1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trọn bộ Văn 9

75 567 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

. NS: Tiết 1,2,3 NG: ÔN LUYỆN VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được kiểu văn bản nhật dụng- Các văn bản nhật dụng đã học ở bậc THCS. - Hiểu được nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9. B.NỘI DUNG KIẾN THỨC: 1. Khái niệm về văn bản nhật dụng: ? Thế nào là văn bản nhật dụng? - Là loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đói với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội như dân số, môi trường. → có chức năng thông tin. - Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. - Đặc điểm: cập nhật về nội dung →liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 2. Một số tác phẩm nhật dụng đã học: * Lớp 6: - Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử ( Thúy Lan). - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Động phong Nha ( Trần Hoàng) * Lớp 7: - Cổng trường mở ra ( Lí Lan) - Mẹ tôi. (A-mi-xi) - Cuộc chia tay của những con búp bê ( Khánh Hoài) - Ca Huế trên sông Hương (Hà ánh Minh) * Lớp 8: - Thông tin về ngày trái đất năm 2000. - Ôn dịch thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện) - Bài toán dân số ( Thái An) * Lớp 9: - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Mác-két) - Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) 3. Giá trị nội dung: (Văn bản nhật dụng- lớp 9) a. Phong cách Hồ Chí Minh: Trích “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”. (Lê Anh Trà) ? Bài văn khẳng định điều gì? 1 Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị. ? Sự vĩ đại và giản dị đó thể hiện ntn? * Vốn tri thức: - Sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ. - Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn hóa nhiêu nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới. - Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Nga, Hoa…Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới. - Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc…đến mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực của CNTB. - Học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc. → Điều quan trọng và kì lạ nhất của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là: Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. * Đời sống giản dị mà thanh cao: - Giới thiệu lối sống một cách cụ thể bằng những chi tiết tiêu biểu từ ngôI nhà đến trang phục và cách ăn uống. ? Nghệ thuật? - Nghệ thuật đối lập → nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi. - Phong cách Hồ Chí Minh vừa kế thừa truyền thống dân tộc vừa nâng cao hòa hợp vượt lên trên mọi ham muốn tầm thường của con người. - Cách sống đó không phải là lập dị, khác thường mà tích tụ những gì tinh túy nhất của nhiều phương trời, nhiều thời đại, nhiều phong cách → cách sống đẹp mà cao thượng. Tóm lại: Bằng một lối viết thuyết phục, tác giả đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn có ý nghĩa bồi đắp tình cảm tự hào và kính yêu lãnh tụ của người đọc- nhân cách của Người là niềm tự hào của dân tộc. b, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Mác-két). - Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. - Vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ và có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. - Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. - Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại tự nhiên, phản lại sự tiến hóa. 2 - Nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. → Văn bản là bức thông điệp của lương tri, nó thức tỉnh con người cả hai phía: + Những người chân chính quyết bảo vệ cuộc sống. + Những kẻ hiếu chiến lao vào cái chết, hủy hoại cuộc sống. → Thái độ rõ ràng, dứt khoát của tác giả. c. