Phạm vi nghiên cứu Không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các hoạt động mở rộng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta tại thị trường ViệtNam, bao gồm các
Trang 1MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta 4
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH quốc tế Delta 6
1.1.2.1 Chức năng của công ty TNHH quốc tế Delta 6
1.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty TNHH quốc tế Delta 7
1.1.3 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta 7
1.1.3.1 Mục tiêu cơ bản của công ty TNHH quốc tế Delta 7
1.1.3.2 Chiến lược phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta 7
1.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH quốc tế Delta 9
1.1.4.1 Bộ máy quản lý: 9
1.1.4.2 Chức năng các phòng ban 9
1.1.5 Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta 11
1.1.5.1 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 11
1.1.5.2 Thị trường kinh doanh 13
1.1.5.3 Cách thức tổ chức kinh doanh 14
1.2 DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 14
1.2.1 Đặc điểm thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam 14 1.2.2 Thực trạng ngành dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam 17
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA 19
1.3.1 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công 19
1.3.1.1 Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa 19
1.3.1.2 Môi trường chính trị - luật pháp 21
1.3.1.3 Môi trường kinh tế 23
1.3.1.4 Môi trường văn hoá 24
1.3.1.5 Môi trường công nghệ 24
1.3.1.6 Môi trường cạnh tranh trong nội bộ ngành dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam 24
1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty 25
1.3.2.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty 25
1.3.2.2 Tiềm lực tài chính của công ty 26
1.3.2.3 Nguồn nhân lực của công ty 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO
Trang 22.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA 28 2.1.1 Nội dung cơ bản trong việc phát triển cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH quốc tế Delta 28
2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam 28 2.1.1.2 Xác định khách hàng mục tiêu của công ty 36 2.1.1.3 Xây dựng các gói dịch vụ giao nhận vận tải mới để cung cấp cho khách hàng mục tiêu của công ty 38 2.1.1.4 Lập kế hoạch triển khai các gói dịch vụ mới cho khách hàng mục tiêu
và kế hoạch tăng cường bán các gói dịch vụ cũ 40 2.1.1.5 Thực hiện việc cung cấp các gói dịch vụ giao nhận vận tải mới cho khách hàng mục tiêu 40 2.1.1.6 Kiểm tra việc cung cấp dịch vụ Logistics của công ty, xử lý các vấn đề phát sinh 42 2.1.1.7 Tổng kết và rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo 43
2.1.2 Kết quả của việc phát triển hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta 43
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH SỰ PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC
TẾ DELTA 45
2.2.1 Chỉ tiêu định lượng 45
2.2.1.1 Số lượng các loại hình dịch vụ giao nhận vận tải mà công ty TNHH quốc tế Delta cung cấp 45 2.2.1.2 Số lượng các khách hàng của công ty TNHH quốc tế Delta 47 2.2.1.3 Lợi nhuận trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta 48 2.2.1.4 Số lượng thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta 48 2.2.1.5 Chất lượng dịch vụ 49
ty TNHH quốc tế Delta 50 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 50
Trang 32.3.3.2 Nguyên nhân khách quan từ phía nhà nước 51
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA TỚI NĂM 2016 54
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA TỚI NĂM 2016 54
3.1.1 Cơ hội đối với việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta tới năm 2016 54
3.1.2 Thách thức đối với việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH quốc tế Delta tới năm 2016 55
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA TỚI NĂM 2016 56
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA TỚI NĂM 2016 57
3.3.1 Giải pháp đối với công ty 57
3.3.1.1 Giải pháp về thị trường 57
3.3.1.2 Giải pháp về loại hình dịch vụ giao nhận 60
3.3.1.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ 61
3.3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới 62
3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 62
3.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải, tiến tới xây dựng một Luật Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải riêng 62
3.3.2.2 Hoàn thiện, tối ưu hoá hệ thống hải quan 63
3.3.2.3 Nâng cấp, cải tạo, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng 63
KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 VNĐ Việt Nam Đồng Đơn vị tiền tệ Việt Nam
2 USD United State Dollar Đồng Đô la Mỹ
3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
5 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
6 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
7 OECD Organisation for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
9 FIA Foreign Investment Agency Cục đầu tư nước ngoài
10 GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
18 4PL Fourth Party Logistics
Là dịch vụ Logistics tích hợpchuyên về các giải pháp quản trịchuỗi Logistics của doanhnghiệp
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống kho bãi của công ty TNHH quốc tế Delta 26
Bảng 1.2: Trang thiết bị bốc xếp của công ty TNHH quốc tế Delta 27
Bảng 2.1: XNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2010 31
Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, 2010 31
Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, 2010 32
Bảng 2.4: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2010 (Tỷ USD) 32
Bảng 2.5: Xếp hạng một số công ty giao nhận vận tải Việt Nam năm 2010 theo lợi nhuận sau thuế 35
Bảng 2.6: Bảng xếp hạng 25 công ty giao nhận vận tải lớn nhất thế giới năm 2010 của Armstrong & Associates, Inc 36
Bảng 2.7: Danh sách các khách hàng thường xuyên của Công ty 38
giai đoạn 2007-2011 38
Bảng 2.8: Các gói dịch vụ giao nhận vận tải mới được xây dựng cho đối tượng khách hàng mục tiêu của Công ty giai đoạn 2007-2011 39
Bảng 2.9: Kế hoạch về tài chính của công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2007- đầu năm 2012 41
Bảng 2.10: Doanh thu - Lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận của công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2008-2011 44
Bảng 2.11: Các dịch vụ giao nhận vận tải truyền thống và các dịch vụ mới được công ty TNHH quốc tế Delta cung cấp trong giai đoạn 2008-2011 47
Bảng 2.12: Chứng từ XNK bắt buộc tại Việt Nam năm 2011 53
Bảng 2.13: Thời gian và chi phí hoàn để tất thủ tục XNK tại Việt Nam 54
năm 2011 54
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9
Hình 1.2: Quy mô thị trường giao nhận vận tải của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới năm 2010 (Tỷ USD) 15
Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 (%) 15
Hình 1.4: Tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP của một số nước năm 2010 16
Hình 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2008-tháng 6 năm 2011 (Triệu VNĐ) 28
Hình 2.1: Số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, 2010 29
Hình 2.2: Số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở Việt Nam, 2008-2010 30
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 30
giai đoạn 2008-2011 (%) 31
Hình 2.4: Số lượng các KCN ở Việt Nam, 2008-2010 33
Hình 2.5: Số lượng hội viên của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, 2008-2011 34
Hình 2.6: Thị phần thị trường giao nhận vận tải Việt Nam, 2008-2011 35
Hình 2.8: Số lượng tờ khai hải quan về XNK đã mở qua các năm 2008-2011 45
Hình 2.9: Số lượng các loại hình dịch vụ giao nhận vận tải mà công ty TNHH quốc tế Delta cung cấp qua tưng năm trong giai đoạn 2007-2011 45
Hình 2.10: Tỷ trọng các loại hình dịch vụ của công ty TNHH quốc tế Delta năm 2010 47
Hình 2.11: Tỷ trọng các dịch vụ mới giai đoạn 2008-2010 48
Hình 2.12: Số lượng các khách hàng của công ty TNHH quốc tế Delta giai đoạn 2008-2011 48
Hình 2.13: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty TNHH quốc tế Delta trong giai đoạn 2008-2011 49
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để pháttriển ngành dịch vụ giao nhận và vận tải hàng hóa Đất nước Việt Nam có một đường
bờ biển dài chạy dọc từ Bắc tới Nam, cũng như có một trong số những cảng biển tựnhiên thuận lợi như cảng Cam Ranh, lại nằm trên một số đường vận tải biển nhộn nhịp
và quan trọng trên thế giới nên nước ta có rất nhiều lợi thế để trở thành cảng biển lớncủa khu vực Ngành dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt trong những năm gần đây đã vàđang thu hút được rất nhiều sự quan tâm và được chính phủ, nhà nước đầu tư, tạonhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Bên cạnh đó, những năm gần đây tập quánthương mại của các công ty xuất - nhập khẩu Việt Nam đang có xu hướng thay đổitheo hướng rất tích cực đó là xuất theo điều kiện nhóm C và nhập theo điều kiện nhóm
F Chính điều đó dẫn đến các quyền định đoạt về vận tải đều thuộc về phía Việt Nam
và doanh nghiệp Việt Nam sẽ có quyền chỉ định một công ty vận tải của nước ta đểthực hiện vấn đề này
Cho dù nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành giao nhận vận tải nhưngcác doanh nghiệp Việt Nam thì lại chưa nắm bắt lấy cơ hội đó để vươn lên Các doanhnghiệp Việt Nam mới chỉ thực hiện một khâu trong chuỗi dịch vụ giao nhận vận tảinhư là hình thức cho thuê kho bãi và vận chuyển nội địa mà chưa cung cấp được mộtgói dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa hoàn chỉnh Nhưng chúng ta không thể phủnhận những nỗ lực và cố gắng của công ty trong thời gian qua để mở rộng cung cấpdịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, từ đó chiếm lĩnh thị trường trong nước và
vươn ra thế giới Chính vì vậy em đã lựa chọn để tài “Mở rộng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta” làm đề tài nghiên
cứu
II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đề xuất giải pháp phát triển, mở rộng dịch
vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta đến năm 2016
và đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nhằm hoàn thiện cũng như phát triển ngànhgiao nhận vận tải của Việt Nam nói chung và của công ty TNHH quốc tế Delta nóiriêng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm hoàn thành mục đích nghiên cứu những nội dung trên, chuyên đề cần đượcthực hiện những nhiệm vụ sau:
Trang 8- Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH quốc tế Delta, trình bày tình hình pháttriển ngành dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế ở Việt Nam và phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế củacông ty.
