1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta

40 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Với việc thực hiện đề tài “hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công tyTNHH quốc tế Delta” bằng những kiến thức về môn quản trị chiến lược nói chung vàcôn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.Hàng nghìn việc làm đã được tạo ra Các chỉ số phát triển kinh tế thời gian gần đâymang lại thêm nhiều kì vọng mới cho các nhà hoạch định và người dân

Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung quốc tế Do vậy,việc chịu ảnh hưởng bởi tác động của khủng hoảng là điều không tránh khỏi Trong sựvận động của kinh doanh thế giới các danh nghiệp đều gặp phải những thuận lợi và khókhăn nhất định Môi trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải biết vận dụng đểnắm bắt thời cơ và có những phương án để đề phòng và giải quyết những thách thứcnhững rủi ro trong quá trình kinh doanh mà môi trường này đem lại

Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanhnghiệp phải biết sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Do đó, việchoạch định và triển khai chiến lược một cách đúng đắn sẽ là nền tảng, tiền đề tốt choviệc kinh doanh Có được chiến lược kinh doanh phù hợp chính là kim chỉ nam cho cácbước đi trong tương lai, là xương sống cho các quyết sách mang tầm vĩ mô

Nhận thức rõ được vấn đề này, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) quốc tế Deltacũng đã nghiên cứu và có những chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tếhiện nay Công ty TNHH quốc tế Delta được thành lập vào tháng 6 năm 2004 theo luậtdoanh nghiệp năm 1999 tai Hà Nội Khởi đầu Công ty là một văn phòng tại Hà Nội với

6 nhân viên, nay Công ty đã có 70 nhân viên ở các chi nhánh tại Hải Phòng, TP Hồ ChíMinh, Bắc Ninh và Bình Dương Là công ty mới thành lập nhưng đã dần khẳng địnhđược mình trên thị trường giao nhận vận tải ở Việt Nam Delta được đánh giá là mộttrong những FORWADER có uy tín và chuyên nghiệp ở Việt Nam, được áp dụng bảnggiá ưu đãi của các hãng tàu và hãng hàng không danh tiếng tại Việt Nam và các nước

Có được những chiến lược kinh doanh tốt chưa đủ để mang lại thành công mà nócòn phụ thuộc nhiều vào hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Hiệncông ty đã xúc tiến nhiều hoạt động nhằm thực hiện chiến lược của mình Công ty đã

Trang 2

gặt hái được nhiều thành công, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên gấp 6 lần so vớimức vốn điều lệ khi thành lập và công ty cũng đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhànước Tuy nhiên trong đó vẫn còn có nhiều nhược điểm và thiếu sót cần được sửachữa Qua điều tra trắc nghiệm tại công ty cho thấy có 50% số người trả lời phiếu điềutra cho rằng công tác triển khai chiến lược tại công ty còn nhiều thiếu sót Đặc biệt làviệc xây dựng các chính sách marketing của công ty được đánh giá là còn nhiều thiếusót nhất Vì vậy, hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh là vấn đề cấp thiết đòi hỏicông ty cần phải hoàn thiện.

2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề sau:

Chiến lược kinh doanh là gì?

Nội dung của chiến lược kinh doanh gắn với các đặc điểm của ngành logistics, kinhdoanh hàng hoá xuất nhập khẩu?

Quy trình tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu vàdịch vụ logistics của công ty TNHH quốc tế Delta?

3 Mục tiêu nghiên cứu

Với việc thực hiện đề tài “hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công tyTNHH quốc tế Delta” bằng những kiến thức về môn quản trị chiến lược nói chung vàcông tác triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty, tác giả làm đề tài này với mụcđích là nghiên cứu những lý thuyết về triển khai chiến lược kinh doanh và thực tế hoáviệc triển khai chiến lược kinh doanh trong công ty TNHH quốc tế Delta để thấy đượcnhững thành công cũng như những hạn chế trong việc triển khai chiến lược kinh doanhcủa công ty Từ đó đưa ra những biện pháp để đẩy mạnh và tăng cường hiệu lực triểnkhai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Delta Trong đề tài nghiên cứusẽ tập trung nghiên cứu:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh củacông ty TNHH quốc tế Delta

