Tận dụng lợi thế để huy động từ TTCK

Một phần của tài liệu Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các DN kinh doanh địa ốc trên TTCK Tp HCM (Trang 52 - 54)

Ngoài các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì TTCK là một kênh cấp vốn rất đáng kể cho các DN, tuy nhiên trong thời gian vừa qua các DN mới chỉ dừng lại ở việc huy động từ Cổ phiếu trên TTCK chứ chưa quan tâm tới trái phiếu. Trong khi đó huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu cũng có rất nhiều ưu điểm, để phát triển được nguồn này cả phía DN và Nhà nước cần phải có những kế hoạch và chính sách:

Phía DN cần phải thay đổi về tư duy huy động vốn trên thị trường, coi kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu cũng là một kênh chính trong việc cấu trúc và tái cấu trúc vốn của mình.

Nhà nước cụ thể là BTC và NHNN cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn phê duyệt phát hành trái phiếu cho DN, cần có những hệ thống đánh giá nhằm xác định lãi suất phát hành hợp lý hơn, có những chính sách để tăng khối lượng phát hành, giảm đợt phát hành để giảm chi phí phát hành.

Chính phủ – Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM nên lập sàn giao dịch riêng cho trái phiếu nhằm thúc đẩy và khuyến khích các nhà đầu tư cũng như DN tập trung vào thị trường này nhiều hơn, trái phiếu và cổ phiếu có tính chất và lãi suất khác nhau, ngay cả đối với trái phiếu của cùng một tổ chức nhưng khác đợt phát hành cũng có lãi suất khác nhau vì vậy cần có một trung tâm giao dịch riêng cho loại chứng khoán này. Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt kết hợp với việc đa dạng hóa việc phát hành trái phiếu (Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, …) cũng là một giải pháp làm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.

Nhà nước cần có những chính sách nhằm thu hút và khuyến khích các nhà kiến tạo thị trường (các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán) đây là những người sẽ phân phối trái phiếu thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao nên có thể đưa trái

phiếu vào giao dịch trên thị trường theo những phương thức khác nhau vì vậy nhà nước cần dần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý tức BTC về lãi suất trái phiếu như lâu nay. Nên bãi bỏ lãi suất trần trái phiếu, hay nói cách khác lãi suất trái phiếu không nhất thiết phải ổn định theo thời gian mà thay đổi theo thị trường. BTC cần đa dạng các kỳ hạn với việc phát hành trái phiếu dài hạn hơn để tạo một mức lãi suất chuẩn cho thị trường vốn.

Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của mình, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế, bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu. Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường. Từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường. Nếu thực hiện tốt giải pháp trên thì việc huy động vốn bằng trái phiếu của các DN sẽ thuận lợi hơn, không những thế sẽ giúp các DN có thể huy động không những từ TTCK trong nước mà còn từ thị trường trái phiếu quốc tế với chi phí rẻ.

Ngoài ra cần áp dụng cái giải pháp hỗ trợ như: Phát triển thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường, Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường trái phiếu với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có những VBPL, các chương trình để giám sát trên TTCK như các văn bản để chống việc làm giá trên TTCK, có những văn bản để hạn chế việc giao dịch bằng tiền mặt trên TTCK, cần lập ủy ban giám sát trên TTCK để theo dõi những giao dịch đột biến, từ đó hạn chế việc làm giá chứng khoán, hạn chế việc đầu cơ chứng khoán gây lũng đoạn thị trường, góp phần làm tăng tính minh bạch của TTCK và từ đó giúp các DN có cơ hội huy động vốn từ TTCK nhiều hơn, giúp cho việc hoạch định CTV tối ưu của các DN tiện lợi hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các DN kinh doanh địa ốc trên TTCK Tp HCM (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w