1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bo de thi ngu van 9 HK2

6 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 57 KB

Nội dung

ĐỀ 1 Câu 1: ( 2 điểm) " Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim " a, Hai câu trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó. b. Hình ảnh trời xanh được xây dựng từ biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng cụ thể Câu 2 : (3 điểm) Lấy tựa đề : “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. Câu 3 : (5 điểm) Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo khó Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Y Phương, Nói với con) Mượn lời nói với con, nhà thơ Y Phương đã bộc lộ niềm tự hào đối với quê hương và thể hiện niềm mong ước đối với con. Em hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên. Hết ĐỀ 2 Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, có một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng” a - Nhân vật xưng tôi là nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? b. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu in đậm, nêu tác dụng của khởi ngữ trong câu đó? c. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức trong các câu và các đoạn văn trên, gọi tên các phép liên kết đó? Câu 2: (3điểm) Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 10 – 12 câu ) triển khai luận điểm sau: Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất. Câu 3: (5 điểm) Trình bày những cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Hết ĐỀ 3 Câu 1 ( 2 điểm) Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu: Ta làm con chim hót a. Chép chính xác 7 câu thơ nối tiếp câu thơ trên và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b. Hãy chỉ ra một đại từ xưng hô được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. Có gì thay đổi trong cách xưng hô so với khổ thơ đầu tiên? Chỉ ra sự khác nhau trong việc thay đổi cách xưng hô ấy bằng một đoạn văn hoàn chỉnh. (khoảng 8 đến 10 dòng). Câu 2 (3 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”? Câu 3 (5 điểm) “Nói với con (Y Phương) là khúc tâm tình của người cha dặn dò con, thể hiện lòng yêu thương con theo cách của người miền núi. Khổ thơ đầu của bài thơ là những lời dặn dò và nhắc nhở con về những nguồn tình cảm đã nuôi dưỡng con trưởng thành” (trích “Ôn tập Ngữ văn 9 – nxb Giáo dục – 2006) Bằng hiểu biết về bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhận định nói trên. Hết ĐỀ 4 Câu 1: (2đ) Cho đoạn thơ sau: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lê đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. a) Những dòng thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? b) Cụm từ in đậm ở dòng đầu tiên là thành phần gì trong câu? c) Chỉ ra những từ ngữ mang nghĩa hàm ý trong đoạn thơ trên? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2: (3đ) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có chí thì nên". Câu 3:(5đ) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ( Viễn Phương – Viếng lăng Bác ) Hết ĐỀ 5 Câu 1(2 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: " Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng " a. Cho biết tên bài thơ, tên tác giả của đoạn thơ trên? b. Gọi tên thành phần biệt lập và nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ trên? c. Hình ảnh “hàng tre” trong đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? Câu 2 (3 điểm) Viết đoạn văn hoàn chỉnh triển khai luận điểm sau đây: “Tự học là cách học hiệu quả nhất, giúp ta thành công trong học tập” Câu 2(5 điểm): Nêu suy nghĩ của em về khát vọng của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau: " Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế " (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Hết ĐỀ 6 Câu 1: (2 điểm) a. Chỉ ra sự liên kết câu trong đoạn văn sau: “ Tôi thích nhiều bài.(1) Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận.(2)Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng.(3) Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô.(4) Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ”.(5) Đó là dân ca ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm.(6) Thích nhiều. (7) Nhưng tôi không muốn hát lúc này”.(8) b. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu,giới thiệu về nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên. Câu 2: (3 điểm) Viết đoạn văn làm rõ luận điểm sau: “Trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhất là đối với học sinh” Câu 3: (5 điểm) Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự chuyển mùa từ hạ sang thu qua bài thơ “Sang thu”. Hết ĐỀ 7 Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ: “Vẫn còn bao nhiêu nắng’’ a) Chép lại theo trí nhớ những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện một khổ thơ b) Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? c) Trong đoạn thơ, câu thơ nào vừa mang nghĩa tường minh vừa mang nghĩa hàm ý ? Hãy chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý của câu ấy? Câu 2 (3 điểm): Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. Câu 3 (5 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Hết ĐỀ 8 Câu 1 (2 điểm) Cho câu thơ sau “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” a. Hãy chép 6 câu thơ tiếp theo câu thơ trên? Cho biết tên bài thơ và tên tác giả? b. Nhân vật chính trong đoạn thơ này đã vi phạm phương châm hội thoại nào khi dặn dò cháu mình? Mục đích của việc vi phạm đó là gì? Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”? Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim (Trích “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương) Hết ĐỀ 9 Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê) a) Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào? b) Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của cách đặt câu như thế đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn. Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn triển khai luận điểm sau đây: “Học vẹt, học tủ dẫn đến nhiều tác hại cho người học” Câu 3 (5 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau đây: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) Hết ĐỀ 10 Câu 1 (2 điểm) Cho câu thơ “Ta làm con chim hót” a) Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? b) Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ vừa chép. Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của em về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu 3 (5 điểm) Vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Hết . Viễn Phương) Hết ĐỀ 9 Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây đầu của bài thơ là những lời dặn dò và nhắc nhở con về những ngu n tình cảm đã nuôi dưỡng con trưởng thành” (trích “Ôn tập Ngữ văn 9 – nxb Giáo dục – 2006) Bằng hiểu biết về bài thơ “Nói với con”. điểm sau: Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thi ng liêng nhất. Câu 3: (5 điểm) Trình bày những cảm nhận của em về tình yêu thi n nhiên của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân

Ngày đăng: 31/01/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w