- Phân tích thực trạng phát triển cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải của công tyTNHH quốc tế Delta theo các nội dung phát triển cung ứng dịch vụ giao nhận vận tảicủa công ty, tình hình thực hiện các chỉ tiêu đo lường sự phát triển cung ứng dịch vụgiao nhận vận tải của công ty, rồi rút ra các nhận xét, đánh giá về ưu điểm, tồn tại củahoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty và nguyên nhân của nhữngtồn tại đó
- Phân tích những cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển dịch vụ giaonhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta trong giai đoạn từ nay đến năm 2016 vàchỉ ra những mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải của công ty tronggiai đoạn từ nay đến năm 2016, đưa ra những giải pháp cho công ty và kiến nghị đốivới nhà nước nhằm phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty tới năm 2016
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu hoạt động mở rộng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hànghóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các hoạt động mở rộng dịch vụ
giao nhận vận tải quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta tại thị trường ViệtNam, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận vận tải ở thị trường Việt Nam: 3vấn đề cung - cầu - mức độ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam
Thứ bảy: Tổng kết và rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo
Thời gian: Chuyên đề sử dụng số liệu để phân tích trong giai đoạn 2007- 2011 và
đưa ra những định hướng phát triển đến năm 2016
Trang 9IV Kết cấu chuyên đề
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA VÀ DỊCH VỤ GIAO
NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta.
−Tên công ty:
+ Tên công ty: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
+ Tên giao dịch: DELTA INTERNATIONAL CO.,LTD
+ Mã số thuế: 0101502542-008
+ Điện thoại: 8444 3556 3356
+ Fax: info@delta.vn
+ Tài khoản ngân hàng: 106 2029 5605 010 – Techcombank Tân Bình
− Địa chỉ trụ sở chính: 13N8A, đường Nguyễn Thị Thập, Phường Nhân Chính, quận
Thanh Xuân, Hà Nội
− Logo công ty:
-Quá trình hình thành của công ty
Công ty TNHH quốc tế Delta được thành lập vào tháng 6 năm 2000 theo LuậtDoanh nghiệp năm 1999 tại Hà Nội
Công ty TNHH Quốc tế Delta là một trong những công ty hàng đầu về hoạt độnglĩnh vực kho bãi, giao nhận vận tải trong nước và quốc tế
Trang 11 Những lĩnh vực hoạt động: làm đại lý cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài vàcung cấp dịch vụ giao nhận nội địa và quốc tế: làm đại lý vận chuyển hàng hóaquốc tế, thủ tục hải quan, vận tải nội địa và quốc tế, kinh doanh thương mại, kinhdoanh kho bãi.
Thế mạnh của công ty là dịch vụ thủ tục hải quan:
+ Công ty đang chịu trách nhiệm về các thủ tục hải quan và các thủ tục chuyên ngànhkhác cho các dự án lớn như: dự án viễn thông của Hanoi Telecom, Mobiphone,Vinaphone, Ericsson, Motorola, Hawei…
+ Là nhà ủy thác xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như
Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
- Quá trình phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta
Được thành lập vào tháng 6 năm 2000 tại thành phố Hà Nội Ban đầu công ty là nhàcung cấp dịch vụ Logistics chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý cước hàngkhông tại sân bay Nội Bài
Tháng 3/2001 thành lập văn phòng đại diện tại Hải Phòng, nơi có cảng biển lớnnhất miền Bắc Việt Nam Lúc này công ty gồm 16 nhân viên xử lý cước tàu biểntrong xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế
Được xếp vào top 10 đại lý hoạt động hiệu quả của hãng hàng không Việt Nam liêntục trong các năm 2004, 2005, 2006
Tháng 11/2002 thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp các dịch
vụ logostics mở rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Tháng 12/2006, Delta trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận Khovận Việt Nam (VIFFAS – Vietnam Freight Forwarders Associations)
Tháng 2/2007 Delta được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tảigiao nhận quốc tế (FIATA – International Federation of Freight ForwardersAssociations)
Trách nhiệm pháp lý chuyên môn của công ty được bảo vệ bởi công ty Bảo hiểmBảo Minh
Hiện nay công ty hiện đã có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đạidiện tại Hải Phòng, Bình Dương và Bắc Ninh với tổng số hơn 60 nhân viên Nhằmmục đích mở rộng phạm vi hoạt động, tổ chức hoạt động marketing và cung ứngdịch vụ trên toàn quốc, công ty đang có kế hoạch thành lập văn phòng tại Đà Nẵng
- Chi nhánh của công ty
Delta Hồ Chí Minh
Trang 12Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH quốc tế Delta
1.1.2.1 Chức năng của công ty TNHH quốc tế Delta
Công ty TNHH quốc tế Delta có các chức năng chính là cung cấp dịch vụ quốc tế vềvận chuyển, giao nhận, đại lý, XNK hàng hóa, tư vấn cho các doanh nghiệp trong vàngoài nước có nhu cầu vận chuyển, giao nhận, XNK hàng hóa
Theo điều lệ của Công ty TNHH quốc tế Delta có các chức năng sau:
- Nhận ủy thác thực hiên các dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi,các phương tiện vận tải bằng các hợp đồng trọn gói “door to door” và thực hiện cácdịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa nói trên, như việc thu gom, chia lẻ hàng hóa,làm thủ tục XNK, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng đó chongười chuyên chở để chuyển tiếp tới nơi quy định
- Tự mình tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chứcchuyên chở, giao nhận hàng hóa XNK, hàng công trình, hàng quá cảnh, hàng ngoạigiao, hàng hội chợ triển lãm, tài liệu, chứng từ,
- Làm đại lý cho các hãng vận tải trong nước và nước ngoài, làm các công tác phục vụcho tàu biển của nước ngoài vào cảng Việt Nam Liên doanh, liên kết với các tổ chứckinh tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi
- Nhận ủy thác XNK hoặc trực tiếp kinh doanh XNK hàng hóa
Trang 131.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty TNHH quốc tế Delta
Với các chức năng trên thì Công ty TNHH quốc tế Delta phải thực hiện những nhiệm
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận,chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý an toàn, tổ chức lưu kho,lưu bãi và bảo đảm bảo quản hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, kiến nghị cải tiến biểucước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề ra cácbiện pháp thích hợp để bảo đảm quyền lợi giữa các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thuhút khách hàng để củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước
và trên trường quốc tế
- Tổ chức quản lý và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công
ty theo cơ chế hiện hành
1.1.3 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta
1.1.3.1 Mục tiêu cơ bản của công ty TNHH quốc tế Delta
- Nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty và nâng cao thunhập cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
- Giữ vững vị trí tiên phong, dẫn đầu trong ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam, nângcao dịch vụ đã có và phát triển thêm các dịch vụ mới đặc biệt là dịch vụ giao nhận vậntải để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước, và vươn ra thị trường quốc tế và có đủkhả năng để cạnh tranh với những tập đoàn giao nhận vận tải lớn trong khu vực và trênthế giới
1.1.3.2 Chiến lược phát triển của công ty TNHH quốc tế Delta
1.1.1.2.1 Chiến lược cấp công ty
Thứ nhất là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh Công ty tiếp tục thực hiện chiến
lược kinh doanh hình chữ “T”, lấy kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, Logistics làmnòng cốt, trên cơ sở đó phát triển các ngành: Tài chính, kinh doanh trường học bệnhviện, đẩy mạnh dịch vụ XNK và vận tải quốc tế nhằm phục vụ cho việc phát triển dịch
Trang 14vụ giao nhận vận tải của công ty, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chuỗi siêu thị,xây dựng, cầu cảng và vận tải biển, tiến tới kinh doanh chuỗi dịch vụ Logistics khép kín.
