1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh

87 734 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 670 KB

Nội dung

Vì thế, quan họ đã trởthành một di sản văn hóa đầy tự hào của người dân Kinh Bắc, là một biểuhiện rực rỡ của truyền thống văn hóa văn minh và nghệ thuật Việt Nam.Cùng với nghệ thuật Ca t

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm

Hà Nội, Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị, tổ bộ môn Triết học đã tạođiều kiện cho em được làm khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, TS Nguyễn Thị Thường

đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo và có chỉ dẫn quýbáu cho em trong suốt quá trình làm khóa luận

Em cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ trong Trung tâm thông tin - thưviện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện tỉnh Bắc Ninh, các chú, cácbác ở Sở VHTT tỉnh Bắc Ninh và ở Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh đã tạođiều kiện cho em có được nguồn tài liệu quý báu để thực hiện khóa luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên Trần Thị Thắm

Trang 2

Có câu quan họ có nghề cửi canh

Đó là câu thơ nói về quê hương Kinh Bắc -Bắc Ninh, nơi mà ở đâutrong khắp các làng quê của vùng đất này cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch

sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu Trong đó phải kể đếnnhững sáng tạo văn hóa quan họ với những phong tục, lề lối in đậm tinhthần nhân văn cao đẹp Thông qua, những làn điệu và lời ca tài hoa, mượt

mà, duyên dáng, tinh tế đã cho thấy một đời sống tinh thần vô cùng phongphú, rộng mở, một khả năng sáng tạo thưởng thức văn hóa nghệ thuật ởtrình độ cao từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam Vì thế, quan họ đã trởthành một di sản văn hóa đầy tự hào của người dân Kinh Bắc, là một biểuhiện rực rỡ của truyền thống văn hóa văn minh và nghệ thuật Việt Nam.Cùng với nghệ thuật Ca trù, Dân ca quan họ là một trong hai bộ môn âmnhạc truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã được UNESCO côngnhận là “kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”

Quan họ là một hình thức sinh hoạt văn hóa, diễn xướng dân gian độcđáo hấp dẫn có giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật to lớn và có sức sống lâubền trong lịch sử văn hóa Việt Nam Quan họ đã ra đời và phát triển đếnđỉnh cao tại các làng quê xứ Kinh Bắc xưa và nay thuộc hai tỉnh Bắc Ninh

và Bắc Giang

Quan họ là hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ hội Lễ hộiđược coi là môi trường hoạt động của các sinh hoạt văn hóa Quan họ Trong

Trang 3

các lễ hội đó, những hoạt động sống động và tiêu biểu nhất chính là ca hátquan họ và tục kết bạn, kết chạ giữa các làng quan họ.

Tuy nhiên, hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, việc hội nhập khu vực và quốc tế, phát triển kinh tế thị trường đã tạonhiều cơ hội cũng như thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy các giátrị và không gian Văn hóa Quan họ

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa quan họ, cũng như việc

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Quan họ, em đã chọn đề tài “Nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trước cách mạng tháng Tám, dân ca quan họ chưa nhận được sự quantâm đúng mực của các nhà khoa học Những công trình sưu tầm, nghiên cứuthời kỳ này chủ yếu là các bài báo, bút ký xuất hiện rải rác Đáng chú ý hơn

là luận án tiến sĩ “Hát đối đáp nam nữ thanh niên”của Nguyễn Văn Huyên tạiĐai học Sorbone, năm 1934 đã miêu tả những cuộc hội hè, những bài hát cókèm theo âm nhạc, phân tích nhịp điệu và các nhóm từ ngữ nêu lên quy luậtphối hợp các yếu tố của lời hát và phân tích cơ chế ứng tác thơ ca Bên cạnhviệc miêu tả lễ hội các tác giả còn rút ra những nhận định về mối quan hệgiữa các tổ chức xã hội và ngày hội đối đáp

Năm 1962, nhóm tác giả Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, NguyễnViêm , Tú Ngọc cho ra mắt cuốn sách “Dân ca quan họ Bắc Ninh” Đây làcuốn sách có quy mô lớn, mở ra chiều hướng cho các khám phá, nghiên cứutiếp theo về dân ca Quan họ; tìm hiểu quê hương lề lối sinh hoạt quan họ vàgiá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Năm 1972, Ty văn hóa Hà Bắc xuất bản cuốn “Một số vấn đề về dân

ca Quan họ” tài liệu này có thể giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về dân

ca quan họ với nhiều phương diện khác nhau

Trang 4

Tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc và quá trình phát triển của dân caQuan họ, nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý cho ramắt công chúng cuốn sách “Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển”xuất bản năm 1978 Cùng lấy tên đề tài này, tác giả Đặng Văn Lung đãhoàn thành luận án phó tiến sĩ văn học.

Năm 2005, Viện âm nhạc cho xuất bản cuốn “300 bài dân ca Quan họBắc Ninh” của cố nhạc sĩ Hồng Thao Đây là công trình gồm 174 làn điệuQuan họ khác nhau và hơn 100 dị bản chọn lọc, tổng cộng là 300 bài dân caQuan họ, trong đó có đủ giọng cổ (lề lối), giọng vặt và giọng giã bạn, đượcnhạc sĩ Hồng Thao sưu tầm, kí âm, sắp xếp hệ thống, chú giải một cách hếtsức kỹ lưỡng trong hơn 20 năm

Năm 2006 vừa qua là năm được đánh giá là năm của Quan họ vớinhiều hoạt động lớn nhằm tôn vinh và bảo tồn, phát huy dân ca Quan họ.Viện văn hóa thông tin kết hợp với Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh tổ chứcHội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đươngđại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam) Sau cuộc hội thảo lớn

là tập kỷ yếu “Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Bảo tồn và pháthuy” ra đời, tập hợp hơn 50 tham luận của nhiều tác giả trong và ngoàinước Hội thảo đã nêu bật được nội dung, lề lối sinh hoạt dân ca Quan họ,nghệ thuật âm nhạc Quan họ, đặc biệt nhấn mạnh sự tồn tại của Quan họtrong xã hội hiện đại và phương hướng bảo tồn, phát huy các giá trị của dân

ca Quan họ trong trong xã hội ngày nay

Cùng thời gian này, cuốn sách “Vùng văn hóa quan họ Bắc Ninh” đã

ra mắt công chúng Đây là kết quả của chương trình hợp tác giữa bộ vănhóa thông tin và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng bộ hồ sơ đệ trìnhUNESCO công nhận Quan họ Bắc Ninh là kiệt tác di sản truyền miệng vàphi vật thể của nhân loại

Trang 5

Cùng với những công trình nghiên cứu về dân ca Quan họ trên nhiềulĩnh vực như Âm nhạc, Văn học, Văn hóa…các nhà khoa học đã quan tâmnghiên cứu và công bố kết quả trong nhiều công trình khảo cứu như: “Địachí Hà Bắc”, “Lễ hội xứ Bắc”, “Lễ hội Bắc Ninh” Đáng chú ý là hội thảokhoa học: Hội Lim truyền thống và hiện đại ngay trên quê hương Bắc Ninhvới 29 báo cáo của các nhà nghiên cứu, quản lý ở các cơ quan trung ương

và địa phương

Tuy nhiên trong những tài liệu kể trên, chưa có đề tài nào nghiên cứu

cụ thể, chuyên biệt về nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ

ở lễ hội Bắc Ninh, cũng như chưa có cách tiếp cận và đánh giá dưới góc độtriết học về giá trị của văn hóa quan họ và ý nghĩa của nó trong đời sốngtinh thần của người Việt hiện nay

Dựa trên những công trình trên, nhất là dựa theo các tài liệu củatrung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Ninh, em đã nghiên cứu và tổnghợp để hoàn thành khóa luận này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các lễ hội Quan họ và sinh hoạt văn hóa Quan họ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển quan họBắc Ninh

- Không gian: Xứ Kinh Bắc xưa, chủ yếu là tỉnh Bắc Ninh ngày nay

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.Mục đích

Đề tài này nhằm tìm hiểu nét văn hóa trong hát Quan họ và tục kếtbạn, kết chạ ở lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh Qua đó thấy được ý nghĩacủa những giá trị văn hóa quan họ đối với đời sống tinh thần của người Việthiện nay

Trang 6

4.2 Nhiệm vụ

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển quan họ BắcNinh

- Làm rõ nét văn hóa trong hát Quan họ và tục kết bạn, kết chạ

- Tổng kết, đánh giá ý nghĩa của giá trị văn hóa Quan họ trong đờisống tinh thần của người Việt hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp Logic - Lịch sử

- Phương pháp xã hội học

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

6 Đóng góp về khoa học của đề tài

Quan họ Bắc Ninh năm 2009 đã được công nhân là Di sản phi vật thểđại diện của nhân loại nên thực hiện đề tài này tác giả có nguyện vọng gópmột tiếng nói mang tính khoa học hòa chung với các công trình nghiên cứutrước đây về văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, nhằm làm sâu sắc hơn và gópphần quảng bá rộng rãi hơn các giá trị văn hóa Quan họ, làm phong phúthêm cho loại văn hóa phi vật thể này

7 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàphần nội dung với 2 chương 6 tiết

Chương 1: Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của hát quan

họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh

Chương 2: Sinh hoạt văn hóa Quan họ và ý nghĩa của nó đối với đờisống tinh thần của người Việt hiện nay

Trang 7

NỘI DUNG Chương 1 NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA HÁT QUAN HỌ VÀ TỤC KẾT BẠN, KẾT CHẠ

TRONG LỄ HỘI XỨ KINH BẮC - BẮC NINH

1.1 Vài nét về quê hương quan họ

1.1.1 Kinh Bắc - quê hương Quan họ

Qua các thời kỳ lịch sử, quê hương quan họ có nhiều tên gọi và địa

bàn rộng hẹp khác nhau nhưng quê hương ấy vẫn là một vùng đất rộng nằm

ở phía Bắc sông Hồng và trong vùng văn hóa, văn minh châu thổ sôngHồng, sông Thái Bình

Bắc Ninh một tỉnh ở miền trung du Bắc Bộ, xưa là nơi phát tích củadân tộc Việt Nam Khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ III trước thiên chúa, vàothời kỳ Hùng Vương, Bắc Ninh thuộc bộ Vũ ninh xứ Văn Lang Theo sáchĐại nam nhất thống chí thì đời Hán (202 trước Thiên chúa đến 220 sauthiên chúa) ở Trung Quốc, Bắc Ninh thuộc huyện Giao chỉ với hai huyệnLuy Lâu và Long uyên (Gia Lâm); đời Trần (1225-1400) Bắc Ninh gọi làBắc Giang lộ sau đổi thành Kinh bắc lộ

Mãi đến nhà Minh (1368 - 1644) ở Trung Quốc, sách sử mới ghi rõđịa dư của Bắc Ninh: năm thứ 5, niên hiệu Vĩnh –lạc (1407)Bắc Ninh gồmphủ Bắc Giang; châu Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang; châu Gia Lâm có 3huyện An Định, Tế Giang, Thiện Tài; châu Vũ Ninh gồm năm huyện Tiên

Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong; châu Bắc Giang gồm 3huyện: Tân Phúc, Thiện Thệ và Yên Việt

Theo Đại việt sử ký toàn thư, từ năm 1428 đến năm 1433, vua LêThái Tổ chia nước thành năm đạo và Bắc Ninh thuộc Bắc đạo; năm Quangthuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông chia nước thành 13 đạo, gọi Bắc Ninh là

Trang 8

đạo Bắc Giang; đến năm Quang Thuận thứ 10, đạo Bắc Giang lại đổi thànhđạo Kinh Bắc ; đến đời Hồng Đức năm thứ 21 (1490) Lê Thánh Tông lạiđổi thành xứ và gọi là xứ Kinh Bắc.