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Văn bản được trích từ “ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hiệp Quốc Niu oóc ngày 30-9-1990. Được in trong cuốn “ Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em”. - Gồm 17 điều liên quan đến nhu cầu và sự phát triển của trẻ em, những mối nguy hiểm đến với trẻ em cũng như những quyền lợi mà trẻ em xứng đáng được hưởng. - Văn bản có 3 phần chính: * Thách thức: - Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơI trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh. - Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế. - Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật. - Những nhà lãnh đạo chính trị ở các nước coi đó là “những sự thách thức” đối với họ. * Cơ hội: - Liên kết lại, các nước chúng ta có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em. - Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng. - Những cải thiện của bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em * Nhiệm vụ: - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em và trẻ em sơ sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và có thể thực hiện được nhờ những điều kiện thuận lợi nhiều mặt hiện nay. - Quan tâm trẻ em tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Tăng cường vai trò của phụ nữ-đảm bảo quyền bình đẳng. - Xóa nạn mù chữ ở trẻ em. - Kế hoạc hóa gia đình. - Tạo cho trẻ em cơ hội tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội-trẻ biết nguồn gốc lai lịch→Nơi nương tựa an toàn. - Phát triển nền kinh tế (đặc biệt các nước đang phát triển) III. Hướng dẫn học bài: - Nắm được kiểu văn bản nhật dụng. - Hiểu ba văn bản vừa học. - Viết đoạn văn cảm nhận về phong cách Hồ Chí Minh. 3 NS: NG: TiÕt: 4;5;6: ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm lại nội dung các văn bản. - Biết viết đoạn văn cảm nhận về số phận nhân vật- ý nghĩa của văn bản. B. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: I. Văn bản: Người con gái Nam Xương ? Truyền kì là gì? Truyện có chứa nhiều yếu tố kì ảo nhưng mạch chính vẫn là truyện có thật-chuyện trần thế với những con người có thực, có đời sống, có số phận. 1. Nhân vật Vũ Nương: ? Nêu những phẩm chất của Vũ Nương? Là người phụ nữ có nhan sắc, có phẩm hạnh. * Khi lấy chồng: - Biết giữ gìn khuôn phép→không để xảy ra thất hòa→người phụ nữ hiểu chồng, biết mình…luân giữ hòa khí gia đình. - Là người chỉ mong cầu hạnh phúc không ham công danh→thông cảm với nỗi vất vả gian nan mà chồng phải chịu đựng. - Khắc khoải nhớ mong khi phải xa chồng. * Khi xa chồng: - Nuôi con, nuôi mẹ chồng-chung thủy với chồng. - Người con dâu hiếu thảo→thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng→ ghi nhận, đánh giá cao công lao của nàng. * Khi bị chồng nghi oan: - Lần 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình-tình nghĩa vợ chồng-khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng. Cầu xin chồng đừng nghi oan→ hết sức tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình. - Lần 2: Nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị mắng nhiếc thậm tệ-đuổi đi. Nàng không có quyền được tự bảo vệ ngay khi có họ hàng bênh vực. Hạnh phúc bị tan vỡ: Nỗi đau khổ chờ chồng tưởng chừng hóa đá trước đây không thể làm lại được. - Lần 3: Thất vọng đến tột cùng không thể cứu vãn, hàn gắn được→ mượn dòng nước để giải bày tấm lòng trong trắng của mình. Lời thề như một lời nguyền xin chứng giám nỗi oan và sự trong sạch của nàng. Hành động trẫm mình là hành động của lí trí, không phải bột phát như trong truyện cổ tích→ Vũ Nương bị dồn nén đến bước đường cùng-nàng đã mất đi tất cả→ nàng phải chấp nhận số phận- Hành động tự trẫm mình là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự↔ có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có sự điều khiễn của lí trí. 2. Trương Sinh:- Trương Sinh cưới Vũ nương bằng 100 lạng vàng (vì mến dung hạnh, xinh đẹp…) cuộc hôn nhân không bình đẳng (người có thế lực là người đàn ông, người chồng trong xã hội phong kiến) - Có tính đa nghi, phòng ngừa quá sức. 4 -Trương Sinh trở về: + buồn khổ vì mẹ mất. + Lời nói của đứa con (la mắng, không tin vợ, không cho vợ nói, không tin hàng xóm, mắng nhiếc, đánh đuổi…)↔ Hồ đồ, độc đoán, không bình tĩnh, là kẻ vũ phu, thô bạo. 3. ý nghĩa yếu tố kì ảo: - Hoàn chĩnh thêm nét đẹp của Vũ Nương→ khao khát phục hồi danh dự. - Tạo kết thúc có hậu→ ước mơ của nhân dân về sự công bằng, chiến thắng cái ác. - Niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ. 4. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương: - Nguyên nhân cụ thể: sự hiểu nhầm lời con trẻ của Trương Sinh. - Nguyên nhân trực tiếp: sự đa nghi của một kẻ thất học, cố chấp. - Nguyên nhân gián tiếp: sự bất bình đẳng của nam-nữ trong chế độ phong kiến. * ý nghĩa cái chết của Vũ Nương: - Tố cáo xã hội phong kiến. - Bày tỏ lòng thương tiếc của tác giả đối với người phụ nữ. Số phận họ thật bi thảm, không được bênh vực mà ngược lại còn bị đối xử bất công vô lí. 5. Hình ảnh cái bóng: - Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất. - Nó là đầu mối trực tiếp dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh- buộc Vũ Nương phải chết vì cái bóng của mình. - Cái bóng xuất hiện 2 lần: + Lần 1: thể hiện sự chung thủy, cảnh ngộ đau khổ, cô đơn của người vợ xa chồng. + Lần 2: sự hiểu nhầm của người chồng đa nghi. ↔ Chiếc bóng vừa là niềm vui - nỗi buồn, bi thảm. II. Văn bản: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (tùy bút) Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, tản mạn, không gò bó, không theo hệ thống cấu kết. * Nội dung: ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiên thực đen tối của lịch sử nước ta thời Lê Trịnh. - Thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận: + Cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài. + Những cuộc dạo chơi diễn ra thường xuyên “mỗi tháng ba bốn lần”. Huy động rất nhiều người hầu hạ. Bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém. + Tìm và cướp đoạt những của quí trong thiên hạ…về tô điểm cho nơi ở của chúa. → cảnh vườn của phủ chúa rất đẹp nhưng gợi cảm giác ghê sợ. Đó là một sự tan tác, đau thương, gợi những điềm gỡ chẳng lành→ dự cảm sự suy vong tất yếu. - Bọn hoạn quan hầu cận đã ỷ thế nhà chúa tác oai tác quái đối với nhân dân, cụ thể: + Chúng thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. + Thủ đoạn mà chúng thường dùng là vừa ăn cướp, vừa la làng: “Họ dò xem nhà nào có chậu hoa , cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên hai chữ “phụng thủ” vào. +Chúng thường vu oan giá họa cho dân lành: “Các nà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung 5 phụng, thường bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phảI đập bỏ núi non bộ, hoặc phải bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ”. + Chi tiết nhà tác giả tự tay chặt cây→tránh tai họa. Chi tiết này, tác giả đã làm cho người đọc tin vào tính chân thực của các mẩu chuyện đã kể ở trên. III. Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí (Tiểu thuyết lịch sử chương hồi) 1. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ: * Hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luân luân thể hiện là một con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết (định cầm quân đi, lên ngôi, độc thúc đại binh ra Bắc, gặp gỡ, tuyển mộ binh sĩ, phủ dụ tướng sĩ…) * Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén: - Xét đoán và dùng người. Nguyễn Huệ xử lí vừa có lí vừa có tình. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc. - phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta-địch (lời dụ) * ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã tuyên bố chắc chắn như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng một nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể “dẹp việc binh đao”, cho ta được yên ổn mà nuôI dưỡng lực lượng. * Tài dụng binh như thần: Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn còn kinh ngạc vì cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã đến Nghệ An…và đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng long. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, ngày mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày. * Lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế QuangTrung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế…→ chỉ huy một chiến dịch lớn như vậy, thần tốc như vậy mà Quang Trung vẫn luân tỉnh táo, ung dung, oai phong, lẫm liệt…Quang Trung đã trở thành hình tượng về người anh hùng trong văn học cổ Việt Nam. 2. