Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 27)

Để thích ứng với môi trường bên ngoài doanh nghiệp cần thay đổi và các thay đổi đó cần xem xét tình hình các yếu tố nội tại bên trong mỗi doanh nghiệp. Sự nhận biết về điểm mạnh và điểm yếu nội tại mang ý nghĩa thực tế để doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Số lượng các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp là muôn hình muôn vẻ và vô cùng lớn.Vì vậy, để đánh giá được môi trường bên trong doanh nghiệp, cần thiết phải chỉ ra những nhân tố chính trong nội bộ doanh nghiệp, mà sự hiện diện của chúng có thể là đại diện cho tình hình hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Những nhân tố chính đại diện sử dụng trong đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp là các yếu tố trong mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp và các năng lực cốt lõi của nó bao gồm:

(1) Các yếu tố nguồn lực. Phân tích nguồn lực cho thấy các dự trữ về nguồn

lực, khả năng và các tài sản sẵn có cho doanh nghiệp. Phân tích nên xem xét đến các nguồn lực tài chính; các tài sản vật chất; nguồn nhân lực (kỹ năng và lòng trung thành của lao động và nhà quản lý); các tài sản vô hình (danh tiếng, nhãn hiệu, danh tiếng tài chính, danh tiếng chiến lược, các giá trị văn hoá doanh nghiệp); các tài sản công nghệ (bao gồm các bản quyền, bằng sáng chế) và các hợp đồng dài hạn.

(2) Yếu tố nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu phát triển có thể giúp cho doanh nghiệp luôn giữ vai trò vị trí đi đầu trong ngành bằng cách thay đổi cải tiến công nghệ, sản phẩm dịch vụ thích ứng với thị trường hoặc ngược lại, nếu không chú ý sẽ làm cho tụt hậu. Do đó, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến lĩnh vực này.

(3)Các yếu tố sản xuất. Sản xuất là một trong những hoạt động chính yếu của

doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của mọi doanh nghiệp. Việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp vì: sản phẩm dễ bán hơn, tiết kiệm nguồn tài chính tạo được thái độ tích cực trong nhân viên. Các nội dung cần chú ý khi phân tích yếu tố sản xuất là: giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, mức độ quay vòng hàng tồn kho, sự bố trí các phương tiện sản xuất, hiệu năng và phí tổn của thiết bị, chi phí và khả năng công nghệ so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh…

việc phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp. Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán, nhà quản trị cần chú trọng những nội dung: khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn; tổng nguồn vốn của doanh nghiệp; tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư; khả năng tận dụng các chiến lược tài chính; khả năng kiểm soát giảm giá thành; hệ thống kế toán có hiệu quả và phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận…

(5) Yếu tố Marketing. Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân

tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Lợi thế cạnh tranh bền vững của một doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng & lựa chọn chiến lược kinh doanh. Mô hình chuỗi giá trị cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về các mặt, các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích môi trường bên trong, cần phân tích kết hợp cả hai mô hình: chuỗi giá trị & quy trình nhận biết lợi thế cạnh tranh bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chiến lược kinh doanh cho Sản phẩm cho vay Ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w