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực Ngân hàng Tài chính (Các chuyên gia chính sách, Chiến lược, Quản lý rủi ro…; Các cán bộ chủ chốt của các Ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNN TP Hà Nội ) - Phương pháp cụ thể: Phân tích, so sánh, tổng hợp (Comparative analysis – Phân tích so sánh): Trên cơ sở các thông tin thu được từ các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp, kết hợp với các báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh và các ấn phẩm của các cơ quan có liên quan về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Ngành Ngân hàng; các ấn phẩm của Ngân hàng Nhà nước; Các báo cáo chuyên đề do các Ngân hàng, công ty Chứng khoán, Các tổ chức dịch vụ tài chính chuyên nghiệp trong và ngoài nước thực hiện về tình hình thị trường Ngân hàng Việt Nam. Để tiến hành phân tích và tổng hợp 2 1.6 Ý nghĩa của đề tài - Ứng dụng lý thuyết xây dựng chiến lược kinh doanh vào trường hợp cụ thể của Ngân hàng MB. - Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp cho chính MB để khai thác tối đa điểm mạnh của MB, tận dụng cơ hội thị trường (tập trung nguồn lực, hướng tới cơ hội tốt nhất của thị trường) - Là tình huống có tính tham khảo cho các nghiên cứu khác. 1.7 Hạn chế của đề tài - Đề tài chỉ tập trung vào công tác xây dựng & lựa chọn chiến lược kinh doanh cho ngân hang MB; Các kết luận rút ra cũng như các chiến lược lựa chọn chỉ áp dụng cho bản thân MB. - Muốn áp dụng các kết luận hoặc các chiến lược này cho các lĩnh vực khác hay công ty khác, cần phải có nghiên cứu bổ sung. 1.8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Phân tích chiến lược Chương III: Xây dựng, lựa chọn chiến lược doanh & các giải pháp thực thi chiến lược. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Các vấn đề lý thuyết sẽ được đề cập đến trong chương một như một nền tảng để tiến hành các phân tích ở chương 2 và chương 3. Những vấn đề lý thuyết bao gồm: 1) khái niệm và yêu cầu của chiến lược kinh doanh; 2) trình tự các bước xây dựng chiến lược kinh doanh; 3) Mô hình SWOT; 4) Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng; 5) Các chiến lược kinh doanh cơ bản. 1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh 1.1.1. Các khái niệm có liên quan và đặc điểm của chiến lược Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược. Sau đây xin đưa ra một số cách hiểu tiêu biểu: “Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn”. (Doanh nhân 3600, “Khái niệm chiến lược kinh doanh”, 2008) - Chiến lược là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn có thể đạt được. Chiến lược kinh doanh có thể là những chiến lược mở rộng về mặt địa lý, đa dạng hóa sản phẩm, xâm nhập thị trường, cắt giảm hoặc từ bỏ, thôn tính hoặc liên doanh. (Khái niệm về chiến lược trang 4 giáo trình quản trị chiến lược IeMBA, 2008). Sở dĩ có nhiều cách định nghĩa như vậy là vì chiến lược là một khái niệm rộng và có nội hàm phức tạp. Tuy nhiên, có thể nhận diện chiến lược bằng cách chỉ ra các đặc điểm của nó và phân biệt chiến lược với các khái niệm gần nghĩa như chiến thuật. Xét về đặc điểm, chiến lược là: - Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng) - Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)? - Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)? - Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)? - Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)? - Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần (các nhà góp vốn)? Xét về mức độ, có chiến lược ở các mức độ khác nhau. Và thực tế là, trong bất 4 kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau - trải dài từ toàn bộ doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) cho tới từng cá nhân làm việc trong đó. Chiến lược doanh nghiệp – liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”. Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v Chiến lược tác nghiệp - liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người v.v… Xét về tính chất, có thể chia ra các loại chiến lược: chiến lược chức năng, chiến lược cạnh trạnh, chiến lược công ty. Chiến lược chức năng là những chiến lược hướng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong công ty như chế tạo, tiếp thị, quản lý vật tư, nghiên cứu – phát triển và nguồn nhân lực. Chiến lược công ty hướng tới việc phối hợp các chiến lược kinh doanh trong mối tương quan với những mong đợi của những người chủ sở hữu. Với một triển vọng dài hạn, chiến lược công ty đề cập tới những thể thức khác nhau mà theo đó, ngành đang tăng trưởng hoặc suy giảm. Chiến lược và chiến thuật Chiến thuật là phương pháp sử dụng để đạt mục đích cụ thể. Chiến thuật được dùng ban đầu với nghĩa là chiến thuật quân sự nhưng sau đó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác, từ chiến thuật được sử dụng trong các lĩnh vực có áp dụng lý thuyết như kinh tế, thương mại, trò chơi, và các lĩnh vực thực hành khác như đàm phán, thể thao. Trong kinh doanh, chiến thuật là cái phải bàn đến sau chiến lược. Nói cách khác, là quản trị gia, người lãnh đạo công ty phải cùng hội đồng tư vấn đi từ chiến lược đến chiến thuật. 