Nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu Mở rộng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta (Trang 35 - 44)

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty khoảng 1.200 người trong đó hơn 90% được đào tạo đại học tại các trường kinh tế hàng đầu của Việt Nam như: Đại học Ngoại Thương, Trường Kinh tế Đại học Quốc gia, Đại học Kinh tế quốc dân... có trình độ C ngoại ngữ tiếng Anh trở lên, thông thạo tin học văn phòng và rất trẻ tuổi với độ tuổi trung bình khoảng 30 tuổi. Các vị trí lãnh đạo, trưởng phòng đều được Công ty cử đi học ở các cấp bậc sau đại học và phần lớn đều có bằng thạc sĩ trở lên. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là những người trẻ năng động, có trình độ chuyên môn tốt. Việc sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao như vậy, công ty TNHH quốc tế Delta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng các dịch vụ sẵn có và phát triển thêm các dịch vụ giao nhận vận tải mới của mình.

Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu tổng quan về công ty TNHH quốc tế Delta, trình bày khái quát những đặc điểm và ưu, nhược điểm của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam, đồng thời phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài Công ty có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH quốc tế Delta. Từ đó, sang chương 2, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA

2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA

2.1.1. Nội dung cơ bản trong việc phát triển cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH quốc tế Delta

2.1.1.1. Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam

Các nghiên cứu được công bố của các chuyên gia kinh tế, và tiến hành các công việc nghiên cứu thị trường bao gồm: điều tra, khảo sát, liên hệ với khách hàng, tổng hợp và phân tích thông tin, công ty đã rút ra những kết quả sau:

- Cung của thị trường

Nguồn cung của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2010, số lượng doanh nghiệp giao nhận vận tải đăng ký hoạt động tại Việt Nam vào khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp, vượt qua cả Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippin (xem hình 2.1), cung cấp các loại hình dịch vụ giao nhận vận tải rất phong phú và đa dạng.

Đơn vị: Doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp trên Internet

Hình 2.1: Số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, 2010

Đơn vị: Doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp trên Internet

Hình 2.2: Số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở Việt Nam, 2008-2010

Trong năm 2008, nước ta mới có khoảng 600-700 doanh nghiệp giao nhận vận tải đăng ký hoạt động kinh doanh thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên gấp đôi với khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2008-2010, mỗi năm có thêm khoảng 300 doanh nghiệp giao nhận vận tải mới được thành lập.

- Cầu thị trường

Nhu cầu về dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011 ngày càng cao với tốc độ gia tăng nhanh chóng do hoạt động XNK của Việt Nam phát triền mạnh mẽ, các khu công nghiệp, khu chế xuất mới liên tiếp mọc lên và số lượng các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá được thành lập mới ngày càng nhiều.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

giai đoạn 2008-2011 (%)

Giai đoạn 2008-2010, hoạt động XNK của Việt Nam phát triển rất cao. Kim ngạch XNK của Việt Nam trong giai đoạn này nhìn chung là tăng với tốc độ khá ổn định trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 15,5%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 12,2%/năm. (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: XNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2010

2007 2008 2009 2010 Xuất khẩu Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 48,6 62,7 57 72,2 Tốc độ tăng trưởng (%) 21,9 29,1 -8,9 26,4

Nhập khẩu Giá trị nhập khẩu (tỷ USD) 62,8 80,7 69,9 84,8 Tốc độ tăng trưởng (%) 39,8 28,6 -13,3 21,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong bảng 2.1 thì sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, giá trị XNK của Việt Nam đều tăng qua các năm trừ năm 2009

Sau đây là các mặt hàng XNK chủ yếu của Việt Nam trong năm 2010:

Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, 2010

TT Mặt hàng Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

1 Dệt, may 11,172 15,60

2 Giày, dép 5,079 7,09

3 Thuỷ sản 4,953 6,91

4 Dầu thô 4,944 6,90

5 Điện tử, máy tính và linh kiện 3,558 4,97

6 Gỗ và sản phẩm gỗ 3,408 4,76

7 Gạo 3,212 4,48

8 Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện khác 3,047 4,25

9 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 2,855 3,99

10 Cao su 2,376 3,32

11 Than đá 1,549 2,16

12 Phương tiện vận tải, phụ tùng 1,504 2,10

13 Dây điện và cáp điện 1,131 1,83

14 Xăng dầu 1,271 1,77 15 Cà phê 1,163 1,62 16 Hạt điều nhân 1,136 1,59 17 Sản phẩm từ chất dẻo 1,051 1,47 18 Sắt thép 1,004 1,40 Nguồn: http://www.tapchicongnghiep.vn/

Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, 2010

TT Mặt hàng Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 13,69 16,14

2 Nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may,

da, giày 9,8 11,56

3 Sắt thép các loại 6,15 7,25

4 Xăng dầu các loại 6,1 7,19

5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh

kiện 5,21 6,14

6 Chất dẻo nguyên liệu 3,78 4,46

7 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 2,17 2,56

8 Ô tô nguyên chiếc 0,979 1,15

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hoạt động XNK có quan hệ rất chặt chẽ với hoạt động giao nhận vận tải, vì vậy khi giá trị và khối lượng hàng hoá XNK tăng lên qua từng năm thì nhu cầu về các gói dịch vụ giao nhận vận tải cũng không ngừng tăng lên.

+ Giai đoạn 2007-2010, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh.