Thứ hai đó là nâng cao chất lượng dịch vụ đã có và phát triển thêm các dịch vụ
mới đặc biệt là dịch vụ giao nhận vận tải để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, mở rộngthị trường ra nước ngoài, khẳng định vị thế của công ty tại các thị trường truyền thốngnhư Trung Quốc, Nga, Châu Âu, và có đủ khả năng để cạnh tranh với những tập đoàngiao nhận vận tải lớn trong khu vực và thế giới
1.1.1.2.2 Chiến lược cấp bộ phận
Về cảng biển:Mua thêm 5 tàu vận tải có tải trọng 6 vạn tấn Hợp tác với Công ty
Vận tải xăng dầu đường thuỷ 1 xây dựng 2 cầu cảng container ở khu vực cảng ĐìnhVũ-Hải phòng
Về liên doanh liên kết: Liên kết với các công ty Logistics nước ngoài nhằm hợp
tác và cùng phát triển dựa trên phương châm là đôi bên cùng có lợi
Trang 151.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH quốc tế Delta
1.1.4.1 Bộ máy quản lý:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa nguyên tắc chuyên môn hóa theo chức năngquản lý vì vậy công ty thực hiện loại hình tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chứcnăng Trong tổ chức tồn tại hai hệ thống kinh doanh dịch vụ, các bộ phận chức năngkhông có quyền ra lệnh cho các bộ phận khác tuyến Các thông tin chỉ huy và thông tinphản hồi được truyền theo tuyến rất thích hợp cho hệ thống quản trị được vận hànhnhanh chóng, chính xác và hiệu quả
1.1.4.2 Chức năng các phòng ban
Giám đốc
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH XNK
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
BỘ PHẬN CHỨNG TỪ
BỘ PHẬN GIAO NHẬN PHÒNG
MARKETING
Trang 16- Giám đốc là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điềuhành và quyết định mọi công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về những quyết định đó.
- Đề ra những đường lối kinh doanh, tìm kiếm xu hướng kinh doanh mới để đạt đượcmức lợi nhuận cao nhất
- Chỉ đạo, điều hành, phân công công tác cho nhân viên công ty và kết hợp hài hòacông việc giữa các phòng ban, đồng thời những khoản dư liên quan đến vấn đề mua tàisản cố định
- Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với kháchhàng và ký hợp đồng
Phó giám đốc
- Phó giám đốc là những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện những hoạt động của phòngkinh doanh và phòng điều hành xuất nhập khẩu, đồng thời kiêm trưởng phòng kinhdoanh và phòng điều hành
- Vạch ra kế hoạch, tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh, trực tiếp giao dịch ký hợpđồng với khách hàng Đồng thời, còn là người cố vấn tham gia đóng góp ý kiến về tổchức bộ máy của công ty, bố trí nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn của từngthành viên
- Ngoài ra, phó giám đốc cũng trực tiếp làm những lô hàng đặc biệt, những lúc nhiềuhàng…
Phòng kinh doanh
Bộ phận kinh doanh: là tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng về dịch vụ giao nhận– vận tải với đối tác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập các chiến lượcmarketing, tìm kiếm khách hàng
Bộ phận chăm sóc khách hàng: tư vấn cho khách hàng về những nghiệp vụ xuấtnhập khẩu, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi làm hàng
Phòng xuất nhập khẩu
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa Gồm hai bộ phận:
Bộ phận chứng từ: soạn thảo hồ sơ làm thủ tục hải quan và các công văn, chứng từcần thiết khác để cho bộ phận xuất nhập khẩu hoàn thành tốt công việc được giaotrong khoảng thời gian ngắn nhất Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời nhữngthông tin về xuất nhập khẩu và những thay đổi của Nhà nước về thuế, chứng từ,công văn, hải quan quản lý, lưu trữ hồ sơ, … Đồng thời liên lạc với khách hàng đểtìm hiểu những thông tin cần thiết về lô hàng giúp cho bộ phận xuất nhập khẩu hoànthành tốt nhiệm vụ của mình
Trang 17Bộ phận giao nhận: tổ chức thực hiện các hợp đồng dich vụ giao nhận, tiếp nhận bộchứng từ từ khách hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng kýkiểm dịch, làm C/O, trực tiếp ra cảng làm hàng, nhận hàng, thuê phương tiện vận tải,giao hàng cho người nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi (cảng, sânbay) đến kho cảng riêng của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, vàngược lại từ kho của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu ra cảng, sân bay để giao hàng.
Phòng kế toán
Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh doanh, quản lý các hoạtđộng thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải,lập bảng báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình giám đốc
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp só liệu về số lượng lao động, thời gian laođộng và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp,phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động
Nắm công nợ khách hàng – thu hồi công nợ
Quản lý công nợ của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu
Phòng marketing
Đảm trách công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và những yếu tốngoại cảnh, để đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển theohướng phù hợp nhất với tình hình của công ty và thế giới
1.1.5 Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta
1.1.5.1 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
Hiện nay công ty TNHH quốc tế Delta hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnhvực sau:
- Giao nhận vận tải, Logistics: Là ngành nghề kinh doanh truyền thống của Công ty
bao gồm các hoạt động sau:
+ Giao nhận vận tải hàng hoá thông thường: Là hoạt động kinh doanh truyền
thống và chủ yếu của công ty TNHH quốc tế Delta từ những ngày đầu thành lập
+ Giao nhận vận tải hàng triển lãm: Công ty TNHH quốc tế Delta trở thành công
ty giao nhận chính thức tại hầu hết các hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế nhưTriển lãm công nghệ môi trường Châu Âu và Triển lãm Quảng Tây Trung Quốc tạiViệt Nam, Triển lãm Caexpo tại Trung Quốc, được chính phủ và các đối tác nướcngoài đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và uy tín với đội ngũ cán bộ, lao động có taynghề chuyên môn và có kinh nghiệm trong hoạt động giao nhận hàng triển lãm Công
ty TNHH quốc tế Delta cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói từ giao nhận vậnchuyển, tạm nhập tái xuất, thủ tục Hải quan, các vấn đề liên quan đến thuế và miễn
Trang 18+ Giao nhận vận tải hàng công trình: Những nhân tố quan trọng giúp công ty
TNHH quốc tế Delta trở thành đối tác tin cậy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực vậnchuyển hàng công trình chính là bề dày lịch sử của Công ty, kinh nghiệm kinh doanh
và giá cả cạnh tranh Công ty TNHH quốc tế Delta đã tham gia thực hiện vận chuyểnhàng công trình cho nhiều công trình, dự án lớn với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 500triệu USD, và được các đối tác đánh giá rất cao về chất lượng dịch vụ và tính chuyênnghiệp Với trang thiết bị chuyên dụng đồng bộ, hiện đại, đội ngũ lao động chuyênnghiệp, Công ty sẵn sàng giao nhận mọi loại hình hàng công trình và cùng với đối tácnước ngoài lựa chọn phương thức hiệu quả nhất và chuẩn bị chu đáo các thủ tục chứng