Cũng theo Đại việt sử ký toàn thư, Gia Long (1802- 1819) sau khi lênngôi chia nước làm 24 trấn, 4 doanh, 2 thành, gọi xứ Kinh Bắc là trấn KinhBắc và đến năm 1831 thì Minh Mạng đổi là tỉnh Bắc Ninh

Cái tên Bắc Ninh ngày nay chính thức là kết hợp giữa mấy tên: VũNinh, Bắc Giang, Kinh Bắc Một điều đáng chú ý là phong tục hát quan họnằm ở mấy huyện Tiên Du, Võ Giang, Yên Phong, thuộc bắc phần BắcNinh, xưa gọi là bộ Vũ Ninh nước Văn Lang và châu Vũ Ninh dưới đời nhà

Hồ , thời kỳ thuộc Minh

Quê hương quan họ còn là một vùng đất đặc biệt, một vùng đất nổi

tiếng, một trong tứ trấn của Thăng Long ngàn năm văn vật xưa Tính từđiểm cực Bắc đến điểm cực Nam đường thẳng chừng 72km; từ điểm cựcĐông sang điểm cực Tây đường thẳng chừng 120km, chia làm 3 vùng rõrệt: miền núi, trung du và đồng bằng, có các dòng sông Hồng, sông Đuống,sông Cầu, sông Thương chảy qua Trên đất Bắc Ninh, Bắc Giang có 8 dântộc chính sinh sống, đó là Việt (chiếm hơn 90%), Nùng, Tày, Cao Lan, SánChỉ, Sán Dìu, Dao, Hoa

Kinh Bắc được coi là cái nôi sinh thành của người Việt Do nằm ở vịtrí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có hệ thống giao thông đường thủy bộ thuậnlợi nên Kinh Bắc có mối quan hệ trao đổi giao thương với nhiều vùng của đấtnước, kể cả nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Trung Á, Nam Á

và một vài nước phương Tây Luy Lâu là một trung tâm giao thương từ rấtsớm ở Kinh Bắc, là trung tâm giao thương đầu tiên của nước ta với các nướcláng giềng cả về kinh tế, văn hóa, tôn giáo Kinh Bắc sớm trở thành một vùngkinh tế có thế mạnh toàn diện đồng bằng, trung du,miền núi

Trang 9

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, vùng đất kinhBắc có vai trò vô cùng quan trọng, là “đất phên dậu phía Bắc của Thăng Long”.

1.1.2 Những đặc sắc văn hóa của quê hương quan họ

* Một vùng văn hóa cội nguồn

Mảnh đất Kinh Bắc nổi tiếng “Đất thiêng, người hiền”, “Trai tài gáisắc” là nơi có mật độ hết sức dày các di tích lịch sử, văn hóa và truyềnthuyết kỳ diệu về các công tích dựng nước và giữ nước của nhiều thế hệ.Sông Cầu tức con sông Nguyệt Đức chảy qua Thị Cầu, là một nơi chứngkiến biết bao cuộc đọ tài quan họ; sông Tiêu Tương theo truyện cổ tích kểlại; là nơi xưa đã đã vang lên tiếng sáo yêu đương của chàng Trương Chi;ngòi Tào khê nay không còn nữa nhưng vẫn giữ mãi dấu vết trong lòngngười với mấy câu ca dao quen thuộc:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ

Chùa Lim, đền Lý bát đế, chùa Bạch môn, đền Thánh Gióng, núi PhảLại, núi Lạng Sơn, núi Thiên Thai … là những phong cảnh tuyệt vời, cónhiều di tích lịch sử, là đất “thanh lịch hữu tình” như các cụ ta thường nói

Bắc Ninh là một vùng đất trù mật có một nền kinh tế nông nghiệp vàthủ công nghiệp phát triển từ lâu, nổi tiếng về gốm Bát Tràng, chum vạiThổ Hà, the lụa Phù lưu, nồi đồng Quế Dương …là nơi đã từng sản sinh racác ông trùm phường họ về các nghề thủ công như Khổng Lộ đúc đồng,Trương trung ái đúc đồ gốm…

Bắc Ninh là nơi giao lưu về mọi mặt, trao đổi hàng hóa giữaphương Nam, phương Bắc do đó có nhiều khách bốn phương tứ xứ đến tụtập buôn bán

Bắc Ninh, quê hương của các vị vua Lý, nơi du ngoạn của của cácvua chúa và là một trong những trung tâm văn hóa lâu đời của nước ta Chỉ

riêng đời nhà Lý đã có đến 160 người đỗ tiến sĩ (theo sách Lịch triều hiến

Trang 10

chương loại chí của Phan Huy Chú) Hàn Thuyên, người làm thơ nôm đầu

tiên của nước ta, cùng với nhiều nhà văn thơ khác như Hoàng Sĩ Khải,Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quát đều là người của vùngquê hương quan họ

Bắc Ninh là quê hương của bà mẹ đại thi hào Nguyễn Du, là nơi nổitiếng có những cô gái xinh đẹp, tình tứ Với áo tứ thân màu nâu non, yếmthắm hoa đào, váy lưỡi trai bảy bức, răng đen hạt huyền, con mắt lá dong,những cô gái Bắc Ninh đã từng làm cho biết bao nhiêu chàng trai say đắm

Ỷ Lan phu nhân, nguyên phi của vua Thánh Tông nhà Lý chính là một côgái hái dâu ở Siêu Loại (Bắc Ninh) tiêu biểu cho những cô gái đẹp đa cảm,tình tứ của vùng quê hương Quan họ Tục truyền cô gái hái dâu mải mêtheo đuổi những ý nghĩ thầm kín trong lòng đến nỗi xe vua đi qua mà côvẫn dựa vào gốc cây lan không biết, không hay Vua thấy thế lấy làm lạ vàtruyền vào cung và phong làm Ỷ Lan phu nhân Nhưng cũng chính vì cáiđẹp diễm tình như nàng Ỷ Lan mà biết bao cô gái xứ Kinh Bắc thủa xưa đã

bị tuyển vào làm cung nữ trong cung điện của bọn vua chúa

Bắc Ninh, nơi sản sinh ra những câu chuyện thần thoại, vị anh hùngcứu nước Phù Đổng Thiên Vương, có một truyền thống anh dũng chốngngoại xâm trải qua bao nhiêu thế kỷ Trong cuộc trường kỳ kháng chiến vừaqua, Bắc Ninh có những làng du kích kiểu mẫu như: Lang Tài, ĐìnhBảng… Đã từng làm cho giặc Pháp mất vía kinh hồn

Kinh Bắc cũng là một trong những cái nôi của các thể loại âm nhạc

và sân khấu cổ truyền như hát ví , hát trống quân, cò lả, hát xẩm, hát ca trù,múa rối nước, chèo và tuồng…được coi là cội nguồn sinh sôi và nuôi dưỡngcác loại hình âm nhạc nói chung và dân ca quan họ nói riêng

* Vương quốc của lễ hội

Như ở trên đã nói, Bắc Ninh là đất nông nghiệp thịnh vượng, là mộtvựa thóc của miền Bắc, năm này qua năm khác “hòa cốc phong đăng” nên

Trang 11

hội hè được nhân dân lao động mở ra khắp nơi sau ngày mùa, vào dịpnhững ngày thu và nhất là về mùa xuân, sau dịp tết Nguyên Đán, vàokhoảng tháng Giêng là những ngày tương đối nhàn hạ nhất sau một nămcanh tác Hết hội đình, đến hội chùa được mở liên tiếp Trong mỗi làng, hộiđình và hội chùa thường được mở gần nhau Vì thế những cuộc vui kéo dài(ở Xuân Ổ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hội chùa, mùng 8 tháng Giêng Âmlịch hội đình còn gọi là hội đám; ở Viên Xá hai hội làm cùng ngày ) Ởnhững nơi hội chùa và hội đình không sát ngày nhau thì thường để hội đìnhvào tháng 8 Âm lịch và hội chùa vào tháng Giêng Âm lịch Ba tháng mùaxuân là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội nhất: hơn 400 lễ hội diễn ra trong cáctháng mùa xuân này, trung bình một ngày có đến 3, 4 lễ hội.

Trong những ngày hội, có tổ chức các cuộc vui như kéo cờ ở Chã, hộichợ bán gà ở Dương Ổ, tục chém lợn ở Khả Lễ,… và đều có tổ chức sinhhoạt ca hát như: hát ví, hát trống quân, hát nhạc nhà tơ, kể hạnh, tuồng chèo,hát chầu văn, và đặc biết là hát quan họ Ngoài sinh hoạt ca hát như trên còn

có phường bát âm, phường tuồng ở Đình Bảng (Từ Sơn) với những cô gáiduyên dáng, mặc áo “cào cào” nhiều màu, đội mũ kim tuyến, thắt lưng rangoài, mỗi bên vai có một cái đèn lồng vừa múa vừa hát trước cửa đình

Hội mùa ở Bắc Ninh thực sự là một sinh hoạt cộng đồng của nhândân, có tác dụng rất lớn bồi dưỡng sức lực và tinh thần của nhân dân laođộng sau một năm làm việc vất vả trên đồng ruộng Đó cũng là một dịp màtình cảm của người lao động được trao đổi với nhau trong một bầu khôngkhí thoải mái và thân mật Đứng về mặt dân ca mà nói, đó cũng là một dịptạo điều kiện cho nghệ thuật ca hát, của nhân dân lao động được phát triển,

đề cao và khuyến khích

Theo thống kê của Sở VHTT tỉnh Bắc Ninh thì ca hát quan họ có mặt

ở gần một nửa trong tổng số hơn 500 lễ hội của Bắc Ninh Đặc biệt là ca hátquan họ là hoạt động trung tâm của phần hội tại các lễ hội của 49 làng quan

Trang 12

họ truyền thống trong đó nổi tiếng và thu hút nhất là các hội Lim, hội Diềm,hội Ó, hội Bồ Sơn, hội Đống Cao, hội Y Na, hội Bùi… Đó là các lễ hộiđược coi là dành riêng tôn vinh sinh hoạt và ca hát quan họ.