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê. Kết luận: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã táI hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của các tướng lĩnh nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. IV. Hướng dẫn: - Nắm lại các kiến thức đã học. - Tóm tắt văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí. 6 NS: Tiết 7,8,9 NG: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Học sinh nắm lại các phươn châm hội thoại- Biết sử dụng các phương châm hội thoại đúng tình huống. -Luyện tập về các phương châm hội thoại. B. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: * Tổ chức: * Bài mới: 1. Ôn về các phương châm hội thoại: ? Có mấy phương châm hội thoại? - Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Ví dụ: lợn cưới áo cưới. - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Ví dụ: Quả bí khổng lồ. - Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Ví dụ: Ông nói gà, bà nói vịt. - Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. Ví dụ: Nói dây cà ra dây muống. - Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. Ví dụ: Người ăn xin. 2. Quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Khi giao tiếp cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? nói ở đâu? nói nhằm mục đích gì? Ví dụ: Chào hỏi. 3. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: - Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp, chứ không phải là những qui định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống. - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường là do: + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. + Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. 7 + Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 4. Xưng hô trong hội thoại: - Tiếng việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc tháI biểu cảm. - Người nói căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Luyện tập: Bài 1: Giải thích các thành ngữ và xem các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Nói băm nói bổ→ bốp chát, xỉa xói, thô bạo (Phương châm lịch sự) - Nửa úp nửa mở→ Mập mờ, ỡm ờ không hết ý (Phương châm cách thức) - Đánh trống lảng→ lảng ra, né tránh không muốn tham dự, đề cập vào một vấn đề nào ( Phương châm quan hệ) - Cãi chày cãi cối → cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì (Phương châm về chất) - Nói có sách mách có chứng → nói có căn cứ chắc chắn ( Phương châm về chất) Bài 2: Đọc đoạn trích ở SGK trang 41. ? Các từ ngữ xưng hô được ai dùng với ai? - Cai lệ- Chị Dậu (Ngược lại) ? Vị thế, thái độ, tính cách của các nhân vật? - Cai lệ: Bọn cai trị, bề trên của chị Dậu → hách dịch, hống hách. - Chị Dậu: Dân bị áp bức- Biết cách xử thế, lựa lời… ? Vì sao chị Dậu có cách xưng hô thay đổi như vậy? - Chị Dậu bị đè nén, áp bức quá sức → sức mạnh tiềm tàng. Chị Dậu từ chỗ nhẫn nhục, chịu đựng → đứng lên quyết chống trả quyết liệt. Bài 3: Đọc ví dụ sau: Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị. Để làm quen, một vị hỏi: - Bây giờ, anh làm việc ở đâu? (1) Vị kia trả lời: - Bây giờ, tôi đang làm việc ở đây! (2) a, Trong hai lời thoại, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Vì sao? - Lời thoại (2) không tuân thủ phương châm hội thoại. Vì người hỏi muốn biết nơi làm việc, đơn vị công tác của người nghe, chứ không phải hỏi thời điểm hiện tại mà hai người đang hội nghị. Người nghe đã cố tình không hợp tác với người đối thoại với mình. b, Lời thoại không tuân thủ? - Phương châm về lượng. Bài 4: GV cho ví dụ Trong giờ văn, cô giáo hỏi một học sinh đang nói chuyện riêng: - Em hiểu Kiều là người con gái như thế nào? Học sinh giật mình. - Thưa cô, Kiều là chị họ của em. (Phương châm quan hệ) 8 C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Nắm vững các phương châm hội thoại. - Làm lại các bài tập ở SGK. NS: Tiết 10-11-12 NG: ÔN VÀ LUYỆN VIẾT CÁC ĐOẠN VĂN VỀ THUYẾT MINH-TỰ SỰ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Học sinh nắm được các kiến thức về thuyết minh, tự sự. - Trên cơ sở học sinh đã học, các em vận dụng viết thành đoạn văn. B. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1.Bài cũ: Kiểm tra việc thực hiện của học sinh về vấn đề đã dặn dò. 2.Bài mới: I. VĂN THUYẾT MINH: ? Văn thuyết minh là gì? 1. Văn thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự kiện, hiện tượng… Bằng phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích. - Mục đích: cung cấp tri thức khách quan. - Các phương pháp: định nghĩa, ví dụ, số liệu. Liệt kê, phân loại, so sánh… 2. Nghệ thuật: - Miêu tả. - Nhân hóa. - Kể chuyện. - ẩn dụ. → Thuyết minh sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú cho người đọc. Các yếu tố này chỉ có tác dụng phụ trợ, không thay đổi được đặc trưng của thuyết minh: khách quan, chính xác. 3. Viết đoạn văn: Viết đoạn mở bài về chiếc nón lá Việt Nam. * Đoạn 1: Chiếc nón lá Việt Nam không phải chỉ dùng để che mưa, che nắng, mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng đã từng đi vào ca dao: Qua đình ngã nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quí và trân trọng như vậy. ? Nhận xét đoạn văn thuyết minh đó? 9 - Sử dụng yếu tố nghị luận- biểu cảm→ lôi cuốn sự tò mò của người đọc. * Đoạn 2: Đoạn kết bài về chiếc áo dài Việt Nam. Nhìn các cô gái trong những bộ áo dài thướt tha ngày hội, không ai không tự hào về truyền thống văn hóa của ông cha ta ngày xưa. Thật là duyên dáng! Thật là kín đáo! Ta tự hào vì đây là sản phẩm, là nét văn hóa mà không một dân tộc nào trên trái đất này có được. * Đoạn 3: Viết về cách làm chiếc nón lá. Bằng các yếu tố miêu tả- tự sự. Học sinh làm. Giáo viên nhận xét, bổ sung. II. VĂN TỰ SỰ: 1. Kiến thức về văn tự sự: ? Thế nào là văn tự sự? - Tự sự: Trình bày một chuỗi sự việc theo một trình tự nhất định nhằm giải thích sự việc, con người, thái độ của người viết. - Nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ→ Người thực hiện các sự việc, các nhân vật đó có mối quan hệ không tách rời. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương. 2. Các yếu tố trong văn tự sự: a. Vai trò của yếu tố miêu tả: chuyện hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. Những yếu tố miêu tả giúp cho sự việc thêm rõ ràng, cụ thể, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả: được tác giả miêu tả qua cách nhìn trực tiếp hoặc quan sát, ghi chép. b. Yếu tố miêu tả nội tâm: - Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. - Miêu tả nội tâm trực tiếp: miêu tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. - Miêu tả nội tâm gián tiếp: miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. → không quan sát từ bên ngoài, tự quan sát thể nghiệm qua hiểu biết về tâm lí, suy nghĩ, qua trãi nghiệm. c. Mối quan hệ giữa miêu tả và miêu tả nội tâm: - Miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình→ tâm trạng bên trong của nhân vật. Ví dụ: Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc hiểu được hình thức bên ngoài. - Miêu tả nội tâm chỉ xuất hiện ở văn học viết, còn ở văn học dân gian không có. d. Nghị luận trong văn tự sự: - Dùng lí lẽ, phán đoán lô gic để làm rõ vấn đề. - Chặt chẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục→ chuyện thêm triết lí. 3. Tóm tắt văn bản tự sự: Nêu ngắn gọn, đầy đủ các nhân vật, sự việc chính của văn bản tóm tắt. III. LUYỆN TẬP: Tóm tắt lại văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” bằng đoạn văn 10 dòng. Có thể viết như sau: Vũ Nương người con gái đẹp, nết na hiền thục. Chính những phẩm chất đó Trương Sinh đã bỏ 100 lạng cưới về làm vợ. Về làm vợ chưa được bao lâu, Trương Sinh phải ra trận. 10 . ÔN LUYỆN VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS nắm được kiểu văn bản nhật dụng- Các văn bản nhật dụng đã học ở bậc THCS. - Hiểu được nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9. B.NỘI. của trẻ em. - Văn bản được trích từ “ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hiệp Quốc Niu oóc ngày 30 -9- 199 0. Được in trong cuốn “ Việt Nam và các văn kiện quốc. lí. 3. Tóm tắt văn bản tự sự: Nêu ngắn gọn, đầy đủ các nhân vật, sự việc chính của văn bản tóm tắt. III. LUYỆN TẬP: Tóm tắt lại văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” bằng đoạn văn 10 dòng. Có

Ngày đăng: 20/04/2015, 03:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w