từ để vận chuyển hàng đến công trình không gặp bất kỳ sự cố gì
+ Giao hàng chuyển tải: Số lượng hàng chuyển tải được thực hiện giữa các nước
láng giềng với nhau ngày càng tăng và công ty TNHH quốc tế Delta xem đây là mộtlĩnh vực tiềm năng cần được khai thác mạnh trong thời gian tới đây Công ty TNHHquốc tế Delta sẵn sàng làm mọi thủ tục chuyển tải hàng hoá của các khách hàng sangcác nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, Campuchia Dù hàng hoá của các kháchhàng đến Việt Nam bằng đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ từ bất kỳnước nào trên thế giới, Công ty sẽ giúp khách hàng chuyển hàng đến người nhận tạicác nước nói trên mà không cần phải nộp thuế XNK
+ Thủ tục hải quan: Qua nhiều năm kinh nghiệm giao nhận nhiều loại hàng hóa
khác nhau, công ty TNHH quốc tế Delta luôn được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch
vụ khai thuê thủ tục hải quan, được các cơ quan hữu quan đánh giá cao về nghiệp vụ,tính nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm và hợp tác Công ty TNHH quốc tế Delta đãđược Tổng cục Hải quan cấp giấy phép khai thuê hải quan và vinh dự được Tổng cụchải quan chọn làm đại lý khai thuê hải quan
+ Kinh doanh kho ngoại quan: Công ty TNHH quốc tế Delta sở hữu và kinh
doanh kho ngoại quan tại cả Hải Phòng và Đà Nẵng với những diện tích riêng biệt phùhợp cho việc bảo quản nhiều loại hàng hoá Khi sử dụng kho ngoại quan của công tyTNHH quốc tế Delta làm trung tâm phân phối hàng, khách hàng có thể lùi thời hạnnộp thuế, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để phân phối, giao hàng hoặc xuất khẩu hàngđến nước thứ ba Khách hàng chỉ cần làm hợp đồng thuê kho với công ty TNHH quốc
tế Delta khi muốn gửi hàng tại đây Công ty luôn có sẵn các văn bản pháp luật, các quyđịnh của Việt Nam đối với hàng xuất nhập kho ngoại quan để khách hàng tham khảo
+ Vận tải đa phương thức: Là nhà vận chuyển đa phương thức chuyên nghiệp,
Công ty TNHH quốc tế Delta cung cấp dịch vụ tích hợp đầy đủ thông qua mạng lướiđại lý toàn cầu, đảm nhận các lô hàng từ nơi đi đến nơi đến theo yêu cầu của kháchhàng Công ty nhận vận chuyển đa phương thức các loại hàng hoá sau: Hàng hóa FCL/FCL, Hàng hóa FCL/ LCL, Hàng hóa LCL/ LCL, Hàng rời, Hàng thu gom/ hàng chia
lẻ Công ty TNHH quốc tế Delta có quyền phát hành HAWB cho những lô hàng gomđường hàng không và FBL cho những lô hàng đường biển và vận tải đa phương thức
Trang 19trên toàn thế giới Công ty sẽ lựa chọn những tuyến đường đa phương thức vận tải phùhợp để đảm bảo giao hàng an toàn đúng hẹn Với những trung tâm phân phối và mạnglưới chi nhánh rộng khắp cả nước, trang thiết bị xếp dỡ cùng phương tiện vận chuyểnnội địa, công ty TNHH quốc tế Delta đảm bảo giao hàng đúng hẹn, tất cả vì lợi ích củakhách hàng.
+ Dịch vụ Logistics trọn gói: Logistics là một chuỗi các dịch vụ hỗ trợ quá trình
sản xuất-lưu thông-tiêu dùng, ngành này tuy không phải là mới mẻ trên thế giới nhưnghiện nay ở Việt Nam thì có rất ít doanh nghiệp nội địa nào có đủ khả năng đáp ứngđiều kiện kinh doanh dịch vụ này Công ty TNHH quốc tế Delta là một trong số ít cácdoanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh Logistics nhờ các cơ sở vật chất sẵn có vềkho bãi, phương tiện xếp dỡ, về phương tiện vận chuyển, về đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp Tuy nhiên, dịch vụ Logistics của Công ty vẫn chưa thực sự phát triển tươngxứng với tiềm năng Và đây sẽ là dịch vụ trọng tâm được ưu tiên phát triển của công tytrong thời gian tới đây
- Xuất nhập khẩu: Giao nhận vận tải là hoạt động liên quan chặt chẽ tới quá trình
XNK ,nên công ty TNHH quốc tế Delta rất coi trọng loại hình phát triển dịch vụ này
- Kinh doanh cầu cảng và vận tải biển: Dịch vụ cầu cảng và vận tải biển hiện nay
được đánh giá là có hiệu quả cao, chuyên nghiệp, sức cạnh tranh cao, được công ty đầu
tư mạnh về các nguồn lực để tăng cường phát triển các dịch vụ mới và mở rộng quymô
1.1.5.2 Thị trường kinh doanh
Thị trường kinh doanh quốc tế trước đây của Công ty đã bị thu hẹp đáng kể, đặcbiệt là các thị trường truyền thống như Liên Xô cũ và Đông Âu Các văn phòng đạidiện của công ty TNHH quốc tế Delta ở nước ngoài cũng gặp phải những sự cạnhtranh gay gắt và không còn nhận được những ưu đãi như trước vì vậy hiệu quả đạtđược của các đơn vị này rất thấp
Thị trường nội địa hiện đang điễn ra những cuộc cạnh tranh gay gắt với công cụcanh tranh chủ yếu là giá Ngày nay, không còn cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp nhànước như trước đây, các thành phần kinh tế tự do, bình đẳng nhau về mọi mặt, do vậycác doanh nghiệp mới nổi lên nhanh chóng khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên gaygắt hơn
Với đầu óc quản lý nhạy bén của Ban lãnh đạo Công ty và với cơ sở vật chất kỹthuật tương đối đầy đủ và lực lượng cán bộ lao động có tay nghề chuyên môn và tínhchuyên nghiệp cao, cùng với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải,Công ty đã nhanh chóng cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ đã có và pháttriển thêm các dịch vụ mới tạo đòn bẩy cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, nhờ
đó đã giữ vững được thị phần ở thị trường trong nước và vươn ra thế giới, chiếm lĩnh
Trang 20được một số thị trường nước ngoài lớn và đầy tiềm năng, đặc biệt là các thị trườngláng giềng như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…
Công ty TNHH quốc tế Delta đang mở rộng thị trường trong nước ra các dự ánFDI ví dụ như dự án Thuỷ điện Sơn La, các khu công nghiệp như: KCN Nội Bài, KCNThăng Long, KCN Quang Minh, KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Đồng Nai, KCN BắcVinh (Nghệ An)
1.1.5.3 Cách thức tổ chức kinh doanh
Công ty TNHH quốc tế Delta tổ chức kinh doanh theo cơ chế khoán, Công ty đầu
tư vốn và khuyến khích tự chủ tổ chức kinh doanh cho các đơn vị thành viên, hỗ trợkịp thời khi các thành viên gặp rủi ro trong kinh doanh hay Các hoạt động kinh doanhcủa các đơn vị thành viên đều phải hướng tới một mục tiêu chung do Công ty đề ra.Các đơn vị thành viên dựa vào chiến lược, kế hoạch chung của Công ty rồi tự xâydựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ thế phù hợp với mình sau đó trình lênBan Giám đốc Công ty để được phê duyệt Khi các chiến lược và kế hoạch kinh doanhnày được phê duyệt thì các đơn vị thành viên mới được phép triển khai thực hiện trongthực tế Khi có thay đổi phải báo cáo và xin quyết định của Ban giám đốc Công ty để
có hướng giải quyết
1.2 DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Đặc điểm thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam
Thứ nhất là thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam là một thị trường non trẻ nhưng giàu tiềm năng và rất hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng cao.
Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam là một thị trường nontrẻ
Do mới được hình thành trong khoảng chục năm trở lại đây nên quy mô thị trườngdịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam là tương đối nhỏ Năm 2010, quy môthị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam ước đạt giá trị 25 tỷ USD.Đây là con số khá khiêm tốn nếu so với các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản Hình
1.2 dưới đây cung cấp một sự so sánh trực quan quy mô thị trường giao nhận vận tải
Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới năm 2010
Mặc dù quy mô thị trường nhỏ nhưng giá trị ngành dịch vụ giao nhận vận tải hànghóa tại Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của Việt Nam Năm 2010,GDP của Việt Nam là 103,572 tỷ USD trong đó giá trị của ngành giao nhận vận tảichiếm 25 tỷ USD Như vậy ngành dịch vụ giao nhận vận tải đã đóng góp xấp xỉ 25%trong tổng GDP của cả nước Tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên mức cao hơntrong giai đoạn 2012-2016 Điều này cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn của ngànhdịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam
Trang 21Nguồn: Tổng hợp trên Internet
Hình 1.2: Quy mô thị trường giao nhận vận tải của Việt Nam và một số quốc gia
trong khu vực và trên thế giới năm 2010 (Tỷ USD)
Ngành dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởngcao và ổn đinh ở mức 20-25% một năm trong giai đoạn 2008-2011 và tốc độ tăngtrưởng trong năm 2012 được dự đoán ở mức 25% Đó là tốc độ tăng trưởng rất ấntrượng, thể hiện sự năng động và không ngừng phát triển của ngành dịch vụ giao nhận
vận tải tại Việt Nam Hình 1.3 biếu diễn tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giao
nhận vận tải tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011:
Nguồn: Tổng hợp trên Internet
Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2011 (%)
Thứ hai là cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa còn lạc hậu, quy mô nhỏ, quy hoạch thiếu đồng bộ, bất hợp lý.
Trang 22Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm hơn 17.000 km đườngnhựa, trên 3.200 km đường sắt, hơn 42.000 km đường thuỷ, 166 cảng biển và 20 sânbay Mặc dù vậy nhưng chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗchưa đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Hiện nay chỉ có khoảng 5 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế,các cảng khác đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các độitàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp, dỡ container hiện đại, còn thiếu kinhnghiệm trong điều hành xếp, dỡ container
Đường hàng không cũng không đủ phương tiện chuyên chở cho việc vận chuyểnvào mùa cao điểm Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài là đón được cácmáy bay chở hàng quốc tế, khu vực hoạt động cho đại lý giao nhận vận tải hàng hóathực hiện gom hàng và khai quan, có nhà ga hàng hóa
Hệ thống đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường quốc lộ, xuống cấp nghiêmtrọng Bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để các xevận chuyển container lưu thông, dẫn đến việc vận tải không đảm bảo tính an toàn vàmất rất nhiều thời gian Năng lực vận tải đường sắt không phát huy được hiệu quả caonhất do chưa được hiện đại hóa Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoávận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông Tuy nhiên,đường sắt Việt Nam vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và1.435 mm) với tải trọng thấp Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ ChíMinh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 giờ đồng hồ Còn khá nhiều tuyến đường liêntỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng
Nguồn: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình “Logistics - Những vấn đề cơ bản”,
NXB Lao động - Xã hội, 2010, trang103
Hình 1.4: Tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP của một số nước năm 2010
Trang 23Hình 1.4 cho ta biết được chi phí Logistics ở nước ta hiện nay cao hơn khá nhiều
so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Lý do chính dẫn đến điều này
là do cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta quá nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đồng bộdẫn đến chi phí liên quan đến hoạt động vận tải - hoạt động chủ chốt, chiếm tỷ trọnglớn tăng cao
Thứ ba là số lượng các doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa gia tăng nhanh chóng nhưng quy mô của các doanh nghiệp nhỏ,
cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn, kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ.
Nếu đầu thập niên 1990, Việt Nam chỉ có chưa đến 10 doanh nghiệp quốc doanhtham gia hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, vận tải hàng hóa XNK dưới sự bảo hộcủa Chính phủ, thì nay con số này đã tăng lên tới hơn 1.200 doanh nghiệp
Đem so sánh với con số khoảng 60 doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch
vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam, thì doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa tạiViệt Nam chiếm tỷ lệ áp đảo về “lượng”, nhưng về “chất” thì rõ ràng các doanh nghiệpViệt Nam còn kém quá xa so với các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài
Các doanh nghiệp Việt Nam đều hiểu rằng họ quá nhỏ bé về mọi mặt so với cácdoanh nghiệp nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa củachúng ta lại chưa biết cách liên kết lại với nhau để tạo ra sức mạnh mà hoạt động kinhdoanh mang nặng tính tự phát, riêng lẻ Hiện nay, Hiệp hội Giao nhận kho vận ViệtNam (VIFFAS) đã được thành lập nhưng số lượng hội viên chưa lớn, hoạt động chưachuyên nghiệp và chưa phát huy hết được vai trò của mình trong việc liên kết cácdoanh nghiệp giao nhận vận tải tại Việt Nam thành một khối thống nhất
Thứ tư là mức độ cạnh tranh trên thị trường cao nhưng cạnh tranh chủ yếu dựa trên công cụ giá cả.
Hiện nay thì 80% thị phần đang thuộc về khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoàihàng đầu mà trong đó nổi bật là: APL Logistics, Maersk Logistics, NYK, OOCL,Yusen, Schenker, với tên tuổi, uy tín và chất lượng dịch vụ đã được khẳng định trêntoàn thế giới Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với cácdoanh nghiệp nước ngoài này Các doanh nghiệp của chúng ta bị thua thiệt, lép vếngay trên chính sân nhà của mình, 20% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệpViệt Nam
Khi đã xác định được không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài thìcác doanh nghiệp Việt Nam đã quay sang cạnh tranh với nhau rất gay gắt, khốc liệt.Mặc dù vậy, công cụ cạnh tranh chủ yếu được sử dụng lại là công cụ giá để giành giậtkhách hàng, tự thôn tính lẫn nhau Quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triểnnhững gói dịch vụ giao nhận vận tải mới gần như không được quan tâm đầu tư
1.2.2 Thực trạng ngành dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam
Trang 24Để có được cái nhìn tổng thể về ngành dịch vụ giao nhận vận tải ở nước ta, chuyên đề
sẽ chỉ ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của ngành dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam.