Trang 3

- Trên cơ sở phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ đó đánh giá thực trạngtriển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Delta

- Đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiếnlược tại công ty TNHH quốc tế Delta

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố, quy trình của triển khai chiến lược kinhdoanh

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: hiện nay công ty TNHH quốc tế Delta mở rộng hoạt động trênnhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng và Bắc Ninhnhưng do hạn chế về chuyên môn và điều kiện nghiên cứu nên đề tài tập trung nghiêncứu khu vực thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và các chi nhánh tại miền Bắc

- Về thời gian: đề tài nghiên cứu các hoạt động của công ty TNHH quốc tế Deltatrong 3 năm 2009 – 2011, định hướng phát triển và các mục tiêu của công ty trong thờigian tới

- Giới hạn nội dung: đề tài tập trung vào các chính sách marketing

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp lí luận thực tế và thống kê, phântích để xử lý các số liệu thu thập được

Bên cạnh đó có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu vàphương pháp phân tích xử lí dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

Cụ thể, khi nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng tại công ty sử dụng phươngpháp thu thập số liệu thứ cấp về công ty như: Kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổchức, cơ cấu phân bổ nguồn lực các phòng ban….Ngoài ra phương pháp phân tích xử lí

dữ liệu thứ cấp và sơ cấp qua tiến hành phát và thu thập phiếu điều tra và phỏng vấnđối tượng nhà quản trị cấp chức năng tại công ty và một số nhân viên

Trang 4

6 Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ

đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và được chia theo các mục chính

Phần mở đầu

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về triển khai chiến lược kinh doanh của công tyChương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng nghiên cứu

về triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Delta

Chương 3: Các kết luận và đề xuất với vấn đề hoàn thiện triển khai chiến lược kinhdoanh của công ty TNHH quốc tế Delta

Trang 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN

1.1.1 Các khái niệm

1.1.1.1 Chiến lược và các nhân tố cấu thành chiến lược

Khái niệm chiến lược

Dưới sự phát triển của nền kinh tế cùng với những cách nhìn khác nhau từ nhiềugóc độ nên có nhiều định nghĩa về chiến lược khác nhau Tuy nhiên nhìn chung về bảnchất các khái niệm này đều mang những điểm chung nhất Dưới đây là một số kháiniệm chiến lược phổ biến

Khái niệm chiến lược của Alfred Chandler (1962): “chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”

Theo Jonhson & Scholes (1999): “ chiến lược là đinh hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên liên quan”

Bên cạnh khái niệm chiến lược còn có khái niệm chiến lược kinh doanh: “chiến lược kinh doanh được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động nhằm hướng đến các mục tiêu để các nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài”

Các nhân tố cấu thành chiến lược

Các nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh bao gồm: mục tiêu dài hạn,phương thức cạnh tranh, nhân tố định vị và nhân tố nguồn lực Đây chính là nhữngnhân tố chủ yếu để cấu thành nên chiến lược kinh doanh Trước hết là mục tiêu dài hạncủa công ty là thị phần, là doanh thu, là mức tăng trưởng lợi nhuận Về phương thức

Trang 6

cạnh tranh, các công ty thường cạnh tranh về giá, thời gian cũng như phương thức giaohàng, các dịch vụ và hỗ trợ về đơn đặt hàng, cạnh tranh cả về phương thức thanh toán.Đối với nhân tố định vị, mỗi công ty có một thị trường mục tiêu riêng tương ứng vớimỗi sản phẩm chủ lực cụ thể Với nhân tố nguồn lực, các công ty cần phải phân bổ chohợp lý.