Sinh hoạt văn hóa quan họ và nghệ thuật dân ca quan họ là nghệ thuậtdiễn xướng của các lễ hội Bắc Ninh Các lễ hội làng Bắc Ninh, nhất là cáchội làng ở 49 làng quan họ, là động lực mạnh mẽ, bệ phóng lý tưởng đểnghệ thuật ca hát quan họ nảy nở, thăng hoa

Mấy nét địa lý và lịch sử kể trên của Bắc Ninh cho ta thấy trên cơ sởmột nền kinh tế nông nghiệp phồn thịnh, trù mật, một cội nguồn của vănminh Đại Việt - Thăng Long, một cửa ngõ giao lưu với nhiều nền văn hóa,một vương quốc của lễ hội… Quan họ, một sinh hoạt văn hóa dân gian đặcbiệt đã nảy sinh, tồn tại, phát triển trên một vùng đất đặc biệt của đất nước

và trong một không gian văn hóa tuyệt vời

1.2 Nguồn gốc sinh hoạt văn hóa Quan họ

1.2.1 Một vài truyền thuyết về nguồn gốc và thời điểm ra đời của Quan họ

Cho đến nay, tuy có nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về Quan

họ nhưng chúng ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc và thời điểm ra đờicủa Quan họ Dân ca quan họ có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc vàthời điểm ra đời Theo sự tổng hợp của nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung thì

có tới 15 truyền thuyết và 2 câu ca lưu truyền trong dân gian Kinh Bắc vềnguồn gốc và thời điểm ra đời của dân ca quan họ Trong phạm vi của khóaluận xin nêu ra một vài truyền thuyết tiêu biểu

Truyền thuyết thứ nhất: theo các nghệ nhân quan họ kể lại đại ý như

sau: Vua Hùng thứ 6 có người con gái xinh đẹp nết na khi đến tuổi cập kênhưng không đoái hoài gì đến chuyện kén phò mã mà chí thích ngao du sơnthủy Nàng xin vua cha 1 con thuyền và và tuyển chọn 49 cặp trai gái khôngcùng một dòng họ, hằng ngày xuôi ngược dòng sông Cầu để trồng lúa, trồng

Trang 13

dâu Một lần thuyền đang dong duổi trên sông thì dông bão bất ngờ kéođến Giông bão kéo con thuyền vào vùng hoang sơ Công chúa cùng đoàntùy tùng ở lại khai khẩn vùng đất hoang sơ này thành một vùng trù phú.Những lúc cùng đám tùy tùng trồng cây, hái quả hay khi thưởng nguyệtngắm trăng công chúa đều dạy cho 49 cặp trai gái vui chơi, ca hát Lúc đấtđai được mở rộng cũng là lúc 49 cặp trai gái thuộc nhiều bài hát Công chúa

xe duyên cho họ rồi phân đất cho mỗi cặp ở một vùng riêng sau này thành

49 làng quan họ Khi công chúa mất đi để tưởng nhớ công lao của bà, concháu 49 cặp trai gái ở 49 làng quan họ đã đặt đền thờ ở làng Diềm, nơi bà ở

và tôn vinh bà là vua Bà Thủy Tổ Quan Họ Hàng năm cứ đến ngày 6/2 âmlịch, dân làng Diềm mở hội hát tại đền vua Bà, trước là xin Bà phù giúp chodân làng an khang, thịnh vượng, sau là trai gái ca hát mừng xuân Lối chơinày được đặt tên là hát Quan họ

Truyền thuyết thứ hai: Trong bài viết “Vài ý kiến sơ bộ về dân ca

quan họ Bắc Ninh” đăng trên tạp chí Văn học số 5/1971, khi bàn đến nguồngốc dân ca quan họ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng có rất nhiềutruyền thuyết về nguồn gốc dân ca quan họ, đáng chú ý nhất là truyềnthuyết cho rằng dân ca quan họ nảy sinh từ tục kết nghĩa, giao hiếu giữa cáclàng Lũng Giang - Tam Sơn hay Diềm - Bịu Theo ông, rất có thể từ nhữngcâu dân ca hát xướng đối đáp kết nghĩa, giao duyên thâu đêm suốt sáng củacác làng kết chạ này mà theo họ Lý tức các “Quan viên họ Lý” theo cáchgọi đương thời chuyển thành câu hát mừng nhà vua khi mỗi khi Người ngựthuyền về thăm quê hương Đình Bảng, Cổ Pháp

Khi nhà Trần tiếm ngôi nhà Lý, Vương triều mới muốn xóa nhữngảnh hưởng của Vương triều cũ trong lòng dân, kể cả việc bắt cả người trongtôn thất của họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn Song dân làng Đình Bảng vàvùng Kinh Bắc đã từng tự hào về nhà Lý, nên đã tỏ lòng tưởng nhớ ngưỡng

mộ Cho nên họ khôn khéo lấy cụm từ “Quan họ Lý” (vua họ Lý) đặt tên

Trang 14

cho lối hát dân ca của chính quê hương mình - một dòng dân ca đã từng háttrong những dịp mừng đón và tiễn đưa các “Quan họ Lý ” đầu xuân hàngnăm, từ Thăng Long ngự thuyền rồng theo dòng sông Tiêu Tương về quêdâng hương tổ tiên Nhưng điều đáng nói ở đây là cách dùng tên gọi theo lốichiết tự Chữ “Lý” biểu tượng chính đặt tên cho làn điệu “Lý cây đa”, với ýnhà Lý như cây đa, còn chữ “Quan họ ” được gọi chung là lối sinh hoạt dân

ca của vùng đó Song ở phần láy phụ trong lời ca của một số làn điệu như

“Giã bạn” thì cụm từ Quan họ Lý vẫn được nhắc tới đầy đủ

…Hát về “Quan họ Lý” ư ôi ự

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan trong bài viết “Mấy

ý kiến sơ bộ về dân ca Quan họ” cho rằng:“ Cứ mỗi khi vua về thăm quê(châu Cổ Pháp ) thì những người trong họ Lý, mà người đương thời gọi là

“Quan viên họ Lý ” đều đến ly cung và hát nhưng câu dân ca mà nhân dântrong cùng thường hát để mừng nhà vua Từ đó nhân dân trong vùng thườnghát để mừng nhà vua Từ đó, nhân dân gọi là những câu hát dân gian ấy là

“hát Quan họ” Theo tác giả Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lý hát

để mừng vua khi vua về thăm quê hương

Truyền thuyết thứ ba: Người làng Quả Cảm và Thị Cầu lại có truyền

thuyết về quan họ là do một người con gái vừa cắt cỏ vừa hát những câu cókhẩu khí trị bình thiên hạ:

“Tay cầm bán nguyệt xêng xang Bao nhiêu cỏ cây lai hàng tay ta”

Tiếng hát hay khiến Chúa Trịnh Sâm và quan quân đi du xuân phải

họ lại (dừng xe) để nghe Chúa Trịnh Sâm cảm tài sắc của cô gái cắt cỏ nêncho vời cô về làm vợ Dân làng cho rằng tiếng hát tạo may mắn cho cô gáinên đua nhau ca hát gọi là quan họ

Cũng gần giống với truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc duxuân cầu duyên, cầu tự của Lý Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại

Trang 15

(Thuận Thành ) và cô gái ấy là Ỷ Lan, sau này thành nguyên phi Ỷ Lan, rồihoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lý.

Các truyền thuyết dân gian trên đều mang tính chất thần thoại, huyềnthoại có không ít suy đoán hoang đường, phi lý nhưng tất nhiên cũng chứađựng trong đó nhiều cơ sở hiện thực, duy lý quý giá Bởi cho đến giờ vẫnchưa tìm thấy tài liệu lịch sử chính thức nào ghi về nguồn gốc quan họ nênkhi nghiên cứu đều bắt đầu từ truyền thuyết Xưa kia, mỗi làng tin theotruyền thuyết của vùng mình Qua các truyền thuyết trên có thể tóm tắt vềnguồn gốc của quan họ như sau:

- Do vua bà con gái Hùng Vương truyền dạy

- Là lối hát Đúm của họ nhà quan

- Là tiếng hát hay làm quan viên hai họ lại (dừng lại)

- Là tiếng hát hay tạo nên may mắn, hạnh phúc

Về tên gọi “Quan họ” cũng có nhiều cách lý giải khác nhau Cuốn

Dân ca quan họ Bắc Ninh, nhiều tác giả, cho rằng:…Quan họ là danh từ kép Trong ngôn ngữ dưới chế độ phong kiến dưới chữ họ với chữ phường là hai

danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người hát nhất định

-… chữ phường thường dùng với nghĩa khinh miệt, chỉ những ngườicùng làm một nghề …không được coi trọng…

- chữ họ thường dùng với ý nghĩa coi trọng, chỉ những người thuộclớp trên của xã hội: Sĩ, nông, cùng sinh hoạt kết bạn với nhau,ví dụ: họ tưvăn, họ võ phá, họ lợn, họ gạo, họ chọi gà…Các người trong họ Tư văn, họ

võ phả gọi là quan viên họ tư văn, quan viên họ võ phả gọi tắt là Quan họ tưvăn, Quan họ võ phả Các quan cụ, quan trùm, quan đám, quan trong, quananh, chính là các quan viên, lớp người có người quyền ăn nói… chữ quantrước kia dùng để chỉ các quan viên thực sự, nhưng đến sau này, bất cứ namhay nữ hễ ai được tôn trọng đều được gọi là quan cả Do đó, danh từ quananh, quan chị, quan bác bắt đầu xuất hiện…

Trang 16

Như vậy, các tác giả Dân ca quan họ Bắc Ninh cho Quan họ là danh

từ kép chỉ nhóm người ca hát với ý nghĩa coi trọng, và lối hát, tiếng hát gắnliền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ

Tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết trong cuốn “Mấy ý kiến về vấn đề tìmhiểu nguồn gốc dân ca Quan họ” thì không đồng ý với cách giải thích Quan

họ là họ nhà quan, hoặc Quan họ dừng lại, hoặc là quan viên họ, tức là hộicủa lớp người nông dân có quyền ăn nói và cho cách giải thích ấy là “duydanh”, “thông tục”

Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán - Việt vay mượn

mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ ghép “quan lang” là một từ Việt cổtrước khi nhập vào từ quan Hán Việt và có nghĩa là người đàn ông

Còn họ chỉ cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống và đã có nhiềuthời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của những đơn vị xã hội(những công xã thị tộc), sau này thành những làng

Những người đàn ông trong họ (Quan họ) tách ra, dân mình (họmình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ nên lối chơi và hát đấy cũng đượcgọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng trong đám cưới củangười Tày, Nùng Quan họ như vậy chỉ một loại dân ca hát trong đám cưới

Có ý kiến cho rằng: Quan họ có chung nguồn gốc lâu đời với hát Lượn củangười Tày, hát Đang của người Mường, hát Ghẹo ở Phú Thọ, hát Xoan ởHạc Trì (Phú Thọ) Quan họ cùng có nguồn gốc như hát Thường Rang, BọMẹng (Mường), hát Lượn (Tày), hát Hạn Khuống (Thái)

Những ý kiến này muốn khẳng định nguồn gốc lâu đời của tiếng hátQuan họ Nhưng các tác giả đều cho rằng lối chơi và tiếng hát Quan họkhông ngừng biến đổi theo thời gian Vì vậy hệ thống bài ca và lề lối hátQuan họ mà ta nhận biết được ngày hôm nay, về căn bản là những sảnphẩm sáng tạo của những thế kỷ sau, nhất là những thế kỷ của thời kỳphong kiến độc lập sau này: Thời Lý Trần (1010 – 1400 ); thời Lê, nhất là

Trang 17

thời kỳ Lê Thánh Tông (thế kỷ XVI trở đi) và những năm đầu của thế kỷ 20nghệ thuật chèo, nhà tơ, Cải Lương Nam Bộ, ca Huế…phát triển gia nhậpvào Quan họ, khiến nhiều bài được quan họ cải biên từ hát chèo, từ hát nhả

tơ, ca trù…

Tuy nhiên, qua những bài Quan họ đã được sưu tầm có nhiều bài lời

ca là những thơ lục bát Theo Trần Việt Ngữ thì: hầu hết những câu trongnhững giọng lề lối đều có lời hát viết theo thể sáu, tám Vậy Quan họ khó

có thể ra đời trước khi nước ta có loại thơ này Tới nay chúng ta cũng mớitìm thấy một số tài liệu văn học khoảng thế kỷ XVI có dùng thể thơ có dùngthơ sáu, tám Trong khi đó lời ca của những bài ca được thừa nhận là giọng

cổ nhất như Hừ La, La Rằng,Tình Tang, Cái hời cái ả đều ở thể thơ lục bát.

