Với hoạt động Văn hóa Quan họ, địa điểm tổ chức lễ hội được mở rộng hơn, không khí lễ hội sôi nổi hơn. Nhìn chung các lễ hội làng xã xưa có địa điểm ở trung tâm làng, ở sân đình hoặc chùa. Song với lễ hội Quan họ, địa điểm tổ chức hội được mở rộng vào tận các xóm, thậm chí trong nhiều gia đình.
Ở mỗi làng thường có nhiều bọn Quan họ. Phổ biến nhiều nơi tổ chức các bọn Quan họ phát triển tới cấp xóm. Trong các ngày hội xuân, lúc chiều tàn Quan họ ra về cũng là lúc các bọn Quan họ làng mở hội bao giờ cũng mời bọn Quan họ kết bạn với mình về nhà chứa xơi cơm và tổ chức hát canh thâu đêm suốt sáng. Đó là hình thức hát được gọi là “Quan họ du ca tại gia”.
Nói tóm lại, mối quan hệ giữa lễ hội làng xã và sinh hoạt văn hóa Quan họ là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Từ mối quan hệ tương tác, hai chiều trên mà đã hình thành một hình thức lễ hội mà ta không tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào khác.
Tiểu kết chương 1
Quan họ được sinh sôi trên xứ Kinh Bắc nay là Bắc Ninh, và Bắc Giang - một vùng đất giàu đẹp, quê hương của văn minh lúa nước, quê hương của các bậc minh quân của những người anh hùng lỗi lạc trong dựng
nước và giữ nước, của các văn nhân, danh nhân, nghệ sĩ kiệt xuất. Tại đây không những nông nghiệp mà tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao lưu kinh tế văn hóa với nước ngoài đều rất thuận lợi và phát triển. Nơi đây còn là một vùng văn hiến cội nguồn, là vương quốc của lễ hội, tạo nên không gian cho những sinh hoạt quan họ, nhất là trong những dịp đầu xuân. Lễ hội Quan họ, đặc biệt là lễ hội Lim để lại trong lòng người đi hội những cảm xúc vừa thăng hoa vừa sâu lắng.
Các sinh hoạt văn hoá Quan họ không thể tách rời với môi trường của nó là các lễ hội làng xã. Trong đó, hát Quan họ và tục kết bạn, kết chạ là nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay.
Chương 2