- Điểm mạnh:
+ Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 thì Việt Nam có chỉ số LPI(Logistics Performance Index) là 2,96, ở mức trung bình - khá, đứng đầu các nước cóthu nhập thấp, tương đương với chỉ số LPI của các nước có mức thu nhập trên mứctrung bình Đứng thứ hạng 53/155 nền kinh tế, Việt Nam được đánh giá có biểu hiệnđặc biệt về hoạt động Logistics
+ Số lượng doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiềuthành phần Cả nước có khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp (vượt qua Singapore, Tháilan) trong đó các công ty giao nhận vận tải đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đã cómặt tại Việt Nam như APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics,
+ Những dịch vụ được các doanh nghiệp giao nhận vận tải cung cấp ở Việt Namkhá đa dạng như vận tải, kho vận, bốc dỡ, khai quan, đóng gói thành phẩm, đặc biệt
là dịch vụ 3PL được cung cấp bởi các tập đoàn Logistics nước ngoài với trình độ côngnghệ tiên tiến, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển
- Điểm yếu:
+ Có số lượng đông nhưng hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của cácdoanh nghiệp Việt Nam còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉcung cấp dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng nên chỉ giacông lại cho các công ty 3PL, 4PL nước ngoài Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam(VIFFAS) đã được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả, không phát huy hết vaitrò của mình trong việc hoạch định chiến lược, phương hướng hành động và kết hợpcác thành viên lại thành một khối thống nhất
+ Các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam yếu về tiềm lực tài chính, thiếu vềnhân sự, tổ chức mạng lưới toàn cầu gần như không có, hệ thống thông tin ít được đầu
tư nâng cấp, phát triển và tính liên kết trong nội bộ doanh nghiệp rất rời rạc, phân tán + Các doanh nghiệp giao nhận vận tải nước ngoài chiếm tới80% thị phần Doanhnghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với doanh nghiệp nước ngoài, bị lép vếngay trên sân nhà của mình
+ Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệuquả nên chi phí giao nhận vận tải tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP trong đó chi
Trang 25phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm, điều này làm giảm khả năng cạnhtranh của dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trang 261.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA 1.3.1 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công
1.3.1.1 Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa
- Hệ thống cảng biển
Hiện nay, cả nuớc có khoảng 166 cảng nhưng đa số là cảng nhỏ Trong 49 cảngbiển hiện nay, chỉ có 5 cảng có khả năng đón tàu quốc tế với quy mô tương đối nhỏ.Trong khi khối lượng hàng hóa tăng trung bình khoảng 11%/năm trong 10 nămqua (2001-2010) thì năng lực của các cảng ở nước ta gần như không có nhiều cải thiện.Những tình trạng tắc nghẽn tại cảng biển trong hai năm liên tiếp 2008 - 2009 tại cáccảng khu vực Hải Phòng, Sài Gòn cho thấy sự phát triển chưa đồng bộ của hệ thốngcảng tại những khu vực kinh tế trọng điểm của quốc gia
Các số liệu ở trên, thì có thể nhận thấy rằng hệ thống cảng biển của nước ta còn lạchậu, trang thiết bị nghèo nàn, chưa theo kịp với tốc độ gia tăng nhanh chóng của khốilượng hàng hoá thông qua các cảng Với khoảng 70% - 80% hàng hoá quốc gia vận tải
đi quốc tế bằng đường biển vẫn phải thông qua các cảng trung chuyển tại Singapore,Hồng Kông, Trung Quốc Đây là một sự bất cập và hạn chế rất lớn của hệ thống cảngcủa Việt Nam, tác động bất lợi đến hoạt động phát triển vận tải biển nói riêng và pháttriển hoạt động giao nhận vận tải nói chung ở nước ta
Đối với công ty TNHH quốc tế Delta, hoạt động vận tải đường biển là một trongnhững dịch vụ giao nhận vận tải quan trọng nhất của Công ty Vậy nên, hệ thống cảngbiển với cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, năng lực bốc dỡ, giải phóng hàng không caonhư hiện nay ở nước ta đã tác động bất lợi đến hoạt động phát triển dịch vụ giao nhậnvận tải của công ty TNHH quốc tế Delta Công ty sẽ không thể nâng cao chất lượngdịch vì thời gian hàng hoá phải chờ ở cảng tăng lên do tắc nghẽn dẫn đến tốn kém chiphí bảo quản, lưu kho và chậm thời gian giao hàng cho khách hàng, khiến khách hàngkhông hài lòng; chi phí vận tải hàng hoá đi quốc tế đến các nước Châu Âu, Châu Mỹ,Châu Phi cao do phải thông qua các cảng trung chuyển Khi chi phí tăng cao, lợi nhuậngiảm, công ty TNHH quốc tế Delta sẽ không có đủ nguồn vốn để tái đầu tư phát triểncác dịch vụ mới
Trong những năm gần đây, Chính Phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm xâydựng cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn Sự kiện Cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải
đi vào hoạt động của năm 2009 với khả năng đón tàu trọng tải 160.000 DWT chạythẳng tới các cảng Châu Mỹ, Châu Âu không chỉ thúc đẩy XNK nội địa mà còn đặtnền tảng đầu tiên cho sự hội nhập cho ngành dịch vụ giao nhận vận tải Việt Namvào với sân chơi quốc tế Trong chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam đến năm
2020, Chính phủ đang tập trung các nguồn lực và mời gọi các nhà đầu tư tham gia
Trang 27vào các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng phức hợp như cảng Hải Phòng, VũngTàu, Vân Phong (Đà Nẵng), nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thương mại quốc
tế Những sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực này đã tạo điều kiện thuận lợiđối với việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty TNHHquốc tế Delta Thời gian giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty cho các đốitác trong và ngoài nước sẽ được rút ngắn, giúp công Công ty tiết kiệm được chi phí
và nâng cao được chất lượng dịch vụ
Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều hãng tàu lớn như Vinalines, Vosco,Vinatranschart, Vinaship, Viseritrans, Falcon, với hệ thống phương tiện chuyên chở
và cơ sở vật chất tương đối hiện đại luôn là những đối tác quan trọng của công tyTNHH quốc tế Delta trong việc thực hiện các hợp đồng giao nhận vận tải có khốilượng lớn với các khách hàng nước ngoài Công ty TNHH quốc tế Delta sẽ không gặpkhó khăn trong việc thuê tàu và luôn nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng tàu trongnước Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động giao nhận vận tảibằng đường biển quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta
Do đó nó gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế bằng đườnghàng không nói chung và ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển hoạt động vận chuyểnhàng hoá bằng đường hàng không của công ty TNHH quốc tế Delta nói riêng Đặc biệtbất lợi trong bối cảnh công ty TNHH quốc tế Delta đang đẩy mạnh khai thác và pháttriển các dịch vụ giao nhận chuyển phát nhanh bằng đường hàng không
Hệ thống các cảng hàng không nội địa quá lạc hậu, chủ yếu chỉ được sử dụng vàohoạt động vận tải hành khách, còn hoạt động vận tải hàng hoá gần như không diễn ra.Điều đó đã ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển hoạt động vận tải hàng hoá nội địabằng đường hàng không của công ty TNHH quốc tế Delta
Các hãng hàng không ở Việt Nam như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific không
có các loại máy bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hoá mà thường vận chuyển hànghoá kèm với các chuyến bay vận chuyển hành khách dẫn đến việc chỉ vận chuyểnđược hàng hoá có khối lượng nhỏ, hiệu quả thấp Vấn đề này đã ảnh hưởng bất lợi đến
Trang 28việc phát triển hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của công ty TNHHquốc tế Delta.
- Hệ thống đường bộ
Hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc của Việt Nam còn lạc hậu Nhiều kmđường quốc lộ, cao tốc đã được xây mới trên cả nước nhưng quy mô nhỏ, tốc độ xuốngcấp, hư hỏng quá nhanh và không được thiết kế để phục vụ cho việc di chuyển của cácchuyến xe container cỡ lớn hiện nay dẫn đến mất an toàn trong việc vận tải hàng hoábằng container, thời gian vận tải lâu do tắc nghẽn Điều này đã ảnh hưởng bất lợi đếnhoạt động và việc phát triển các hoạt động vận tải hàng hoá bằng xe container củacông ty TNHH quốc tế Delta
Nhận ra được những hạn chế của hệ thống đường bộ ở nước ta, Chính phủ cũng đãđầu tư xây mới nhiều cây cầu hiện đại như cầu Bãi Cháy, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, RạchMiễu giúp rút ngắn được thời gian di chuyển giữa các vùng miền, các khu kinh tế,tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động vận tải bằng đường bộ của công
1.3.1.2 Môi trường chính trị - luật pháp
Trang 29của Đảng và Nhà nước Với việc môi trường chính trị - xã hội của Việt Nam trong giaiđoạn này ổn định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và phát triểnlâu dài của công ty TNHH quốc tế Delta.