Như thế lối hát giao duyên có tên là quan họ được hình thành sớmnhất ở thế kỷ XVI, trước thế kỷ XVI nó có thể gọi không phải là Quan họ

Còn theo nhà nghiên cứu Văn hóa Quan họ Lê Danh Khiêm cho rằng

và “Sinh hoạt Văn hóa Quan họ bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xã”

và “Sinh hoạt Văn hóa Quan họ ra đời từ thời kỳ phát triển kinh tế hàng hóatiêu thủ công nghiệp, tiểu thương nghiệp” Ông phân tích “ Khi nói Quan họkhởi nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xã, cũng đồng nghĩa với việc nóirằng Quan họ ra đời khi con người trong các cộng đồng làng xã có nhu cầu

mở rộng giao lưu và gắn bó mật thiết với nhau…Nói cách khác, Quan họ rađời, tồn tại và phát triển chính là trên cơ sở nhu cầu tất yếu phải mở rộnggiao lưu Điều này chỉ thực sự xảy ra khi nền sản xuất không đơn thuần làtiểu nông, tự cung tự cấp và khép kín trong công xã mà trình độ sản xuấtđược nâng cao bằng việc phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ công nghiệp ”[ 7; 39,40]

Ông còn cho rằng “Tục thờ thần Thành hoàng - nguyên nhân chínhdẫn tới tục kết chạ cũng ra đời từ thế kỷ XVII” Như vậy, theo ông thì sinhhoạt văn hóa Quan họ ra đời sớm nhất là thế kỷ XVII

Trang 18

Như vậy, về nguồn gốc và thời điểm ra đời của Quan họ có nhiều ýkiến khác nhau và chưa thống nhất Nhưng có thể khẳng định Quan họ làsinh hoạt văn hóa có từ lâu đời, có những bước phát triển, biến đổi khôngngừng và xâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân.

1.2.2 Tục kết bạn, kết chạ Quan họ

Tục kết bạn quan họ là một nét nổi bật của sinh hoạt văn hóa quan

họ Từ gốc là các yếu tố của tục kết chạ giữa các làng, tục kết bạn đã trởthành tục lệ quan trọng hàng đầu với tất cả liền anh, liền chị, tất cả các bọnquan họ Theo truyền thống của các làng quan họ, muốn hát quan họ thìtrước hết phải thực hiện việc kết bạn GS Lê Văn Hảo cho biết: “Việc traigái quan họ kết bạn với nhau bề ngoài giống như chuyện cưới xin, chỉ cókhác là không lấy nhau thôi” Trong lối chơi quan họ có câu: “Trai đi tìmgái, gái hát trước” và cũng theo phong tục, tập quán của người Việt Nam,tức là bọn trai phải chủ động đi tìm bọn nữ để kết bạn Vì thế, một bọn trailàng nào muốn kết bạn với nữ làng kia thì phải tập hợp một số anh em biếthát và tìm một người lớn tuổi, hay hát cầm đầu, cứ mỗi bọn chừng 10người Việc kết bạn này thường diễn ra vào dịp các lễ hội, không khí đangvui tươi, bọn kia mang trầu cau và đồ lễ đến đình lễ thần và ra mắt quanviên trong làng, xin kết bạn quan họ với chị em bên đó, buổi lễ thần đó đốtpháo ăn khao như ngày cưới, như thế là cha anh làng đó công nhận cho con

em làng mình kết bạn với làng kia

Sau khi kết bạn, hai bọn quan họ coi nhau như một gia đình Mộthình thức gia đình độc đáo “Gia đình quan họ” đã hình thành qua các cuộckết bạn quan họ Phần lớn các liền anh, liền chị đã kết bạn với nhau thì trởthành bạn của nhau suốt đời, không bao giờ chuyển tình bạn thành tình yêu

để tiến tới hôn nhân để giữ mãi mối quan hệ thơ mộng như lý tưởng màkhông sa vào cuộc sống gia đình bíu ríu với những lo toan vặt vãnh thức tếhằng ngày

Trang 19

Tục kết bạn quan họ có những chi tiết khác nhau giữa các làng: Cónơi, cùng một thời gian, nhóm quan họ này kết bạn với 2,3 nhóm Quan họkhác và sự kết bạn ấy đôi khi chỉ kéo dài vài, ba năm: Thị Cầu, làng Yên,Ngang Nội …rồi lại kết với nhóm khác.

Có nơi hai nhóm nam nữ Quan họ đã kết bạn với nhau rồi thì khôngkết bạn với nhóm thứ 3 và có tục lệ không bao giờ lấy nhau, giữ đường đilối lại trọn đời: Bồ Sơn - Y Na

Có nơi như Diềm - Bịu, 2 nhóm đã kết bạn thì không kết bạn vớinhóm thứ 3, không những thế, cả bên nam nữ mỗi bên còn gây dựng mộtnhóm em bé quan họ để dẫn dắt họ kết bạn với nhau, cứ thế hết thế hệ nàyđến thế hệ khác, hàng trăm năm, tạo dựng lên một tình bạn trọn đời Nhữngnhóm quan họ này thường có tục không lấy nhau thành vợ chồng

Có nơi chỉ có quan họ nam như Thị Cầu, Ngang Nội, Sen Hồ… nênchỉ mời kết bạn với quan họ nữ làng khác

Trong vùng Quan họ có thể kể một số cặp kết chạ như sau:

Trang 20

Lũng Giang – Tam Sơn

Viêm Xá – Hoài Bão

Thị Cầu – Cổ Mễ

Việc kết bạn giữa các bọn Quan họ có nguồn gốc từ tục kết chạ giữacác làng Tục kết chạ ra đời khi có công xã nông thôn với quan niệm xácđịnh văn hóa của công xã nông thôn, chứ không phải sự san đôi thị tộc nhưnhiều người tưởng Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến kết chạ như nhiềungười đã nói, thì chính lại dẫn từ tình nghĩa thị tộc xưa kia, muốn cho cuộcsống công xã nông thôn luôn thắm đượm tình thương yêu đùm bọc bìnhđẳng như hồi trước Tình nghĩa đó một mặt được duy trì qua luật tục, mộtmặt được duy trì do thực tế cuộc sống trên đất Hà Bắc, với nền nông nghiệpruộng nước của cư dân này Tình nghĩa này ngày càng phát triển cho đếnnay có một số tên gọi phù hợp với chặng đường phát triển này

- Kết chạ: Kết nghĩa giữa hai làng có tính chất truyền đời, các làngcoi nhau như anh em, đặc biệt giúp đỡ nhau trong sản xuất Tục kết chạ nàyhết sức bền vững, vì ngoài chức năng xã hội còn có chức năng thực hiệnnghi lễ

- Kế ước” Là một sự phát triển về nội dung xã hội, nhằm mở rộngtinh thần ruột thịt ăn hèm trong công việc chống giặc, chống trộm cướp

Trang 21

- Chạ nước: Là một sự liên minh để bảo đảm nguồn nước cày cấy.

- Kết nghĩa: Mở rộng tình ưu ái giữa con người đang cùng nhau laođộng , sản xuất, đánh giặc, giúp đỡ nhau khi “tối lửa tắt đèn”

- Kết nghĩa: Mở rộng tình ưu ái cho đến cả các thành viên không còntồn tại nữa

Như vậy tục kết chạ là một tục có từ lâu đời Nó nhập vào quan họkhi nào thì người ta không biết rõ Điều chắc là tục kết Nghĩa trong hátQuan họ hiện nay vẫn là phổ biến Lễ thức tiến hành gần giống với tục kếtchạ, và luật tục phần lớn cũng giống nhau Tình hình ấy cho phép ta khẳngđịnh: Quan họ Nghĩa là một tục phát sinh của tục kết chạ ở Hà Bắc, và tụckết chạ là một trong những nguyên nhân để giữ gìn và phát triển Quan họ

Về tình bền vững của phong tục tập quán, thì một phong tục tập quán,một tín ngưỡng không thể một sớm một chiều mà có được, cho nên cũng cóthể nói chắc yếu tố kết chạ trong quan họ có từ rất sớm Tác dụng của nó là

để làm cho tục hát Quan họ được toàn vẹn hơn

Nhưng nó đã trở thành thể thức sinh hoạt Quan họ rồi thì có sự pháttriển riêng, làm cho quan họ được mở rộng hơn so với tục kết chạ: tất cả cácbọn quan họ có thể tự kết với nhau, bỏ qua những quy định tối thiểu của kếtchạ, miễn là họ tuân theo một số quy định và làm theo đúng tinh thần củatục cũ Tục kết chạ khi đã vào tục chơi quan họ thì làm cải biến phươngthức chơi Chơi Quan họ từ nay không còn là một lối chơi giao duyên bìnhthường nữa mà phải lĩnh một phần trách nhiệm của đôi dân giao phó Quan

họ được đẩy lên địa vị hết sức quan trọng: mỗi lần quan họ đi hát cũng làmột lần thực hiện giao hảo với dân anh, không chỉ về mặt tinh thần mà cả

về vật chất (quà biếu) Như vậy là quan họ không những được thần linhchấp thuận mà còn được dân làng coi trọng Từ đó quan họ bị tách ra khỏisinh hoạt giao duyên của trai gái như trước đây của trai gái để đi vào cõihuyền bí thiêng liêng Quan họ từ một lối chơi giao duyên bình thường biến

Trang 22

thành lối chơi phong tục gắn chặt với lễ nghi Đã vậy thì quan họ với tưcách là một thuần phong mỹ tục thì phải có sự khác với lối giao duyênthông thường Trình thức đó, quy định đó, nằm trong phong tục của từnglàng quan họ Nhưng vốn là một sinh hoạt tập thể, có sự giao lưu rộng rãi,nên nhanh chóng đưa đến chọn lọc một số các hình thức nhiều vẻ ấy mộtvài trình thức tương đối ổn định và trình thức ổn định nhất là hệ thống bàibản trong hát lề lối mà ta hiện nay còn thấy Và quan họ không ra đời với tưcách là một lối hát thờ thành hoàng như Xoan, Dậm, Dô nên hệ thống bàibản của nó không diễn tả lai lịch thành hoàng như các loại hát này Hệthống bài bản quan họ chỉ là những lời chúc tụng và xưng công đức càngchứng tỏ Quan họ chịu ảnh hưởng lớn của tục kết chạ.

