Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 101)

XẤY DỰNG, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI CHIẾN LƯỢC ĐÃ CHỌN

3.4.Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB. Người viết có thuận lợi là đã làm việc ở MB nhiều năm, được cùng với các đồng nghiệp khác tham gia, chứng kiến sự phát triển của MB trong 16 năm qua, sâu sát với thị trường cả nước nên thuận lợi trong việc điều tra thu thập số liệu.

Các giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở tình hình thực tiễn phát triển của MB và thị trường trong những năm qua, người viết đã có những trải nghiệm và cho thấy nó có thể thành công ở diện hẹp là Chi Nhánh tại các thành phố lớn, khu đô thị lớn và song trên quy mô toàn hàng giải pháp thực thi chiến lược không thể tránh khỏi còn mang tính chủ quan, nếu được áp dụng và triển khai thực hiện toàn hàng cần phải có những điều chỉnh phù hợp.

Hiện nay MB đang phấn đấu xây dựng thành tập đoàn tài chính hùng mạnh với các công ty con, công ty liên kết, với các cổ đông có uy tín và thế mạnh về tài chính. Hội đồng quản trị MB cũng đang có những yêu cầu thay đổi về chiến lược cho phù hợp với điều kiện của hệ thống nên các chiến lược kinh doanh đề cập trên đây cũng có thể chỉnh sửa cho phù hợp với tổng thể chung.

Trong bối cảnh hội nhập, khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các Ngân hàng Việt Nam quy mô vốn nhỏ thời gian hoạt động ngắn, chưa có kinh nghiệm quản và chưa đủ năng lực tài chính để cạnh tranh với các Ngân hàng lớn có tên tuổi trên thế giới đang bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam và đang tìm cách mở rộng hoạt động của mình. Hơn nữa, trong thời gian đầu hội nhập kinh tế thế giới sẽ không tránh khỏi những biến động không lường trước được của nền kinh tế., đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế vĩ mô chính sách của Nhà nước và thông lệ quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu và hoạch định chiến lược cạnh tranh phải được kiểm tra, đánh giá tình hình thực thi các chiến lược để từ đó có các giải pháp điều chỉnh kịp thời hoặc thay đổi chiến lược lựa chọn cho phù hợp với diễn biến thực tế từng thời kỳ.

Với những phân tích và số liệu thống kê, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các Ngân hàng khác tại thị trường Việt Nam, hoặc các định chế tài chính khác như công tài chính…tuy nhiên cần phải có các nghiên cứu bổ sung cho phù hợp.

3.5. Kết luận

Trong môi trường kinh doanh hấp dẫn nhưng tính cạnh tranh cao với nhiều loại hình Ngân hàng, công ty tài chính và các định chế tài chính cùng hoạt động, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO cạnh tranh ngày một khốc liệt thì việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng; là yếu tố then chốt đảm bảo sự tồn tại và thành công đối với mỗi Ngân hàng và tổ

chức tín dụng.Chiến lược kinh doanh phù hợp giúp Ngân hàng tận dụng tối đa những thế mạnh của mình với các đối thủ trên thị trường.

Trong xu thế đó, đòi hỏi MB cần có những điều chỉnh kịp thời để đủ sức đứng vững và phát triển trong vòng xoáy của môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy,MB cần xây dựng một thực lực đủ mạnh, một định hướng đúng đắn để hòa nhập trong môi trường chung.

Trên cơ sở phân tích SWOT của MB, đề tài đã đưa ra 6 chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhứng vấn đề cần thực hiện ngay có những vấn đề cần sự kiên trì nỗ lực trong một thời gian dài... Để thực hiện các chiến lược, MB cần tập trung vào các nhóm giải pháp: Tăng cương quan hệ hợp tác chặt chẽ các doanh nghiệp truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội, các tập đoàn các tổng công ty và các cổ đông lớn; Chuyên biệt hóa và tập trung nghiên cứu các sản phẩm mới, đặc thù theo lĩnh vực kinh doanh đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, cũng như tư vấn sử dụng sản phẩm đặc thù trọn gói;Phát triển mạnh mẽ mạng lưới cho nhánh và phòng giao dịch tại các thành phố lớn, khu đô thị và khu kinh tế..vvv.Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn có những hay đổi, vì thế MB cần phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp để có sự điều chỉnh thích hợp.

Luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiêm cứu, phân tích, đánh giá tình huống, xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp, đề ra một số giải pháp thực thi chiến lược lựa chọn. Việc đánh giá kết quả thực thi những chiến lược kinh doanh đã đề ra phụ thuộc vào thực tế quá trình triển khai, thực hiện và kiểm soát.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và các nguồn lực khác cần có, việc triển khai nghiên cứu đề tài còn có những hạn chế nhất định cần bổ sung để hoàn thiện. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm và xin trân trọng ghi nhận các ý kiến đóng góp của Hội đồng, của các giảng viên, các bạn trong lớp IeMBA08b để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của MB nói riêng và Ngành Ngân hàng nói chung

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo và tập thể CBCNV khoa Quản trị kinh doanh – Đại học quốc gia Hà Nội; Hội đồng quản trị Ban Điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế (IeMBA).

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 101)