1.1.1.2 Triển khai chiến lược kinh doanh

Khái niệm

Khái niệm triển khai chiến lược: “Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp thành các mục ngắn hạn cùng với sự phân

bổ nguồn lực và thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”

Triển khai chiến lược chính là các hoạt động tác nghiệp, đòi hỏi phải có những kĩnăng lãnh đạo và khích lệ đặc biệt, có sự phối hợp giữa nhiều cá nhân, nhiều bộ phận.triển khai chiến lược có sự khác nhau rất lớn giữa các quy mô và loại hình hoạt độngcủa tổ chức

Vị trí của triển khai chiến lược kinh doanh

Triển khai chiến lược có vị trí quan trong trong hoạt động quản trị chiến lược củacông ty Là hoạt động đi sau hoạch định chiến lược cho phép công ty triển khai, thựcthi được các kế hoạch đã đặt ra trong hoạch định chiến lược

Triển khai chiến lược là bước thực hiện các kế hoạch, mục tiêu mà doanh nghiệp đã

đề ra trước đó

Nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh

Triển khai chiến lược kinh là việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, xây dựng cácchính sách, phân bổ các nguồn lực, thay đổi cấu trúc tổ chức, phát triển lãnh đạo chiếnlược và phát huy văn hoá doanh nghiệp

Thiết lập các mục tiêu chính là việc cụ thể hoá các mục tiêu dài hạn thành các mụctiêu ngắn hạn để từng bước thực hiện được các kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra.Xây dựng các chính sách là việc xây dựng những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra nhữnggiới hạn về cách thức đạt được mục tiêu chiến lược

Trang 7

Phân bổ các nguồn lực là việc phân chia các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lựcmột cách phù hợp cho các hoạt động chức năng để thực hiện mục tiêu chung của doanhnghiệp.

1.1.1.3 Chính sách trong triển khai chiến lược kinh doanh

Khái niệm

Theo từ điển Tiếng Việt: “Chính sách là sách lược, kế hoạch chi tiết cụ thể nhằm đạt được mục đích và tình hình thực tế mà chính sách đề ra”.

Theo James Anderson-2003: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích

mà một cá nhân hay một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”.

Theo cách tiếp cận của quản trị chiến lược: “Chính sách là một hệ thống các chỉ dẫn, dẫn dắt doanh nghiệp trong quá trình đưa ra và thực hiện các quyết định chiến lược”.

Các chính sách cần phải cụ thể và ổn định vì nhiệm vụ của chúng là làm giảmnhững bất trắc trong hoạt động chung và tạo ra sự thống nhất, nhịp nhàng trong côngviệc của các nhóm và cá nhân

Các chính sách sẽ xác định những quyết định kinh doanh hàng ngày trong quản trịchiến lược

1.1.2 Một số lý thuyết cơ bản

1.1.2.1 Một số lý thuyết về triển khai chiến lược kinh doanh

Trang 8

Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào 3 vấn đề chính trong triển khai chiến lược kinhdoanh là thiết lập mục tiêu hàng năm, xây dựng các chính sách, phân bổ các nguồn lực.Trong đó:

- Thiết lập mục tiêu hàng năm là việc doanh nghiệp xây dựng cho mình nhữngchiến lược kinh doanh, kế hoạch hoạt động, phát triển trong mỗi năm Kế hoạch hàngnăm yêu cầu phải có sự nhất quán logic, phải có sự hợp lý của tổ chức và sự hợp lý của

cá nhân

- Xây dựng các chính sách là việc xây dựng những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ranhững giới hạn (hoặc ràng buộc) về cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược Yêu cầu đốivới các chính sách chiến lược là phải cụ thể và có tính ổn định, phải được tóm tắt thànhcác văn bản hướng dẫn, các quy tắc thủ tục mà các chỉ dẫn này đóng góp thiết thực choviệc đạt tới các mục tiêu của chiến lược chung Các loại chính sách trong triển khaichiến lược bao gồm chính sách marketing, chính sách nhân sự, chính sách tài chính,chính sách R&D

- Phân bố các nguồn lực là hoạt động quan trọng để doanh nghiệp sử dụng có hiệuquả nguồn vật lực và tài lực Qua đó phối hợp hoạt động của các bộ phận và đơn vịkhác nhau trong doanh nghiệp để đảm bảo chiến lược được lựa chọn thực hiện tốt nhất

Để phân bổ được nguồn lực doanh nghiệp cần tiến hành triển khai quy hoạch nguồnlực thông qua xác định được các năng lực cốt lõi và các nhiệm vụ chủ yếu, vạch ra các

ưu tiên, kiểm định những giả định, lập ngân sách và hoạch định tài chính, triển khainguồn nhân lực và phân tích

1.1.2.2 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược

Mô hình 7S của McKinsey cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triểnkhai chiến lược Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâmđầy đủ tới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ

hệ thống

Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược trong mô hình 7S bao gồm:

Trang 9

- Strategy (chiến lược): một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợithế cạnh tranh.