+ Môi trường chính trị trên thế giới trong giai đoạn 2007- 2010 diễn biến tươngđối ổn định Đây là điều kiện thuận lợi để công ty TNHH quốc tế Delta phát triển và
mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế Mặc dù vậy, trong năm 2011, môitrường chính trị thế giới có nhiều bất ổn diễn ra ở các quốc gia dầu lửa Trung Đôngnhư chiến tranh ở LiBi, nội chiến ở Tu-ni-si, khiến giá dầu thế giới tăng cao làm chochi phí nhiên liệu tăng cao Điều này đã gây ảnh hưởng bất lợi đến việc kinh doanh vàphát triển các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa liên quan đến vận tải của công tyTNHH quốc tế Delta
- Môi trường luật pháp:
+ Các bộ luật liên quan đến các hình thức vận tải được ban hành như Luật Hànghải năm 2005, Nghị định 125/ND-CP 2003 về vận tải đa phương thức, Luật đườngthuỷ nội địa năm 2004, Luật đường bộ năm 2001 và Luật đường sắt năm 2005 đã tạokhung pháp lý tương đối vững chắc để các hình thức kinh doanh vận tải phát triển, tạođiều kiện thuận lợi để công ty TNHH quốc tế Delta phát triển các dịch vụ vận tải mới.+ Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận
tải hàng hóa ngày càng được bổ sung, hoàn thiện Năm 2007, Nghị định số 140/2007/
NĐ-CP đã được ban hành nhằm giải quyết những băn khoăn của giới kinh doanh dịch
vụ giao nhận vận tải trong và ngoài nước về điều kiện kinh doanh và giới hạn tráchnhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ này ở Việt Nam đồng thời xác định rõ cácđiều kiện kinh doanh dịch vụ này thông qua việc phân nhóm các dịch vụ giao nhận vậntải, trong đó có các điều kiện chung áp dụng cho tất cả các nhóm dịch vụ và có nhữngđiều kiện áp dụng cho từng nhóm dịch vụ riêng
+ Với việc hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Namđược điều chỉnh bởi Luật Thương Mai 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP đã bướcđầu tạo nên hành lang pháp lý phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, xử lý cáctranh chấp phát sinh và tạo cơ sở cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoàinước mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực dịch vụ đầy tiềm năng này và đồng thời cũngtạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHHquốc tế Delta
+ Trong giai đoạn 2008-2011, Chính phủ Việt Nam không ban hành thêm bất cứ vănbản pháp luật nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nhưng kể từsau khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam phải thực hiện những cam kết mở cửa thịtrường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa đã ký kết trong đó đặc biệt là việc mở cửa thịtrường cung cấp dịch vụ vận tải Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2011 các công ty hoặc
Trang 30dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam dưới hình thức liên doanh với một đối tác Việt Namtrong đó đối tác nước ngoài không được góp quá 51% vốn điều lệ của liên doanh Nhữngcam kết này đã tác động bất lợi đến việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải của công
ty TNHH quốc tế Delta do Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công
ty giao nhận vận tải mới được thành lập có vốn FDI
1.3.1.3 Môi trường kinh tế
- Bối cảnh kinh tế thế giới
+ Năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra toàn thếgiới đã ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia, khiến cho nền kinh tế thế giới nói chung vàcủa riêng từng nước bị rơi vào suy thoái nghiêm trọng Đã tác động rất tiêu cực đếnhoạt động thương mại quốc tế, làm cho khối lượng hàng hóa sản xuất và trao đổithương mại giữa các nước giảm sút nghiêm trọng Quá trình hoạt động XNK của từngquốc gia bị giảm mạnh, dẫn đến số lượng hợp đồng giao nhận vận tải hàng hoá giảmđáng kể Điều này đã gây ra ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động kinh doanh và pháttriển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta.+ Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi, hoạt độngthương mại quốc tế bắt đầu gia tăng trở lại thúc đẩy hoạt động XNK hàng hoá giữa cácquốc gia được tăng cường Đây là tín hiệu rất lạc quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việcnối lại hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tếcủa công ty TNHH quốc tế Delta
+ Những dấu hiệu khả quan này không kéo dài được lâu Những cuộc khủnghoảng nợ công của các quốc gia trong khối đồng tiên chung Châu Âu Euro cuối năm
2010 và kéo sang năm 2011 và nền kinh tế số một thế giới là Mỹ bị đánh tụt mức xếphạng tín dụng đã chặn đứng đã phục hồi của nền kinh tế thế giới Kéo theo hoạt độngtrao đổi thương mại lại giảm sút nhanh chóng Với một công ty kinh doanh quốc tếnhư công ty TNHH quốc tế Delta thì việc nền kinh tế thế giới liên tục biến động theochiều hướng ngày càng xấu đi như thế đã gây ra những tác động bất lợi đối với hoạtđộng kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty
- Bối cảnh kinh tế Việt Nam
+ Giai đoạn 2007- 2011: Nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếthế giới, sản xuất nội địa bị đình trệ, nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng XNK bị hủy, cácdoanh nghiệp FDI phải thu hẹp sản xuất dẫn đến khối lượng trao đổi thương mại quốc
tế sụt giảm làm cho hoạt động XNK giảm mạnh Điều này đã ảnh hưởng bất lợi choviệc kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHHquốc tế Delta ở thị trường trong nước
+ Mặc dù vậy, năm 2010 vẫn có những tín hiệu lạc quan Tăng trưởng GDP năm
2010 đạt 6,78% Tăng trưởng kinh tế tốt và hoạt động XNK phát triển luôn tạo ranhững điều kiện tuyệt vời cho nền kinh tế, và đây chính là điều kiện rất thuận lợi để
Trang 31công ty TNHH quốc tế Delta có thể phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa củamình.
+ Năm 2011, lạm phát ở nước ta tăng cao kéo theo đó là giá cả các loại mặt hàngđồng loạt tăng mạnh Cùng với đó là giá xăng dầu trong nước luôn ở mức cao và tỷ giágiữa VNĐ/USD liên tục tăng đã ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển dịch vụ giaonhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH quốc tế Delta do chí phí chi sản xuất kinhdoanh của Công ty tăng quá cao
+ Song song với đó là Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp thắt chặt tíndụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước trong hoạt động cho vay đãlàm cho lãi vay tăng cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc vay vốn để phát triển dịch vụgiao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH quốc tế Delta
1.3.1.4 Môi trường văn hoá
Trong quá khứ các doanh nghiệp XNK trong nước có thói quen mua CIF bán FOB
do những hạn chế trong khả năng quản lý rủi ro Do đó dẫn đến các doanh nghiệp giaonhận vận tải trong nước chỉ khai thác vận tải được từ 10-18% lượng hàng hoá XNK.Nhìn chung trong giai đoạn 2007- 2012, thói quen đó đang có xu hướng thay đổi khicác doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế đã dần thấy được những lợi ích củaphương thức mua FOB và bán CIF Với việc chuyển sang phương thức mới này,quyền quyết định lựa chọn đối tác cung ứng dịch vụ Logistics thuộc về phía doanhnghiệp Việt Nam Nhờ vậy cơ hội cung ứng các dịch vụ về giao nhận vận tải của cáccông ty giao nhận vận tải Việt Nam cho các công ty XNK của nước ta tăng lên rõ rêt.Đây là điều kiện rất thuận lợi để công ty TNHH quốc tế Delta phát triển dich vụ giaonhận vận tải cho các khách hàng là các công ty hoạt động trong lĩnh vực XNK
1.3.1.5 Môi trường công nghệ
Những tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ranhững điều kiện thuận lợi để Công ty TNHH quốc tế Delta có thể phát triển dịch vụgiao nhận vận tải của mình như ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đặt hàng,quản lý đơn hàng, quản lý luông hàng, khai hải quan điện tử, Trong năm 2008, Công
ty TNHH quốc tế Delta đã ứng dụng thành công hoạt động khai hải quan điện tử vàvẫn đang tiếp tục triển khai cho đến nay Nhờ số hoá việc khai hải quan mà Công ty đãtiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan đến giấy tờ và thủ tục hành chính đồng thờiđược khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ Trong giai đoạn 2007- 2012 công tyTNHH quốc tế Delta còn lắp đặt hệ thống định vị về tinh GPS cho các xe containerchở hàng, nhờ đó mà Công ty có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý các lô hàng ngaytrong quá trình vận chuyển
1.3.1.6 Môi trường cạnh tranh trong nội bộ ngành dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam
Trang 32Các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 80% thị phần, 20% thị phần còn lạithuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.
- Mức độ và công cụ cạnh tranh:
+ Các doanh nghiệp Việt Nam chưa cạnh tranh được với các tập đoàn giao nhậnvận tải nước ngoài về chất lượng dịch vụ và bị thua thiệt, lép vế ngay trên sân nhà củamình
+ Doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau rất khốc liệt nhưng chủ yếu chỉ sựdụng công cụ giá để giành giật khách hàng, tự thôn tính lẫn nhau Vấn đề nâng caochất lượng dịch vụ, phát triển những gói dịch vụ giao nhận mới gần như không đượcquan tâm đầu tư
1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty
1.3.2.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty
Giai đoạn 2007- 2012, công ty đã xây dựng được hơn 1.500m cầu cảng,250.000m2 bãi container, mua sắm các thiết bị bốc xếp hiện đại, phục vụ cho việc khaithác cầu cảng, xây dựng thêm hàng chục nghìn mét vuông kho chứa với chất lượngquốc tế, các văn phòng, chi nhánh
Công ty tập trung đầu tư vào những địa phương có cảng và sân ga trực tiếp nhưThành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An Đây là yếu tố rất quan trọng, tạo điềukiện thuận lợi để công ty TNHH quốc tế Delta phát triển kinh doanh chuỗi dịch vụgiao nhận vận tải
Qua 1 thời gian ngắn nhưng công ty TNHH quốc tế Delta đã có những hệ thốngkho bãi và trang thiết bị bốc xếp tương đối hoàn chỉnh (có thể thấy qua các số liệu
dưới trong bảng 1.1 và 1.2 dưới đây).
