Để xây dựng được một CTV tối ưu đòi hỏi các DN phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp và dài hạn, trong đó kế hoạch về nguồn tài chính phải được các DN đặt lên hàng đầu. Các DN phải xác định được các quyết định nguồn vốn cho các giai đoạn phát triển cụ thể của mình, khi nào cần vốn dài hạn, khi nào cần vốn ngắn hạn và nguồn tài trợ cho các nguồn vốn đó là từ đâu. Muốn như vậy thì năng lực quản trị của DN nói chung và năng lực quản trị tài chính, quản trị CTV của các cá nhân và toàn thể DN phải được nâng cao. Một điều dễ thấy là khi quản trị và quản trị tài chính của DN tốt thì sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, của nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng, như vậy DN sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, những người này sẵn sàng đầu tư vào DN dưới nhiều hình thức. Hơn thế nữa, trên TTCK các nhà đầu tư, các cổ đông sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho cổ phiếu 1 DN nếu DN đó có một hệ thống quản trị và quản trị tài chính tốt, vì điều đó đồng nghĩa với rủi ro của cổ phiếu đã được kiểm soát và hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả quản trị và quản trị tài chính các DN cần tập trung vào những việc như sau:
Các nhà quản trị cần thường xuyên tham gia các khóa học về quản trị DN, đặc biệt là quản trị chiến lược và quản trị tài chính, như vậy sẽ giúp họ học hỏi được những kinh nghiệm, những mô hình trong những công ty, tập đoàn lớn trên thế giới từ đó họ vận dụng và nâng cao năng lực quản trị và nhận thức của DN mình, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng giúp DN dễ dàng tiếp cận được với nhiều nguồn vốn khác nhau trong việc hoạch định CTV tối ưu phù hợp với đặc thù của DN mình.
Thay đổi quan niệm của mình về việc quản trị DN qua việc chấp nhận có sự quản lý của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài, nếu DN nhỏ, thiếu vốn, làm ăn thua lỗ, tính cạnh tranh kém thì chấp nhận bị thôn tín bởi các DN nước ngoài, các tập đoàn lớn qua đó tận dụng được trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao được giá cổ phiếu. Ngoài ra công ty cần chấp nhận việc sát nhập (nếu có) nhằm tạo nên những DN lớn, mạnh hơn, tăng tính cạnh tranh từ đó nâng cao được giá trị DN.
Để nâng cao uy tín của mình trước các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng, cách DN cần thường xuyên xác định mức độ tín nhiệm của mình thông qua các tổ chức tín nhiệm. Việc này sẽ giúp các DN có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn, nguồn tài trợ hơn. Hơn nữa, thông qua việc đánh giá định mức tín nhiệm của mình DN có thể ý thức về khả năng của mình trong việc sử huy động những nguồn tài trợ, khả năng thanh toán. Các DN có định mức tín nhiệm cao còn có cơ hội quảng bá về hình ảnh của mình trên thị trường, làm nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn. Tất cả những yếu tố đó hỗ trợ nhiều cho DN trong việc hoạch định một cấu trúc vốn tối ưu.
Ngoài ra các DN cũng cần đảm bảo về chất lượng và hình thức công bố thông tin tài chính. DN cần nâng cao và đảm bảo các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán ở mức trung thực nhất, cung cấp những báo cáo này kịp thời và chính xác theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Nâng cao trách nhiệm của Hội Đồng Quản Trị trước các cổ đông và cơ quan quản lý thị trường, đảm bảo cho các nhà đầu tư được tiếp cận thông tin tối đa. Thực hiện và đảm bảo việc đối xử bình đẳng giữa các cổ đông, tôn trọng các quyền của cổ đông. Duy trì mối quan hệ thường xuyên, liên tục với các nhà đầu tư thông qua các buổi tiếp xúc giữa nhà đầu tư và DN, điều này rất có tác dụng đối với giá cổ phiếu. Hai DN có hiệu qủa hoạt động như nhau nhưng cổ phiếu của DN có quan hệ tốt với nhà đầu tư sẽ có khả năng thanh khoản cao hơn và giá cao hơn trên TTCK.