Vì những lý do đó mà một số người đã cho rằng hát quan họ bắt đầu

từ khi có tục kết chạ

1.3 Lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh

1.3.1 Lễ hội Quan họ - Môi trường của sinh hoạt văn hóa Quan họ

Bắc Ninh được xem là vương quốc của lễ hội, mỗi năm có tới 547 lễhội được tổ chức, chiếm gần một nửa tổng số các lễ hội đó là có mặt của cahát Quan họ Ca hát Quan họ chính là hoạt động trung tâm của phần hội tạicác lễ hội của 49 làng Quan họ gốc Các lễ hội làng Bắc Ninh, nhất là cáchội làng ở 49 làng Quan họ gốc, là động lực mạnh mẽ, bệ phóng lý tưởng đểnghệ thuật ca hát Quan họ nảy nở và thăng hoa

Lễ hội có thể được xem là môi trường của sinh hoạt văn hóa Quan

họ Môi trường đó cũng giống như con người muốn sống cần có không khí,con cá muốn sống phải có nước, sinh hoạt văn hóa Quan họ muốn tồn tại thìcần có những lễ hội Bởi vì, có một thực tế sinh động là trong nhiều nămgiữa thế kỷ trước, do nhiều nguyên nhân mà lễ hội làng xã hầu như khôngđược mở Chính trong thời kỳ này, Quan họ hầu như không còn Vì thế,ngoại trừ một số trường hợp hoạt động Quan họ rải rác quanh năm, như

Trang 23

Quan họ thăm viếng nhau mỗi khi bạn có việc vui, việc buồn, Quan họ giúp

đỡ nhau trong lao động sản xuất và buôn bán, còn hầu hết các hoạt độngchủ yếu của Quan họ đều tập trung trong các ngày lễ hội làng xã (đặc biệt lễhội mùa xuân) Chính trong các lễ hội Quan họ thể hiện một lối “chơi Quanhọ” rất độc đáo với nhiều nét văn hóa đặc trưng của quê hương Quan họ

Dịp chơi chủ yếu của Quan họ là lễ hội mùa xuân nên mùa xuân đượccoi là “mùa Quan họ” Bởi đây là dịp để các bọn Quan họ giao lưu, kết bạnvới nhau Trong ngày hội xuân của bất kỳ làng nào cũng đều có đủ 4 hìnhthức ca hát: Hát chúc, mừng, hát thờ, hát hội và hát canh Ngày hội xuâncũng thu hút đông đảo các lực lượng tham gia giao lưu, kết bạn của Quan

họ sở tại với Quan họ bạn, kết bạn với bọn Quan họ khác tới chơi hội, cácbọn Quan họ nam, nữ tìm nhau để kết bạn

Cũng giống như lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu là dịp để các bọnQuan họ nam nữ trong nội bộ làng mở hội giao lưu với nhau trong việccùng tham gia các hoạt động tín ngưỡng của lễ hội Đây cũng là dịp duynhất để nam nữ trong cùng một làng giao lưu với nhau

Như vậy, nhờ có môi trường là các lễ hội, Quan họ mới có điều kiệntập trung giao lưu giữa Quan họ các làng và Quan họ nam nữ cùng một làngvới nhau Hơn nữa, những ngày lễ hội Quan họ chính là lễ hội truyền thốngcủa làng xã Bởi vậy, riêng ở 44 làng Quan họ gốc ở Bắc Ninh thì làng nàocũng có lễ hội mùa xuân, tập trung vào các tháng giêng hai, khởi đầu là hộilàng Hữu Chấp mùng 4 tháng giêng và kết thúc là hội Điều Thôn 15 tháng 2(âm lịch) Cụ thể như sau:

Tháng giêng:

- Ngày 4: Hữu Chấp (Chắp)

- Ngày 5: Xuân Ổ (Ó), Bái Uyên (Bưởi)

- Ngày 6: Niềm Xá (Niềm), Y Na (Nưa), Khắc Niệm (NémĐoài, Ném Sơn, Ném Tiền), Khả Lễ (Sẻ), Khúc Toại (Chọi)

Trang 24

- Ngày 7: Hòa Đình (Nhồi), Vân Khám (Khám), Dương Ổ (ĐốngCao).

- Ngày 8: Đỗ Xá (Đọ)

- Ngày 9: Bồ Sơn (Bò), Thọ Ninh (Thụ)

- Ngày 10: Hoài Thị (Bịu Sim), Thượng Đồng (Lẫm), Vệ An(Vệ)

- Ngày 11: Phúc Sơn (Bãi Cát)

- Ngày 12: Hoài Trung (Bựu Trung), Xuân Ái (Sói)

- Ngày 13: Lũng Giang (Lim), Lũng Sơn (Lim), Duệ Đông (xưagọi là Giáo phường Tiên Du )

- Ngày 20: Thị Cầu (Chùa Ngoài)

- Ngày 25: Ngang Nội (Ngang)

- Ngày 28: Châm Khê (Bùi)

- Ngày 29: Thị Chung (Yên Chợ)

Tháng hai:

- Ngày 2: Đông Xá (Đặng)

- Ngày 6: Tiêu Thượng, Viêm Xá (hội đền Vua Bà)

- Ngày 7: Tiêu Long

- Ngày 10: Yên Mẫn (Yên Giữa)

- Ngày 15: Điều Thôn (Đào Xá)

Trang 25

Việc tổ chức các lễ hội trong năm có ý nghĩa quan trọng đối với cácsinh hoạt văn hóa Quan họ Bởi vì, thông qua đó dân ca Quan họ, tục kếtbạn Quan họ, văn hóa hành vi, giao tiếp Quan họ, lối chơi Quan họ được thểhiện đậm nét và có sức lan tỏa tới quần chúng nhanh nhất Mặt khác, hoạtđộng Văn hóa Quan họ cũng tạo cho lễ hội vùng Quan họ mang màu sắcriêng như: tính cộng đồng của lễ hội được nâng cao hơn, phần lễ trong lễhội được tôn nghiêm hơn và đặc biệt, có hoạt động Văn hóa Quan họ, lễ hộimang tính trữ tình và địa điểm tổ chức lễ hội được mở rộng, không khí lễhội cũng sôi động hơn.

1.3.2 Hội Lim – Hội Quan họ

Nhắc đến Quan họ và các lễ hội Quan họ thì không thể không nhắctới hội Lim – lễ hội tiêu biểu và được coi là Hội Quan họ

Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh,cách Hà Nội 18 km Hội mở trên đồi Lim, tên chữ là Hồng Vân Sơn và cóchùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ Đây

là một ngọn đồi thuộc địa phận 3 xã Duệ Đông, Lũng Sơn, và Lũng Giang,huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Hiếu Trung Hầu tên húy là Diễn, làm quan dưới triều của vua LêCảnh Hưng, xuất thân hoạn quan, ngài đã được thăng đến chức Thanh Hóatrấn đốc đồng Dân chúng quanh vùng quen gọi lăng ngài là lăng quan trấn.Ông không có con nên khi gần chết ngài hầu hàng tổng và làm đình chomấy xã Để ghi nhớ công ơn ngài hàng năm đến 13 tháng giêng (âm lịch)dân tổng Nội Nhuệ mở hội rất to tại lăng ngài Ngày hội đó được gọi làngày hội Lim

Lâu nay người ta có ấn tượng rằng ngày hội Lim là ngày hội Cả củaQuan họ, là ngày hội tiêu biểu nhất của sinh hoạt Quan họ Thực ra đó cũngchỉ là hội chùa Lim và do làng Lim đứng ra tổ chức, giống và ngang với cácngày hội khác do các làng đứng ra tổ chức thôi Tuy nhiên, hội Lim , như ta

Trang 26

nhận biết hiện nay là một tài liệu đáng chú ý về một ngày hội Quan họ lớntrước cách mạng tháng Tám Sở dĩ ngày hội Lim lớn và được coi là hộiQuan họ là vì các lý do sau:

1 Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, trùng vào ngày hộichợ đầu năm

2 Ngày 12 tháng giêng là ngày hội đình của cả sáu làng xung quanhvùng Lim nên không khí náo nức của ngày hội đình chuyển ngay cho hộichùa Lim

3 Lúc này là thời gian tốt nhất để mở hội vì trời có trăng một số hội

đã mở lấy đà, mọi người vừa ăn tết xong, công việc đồng áng buôn bánđang rỗi rãi, giao thông thuận lợi…

4 Điều quan trọng hơn vì hội Lim là hội hàng tổng, có lực lượngQuan họ tại chỗ rất đông đảo Tuy chỉ có 4 làng Quan họ nhưng tổng NộiDuệ lại có 13 bọn Quan họ nam nữ 13 bọn Quan họ này lại kết bạn với 13bọn Quan họ ở các làng khác Vì thế, hội Lim còn là nơi hội tụ của Quan họBắc Ninh

Chùa Lim được làm từ hồi nào, không rõ Theo truyền thuyết có mộtngười đàn bà tên là Bà Mụ Ả , người Duệ Đông , đến tu ở đó Bà tu đắcđạo, nên có phép hô phong hoán vũ Mỗi khi hạn hán dân thường cầu bàlàm mưa Do bà linh ứng như thế, nên làng Lim tôn bà làm Thành Hoànglàng, và ngày hội chùa Lim tổ chức vào ngày mất của Bà Bà vừa là thầnlàng vừa là người nhà chùa, có phép làm mưa gió sấm chớp, có phần giốngnhư hành trạng và thần tích của bà Man Nương (chùa Dâu)

Làng Lim có bốn xóm Mỗi xóm có hai “bọn” Quan họ: một bonnam, một bọn nữ Có tục “ăn chạ” với Tam Sơn, tục kết nghĩa với Bịu

Có truyền thuyết kể rằng “ăn chạ” giữa Lim và Tam Sơn có nguyênnhân của tục hát Quan họ

