Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa

Một phần của tài liệu Mở rộng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta (Trang 27 - 29)

- Hệ thống cảng biển

Hiện nay, cả nuớc có khoảng 166 cảng nhưng đa số là cảng nhỏ. Trong 49 cảng biển hiện nay, chỉ có 5 cảng có khả năng đón tàu quốc tế với quy mô tương đối nhỏ.

Trong khi khối lượng hàng hóa tăng trung bình khoảng 11%/năm trong 10 năm qua (2001-2010) thì năng lực của các cảng ở nước ta gần như không có nhiều cải thiện. Những tình trạng tắc nghẽn tại cảng biển trong hai năm liên tiếp 2008 - 2009 tại các cảng khu vực Hải Phòng, Sài Gòn cho thấy sự phát triển chưa đồng bộ của hệ thống cảng tại những khu vực kinh tế trọng điểm của quốc gia.

Các số liệu ở trên, thì có thể nhận thấy rằng hệ thống cảng biển của nước ta còn lạc hậu, trang thiết bị nghèo nàn, chưa theo kịp với tốc độ gia tăng nhanh chóng của khối lượng hàng hoá thông qua các cảng. Với khoảng 70% - 80% hàng hoá quốc gia vận tải đi quốc tế bằng đường biển vẫn phải thông qua các cảng trung chuyển tại Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc... Đây là một sự bất cập và hạn chế rất lớn của hệ thống cảng của Việt Nam, tác động bất lợi đến hoạt động phát triển vận tải biển nói riêng và phát triển hoạt động giao nhận vận tải nói chung ở nước ta.

Đối với công ty TNHH quốc tế Delta, hoạt động vận tải đường biển là một trong những dịch vụ giao nhận vận tải quan trọng nhất của Công ty. Vậy nên, hệ thống cảng biển với cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, năng lực bốc dỡ, giải phóng hàng không cao như hiện nay ở nước ta đã tác động bất lợi đến hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta. Công ty sẽ không thể nâng cao chất lượng dịch vì thời gian hàng hoá phải chờ ở cảng tăng lên do tắc nghẽn dẫn đến tốn kém chi phí bảo quản, lưu kho và chậm thời gian giao hàng cho khách hàng, khiến khách hàng không hài lòng; chi phí vận tải hàng hoá đi quốc tế đến các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi cao do phải thông qua các cảng trung chuyển. Khi chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm, công ty TNHH quốc tế Delta sẽ không có đủ nguồn vốn để tái đầu tư phát triển các dịch vụ mới.

Trong những năm gần đây, Chính Phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm xây dựng cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn. Sự kiện Cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải đi vào hoạt động của năm 2009 với khả năng đón tàu trọng tải 160.000 DWT chạy thẳng tới các cảng Châu Mỹ, Châu Âu không chỉ thúc đẩy XNK nội địa mà còn đặt nền tảng đầu tiên cho sự hội nhập cho ngành dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam vào với sân chơi quốc tế. Trong chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đang tập trung các nguồn lực và mời gọi các nhà đầu tư tham gia

vào các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng phức hợp như cảng Hải Phòng, Vũng Tàu, Vân Phong (Đà Nẵng),... nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thương mại quốc tế. Những sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực này đã tạo điều kiện thuận lợi đối với việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty TNHH quốc tế Delta. Thời gian giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty cho các đối tác trong và ngoài nước sẽ được rút ngắn, giúp công Công ty tiết kiệm được chi phí và nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều hãng tàu lớn như Vinalines, Vosco, Vinatranschart, Vinaship, Viseritrans, Falcon,... với hệ thống phương tiện chuyên chở và cơ sở vật chất tương đối hiện đại luôn là những đối tác quan trọng của công ty TNHH quốc tế Delta trong việc thực hiện các hợp đồng giao nhận vận tải có khối lượng lớn với các khách hàng nước ngoài. Công ty TNHH quốc tế Delta sẽ không gặp khó khăn trong việc thuê tàu và luôn nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng tàu trong nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải bằng đường biển quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta.

- Hệ thống cảng hàng không

Cơ sở hạ tầng của các cảng hàng không của Việt Nam còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Việt Nam chỉ có 3 cảng hàng không quốc tế là sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng trong đó chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài là đón được các máy bay chở hàng quốc tế, có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt động cho đại lý giao nhận vận tải thực hiện gom hàng và khai quan. Sân bay Đà Nẵng vẫn chưa diễn ra các hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên ngay cả ở sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài hệ thống kho bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá, công nghệ thông tin phục vụ cho việc khai quan vẫn còn lạc hậu, hiệu suất làm việc không cao. Do đó nó gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không nói chung và ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không của công ty TNHH quốc tế Delta nói riêng. Đặc biệt bất lợi trong bối cảnh công ty TNHH quốc tế Delta đang đẩy mạnh khai thác và phát triển các dịch vụ giao nhận chuyển phát nhanh bằng đường hàng không

Hệ thống các cảng hàng không nội địa quá lạc hậu, chủ yếu chỉ được sử dụng vào hoạt động vận tải hành khách, còn hoạt động vận tải hàng hoá gần như không diễn ra. Điều đó đã ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển hoạt động vận tải hàng hoá nội địa bằng đường hàng không của công ty TNHH quốc tế Delta.

Các hãng hàng không ở Việt Nam như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific... không có các loại máy bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hoá mà thường vận chuyển hàng hoá kèm với các chuyến bay vận chuyển hành khách dẫn đến việc chỉ vận chuyển được hàng hoá có khối lượng nhỏ, hiệu quả thấp. Vấn đề này đã ảnh hưởng bất lợi đến

việc phát triển hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của công ty TNHH quốc tế Delta.

- Hệ thống đường bộ

Hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc của Việt Nam còn lạc hậu. Nhiều km đường quốc lộ, cao tốc đã được xây mới trên cả nước nhưng quy mô nhỏ, tốc độ xuống cấp, hư hỏng quá nhanh và không được thiết kế để phục vụ cho việc di chuyển của các chuyến xe container cỡ lớn hiện nay dẫn đến mất an toàn trong việc vận tải hàng hoá bằng container, thời gian vận tải lâu do tắc nghẽn. Điều này đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động và việc phát triển các hoạt động vận tải hàng hoá bằng xe container của công ty TNHH quốc tế Delta.

Nhận ra được những hạn chế của hệ thống đường bộ ở nước ta, Chính phủ cũng đã đầu tư xây mới nhiều cây cầu hiện đại như cầu Bãi Cháy, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Rạch Miễu... giúp rút ngắn được thời gian di chuyển giữa các vùng miền, các khu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động vận tải bằng đường bộ của công ty TNHH quốc tế Delta.

- Hệ thống đường sắt

Cơ sở hạ tầng trong hệ thống đường sắt nước ta lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng nên không thể vận chuyển được những chuyến hàng có trọng tải lớn. Điều này đã gây ra ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường sắt của công ty TNHH quốc tế Delta.

Hiện nay, chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn mất đến 32 giờ, mất quá nhiều thời gian để vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam, cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các vùng miền giữa các địa phương, vùng miền. Vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt chỉ thích hợp với những hàng hoá bảo quản được lâu, không gấp gáp về thời gian giao nhận, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt thời gian khi cuộc sống diễn ra ngày càng hối hả. Điều này đã ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường sắt của công ty TNHH quốc tế Delta. Công ty TNHH quốc tế Delta gặp rất nhiều bất lợi trong việc cố gắng phát triển và triển khai các dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường sắt đến với khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta (Trang 27 - 29)