Xây dựng chiến lược Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 33)

a. Phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp

1.2.4. Xây dựng chiến lược Ma trận SWOT

(1) Lý thuyết chung về SWOT

SWOT ( hay còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm Mạnh, điểm Yếu , Cơ hội và Rủi ro. Điểm Mạnh và điểm Yếu, gọi nôm na là sở trường và sở đoản nghĩa là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Cơ hội và Thách thức là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của doanh nghiệp mà nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Cơ hội và thách thức nảy sinh từ môi trường kinh doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hoá. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một doanh nghiệp hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ ...

Điểm mạnh (Strengths). Điểm mạnh của một DN bao gồm các nguồn lực và khả năng có thể sử dụng như cơ sở, nền tảng để phát triển lợi thế cạnh tranh, ví dụ như:

- Bằng sáng chế;

- Được khách hàng đánh giá là danh tiếng tốt; - Lợi thế chi phí thấp do có bí quyết sản xuất riêng;

- Khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cao cấp; - Khả năng tiếp cận dễ dàng với các mạng lưới phân phối.

Điểm yếu (Weaknesses). Những đặc điểm sau đây có thể bị coi là điểm yếu: - Không có bảo hộ bằng sáng chế;

- Nhãn hiệu ít người biết đến;

- Bị khách hàng cho rằng có tiếng xấu; - Cơ cấu vận hành đòi hỏi chi phí cao;

- Ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; - Ít khả năng tiếp cận với các kênh phân phối.chính.

Trong một số trường hợp, điểm yếu có thể chính là điểm mạnh, nếu xét từ một góc độ khác. Tìm hiểu về trường hợp một đơn vị sản xuất có công suất hoạt động lớn có thể cho thấy rõ điều này. Mặc dù công suất lớn có thể coi là một điểm mạnh mà các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp không có, nhưng cũng có thể coi là một điểm yếu, nếu việc tập trung đầu tư lớn vào công suất khiến doanh nghiệp khó điều chỉnh nhanh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường.

Cơ hội (Opportunities). Việc phân tích môi trường bên ngoài có thể hé mở những cơ hội mới để tạo ra lợi nhuận và phát triển, chẳng hạn như:

- Nhu cầu khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ, - Sự xuất hiện công nghệ mới,

- Quy định lỏng lẻo,

- Sự xoá bỏ các rào cản thương mại quốc tế.

Nguy cơ, thách thức (Threats). Những thay đổi của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài có thể tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp:

- Thị hiếu khách hàng chuyển từ sản phẩm của doanh nghiệp sang sản phẩm khác,

- Sự xuất hiện sản phẩm thay thế, - Các quy định luật pháp mới,

(2) Ma trận SWOT Phân tích Ma trận S.W.O.T S. Strengths ĐIỂM MẠNH W. Weaknesses ĐIỂM YẾU O. Opportunities CƠ HỘI

Chiến lược S-O: Phát huy điểm mạnh để khai thác cơ hội Chiến lược W – O: Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội T. Threats THÁCH THỨC Chiến lược S – T: Khai thác điểm mạnh vượt qua thách thức.

Chiến lược W – T: Khắc phục điểm yếu giảm thiểu thách thức

Một doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh vào cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các doanh nghiệp cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố.

Bảng 1.6: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT Cơ hội (O)

1... 2... 3... Đe doạ (T) 1... 2... 3... Điểm mạnh (S) 1... 2... 3... Chiến lược SO

Chiến lược sử dụng điểm mạnh của DN để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược SO

Chiến lược sử dụng điểm mạnh của DN để đối phó với những đe doạ bên ngoài Điểm yếu (W) 1... 2... 3... Chiến lược WO

Chiến lược khắc phục điểm yếu của DN để tận dụng các cơ hội bên ngoài

Chiến lược WT

Chiến lược khắc phục điểm yếu của DN để giảm đe doạ bên ngoài

Chiến lược S-O nhằm sử dụng điểm mạnh của DN để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài.

Chiến lược S-T sử dụng điểm mạnh của DN để đối phó những nguy cơ từ bên ngoài.

Chiến lược W-T nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ từ bên ngoài. Điều quan trọng nhất là Nhà quản trị phải xác định chính xác đâu là điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà Tổ chức cần quan tâm.

Cùng một môi trường kinh doanh, nhưng sự tác động đến từng Tổ chức là khác nhau.

(Tổng hợp từ Internet)

Phân tích mô hình GREAT để lựa chọn chiến lược tối ưu

Phân tích mô hình GREAT: thông qua phương pháp định lượng để lượng hóa những gì còn trừu tượng nhằm chọn được chiến lược tối ưu.

Chi phí càng lớn, nhiều rủi ro điểm càng nhỏ. Tính khả thi càng cao, lợi ích cao, điểm càng lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w