Trang 27

Hội Lim là ngày hội chùa của làng Lim Hội chỉ mở một ngày, đó làngày 13 tháng giêng Âm lịch Từ trước Tết, người ta đã chuẩn bị cho ngàyhội đó Suốt tháng mười một, tháng chạp, các bọn Quan họ đã bắt đầu luyệntập Bọn này mời bọn kia đến hát đối đáp thử Ra Giêng, từ mồng 4, mồng 5Tết từng bọn nhận lời mời của các thôn bạn đã rủ nhau đi hát nhiều nơi đểtập dượt, thử thách Qua việc đi hát, các bọn cũng mời bọn hát tốt về dự hộilàng mình Nhưng việc mời chính thức những “bọn” nào đến dự hội cònphải qua một cuộc hội ý giữa các ông Trùm, bà Trùm Dĩ nhiên đối với hộiLim không thể thiếu bọn Quan họ Bịu và Tam Sơn, vì đó là những Quan họkết chạ và kết nghĩa Số bọn tới dự lại không thể quá số bọn Quan họ củaLim Chẳng hạn, Lim có bốn bọn nam thì tối đa bọn nữ các nơi được mờiđến chỉ có thể là bốn mà thôi vì nếu không thì các bọn thứ 5, thứ 6 sẽ không

có ai tiếp

Tuy nhiên trong những ngày hội Lim thì Quan họ các nơi lại có thểđến hát tự do Đấy là lối hát ngoài đồi, khác với lối hát mời nhau hát trongnhà Đến đồi Lim, một bọn nam chưa có bạn gái đi tìm trong đám hội mộtbọn nữ cũng chưa có bạn và mời nữ xơi trầu Nếu bên nữ nhận trầu tức lànhận lời hát Cũng có khi bọn nữ chủ động mời bọn nam Trong khi hát vớinhau ở đám hội, nếu đôi bên cùng hợp nhau về cách đối xử, ăn ý với nhau

về giọng hát thì sẽ hẹn gặp nhau trong một ngày nào đó ở bên làng nữ, đểbên nam đưa lễ xin kết nghĩa Tục này gọi là “Quan họ Nghĩa” Ít lâu sauđúng hẹn, bọn trai đưa hương vàng, trầu cau sang gia đình bọn nữ xin kếtbạn Bọn nữ đưa bọn bạn ra trình tiên chỉ rồi làm lễ rước đình, sau đó đưabạn về ăn uống và ca hát

Như vậy trong hội Lim, có hai hình thức tổ chức hát Một là, háttrong nhà, của những bọn có kết nghĩa Hai là hát ngoài đồi của những bọnđến xem hội, góp vui và tìm bạn Cuộc hát quan họ giữa các quan họ bạn cókhi đến ra thâu đêm

Trang 28

Cũng như các lễ hội khác, ngoài hát quan họ, hội Lim còn có đủ cácphần từ lễ rước, lễ tế đến các trò chơi dân gian như đấu vật, đấu võ, đấu cờ,thi dệt cửi, nấu cơm…nhưng phần cơ bản nhất vẫn là ca hát Từ hát mờitrầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng… Một trời âmthanh thơ và nhạc náo nức không gian, xao xuyến lòng người, làm chonhững người đến hội không thể nào quên.

1.4 Mối quan hệ giữa lễ hội và sinh hoạt văn hóa Quan họ

1.4.1 Lễ hội là môi trường của sinh hoạt văn hóa Quan họ

Lễ hội xuân thu nhị kỳ cùng các hoạt động tín ngưỡng trong các lễhội (đặc biệt trong lễ hội mùa xuân) là môi trường của sinh hoạt văn hóaQuan họ Hầu hết mọi hoạt động Quan họ đều diễn ra vào dịp hội làng

Người Quan họ trong đời sống thường ngày cũng thường xuyên quantâm thăm hỏi nhau, nhiều hoạt động Quan họ cũng diễn ra vào ngày thường.Tuy nhiên, trong những ngày hội với không khí vui tươi, sôi nổi là cơ hội đểtất cả các mặt của sinh hoạt văn hóa Quan họ được diễn ra Trong nhữngngày hội các liền anh, liền chị Quan họ có được dịp để khoe tài, khoe sắc.Các bọn Quan họ sau thời gian tập luyện đến với hội Quan họ để tìm bọnQuan họ khác để kết bạn, giao lưu Do vậy, các hoạt động kết bạn Quan họbao giờ cũng được diễn ra ở trung tâm của hội Các bọn Quan họ còn thamgia hát Quan họ thờ trong ngày hội xuân và tham gia diễn xướng tế, rướcthần Thành Hoàng trong ngày thu tế (hoạt động tín ngưỡng Quan họ) Quan

họ có tổ chức các hình thức hát chúc, hát mừng, hát hội, hát canh trong lễhội mùa xuân hoặc ca trong lễ hội cầu đảo ở làng Viêm Xá, ca trong thamgia diễn xướng lễ hội mùa thu Những hoạt động trên cũng là dịp để ngườiQuan họ biểu hiện tập trung nhất văn hóa hành vi của mình

Với vai trò là môi trường của sinh hoạt Văn hóa Quan họ, có thểkhẳng định, không có lễ hội Quan họ thì không có Quan họ

Trang 29

1.4.2 Sự tác động trở lại của hoạt động văn hóa Quan họ đến các

lễ hội vùng Quan họ

Lễ hội và các hoạt động Văn hóa Quan họ luôn luôn là hai mặt songhành và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Lễ hội là môi trường diễn racác mặt của sinh hoạt văn hóa Quan họ, ngược lại, hoạt động văn hóa Quan họ

có tác động trở lại một cách tích cực đến các lễ hội Quan họ, tạo cho các lễ hộiQuan họ những màu sắc riêng thu hút sự quan tâm của mọi người Bởi vậy,trong các lễ hội Quan họ nói riêng và các lễ hội ở Bắc Ninh nói chung màkhông có sinh hoạt văn hóa Quan họ thì sẽ mất đi linh hồn của lễ hội

1.4.2.1 Tính cộng đồng của lễ hội

Lễ hội là một hoạt động của cộng đồng làng xã nào đó Nhưng dântộc ta với truyền thống cố kết cộng đồng rất chặt chẽ nên các lễ hội ở làng

xã không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của một làng xã đó mà có tính chất

mở Hơn nữa, trong lễ hội luôn có các hoạt động Quan họ mà mặt không thểthiếu của sinh hoạt văn hóa Quan họ là tục kết bạn, kết chạ giữa các bọnQuan họ các làng với nhau

Trong mỗi làng thường có nhiều bọn Quan họ nam, nữ nhưng khôngbao giờ các bọn Quan họ nam nữ trong một làng lại kết bạn với nhau, màcác bọn Quan họ nam nữ của làng đó lại đi kết bạn với các bọn Quan họnam nữ ở các làng khác Dịp hội xuân, là cơ hội mà các bọn Quan họ khôngthể bỏ qua, vì thế các bọn Quan họ bạn đều nhận “lời mời” mà đến chơi hộirất đầy đủ, không những thế còn kéo theo các em nhỏ đến học việc và cácbọn Quan họ các làng khác thấy hội vẫn đến chơi dù không phải làng kếtchạ với làng mở hội

Thêm nữa, hầu hết các làng Quan họ đều kết chạ với một hoặc nhiềulàng Quan họ khác nhau Dịp hội xuân, các làng cùng chạ đều cử đại diệnsang, trước là lễ thần, sau là trẩy hội

Trang 30

Như vậy, có hoạt động sinh hoạt Văn hóa Quan họ làm cho lễ hội củacác làng xã Quan họ không chỉ mang tính cộng đồng làng xã mà còn thu hút

sự tham gia của rất nhiều làng xa khác

1.4.2.2 Phần lễ của lễ hội

Sinh hoạt văn hóa Quan họ không phải là những hoạt động tùy tiện

mà đều có những quy định chung, bặt buộc mà mọi người muốn tham giachơi đều phải tuân theo Đặc biệt, trong các dịp lễ hội bao gồm phần lễ vàphần hội Phần hội là hoạt động vui chơi không phải tuân theo những quyđịnh quá ngặt nghèo nhưng phần lễ thì nhất định phải diễn ra thật tônnghiêm, theo đúng luật lệ

Trong ngày lễ hội mùa xuân, các bọn Quan họ của làng đều đưa cácbọn Quan họ kết nghĩa với mình vào đình (hoặc đền) thắp nhang làm lễ và

tổ chức hát Quan họ thờ nội dung là những câu tế lễ thần Phần lễ của lễ hội

do đó càng tôn nghiêm hơn

1.4.2.3 Tính trữ tình của lễ hội

Ngay cả ở chốn thâm nghiêm nhất là đình, đền, chùa khi Quan họlàm lễ và hát thờ thì vẫn cũng là sự sánh đôi của từng cặp Quan họ kết bạn

Từ nói năng giao tiếp cho đến những câu hát, cảm hứng chủ đạo cũng đều

là tình cảm, tình yêu nam nữ mặn nồng, đằm thắm, thiết tha Tuy chỉ ở hìnhthức hát hội, hát canh mới có hát giao duyên, nhưng ở hai hình thức khác làhát chúc, hát mừng và hát thờ, người ta vẫn khôn khéo gửi gắm tình cảmsâu kín của mình với bạn vào câu hát Chẳng hạn trong bài hát thờ “Thoạtchân em bước vào đình”, bên cạnh khói hương trầm vẫn có hình ảnhphượng loan sum họp:

…Trông lên hương sáng như hoa, Bốn bề hương tỏa khác nào động tiên Đương Quan họ ơi!

Hôm nay họp mặt sum vầy

Trang 31

Phượng loan sum họp đốt cây nhang trầm

1.4.2.4 Không gian của các lễ hội vùng Quan họ

Với hoạt động Văn hóa Quan họ, địa điểm tổ chức lễ hội được mởrộng hơn, không khí lễ hội sôi nổi hơn Nhìn chung các lễ hội làng xã xưa

có địa điểm ở trung tâm làng, ở sân đình hoặc chùa Song với lễ hội Quan

họ, địa điểm tổ chức hội được mở rộng vào tận các xóm, thậm chí trongnhiều gia đình

Ở mỗi làng thường có nhiều bọn Quan họ Phổ biến nhiều nơi tổchức các bọn Quan họ phát triển tới cấp xóm Trong các ngày hội xuân,lúc chiều tàn Quan họ ra về cũng là lúc các bọn Quan họ làng mở hội baogiờ cũng mời bọn Quan họ kết bạn với mình về nhà chứa xơi cơm và tổchức hát canh thâu đêm suốt sáng Đó là hình thức hát được gọi là “Quan

họ du ca tại gia”

Nói tóm lại, mối quan hệ giữa lễ hội làng xã và sinh hoạt văn hóaQuan họ là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Từ mối quan hệ tươngtác, hai chiều trên mà đã hình thành một hình thức lễ hội mà ta không tìmthấy ở bất kỳ địa phương nào khác

Tiểu kết chương 1

Quan họ được sinh sôi trên xứ Kinh Bắc nay là Bắc Ninh, và BắcGiang - một vùng đất giàu đẹp, quê hương của văn minh lúa nước, quêhương của các bậc minh quân của những người anh hùng lỗi lạc trong dựng

Trang 32

nước và giữ nước, của các văn nhân, danh nhân, nghệ sĩ kiệt xuất Tại đâykhông những nông nghiệp mà tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao lưukinh tế văn hóa với nước ngoài đều rất thuận lợi và phát triển Nơi đây còn

là một vùng văn hiến cội nguồn, là vương quốc của lễ hội, tạo nên khônggian cho những sinh hoạt quan họ, nhất là trong những dịp đầu xuân Lễ hộiQuan họ, đặc biệt là lễ hội Lim để lại trong lòng người đi hội những cảmxúc vừa thăng hoa vừa sâu lắng

Các sinh hoạt văn hoá Quan họ không thể tách rời với môi trường của

nó là các lễ hội làng xã Trong đó, hát Quan họ và tục kết bạn, kết chạ là nétvăn hóa đặc sắc của người dân xứ Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay

Trang 33

Chương 2 SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI

ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

2.1 Nét văn hóa trong hát Quan họ, tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội ở Bắc Ninh

2.1.1 Nét văn hóa trong hát Quan họ ở lễ hội Bắc Ninh

2.1.1.1 Văn hóa hành vi, giao tiếp Quan họ

Lễ hội Quan họ, đặc biệt là lễ hội Lim là môi trường để sinh hoạtQuan họ thể hiện phong cách của người Quan họ, thái độ của người Quan

họ đối với nhau thông qua các hành vi trong giao tiếp và ca hát giữa các liềnanh, liền chị Quan họ

Trước hết, văn hóa hành vi Quan họ được hình thành từ những cơ sở nội tại ngay trong chính bản thân văn hóa Quan họ.

