Phân tích môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 49)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

2.2.2Phân tích môi trường bên ngoà

2.2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (PEST)

Yếu tố chính trị - luật pháp (P)

Trong giai đoạn hiện nay khi gia nhập WTO, Việt nam đặt mục tiêu hoàn thiện pháp luật, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và bình đẳng cho mọi thanh phần kinh tế tiếp cận với mọi nguồn lực, hệ thống thông tin; Nhiều tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh gía và cho rằng, mức độ rủi ro về chính trị ngắn hạn tại Việt nam tương đối thấp. Trong những năm tới, Việt nam sẽ đạt sự ổn định cao và ít khả năng xảy ra các xáo trộn lớn.

Hệ thông pháp luật luôn được xem xét hoàn thiện nhằm cải tổ môi trường pháp luật chính trị, từ năm 2006 đến nay Quốc hội đã xem xét và thông qua hơn 70 bộ luật và và pháp lệnh, kiện toàn bộ máy của Đảng các tổ chức chính quyền hàn hiện bộ máy công quyền, hệ thống khuôn khổ pháp luật các chính sách xã hội… hiện nay chính phủ đang tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhẳm giảm thiểu quan liêu trong hệ thỗng công quyền, …

Bảng 2.1: Xếp hạng rủi ro chính trị ngắn hạn của một số nước trong khu vực

Tên nước Mức độ rủi ro

chính trị Hạng Xu hướng Singapore 97,3 1 = HongKong 86,7 2 = Trung Quốc 83,5 3 = Đài Loan 81,9 4 = Lao 80,4 5 = Malaysia 80,2 6 = Hàn Quốc 79,6 7 = Việt Nam 78,1 8 = Indonesia 74,2 9 = Sri Lanka 72,3 10 = Ấn độ 70,2 11 = Philipin 67,9 12 = Thái lan 65,4 13 = Bang la des 65 14 = Căm pu chia 62,7 15 = Pa kis tan 42,5 16 =

Trung bình khu vực: 74,2/ Trung bình thế giới: 66,7/Trung bình các thị trường mới nổi:64,0

Nguồn: Báo cáo của BMI (Business Monitor International Ltd) dự báo quý 4 năm 2010

Với các nỗ lực thực hiện các biện pháp cải cách mạnh mẽ của mình, Chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành công ấn tượng và được thừa nhận rộng rãi trên trường quốc tế, năm 2010 Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò chủ tịch ASEAN tham gia là thành viên tích cực của APEC và các diễn đàn lớn trên thế giới và khu vực Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao,

Tuy nhiên, cũng theo dự đoán của các tổ chức nghiên cứu, mức độ rủi ro chính trị dài hạn có thể lại tương đối cao bởi mô hình quản lý và mô hình vận hành kinh tế chính trị chưa thích hợp để tạo động lực cho phát triển kinh tế thị trường.

Bảng 2.2: Xếp hạng rủi ro chính trị dài hạn của một số nước trong khu vực

Tên nước Mức độ rủi ro

Hàn Quốc 81,2 1 = Singapore 71,6 2 = Ấn độ 70,5 3 = Đài Loan 70,4 4 = Malaysia 69,2 5 = Hong Kong 67,9 6 = Trung Quốc 63,4 7 = Sri Lanka 59,7 8 = Philipin 57,0 9 = Indonesia 55,0 10 = Thái lan 54,8 11 = Việt Nam 52,8 12 = Căm pu chia 51,9 13 = Bang la des 51,4 14 = Pa kis tan 47,9 15 = Lào 43,5 16 =

Trung bình khu vực: 60,5/ Trung bình thế giới: 63,2/Trung bình các thị trường mới nổi:59,4

Nguồn: Báo cáo của BMI (Business Monitor International Ltd) dự báo quý 4 năm 2010

Thứ hạng này đã tăng từ 16 lên thứ 12 chứng tỏ những nỗ lực của Việt Nam đã được Thế giới ghi nhận, Hiện nay chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành tích cực cải cách và đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: Đơn giản hoá các thủ tục hành chính cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, Chú trọng đào tạo, phát triển đội ngũ lao động có chất lượng cao, cải cách thuế, đất đai…

Trong lĩnh vực Ngân hàng Quốc hội đã ban hành luật các tổ chức tín dụng, luật chứng khoán và các chính sách tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển ôn định và có điều tiết của Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế, xoá bỏ các hạn chế mang tính phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các Ngân hàng. Việc áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt cho hoạt động ngân hàng như qui định trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay, trần tỷ giá nó làm cho hoạt động kinh doanh không phẩn ánh thực tiễn diễn biên của thị trường và hạn chế hoạt động huy động và cho vay.

