Văn hóa quan họ phản ánh những cung bậc muôn vẻ của tình bạn, tình yêu và những bản tình ca bất hủ

Một phần của tài liệu Nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh (Trang 68)

tình bạn, tình yêu và những bản tình ca bất hủ

Các ngày hội Quan họ là dịp để các bọn Quan họ kết bạn với nhau để cùng giao lưu ca hát với nhau. Khi bọn Quan họ đã giao lưu kết bạn với nhau thì tất cả đều bình đẳng, không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, ai tài giỏi thì được tập thể suy tôn đã làm nên tình bạn Quan họ trong sáng, giúp đỡ nhau một cách chân thành về tinh thần cũng như vật chất. Ngày xưa, sau khi kết bạn từng đôi một tặng lẫn nhau những kỷ vật, anh tặng chị ống vôi bạc hay cái nhẫn vàng, chị tặng lại anh cái khăn hồng hay cái lược ngà làm tin. Những kỷ vật ấy được anh chị giữ mãi cho tới già, trân trọng và nâng niu như một của báu nhất của đời mình.

Hơn nữa, hình thức diễn xướng chủ yếu của Quan họ là ca hát giao duyên và hát hội, bởi vậy, đã tạo nên tinh hoa của dân ca Quan họ chính là nằm trong mảng hát về tình bạn và đặc biệt là tình yêu nam nữ.

Chúng ta nhận thấy, nội dung tổng quát của hệ thống lời ca Quan họ là sự mơ ước, khát khao về hạnh phúc của cuộc sống; trong đó thể hiện mối quan hệ giữa người với người là sự thương yêu, con người sống cùng sống trong sự hòa hợp, giao hòa với thiên nhiên.

Các bọn Quan họ đến với các ngày hội xuân mong tìm được người bạn tâm đầu, ý hợp, “tứ hải giao tình”:

Hôm nay tứ hải giao tình

Tuy rằng bốn bể như sinh một nhà Hôm nay ba huyện giao hòa

Tuy rằng ba huyện hóa ra một làng.

Tình bạn Quan họ thể hiện bằng sự thân thiện, cởi mở, tin cậy, lòng hiếu khách.Đó là cội nguồn và là một “đảm bảo bằng vàng” cho nên có những tình bạn Quan họ truyền từ đời này qua đời khác. Bởi vậy, trong lời ca Quan họ có bài:

Mấy khi bạn đến chơi nhà

Lấy than quạt nước pha trà người xơi Chè này tinh khiết người ơi

Bạn hiền ơi, mời người ngồi chơi xơi nước để tôi bằng lòng Đến đây thì ở lại đây

Hương trà đã đượm, trầu cay lại nồng Trầu này, trầu tính trầu tình

Trầu loan trầu phượng trầu mình trầu ta Trầu này têm tối hôm qua

Hôm nay bạn đến đem ra mời người

Đối với người Quan họ thì “Một ngày sum họp trúc mai/Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”. Tình bạn Quan họ càng thắm thiết, đó là cái tình của bạn Quan họ, trong một bọn Quan họ, một đôi Quan họ, giữa các bọn Quan họ kết nghĩa với nhau, đối đáp cùng nhau, thi thố với nhau trong các buổi hát hội hát canh thâu đêm suốt sáng.

Nhưng điều thú vị và độc đáo trong nội dung Quan họ là tình bạn bao giờ cũng rất “gần” với tình yêu hoặc trong dân ca Quan họ có một sự “ỡm ờ”, “úp mở”, “mờ tỏ” rất đặc trưng giữa tình bạn và tình yêu. Nhưng thực sự thì dân ca Quan họ là cả một bách khoa thư về tình yêu đôi lứa: giao tiếp làm quen, tìm hiểu, ướm hỏi, tương tư, tỏ tình, hẹn ước, hy vọng, nhớ thương, trách móc, hờn ghen, sầu hận, tuyệt vọng, hạnh phúc và bất hạnh… được thể hiện rất phong phú, tinh tế, quyến rũ trong ca từ Quan họ.