Nếu như trong hầu hết các loại hình dân ca khác, người ta hay nói: Đihát Trống quân, đi hát Ví, đi hát Đúm… thì người Quan họ xưa lại nói “đichơi Quan họ” và Quan họ là một “nghề có tinh mới tường”

Trong Quan họ chữ “chơi” được sử dụng phổ biến nhất, nó không chỉđược sử dụng phổ biến trong lời ca Quan họ mà còn cả trong những câugiao tiếp của các liền anh, liền chị Người ta thống kê trong 213 giọng Quan

họ thì có tới 165 chữ “chơi” Nhiều bài Quan họ ngay tên bài đã sử dụngchữ “chơi” như bài: Khách đến chơi nhà, chơi cho sấm động mưa sa, chơicho đám hội mua vui, chơi cho nước Hán sang Hồ, chơi cho lá rụng vào đềnvua Ngô, chơi cho hòn đá nảy mầm, dưới giời mấy kẻ biết chơi, khi vuichơi trà rồi lại tửu…

Chữ “chơi” còn được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp Quan họ.Chẳng hạn một cuộc đối thoại sau:

Trang 34

“ – Em xin có lời mời anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm… đươngQuan họ ngồi chơi Cảnh chúng em nhà gianh vách đất, chiếu đơn, giườnghẹp, chúng em chỉ có tấm lòng.

- Dạ “Gạch lát vàng cửa điện môn” mà hẹp bụng thì sao bằng đố sậygiường tre mà rộng chơi, rộng nghĩ ạ…”

Không chỉ là “chơi”, Quan họ còn là một “nghề chơi” rất công phu

Từ đó, đã hình thành phong cách riêng của người Quan họ về đối nhân, xửthế thông qua giao tiếp và ca hát, trở thành phổ biến chung, quy định chungcho mọi liền anh, liền chị Quan họ tạo nên văn hóa hành vi Quan họ

Một điều nữa tạo nên văn hóa hành vi Quan họ là các cuộc chơi Quan

họ tổ chức nhằm để những bọn Quan họ có cơ hội giao lưu, kết bạn, hátchơi với nhau chứ không phải mục đích thi hát để tranh tài cao thấp, phân rathứ hạng giải

Tuy nhiên, không ít người nhầm tưởng rằng hình thức hát canh là hátthi Thực ra thì, trong canh hát có sự phân ra bên thắng câu, bên thua câutrong mỗi canh hát, nhưng cũng chỉ là phân ra cho vui Chính vì vậy buổihát canh đó được gọi là “Quan họ du ca tại gia” có nghĩa là: Quan họ hátchơi tại nhà

Mặt khác, những bọn Quan họ đã kết bạn với nhau, họ có mối quan

hệ thân thiết trong cuộc sống hàng ngày Thậm chí, người ta chơi với nhauthân thiết như anh em ruột thịt, còn xem nhau như họ hàng như ở nhữnglàng đã kết chạ với nhau

Mối quan hệ trong nội bộ bọn Quan họ cũng hình thành những tìnhcảm hết sức bền chặt thể hiện trong việc đặt tên phiếm chỉ theo thứ tự sốlượng các thành viên trong một bọn Quan họ Bọn nam có từ anh Hai tớianh Sáu, bọn nữ có từ chị Hai đến chị Sáu Trong ngôn ngữ Nam bộ, việcgọi tên đó là theo thứ tự ruột thịt trong gia đình

Trang 35

Hơn nữa, mỗi bọn Quan họ đều hình thành những cặp chơi (haingười) và bất kỳ hai người nào cũng đều là cặp hát với nhau để hàng ngàytừng cặp chơi phải gặp gỡ nhau để luyện câu, luyện giọng, luyện cách giaotiếp Từ đó, tạo nên mối quan hệ tình cảm bền chặt, toàn diện giữa tất cả cácliền anh, liền chị trong bọn Quan họ Chính vì vậy trong mỗi bọn Quan họ

đã hình thành phong cách và thái độ của người Quan họ đối với nhau thôngqua các hành vi giao tiếp và ca hát Những quy định chung, bắt buộc này dùkhông thành văn bản nhưng được những người “chơi Quan họ” tuân thủtheo một cách tự nguyện, tự giác Từ đó đã hình thành nên văn hóa hành viQuan họ với những đặc tính chung

Điều đầu tiên mà những ai đã từng nghe và xem Quan họ đều dễ nhậnthấy là: Người Quan họ lịch thiệp, tao nhã nhưng rất tài hoa trong giao tiếp

và ca hát Điều đó được xuất phát tự đáy lòng từ chính cái “tâm” của ngườiQuan họ, từ lễ nghĩa mang tính truyền thống của con người vùng Quan họ

Sự lịch thiệp, tao nhã, tài hoa của người Quan họ thể hiện trong lời giao tiếpvừa thực thà dân dã, vừa giàu chất văn chương, thi ca

Thứ hai, người Quan họ có tính bình đẳng rất cao Chúng ta biết

rằng, kết bạn Quan họ là điều kiện tiên quyết để có những sinh hoạt Quan

họ Nhưng bọn Quan họ đã kết bạn với nhau là ngang nhau, không bên nào

là bọn anh (hoặc bọn chị) Tính bình đẳng của Quan họ cũng là kế thừa vàphát huy từ lễ nghĩa truyền thống của người vùng Quan họ Lễ nghĩa ấyđược khởi thủy từ tục kết chạ giữa các làng xã Khi đã kết chạ rồi thì đôilàng ngang nhau, bình đẳng với nhau Ngày nay, tính bình đẳng trong vănhóa hành vi Quan họ còn thể hiện một nét hiện đại đó là sự bình đẳng giữanam và nữ Một biểu hiện cụ thể là người Quan họ ai cũng tự xưng “em”hoặc “chúng em” và gọi bên kia là “anh” hoặc “chị” Đây là một đặc trưngVăn hóa hành vi tiêu biểu của Quan họ mà ta không thể tìm thấy trong tất

cả các loại hình dân ca, nhạc cổ truyền khác

Trang 36

Chúng ta hãy cùng nghe đoạn giao tiếp sau đây do nghệ nhân PhạmVăn Thà kể lại:

“- Đã lâu ngày Quan họ không về chơi, hôm nay chúng em mời Quan

họ đến chơi bên chúng em, trước là thầy mẹ chúng em mừng, sau là chúng

em được học đòi Quan họ đôi câu

- Em đỡ lời anh Hai, anh Ba, anh Tư …(hoặc chị Hai, chị Ba, chịTư…) chúng em chỉ sợ năng mưa thì tốt lúa đường, chúng em năng đi lạithầy mẹ lại coi thường chúng em ra

- Da, anh Hai, anh Ba, anh Tư…(hoặc chị Hai, chị Ba, chị Tư…) cứnói thế, chứ năng mưa thì càng tốt lúa soi, mà Quan họ năng đi lại thì thầy

mẹ chúng em coi như vàng đấy ạ”

Cách xưng hô của các liền anh, liền chị Quan họ còn được thể hiện rõhơn trong lời ca

Nếu như trong các loại hình dân ca khác như hát Ví, hát Trống quânthường bên nam xưng “anh” và gọi bên nữ là “em” Như trong câu hát Vísau đây:

Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường Thấy em nằm đất anh thương ….

Và thường là bên nữ xưng “em” và gọi bên nam là “anh”

- Trăm năm em quyết đợi chờ Cầm bằng tóc bạc như tơ cũng đành

- Thuyền tình lại ghé bến tình Thương anh vất vả một mình anh ơi

(Trống quân)

Rõ ràng, ở tất cả các loại dân ca, trong cách xưng hô bên nam bao giờcũng là người trên Còn như người Quan họ thì đôi bên là ngang nhau, bìnhđẳng với nhau

Trang 37

Nam Quan họ gọi nữ Quan họ “chị”, xưng là “em” hoặc “chúng em”:

Cây trúc xinh trúc mọc bờ ao Chị Hai xinh, chị Hai đứng nơi nào cũng xinh

(Cây trúc xinh)Ngay cả đến chị Năm, chị sáu, thường là người ít tuổi nhất và tài chơiQuan họ thì chỉ là chập chững, bước đầu, cũng được gọi là chị

Chị Năm ơi, chị Sáu ơi! Bởi vì đâu

Anh em chúng tôi phải lên thác xuống ghềnh

(Ông giăng bên đông)

Thứ ba, người Quan họ bao giờ cũng tôn trọng, quý trọng nhau, đề cao lẫn nhau.

- Trong giao tiếp và lời ca, người Quan họ bao giờ cũng nói thấp đikhi nói về mình, nói cao hơn khi nói về bạn Ví dụ như thực ra thì bữa cơmthiết bạn rất thịnh soạn, nhưng người mời vẫn nói “đầu mâm đĩa muối, cuốimâm đĩa dưa” Hoặc như giọng hát của một liền anh, liền chị nào đó vốn rất

nổi tiếng nhưng vẫn nói với bạn hát rằng “Chúng em đã ca đôi câu, thật là cầm đèn soi giăng, đánh trống qua cửa nhà sấm Giờ xin Quan họ người ca đôi câu để chị em chúng em theo tiếp”.

Cách nói đó của người Quan họ có ảnh hưởng từ cách nói khi giao tiếpvới khách của người dân ở những làng kết chạ hoặc của chủ tiếp khách trongdịp hội làng, rộng hơn nữa, đó là cách nói của chung người xứ Bắc xưa

- Người Quan họ dùng những đại từ xưng hô ở dạng đặc biệt để gọibạn chẳng hạn: Người, Quan họ, đương Quan họ

Cách nói gián tiếp, tránh gọi tên trực tiếp các sự vật, hiện tượng đượcgọi là nhã ngữ Ví dụ trong bọn Quan họ thì đặt tên theo phiếm chỉ sốlượng Ngoài đại từ thông thường để gọi gián tiếp trên, Quan họ còn sửdụng một số đại từ ở dạng đặc biệt, đều là biểu hiện của sự trân trọng và đềcao bạn như “người”, “Quan họ”, “đương Quan họ”

Trang 38

Trước hết nói về đại từ người, cá biệt, có trường hợp “người” làmnhiệm vụ của danh từ.