Bảng 1.1: Hệ thống kho bãi của công ty TNHH quốc tế Delta
Trang 336 Hồ Chí Minh 9.200m2 91.000m2
Nguồn: Phòng Tổng hợp công ty TNHH quốc tế Delta, 2012
Bước đầu công ty TNHH quốc tế Delta đã tạo dựng và phát triển được hệ thống cơ
sở vật chất khá đồng bộ và hiện đại nhưng nếu so với các tập đoàn giao nhận vận tảinước ngoài thì vẫn còn yếu và thiếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện côngviệc, ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển các gói dịch vụ giao nhận vận tải mới đòihỏi cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty
Bảng 1.2: Trang thiết bị bốc xếp của công ty TNHH quốc tế Delta
9 Cẩu container chuyên dụng 100
10 Tàu vận tải biển 1,5 vạn tấn 7
Nguồn: Phòng Tổng hợp công ty TNHH quốc tế Delta, 2012
1.3.2.2 Tiềm lực tài chính của công ty
Công ty TNHH quốc tế Delta có số vốn điều lệ lên tới 222.314.553.356 VNĐ.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta được thể hiện quamột số chỉ tiêu được tổng hợp trong giai đoạn 2008-2010:
Trang 34Doanh thu Lợi nhuận
Nguồn: Phòng Tổng hợp công ty TNHH quốc tế Delta, 2012
Hình 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta giai
đoạn 2008-tháng 6 năm 2011 (Triệu VNĐ)
Trong hình 1.5 ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2008-2011, doanh thu của Công
ty nhìn chung là tăng qua các năm nhưng lợi nhuận lại giảm dần vì chi phí tăng cao donhững ảnh hưởng bất lợi từ các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài gây ra như đãđược phân tích cụ thể ở trên Lợi nhuận sụt giảm cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn
đề tái đầu tư của Công ty giảm dần qua từng năm Điều này gây ra ảnh hưởng bất lợiđến việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta tronggiai đoạn này
1.3.2.3 Nguồn nhân lực của công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty khoảng 1.200 người trong đó hơn90% được đào tạo đại học tại các trường kinh tế hàng đầu của Việt Nam như: Đại họcNgoại Thương, Trường Kinh tế Đại học Quốc gia, Đại học Kinh tế quốc dân có trình
độ C ngoại ngữ tiếng Anh trở lên, thông thạo tin học văn phòng và rất trẻ tuổi với độtuổi trung bình khoảng 30 tuổi Các vị trí lãnh đạo, trưởng phòng đều được Công ty cử
đi học ở các cấp bậc sau đại học và phần lớn đều có bằng thạc sĩ trở lên Đội ngũ cán
bộ công nhân viên của công ty là những người trẻ năng động, có trình độ chuyên môntốt Việc sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao như vậy, công ty TNHH quốc
tế Delta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng các dịch vụ sẵn có vàphát triển thêm các dịch vụ giao nhận vận tải mới của mình
Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu tổng quan về công ty TNHH quốc tế Delta, trình bày khái quát những đặc điểm và ưu, nhược điểm của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam, đồng thời phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài Công ty có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta Từ đó, sang chương 2, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI
HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
2.1.1 Nội dung cơ bản trong việc phát triển cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH quốc tế Delta
2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam
Các nghiên cứu được công bố của các chuyên gia kinh tế, và tiến hành các công việcnghiên cứu thị trường bao gồm: điều tra, khảo sát, liên hệ với khách hàng, tổng hợp vàphân tích thông tin, công ty đã rút ra những kết quả sau:
- Cung của thị trường
Nguồn cung của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam bao gồm cả cácdoanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tính đến hết năm
2010, số lượng doanh nghiệp giao nhận vận tải đăng ký hoạt động tại Việt Nam vàokhoảng hơn 1.200 doanh nghiệp, vượt qua cả Thái Lan, Singapore, Indonesia,
Philippin (xem hình 2.1), cung cấp các loại hình dịch vụ giao nhận vận tải rất phong
phú và đa dạng
Đơn vị: Doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp trên Internet
Hình 2.1: Số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam và một số
quốc gia trong khu vực, 2010
Trang 36Đơn vị: Doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp trên Internet
Hình 2.2: Số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở Việt Nam, 2008-2010
Trong năm 2008, nước ta mới có khoảng 600-700 doanh nghiệp giao nhận vận tảiđăng ký hoạt động kinh doanh thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên gấp đôi vớikhoảng hơn 1.200 doanh nghiệp Trong giai đoạn 2008-2010, mỗi năm có thêmkhoảng 300 doanh nghiệp giao nhận vận tải mới được thành lập
- Cầu thị trường
Nhu cầu về dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011 ngàycàng cao với tốc độ gia tăng nhanh chóng do hoạt động XNK của Việt Nam phát triềnmạnh mẽ, các khu công nghiệp, khu chế xuất mới liên tiếp mọc lên và số lượng cácdoanh nghiệp FDI, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất hàng hoá được thành lập mới ngày càng nhiều
Trang 37giai đoạn 2008-2011 (%)
Giai đoạn 2008-2010, hoạt động XNK của Việt Nam phát triển rất cao Kim ngạchXNK của Việt Nam trong giai đoạn này nhìn chung là tăng với tốc độ khá ổn địnhtrong đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 15,5%/năm, kim ngạch
nhập khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 12,2%/năm (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: XNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2010
Xuất khẩu Giá trị xuất khẩu (tỷ USD)Tốc độ tăng trưởng (%) 48,621,9 62,729,1 -8,957 72,226,4
Tốc độ tăng trưởng (%) 39,8 28,6 -13,3 21,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong bảng 2.1 thì sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, giá trị XNK của ViệtNam đều tăng qua các năm trừ năm 2009
Sau đây là các mặt hàng XNK chủ yếu của Việt Nam trong năm 2010:
Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, 2010
8 Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện khác 3,047 4,25
9 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 2,855 3,99
Trang 38Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, 2010
5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
7 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 2,17 2,56
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hoạt động XNK có quan hệ rất chặt chẽ với hoạt động giao nhận vận tải, vì vậykhi giá trị và khối lượng hàng hoá XNK tăng lên qua từng năm thì nhu cầu về các góidịch vụ giao nhận vận tải cũng không ngừng tăng lên
+ Giai đoạn 2007-2010, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Bảng 2.4: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2010 (Tỷ USD)
Trang 39ngành, các lĩnh vực cũng tăng theo Vì vậy nhu cầu về các gói dịch vụ giao nhận vậntải của các doanh nghiệp này là rất lớn.
+ Về tình hình các KCX, KCN, tính đến hết năm 2010, Việt Nam có 3 khu chếxuất và 255 khu công nghiệp được thành lập trên khắp cả nước ở 3 miền Bắc, Trung,Nam Trong thời gian 2008-2010, mỗi năm lại có thêm hàng chục KCN mới được
thành lập (xem hình 2.4).
Nguồn: Tổng hợp trên Internet
Hình 2.4: Số lượng các KCN ở Việt Nam, 2008-2010
+ Nhu cầu về dịch vụ giao nhận vận tải còn gia tăng mạnh mẽ trong thị trường bán
lẻ ở Việt Nam Trong giai đoạn 2007-2011, các kênh phân phối, bán lẻ của Việt Namtăng trưởng rất nhanh và quy mô không ngừng được mở rộng Hiện nay hệ thống Big
C có 14 siêu thị, Metro cũng có 13 điểm bán lẻ quy mô lớn, Sài Gòn Co.op Mart có 52siêu thị, G7 Mart và Hapro Mart lần lượt có hơn 500 và hơn 30 cửa hàng Các thươnghiệu nhỏ hơn như Vissan, Shop & Go và Fivimart cũng tập trung cho mở các cửa hàng
mới (xem hình 2.5)