Người Quan họ đã kết bạn với nhau thì không lấy nhau, nên những tình cảm trai gái chỉ được người Quan họ gửi gắm trong những lời ca. Ngay cả việc tỏ tình thường là bằng cách xa xôi, kín đáo, e lệ ngập ngừng:

Ai làm đường sá xa xôi

Cổ tay người trắng như thể gương tàu Con mắt bồ câu làm cho phải khổ …

Chim khôn mắc phải lưới hồng

Muốn bay em gỡ búi tơ hồng cho chăng …

Bắc Nam đôi ngả đôi nơi

Chim khôn chết mệt về nhời nhỏ to

Nhưng cũng có thể bằng cách rõ ràng hơn, tự tin hơn cũng là câu hỏi nhưng đã ngầm ý khẳng định:

Người như cây gỗ xoan bào

Tôi như câu đối dán vào nên chăng? Người như tấm vóc đại hồng

Tôi như kim tuyến thêu rồng nên chăng? Ai ra quán Trắng, phố Nhồi

Để thương để nhớ cho tôi thế này Người về thưa mẹ cùng thầy

Có cho tôi kết duyên này hay không?...

Các liền anh, liền chị Quan họ không chỉ có tiếng hát hay mà làm say đắm lòng người mà còn bởi vì “cổ kiêu mắt phượng”, “răng đen hạt ấu”, “mũi chỉ đường khâu”, vì “cái bút nghiêng ông đồ”, vì những “lời nhỏ to”. Tựu chung lại, người Quan họ không chỉ có cái tài, cái đẹp, cái khéo mà chính là nhờ cái “duyên” như trong lời bài ca: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng (chị Hai còn không, tôi vẫn còn không Đấy chửa có chồng, tôi chửa có ai) Còn duyên ngồi gốc cây thông

Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa

(Chị Ba có yêu nhau sang chơi cửa, chơi nhà) Còn duyên buôn nụ bán hoa

Hết duyên ngồi gốc cây đa đợi chờ (Chị Năm đừng thấy em lắm bạn mà ngờ Lắm bạn thì lắm vẫn chờ người đây).

Và quan trọng hơn trong cái “tình Quan họ” là tình thương, sự chia sẻ, chịu đựng, hi sinh vì nhau:

Gió đưa cây cải lên trời Cây dăm ở cỗi chịu nhời đắng cay

Cầu tre ai bắc gập ghềnh

Người đi khéo ngã lấm mình em nâng

Sắc thái muôn màu của cái “tình Quan họ” còn được thể hiện hay nhất, phong phú, tinh tế, ám ảnh nhất là khi diễn tả cái tương tư, niềm nhớ mong, nỗi nghi ngại, hờn trách. Tương tư trong Quan họ là cái tương tư xuyên thời gian, xuyên không gian , dằng dặc, mênh mông:

Sầu về một tiết tháng Giêng

May áo cổ kiềng người mặc cho ai Sầu về một tiết tháng hai

Bông chửa ra đài người đã hái hoa Sầu về một tiết tháng ba

Con mắt la đà dạ nọ tương tư Sầu về một tiết tháng tư

Con mắt lừ đừ cơm chả buồn ăn Sầu về một tiết tháng năm

Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu… Năm thức rau em nấu năm mùi

Hỡi người xa, hỡi đường xa Đêm năm canh em ngủ có ba

Còn hai canh nữa em ra trông giời …

Thương nhớ, bồn chồn da diết, thậm chí “thảm thiết” thế, tin tưởng đinh ninh vào lời thề non hẹn biển thế, nhưng vẫn thoáng nỗi nghi ngại, hờn trách dù có thể là không đâu. Bởi thế mới có chuyện “gửi bức thư sang” khuyên người đừng “ngả ngả nghiêng nghiêng”, đừng “đứng níu này trông núi nọ cao hơn/ đứng sông này trông sông nọ sâu hơn”, đừng “tham vàng bỏ ngãi, tham phú phụ bần”, nhắc nhở người rằng “ngọc còn vết nghĩa là chúng em đây” nhắn nhủ người rằng “đâu hơn người kết, đâu bằng người chờ đợi em”. Những lời ca rất thẳng thắn nhưng không gượng ép người nghe mà mộc mạc, giản dị gửi gắm tình cảm chân thành, thiết tha mong cho người có được hạnh phúc. Qua đó chúng ta càng thấy được cái tình, cái nghĩa của người Quan họ được thể hiện thông qua những lời ca trữ tình, nồng thắm.