Yếu tố kinh tế (E)

Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng GDP khá cao và ổn định trong nhiều năm, thu hút đầu tư nước ngoài và vốn ODA cao, quy mô thị trường, quy mô đầu tư tưng cao, thị trường vốn thị trường tiền tệ có cơ hội phát triển và mở rộng không ngừng là cơ hội cho các Ngân hàng tăng trưởng nhanh, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức

mà nền kinh tế Việt Nam phải vượt qua

Năm 2010 Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động tiêu cực gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế nước ta như: khủng hoảng nợ công ở châu Âu, tăng trưởng chậm khối EU, Bắc Mỹ, giá vàng, giá dầu thô, lương thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát gia tăng chạm ngưỡng 2 con số, bên cạnh đó chỉ số ICOR cao (năm 2001 – 2006 là 5,1; năm 2001-2008 là: 6,15; năm 2009: 9/ nguồn Tổng cục thống kê) cho thấy chất lượng tăng trưởng cũng là vấn đề đáng bàn.

Mặc dù Chính phủ đã phối hợp sử dụng nhiều biện pháp như giảm lãi suất (đầu năm), kích cầu, hỗ trợ lãi suất, kiềm chế tăng giá, tiết giảm đầu tư và tiết kiệm, ổn định tỷ giá tuy nhiên đến cuối 2010, tỷ giá VND/USD tăng cao, CPI tăng nhanh gây ra tốc độ lạm phát lớn ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta, tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,5 %.

Bên cạnh đó nền kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn như thâm hụt ngân sách vẫn thuộc loại lớn nợ công tăng cao, đầu tư kém hiệu quả, lãng phí đầu tư công, sự kém hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước mà dặc biệt là sự kiện của tập đoàn VINASHIN đã gây lo ngại đẩy áp lực thanh khoản lên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam.

Năm 2010, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước nhập siêu giá trị xuất khẩu 11 tháng đạt xuất khẩu được khoảng 64.28 tỷ dollar Mỹ, dự kiến đạt trên 70 tỷ dollar cả năm 2010 so với kế hoạch 60,5 tỷ mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, khoáng sản, dệt may, nông thổ sản. Trong khi đó giá trị nhập khẩu 11 tháng ước đạt 74,94 tỷ dolla, dự kiến vượt 80 tỷ năm 2010 và nhập siêu 11 tháng 10,65 tỷ dollar trong đó chủ yếu nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, nguyên, vật liệu, hàng tiêu dùng… trong khi Việt nam xuất siêu với EU, Mỹ (Xuất siêu) thì nhập siêu từ Trung Quốc là rất lớn

Nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt nam trên 13,3 tỉ USD 11 tháng kiều hối (đạt 7,3 tỷ USD và FII (đạt 1,5 tỷ) vào Việt Nam tăng đáng kể, ODA đạt 2,6 tỷ USD. Đầu tư toàn xã hội trên 800 ngàn tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 11%, Do tác động biến đổi khí hậu, mưa lũ, ngập úng, xâm thực nước mặn, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán suy giảm, sốt bất động sản vàng USD trở nên khó lường và gây ra nhiều hệ luỵ….

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới ngành Ngân hàng và đặc biệt sự căng thẳng khan hiếm USD, lãi suất tăng đầu và cuối năm cộng với lãi suất liên Ngân

hàng tăng cao gây khó khăn cho thanh khoản của các Ngân hàng, thanh toán quốc tế, dễ phát sinh nợ xấu...

Tuy vậy, nền kinh tế đã chặn đà suy giảm kinh tế, với nội lực hiện tại, Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian trước mắt. Đây có lẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh của lĩnh vực Ngân hàng.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triểnn kinh tế xá hội 2006-2010 kế hoạch 2015 Năm

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 49)