5 [...]... của khách hàng làm cho khách hàng không có nhu cầu với sản phẩm của doanh nghiệp nữa Sản phẩm thay thế thường có ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế bới các đặc trưng riêng biệt của nó Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế mạnh là một sự đe dọa cạnh tranh, làm giới hạn khả năng tăng giá cao và do đó giới hạn khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Ngược lại, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có ít sản phẩm thay... - Chiến lược dẫn đầu về chi phí - Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm - Chiến lược trọng tâm, trọng điểm Người ta gọi ba kiểu chiến lược cạnh tranh này là ba chiến lược chung, bởi lẽ chúng bao hàm tất các hoạt động kinh doanh, mọi ngành nghề Mỗi chiến lược trong các chiến lược chung như một kết quả lựa chọn một cách nhất quán của doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường và các khả năng tạo sự khác biệt, và. .. lược kinh doanh 6 Cấu trúc tổ chức và kiểm soát Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng nhất của người quản lý doanh nghiệp Một tổ chức không có chiến lược giống như con tàu không bánh lái, hầu hết những thất bại trong kinh doanh đều do thiếu một chiến lược đúng, hoặc thiếu việc triển khai đúng đắn Xây dựng chiến lược kinh doanh đem lại những lợi ích thiết thực cho. .. thách thức với doanh nghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc làm giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, do đó mà làm giảm khả năng bán hàng và sinh lợi của doanh nghiệp Ngược lại nếu nhà cung cấp yếu, điều này lại cho doanh nghiệp một cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao Như đối với người mua, khả năng của nhà cung cấp yêu cầu với doanh nghiệp tuỳ thuộc vào quyền... thuộc vào loại hình đầu vào của doanh nghiệp, chẳng hạn là vật tư của nhà cung cấp là quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp 19 5- Khi Các nhà cung cấp vật tư cũng có chiến lược liên kết dọc, tức là khép kín sản xuất (5) Các sản phẩm, dịch vụ thay thế Một trong những lực lượng cạnh tranh trong mô hình của Porter đó là thách thức hay đe doạ từ các sản phẩm thay thế Những sản phẩm thay thế là sản phẩm. .. cho doanh nghiệp, đó là: - Xác định rõ mục tiêu trong từng giai đoạn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi trong tương lai để đến được mục tiêu đã định - Giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp thấy rõ cơ hội và thách thức từ bên ngoài, thực trạng điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình, dự báo được các thay đổi tương lai để tìm các giải pháp chủ động đối phó và thích ứng với môi trường kinh doanh. .. quan tới khái niệm chiến lược, luận văn còn sử dụng một số khái niệm khác như: quản trị, phân tích chiến lược và thực hiện chiến lược Quản trị chiến lược - Chiến lược sẽ được kiểm soát như thế nào? Theo nghĩa rộng nhất, quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược – đó là các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên Trên thực tế, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh... trường bên trong doanh nghiệp Để thích ứng với môi trường bên ngoài doanh nghiệp cần thay đổi và các thay đổi đó cần xem xét tình hình các yếu tố nội tại bên trong mỗi doanh nghiệp Sự nhận biết về điểm mạnh và điểm yếu nội tại mang ý nghĩa thực tế để doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả Số lượng các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp là muôn hình muôn vẻ và vô cùng lớn.Vì vậy,... chính yếu của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của mọi doanh nghiệp Việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp vì: sản phẩm dễ bán hơn, tiết kiệm nguồn tài chính tạo được thái độ tích cực trong nhân viên Các nội dung cần chú ý khi phân tích yếu tố sản xuất là: giá cả và mức độ... Chiến lược SO Chiến lược sử dụng điểm mạnh của DN để tận dụng những cơ hội bên ngoài Đe doạ (T) 1 2 3 Điểm mạnh (S) Chiến lược SO 1 Chiến lược sử dụng điểm 2 mạnh của DN để đối phó 3 với những đe doạ bên ngoài Điểm yếu (W) Chiến lược WO Chiến lược WT 1 Chiến lược khắc phục điểm Chiến lược khắc phục điểm 2 yếu của DN để tận dụng yếu của DN để giảm đe doạ 3 các cơ hội bên ngoài bên ngoài Chiến . đồng nghiệp cho phép tác giả vận dụng cơ sở lý luận vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cho Ngân hàng TMCP Quân Đội và sắp xếp luận. cho với sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng : Chiến lược kinh doanh 1.4.2 Phạm vi : Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với. doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 - 2015 1.2 Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm giải quyết các câu hỏi sau: 1 - Chiến

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w