Những sắc thái tình cảm phong phú được thể hiện trong lời ca Quan họ đã tạo nên những tình ca bất hủ mà trong thời đại ngày nay trong nền nghệ thuật chúng ta hiếm gặp những sáng tác như vây. Những tình ca bất hủ đó đã đi cùng người Việt Nam và đôi lứa các thế hệ Việt Nam đã sống, lao động, chiến đấu và yêu thương nhau trong âm vang của giai điệu và lời ca Quan họ như: “Trống cơm”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Cây trúc xinh”, “Ra ngõ mà trông”, “Xe chỉ luồn kim”, “Chàng buông vạt áo em ra”, “Qua cầu gió bay”, “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Còn duyên”, “Khách đến chơi nhà”, “Thuyền thúng”, “Người ở đừng về”…Những giai điệu thiết tha đó đã được hình thành từ cái tình cái nghĩa của người Quan họ, của những liền anh, liền chị Quan họ vừa có tài, vừa có sắc “trai anh hùng gặp gái thuyền quyên/Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên châu trần”. Cái tình, cái nghĩa đẹp như vậy nhưng Quan họ ở các làng kết chạ với nhau phải răm rắp tuân theo một quy

định bắt buộc là con trai, con gái đôi nơi không được lấy nhau. Điều đó lại làm cho tiếng hát Quan họ càng trở nên ân tình thiết tha về tình bạn, tình yêu son sắc, thủy chung đầu bạc.

Thông qua những lời hát đối đáp giao duyên của các liền anh, liền chị Quan họ đã đọng lại cái “tình Quan họ” đáng quý và cao đẹp mà không phải hình thức hát giao duyên nào cũng có được. Người Quan họ kết bạn với nhau thì không lấy nhau để giữ cho tình bạn quan họ được bền chặt, trong sáng, để được hết mình với tiếng hát, lời ca Quan họ mà không bị những lo toan đời thường vướng bận vào. Cho nên, dù các liền anh, liền chị Quan họ kết bạn có tình, có ý với nhau cũng chỉ dám thể hiện thông qua lời ca, tiếng hát trong những ngày hội mở. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải chia tay nhau để hẹn đến hội sau, đến hẹn lại lên. Để rồi để thương, để nhớ “ngày nhớ, đêm mong”, để rồi sao thấy thời gian của ngày hội trôi đi nhanh thế khiến cho các chàng trai, cô gái Quan họ không muốn rời nhau vẫn cố níu vạt áo dặn dò “người ơi, người ở đừng về” ân tình, thiết tha đến vậy!

Cái tình, cái nghĩa của người Quan họ đến nay vẫn vẹn tròn, nó có tác dụng định hướng lối sống một cách sâu sắc cho thế hệ trẻ, trong việc đối nhân xử thế. Tuy nhiên, hình thức sinh hoạt Quan họ trong hoàn cảnh mới cũng có sự thay đổi. Phát huy và mở rộng tục kết bạn xưa giữa “Bọn” Quan họ làng này với “Bọn” Quan họ làng khác. Nếu như xưa chỉ có kết bạn giữa bọn Quan họ nam với bọn Quan họ nữ thì ngày nay, do thực tế phong trào ca hát Quan họ không chỉ có lớp người là nghệ nhân tuổi già, mà còn có cả tầng lớp trung, thanh, thiếu niên tham gia, trong đó có bao gồm cả nam và nữ. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh những người yếu mến, quan tâm đến Quan họ đã tập hợp nhau lại thành Câu lạc bộ Quan họ. Các câu lạc bộ này không chỉ xuất hiện trong các làng Quan họ là còn có cả ở những địa phương khác. Từ thực tế này, sự kết bạn theo lối xưa sẽ không còn phù hợp với thế hệ trẻ ngày nay nữa. Vì vậy, để duy trì những sinh hoạt Quan họ, có

thể có những sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn mà không làm mất đi cái hồn tinh túy nhất của sinh hoạt văn hóa Quan họ. Nên chăng, tục kết bạn của các “Bọn Quan họ” xưa có thể chuyển đổi theo sự kết bạn của các liền anh, liền chị làng Quan họ này với liền anh, liền chị ở làng Quan họ khác. Cao hơn thế, còn có thể kết bạn giữa Câu lạc bộ này với Câu lạc bộ nơi khác. Câu lạc bộ của huyện này với câu lạc bộ của huyện khác. Từ đó, sẽ dẫn đến sự giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các liền anh, liền chị, để Quan họ được duy trì và phát triển trong đời sống nhân dân không chỉ ở Bắc Ninh mà ở một số địa phương khác, làm cho bạn bè Quốc tế biết đến Quan họ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nét văn hóa trong hát quan họ và tục kết bạn, kết chạ trong lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh (Trang 68)