Giá trị văn hóa Quan họ góp phần hình thành ngôn ngữ giao tiếp tinh tế, thanh lịch, tài hoa

Một phần của tài liệu Nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh (Trang 74)

giao tiếp tinh tế, thanh lịch, tài hoa

Những liền anh, liền chị Quan họ lập thành bọn Quan họ ca hát tập luyện để vào những ngày lễ hội được thể hiện giọng ca, tiếng hát của mình. Không những vậy, trong lễ hội Quan họ còn là nơi thể hiện ngôn ngữ giao tiếp thanh lịch, tinh tế, tài hoa của người Quan họ với Quan họ bạn, và cũng là dịp để những người đến chơi hội được cảm nhận văn hóa trong từng hành vi, cử chỉ giao tiếp của các người Quan họ.

Lời ca Quan họ có câu:

Em đi khắp bốn phương trời

Không đâu thanh lịch bằng người ở đây.

Đây chính là câu hát mà đôi liền anh, liền chị thường ca trong những dịp hội mở cho thấy thanh lịch là một khát vọng sống, một tiêu chuẩn đánh giá con người cực kỳ quan trọng của người Quan họ. Chính vì thế có câu hát:

Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông sâu Vì tằm em phải hái dâu

Có thể nói tinh tế, thanh lịch là một đặc điểm nổi bật của con người Kinh Bắc. Người Hà Nội cũng có câu:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Phải chăng, giữa người Hà Nội và người Kinh Bắc có đặc điểm chung là đều thanh lịch. Bởi vì, Kinh Bắc cách Hà Nội không bao xa, xưa kia, những nam thanh, nữ tú đi trẩy hội Lim đều từ Hà Nội xuống nên có cả chuyến xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn qua thị trấn Lim cũng để phục vụ những người đến xem hội.

Người Quan họ không chấp nhận sự thô kệch, sỗ sàng, vụng về trong ngôn ngữ mà sự lịch thiệp, thanh nhã, duyên dáng tinh tế được coi trọng hàng đầu trong ngôn ngữ và cử chỉ giao tiếp Quan họ.

Người Quan họ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ của thi ca, của ca dao, tục ngữ, chuyện nôm và nhất là truyện Kiều, bởi đây chính là quê mẹ của đại thi hào Nguyễn Du vào trong lời ca Quan họ.

Như đã tìm hiểu trong phần trước về văn hóa hành vi của người Quan họ, chúng ta thấy được trong giao tiếp, ngôn ngữ người Quan họ có sự thanh lịch hiếm có. Họ gọi nhau bằng liền anh, liền chị, dù về tuổi tác, hoàn cảnh, vị trí xã hội như thế nào họ đều gọi bạn Quan họ là anh Hai, chị Hai, anh Ba, chị Ba và xưng là em. Khi nói chuyện người Quan họ không ngại dùng những lời hay ý đẹp để là vừa lòng người đối thoại cũng như dân gian ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Cho thấy ứng xử của người Kinh Bắc cũng là tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Hành vi giao tiếp tinh tế, lịch sự của người Quan họ còn được thể hiện trong việc đón khách, tiếp khách, trò chuyện với khách, tiễn khách của người Quan họ. Xét trong hành vi, cử chỉ giao tiếp của người Quan họ từ những hành vi đời thường nhất của người Quan họ cũng đáng để cho người

nhìn, người nghe phải chú ý. Từ việc đỡ ô, đỡ nón, nâng cơi giầu mời bạn (trầu của người Quan họ cũng rất cầu kỳ là tầu têm cánh phượng), nâng chén nước, chén rượu, đến dáng đi, dáng đứng, thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư thế khi trò chuyện cùng bạn … gần như đều có những chuẩn mực ở hành vi Quan họ, thế nào là duyên, thế nào là vô duyên, người Quan họ đều rất chú ý đến hành vi của mình trước bạn Quan họ.

Có thể nói trong giao tiếp đời thường người Quan họ cũng ăn nói rất văn hoa, kiểu cách nhưng điều đó xuất phát từ cái tâm, cái tình của người Quan họ nên không làm cho ta phải cảnh giác nghi ngại, mà ngược lại, đem cho ta một niềm vui thấy mình được quan tâm, trọng thị một cách tự nhiên mộc mạc của người Quan họ nói riêng và người Kinh Bắc nói chung.

Phong cách giao tiếp tinh tế, thanh lịch, văn hóa ngay trong đời thường ấy được tạo nên do phong cách lễ hội Kinh Bắc. Theo PGS.TS Đặng Văn Lung, ông cho rằng: “Thần thái văn hóa hội hè đã chuyển vào phong tục sinh hoạt Quan họ” để “tạo ra một thế giới thăng hoa đặc biệt” trong ngôn ngữ dân ca Quan họ với cái chuẩn là sự tinh tế, thanh lịch.

Một chuẩn ngôn ngữ bao giờ cũng được tạo nên từ chuẩn của một lối sống cộng đồng người. Chính cái chuẩn tinh tế, thanh lịch trong lối sống, trong khát vọng sống của người Kinh Bắc, đặc biệt trong lễ hội Quan họ đã làm nên đặc trưng ngôn ngữ đặc biệt độc đáo trong sinh hoạt Quan họ.

Cách giao tiếp thanh lịch, tinh tế thể hiện sự tôn trọng đối với người giao tiếp với mình của người Quan họ là nét văn hóa đáng quý để ngày nay, thông qua sinh hoạt Văn hóa hành vi giao tiếp của người Quan họ có thể mở rộng ra thành cách giao tiếp trong đời sống thường ngày. Giữa hai người giao tiếp với nhau phải luôn luôn tôn trọng nhau, khiêm nhường và phải “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Một phần của tài liệu Nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w