Bảng 2.4: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2010 (Tỷ USD) 2007 2008 2009 2010 Vốn FDI

- Vốn đăng ký mới và tăng thêm 21,3 71,7 23,1 18,6

- Vốn thực hiện 8,0 11,5 10,0 11

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 2.4 cho thấy trong giai đoạn 2007-2010 số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm luôn tăng cao qua từng năm, kéo theo đó là số lượng các doanh nghiệp có vốn FDI được thành lập mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tất cả các

ngành, các lĩnh vực cũng tăng theo. Vì vậy nhu cầu về các gói dịch vụ giao nhận vận tải của các doanh nghiệp này là rất lớn.

+ Về tình hình các KCX, KCN, tính đến hết năm 2010, Việt Nam có 3 khu chế xuất và 255 khu công nghiệp được thành lập trên khắp cả nước ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong thời gian 2008-2010, mỗi năm lại có thêm hàng chục KCN mới được thành lập (xem hình 2.4).

Nguồn: Tổng hợp trên Internet

Hình 2.4: Số lượng các KCN ở Việt Nam, 2008-2010

+ Nhu cầu về dịch vụ giao nhận vận tải còn gia tăng mạnh mẽ trong thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2011, các kênh phân phối, bán lẻ của Việt Nam tăng trưởng rất nhanh và quy mô không ngừng được mở rộng. Hiện nay hệ thống Big C có 14 siêu thị, Metro cũng có 13 điểm bán lẻ quy mô lớn, Sài Gòn Co.op Mart có 52 siêu thị, G7 Mart và Hapro Mart lần lượt có hơn 500 và hơn 30 cửa hàng. Các thương hiệu nhỏ hơn như Vissan, Shop & Go và Fivimart cũng tập trung cho mở các cửa hàng mới. (xem hình 2.5)

Nguồn: Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam

Hình 2.5: Số lượng hội viên của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, 2008-2011

Như vậy, nhu cầu về dịch vụ giao nhận vận tải ở thị trường Việt Nam trong giai

đoạn 2008-2011 là rất to lớn và không ngừng gia tăng, nổi bật là nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng XNK chủ lực của nước ta, các doanh nghiệp FDI ở bên trong và cả bên ngoài các KCN, các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế và các nhà bán lẻ của Việt Nam. Đặc biệt là đã xuất hiện nhu cầu cung ứng một gói dịch vụ giao nhận vận tải trọn gói từ việc lo nguyên vật liệu đầu vào cho đến vận chuyển thành phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Cho dù chiếm số lượng áp đảo so với các doanh nghiệp giao nhận vận tải có vốn nước ngoài nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp ngoại ngay trên chính sân nhà của mình.

Hình 2.6 dưới đây thể hiện thị phần của các doanh nghiệp trong nước và các doanh

nghiệp nước ngoài trên thị trường giao nhận vận tải Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011.

Nguồn: Tổng hợp trên Internet

Hình 2.6: Thị phần thị trường giao nhận vận tải Việt Nam, 2008-2011

Bảng 2.5 dưới đây thể hiện hiệu quả kinh doanh của một số công ty giao nhận vận tải

Việt Nam theo chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Bảng 2.5: Xếp hạng một số công ty giao nhận vận tải Việt Nam năm 2010 theo lợi nhuận sau thuế

Thứ hạng Công ty Lợi nhuận sau thuế (Tỷ VNĐ) 1 Gemadept 217,668 2 Viconship 179,704 3 Vinafreight 50,353 4 Delta International 48,280 5 Sotrans 30,000 6 Vinalink 23,650 7 Vinatrans 13,619

Bảng 2.6 dưới đây cho ta biết rằng các công ty giao nhận vận tải hàng đầu thế giới.

Bảng 2.6: Bảng xếp hạng 25 công ty giao nhận vận tải lớn nhất thế giới năm 2010 của Armstrong & Associates, Inc.

Thứ

hạng Công ty Quốc gia

Lợi nhuân dòng (Tỷ USD) Lợi nhuận gộp (Tỷ USD)

1 DHL Supply Chain & Global

Forwarding Đức 19,816 30,486

2 Kuehne + Nagel Thuỵ Sĩ 5,727 19,476

3 DB Schenker Logistics Đức 9,120 18,999

4 Panalpina World Transport Thuỵ Sĩ 1,423 6,887

5 UPS Supply Chain Solutions Mỹ 6,022 8,670

6 Sinotrans Trung Quốc 1,044 6,286

7 CEVA Logistics Hà Lan 5,670 9,091

8 Expeditors International of Washington Mỹ 1,693 5,968

9 Bolloré/SDV Logistics Pháp 1,233 6,163

10 DSV Đan Mạch 1,661 7,587

11 Nippon Express Nhật Bản 1,476 18,450

12 Pantos Logistics Hàn Quốc 2,972 2,972

13 Agility Kuwait 1,701 5,266

14 Kintetsu World Express Nhật Bản 468 3,057

15 Hellmann Worldwide Logistics Đức 937 4,687

16 UTi Worldwide Mỹ 1,556 4,550

Thứ

hạng Công ty Quốc gia

Lợi nhuân dòng (Tỷ USD) Lợi nhuận gộp (Tỷ USD) 18 Geodis Wilson Pháp 1,673 5,578 19 Damco Hà Lan 1,200 2,700 20 C.H. Robinson Worldwide Mỹ 1,467 9,274

21 Kerry Logistics Hông Công 840 1,400

22 Logwin Đức 1,333 1,801

23 Toll Holdings Australia 4,200 5,303

24 Hyundai GLOVIS Hàn Quốc 6,303 6,303

25 Sankyu Nhật Bản 490 2,341

Nguồn: Armstrong & Associates, Inc. 2011 Chú thích: Những công ty được bôi đậm là những công ty đã có mặt tại thị trường Việt

Nam.

Một phần của tài liệu Mở rộng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty TNHH quốc tế Delta (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w