Người khôn ai chả nâng niu Hoa thơm ai chả chắt chiu trên cành

(nhất quế nhị lan)Còn đa số “người” làm nhiệm vụ của một đại từ, kiểu như:

Người về em vẫn khóc thầm, Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa Người về em vẫn trông theo Trông nước, nước chảy, trông bèo bèo trôi

Hơn nữa, trong giao tiếp và lời ca Quan họ, không ít trường hợp cácliền anh, liền chị dùng chính tên loại hình sinh hoạt văn hóa Quan họ để làmđại từ chỉ người, chẳng hạn câu trong bài “con nhện giăng mùng”:

Quan họ trở ra về có nhớ đến chúng em chăng?

Ai đem người ngọc thung thăng chốn này Quan họ trở ra về khăn áo người gửi lại đây, Chữ nhớ thương em xếp để dạ này bao quên.

Tính chất quý trọng nhau, đề cao lẫn nhau của người Quan họ đượcbiểu hiện rất rõ trong việc gọi nhau là “đương Quan họ”

Trong giao tiếp, các liền anh, liền chị thường gọi nhau là “đươngQuan họ” Như trong cuộc hội thoại sau:

“- Thôi thì, nhất niên, nhất lệ, năm mới, tháng xuân, ngày xuân thongthả, chị em chúng em đi hội cầu may, tình cờ lại gặp người đây, đươngQuan họ liền anh cho ăn giầu thì chúng em xin nhận ạ!

- Miếng giầu là đầu câu chuyện Xin mời đương Quan họ xơi khẩugiầu, rồi đương Quan họ người cất câu ca, trước là ngày xuân anh em chúng

em gặp may mắn, sau này là được học đòi Quan đôi câu”

Trang 39

Trong hệ thống lời ca, cụm từ “đương Quan họ” xuất hiện nhiều lần,làm nhiệm vụ như một đại từ chỉ một tập thể người Chẳng han:

Đương Quan họ ơi!

Phải duyên thì lấy chớ nghe ai gièm

(Hừ là – Vui vẻ thế này)

Đương Quan họ ơi!

Trai anh hùng sánh với gái thuyền quyên, Phỉ quyền sánh phượng đẹp duyên Châu Trần

(La rằng – Hôm nay tứ hải giao tình)Thực ra “đương Quan họ” là nói chệch từ “Đông Quan họ” Thủy tổQuan họ là Nam hải đại vương, như vậy được xem là cùng anh em với Tứhải Long vương: Đông hải đại vương, Nam hải đại vương, Tây hải đạivương, Bắc hải đại vương Chính vì thế người ta mới kiêng húy mà nóichệch “đông” thành “đương”

Các liền anh, liền chị gọi nhau là “đông” (đương), ý muốn biểu hiện

sự trân trọng, quý trọng, đề cao lẫn nhau, phù hợp với bản sắc nội tại củaVăn hóa Quan họ Khái niệm này xuất phát từ quan niệm dân gian vàphương Đông cổ đại, chữ “Đông” (nói chệch thành “Đương”) bao giờ cũng

để chỉ cái đẹp, chỉ sự cao quý Chính vì thế, người Quan họ sử dụng cụm từ

“Đương Quan họ” gọi nhau, biểu hiện sự quý trọng và đề cao lẫn nhau

Thứ tư, người Quan họ có tinh tập thể rất cao.

Đặc tính này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt văn hóa Quan họ Muốnchơi Quan họ bất kỳ ai cũng phải gia nhập một tổ chức “Bọn Quan họ” nào

đó Trong “Bọn Quan họ” cũng được tổ chức hết sức chặt chẽ, các thànhviên trong bọn có sự gắn bó mật thiết với nhau trong sinh hoạt Quan họcũng như trong đời sống hàng ngày, họ cùng giúp đỡ nhau trong lao độngsản xuất Tinh thần tập thể trong sinh hoạt Quan họ còn được thể hiện trongcách xưng hô của người Quan họ Trong ca hát quan họ, phổ biến là hát đôi,

Trang 40

đôi nam ca đối đáp với đôi nữ Vậy mà, trong lời ca Quan họ, thường chỉthấy xuất hiện đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số ít “em” còn hầu như vắngbóng những đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, số nhiều như “các anh” Bởi vìthực chất, đại từ “em” cũng làm cả nhiệm vụ của đại từ nhân xưng ngôi thứnhất số nhiều, chỉ cả hai người hoặc cả bọn Quan họ Chẳng hạn, câu sauđây trong bài “Dọn quán bán hàng”, Quan họ dùng đại từ “người”, nhưngthực chất “người” được dùng trong câu ca là chỉ số nhiều (2 người) như vậymới tương ứng với “đôi em”

Ước gì người vợ đôi em chồng Người bế con gái, em bồng con trai.

Như vậy, hiểu được lề lối ca Quan họ và Văn hóa hành vi Quan họthì ta mới có thể hiểu được đôi câu ca trên

Tính tập thể cao của người Quan họ được thể hiện đậm nét hơn trongcâu ca sau:

Bốn tôi như mạ mới gieo Như lúa mới cấy còn non đòng đòng Bốn tôi như đũa đòng đòng

Đẹp duyên sao chả đẹp lòng mẹ cha

Tức là ở đây, bốn người hát (đôi nam, đôi nữ) hòa nhập làm một, dùcho lúc đó chỉ là hai người ca nhưng vẫn hòa nhập với cả đôi bạn kia Điều

đó để cho thấy rằng, người Quan họ có tính tập thể rất cao

2.1.1.2 Trang phục Quan họ

Từ điều kiện và môi trường lễ hội, văn hóa quan họ đã thừa hưởngmột số yếu tố vốn sẵn có của lễ hội truyền thống làm phong phú, làm đẹpcho mình Trong đó, trang phục Quan họ là sự kế thừa, phát triển của trangphục lễ hội truyền thống, gắn liền với trang phục truyền thống miền Bắcnước ta Song người Quan họ đã cải tiến cho nó phù hợp với quan điểmthẩm mỹ của mình Thực ra, truy về nguyên thủy, đó chính là trang phục lễ

Ngày đăng: 22/04/2015, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1950), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB. Bốn phương HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB. Bốn phươngHCM
Năm: 1950
2. Toan Ánh(1997), Nếp cũ hội hề đình đám, NXB.tp HCM,tp HCM 3. Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thính (1971) ,Phong thơ Hà Bắc thờiLê ,Ty văn hóa Hà Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ hội hề đình đám", NXB.tp HCM,tp HCM3. Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thính (1971) ,"Phong thơ Hà Bắc thời"Lê
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB.tp HCM
Năm: 1997
4. Nguyễn Thị Huế -Đặng Linh Chi(1983), “Câu thơ Quan họ ”, tạp chí Văn học 1,tr.122-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu thơ Quan họ ”, tạp chí"Văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Huế -Đặng Linh Chi
Năm: 1983
5. Hồ Hoàng Hoa (1994), Về nền văn hóa lễ hội truyền thống, tạp chí Văn học 9 tr.41-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa
Năm: 1994
6. Vũ Văn Khiêu , Đất lề quê thói, NXB. Đồng Tháp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất lề quê thói
Nhà XB: NXB. Đồng Tháp HCM
7. Lê Danh Khiêm, Không gian văn hóa Quan họ (2006), Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian văn hóa Quan họ (2006)
Tác giả: Lê Danh Khiêm, Không gian văn hóa Quan họ
Năm: 2006
8. Lê Danh Khiêm, Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ(2008), Trung tâm văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ(2008)
Tác giả: Lê Danh Khiêm, Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ
Năm: 2008
9. Trần Trọng Kim (2001) ,Việt Nam sử lược , NXB. Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lược
Nhà XB: NXB. Đà Nẵng
10. Ngô Thế Long, Đào Phương Bình dịch (1918) Bắc Ninh – Phong thổ tạp ký, NXB. Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Ninh – Phong thổtạp ký
Nhà XB: NXB. Văn hóa thông tin
11. Đặng Văn Lung(1998) “Bàn thêm về nguồn gốc Quan họ” tạp chí Văn học số 11(321) tr.31-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về nguồn gốc Quan họ” tạp chí "Vănhọc
12. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trân Linh Quý(1978) “Quan họ – nguồn gốc và quá trình phát triển, NXB. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan họ – nguồngốc và quá trình phát triển
Nhà XB: NXB. KHXH
13. Đặng Văn Lung, Lễ hội và nhân sinh (2005), NXB. Đại học Quốc gia thành phố Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội và nhân sinh (2005)
Tác giả: Đặng Văn Lung, Lễ hội và nhân sinh
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc giathành phố Hồ chí Minh
Năm: 2005
14. Trần Đình Luyện chủ biên (2002), Văn hiến Kinh Bắc, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến Kinh Bắc
Tác giả: Trần Đình Luyện chủ biên
Năm: 2002
15. Nhiều tác giả, Hội Lim – Truyền thống và hiện đại (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2004), Sở Văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Lim – Truyền thống và hiện đại
16. Nhiều tác giả, Quan họ Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp bảo tồn (2006), Sở Văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan họ Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp bảo tồn(2006)
Tác giả: Nhiều tác giả, Quan họ Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp bảo tồn
Năm: 2006
17. Thanh Phương, Lê Trung Vũ(1995) , Sáu Mươi lễ hội truyền thống Việt Nam, NXB. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu Mươi lễ hội truyền thốngViệt Nam
Nhà XB: NXB. KHXH
18. Lưu Hữu Phước , Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm , Tú Ngọc (1962), Dân ca quan họ Bắc Ninh ,NXB. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca quan họ Bắc Ninh
Tác giả: Lưu Hữu Phước , Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm , Tú Ngọc
Nhà XB: NXB. Văn học
Năm: 1962
19. Nhất Thanh , Vũ Khiêu, Phong tục làng xóm Việt Nam ,NXB. Phương Đông 20. Bùi Quang Thanh (1986), “Lễ hội truyền thống và hiện đại” tạp chívăn học số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục làng xóm Việt Nam ",NXB. Phương Đông20. Bùi Quang Thanh (1986), “Lễ hội truyền thống và hiện đại” tạp chí"văn học
Tác giả: Nhất Thanh , Vũ Khiêu, Phong tục làng xóm Việt Nam ,NXB. Phương Đông 20. Bùi Quang Thanh
Nhà XB: NXB. Phương Đông20. Bùi Quang Thanh (1986)
Năm: 1986
23. Ty văn hóa Hà Bắc ,Một số vấn đề về dân ca Quan họ, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân ca Quan họ
24. Vũ Quang Vinh “Quan họ ra nguồn ”, tạp chí Văn học 5(197) tr.125- 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan họ ra nguồn ”, tạp chí "Văn học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w