- Structure (cấu trúc): sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện cácquan hệ mệnh lệnh, báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập

- Systems (hệ thống): các quá trình, quy trình thể hiện cách thức tổ chức vận hànhhàng ngày

- Style (phong cách): những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách

họ sử dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tínhbiểu tượng Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họnói

- Staff (nhân viên): những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhânviên và tạo cho họ những giá trị cơ bản

- Skills (kỹ năng): những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức

- Super-ordinate Goals (những mục tiêu cao cả): những giá trị thể hiện trong sứmạng và các mục tiêu Những sứ mạng này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổchức

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trênthế giới đã có rất nhiều công ty xây dựng thành công chiến lược kinh doanh của mìnhtào cơ sở cho những lý luận, cơ sở thực tiễn về chiến lược ra đời Hiện nay đã có nhiềunghiên cứu về triển khai chiến lược kinh doanh của công ty của nhiều tác giả nổi tiếngtrên thế giới như:

- Tác phẩm nổi tiếng “chiến lược cạnh tranh” của tác giả Micheal Porter nói về

chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét ở những bảng giá trịtiêu biểu cung cấp cho khách hàng và những triển khai cụ thể để đạt đến các giá trị đó.Nhóm giá trị này luôn trả lời cho ba câu hỏi: Khách hàng nào? Nhu cầu gì? Giá cả như

Trang 10

thế nào? Một nhóm giá trị tiêu biểu mới lạ và độc đáo thường sẽ giúp mở rộng thịphần.

- Rowe & R Mason & K Dickl & R Mann & R Mockler (1998), StrategicManagement: A Methodological Approach , nhà xuất bản Addtion-Wesley Publishing.Tác phẩm chỉ ra những phương thức cạnh tranh dựa trên chi phí, chất lượng và dịch vụ.Tác phẩm phân tích về việc tái cơ cấu tổ chức trong quản trị chiến lược, phân tích đốithủ cạnh tranh và phương pháp sử dụng các phương pháp để đạt được một lợi thế cạnhtranh, chiến lược cạnh tranh toàn cầu, liên minh chiến lược và chiến lược cạnh tranhchung Ngoài ra tác phẩm nhấn mạnh đến khía cạnh quản trị chiến lược, phân tích môitrường, lãnh đạo và kiểm soát sự thay đổi chiến lược kinh doanh

Ngoài ra còn có một số cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt như cuốn “Triển khai chiến lược kinh doanh” của tác giả David A.Aaker đã đề cập một cách toàn diện

và sâu sắc về vấn đề triển khai chiến lược kinh doanh

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về chiếnlược kinh doanh góp phần vào hoàn thiện cơ sở lý luận chung cũng như cơ sở thực tiễncho chiến lược kinh doanh tại các công ty Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiềunghiên cứu liên quan đến triển khai chiến lược kinh doanh như bài giảng về quản trịchiến lược của trường Đại học Thương Mại do bộ môn quản trị chiến lược biên soạn

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và Chính sách kinh doanh, nhà xuất bản Lao động – Xã hội Tác phẩm cung cấp thêm những kỹ

thuật phân tích chiến lược cơ bản nhất và những ma trận thường dùng trong các doanhnghiệp khi hoạch định chiến lược, đưa ra bài tập tình huống kinh điển và những bài tậptình huống điển hình, cập nhật, mang tính thời sự của tình hình kinh doanh hiện nay ởViệt Nam

Cùng với đó là một số luận văn tốt nghiệp của các sinh viên trường đại học ThươngMại như:

Trang 11

- Nguyễn Thị Ngọc (2009), Tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanhdược phẩm của công ty Sovina Đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về triển khaichiến lược kinh doanh Từ đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích đánhgiá thực trạng chiến lược kinh doanh tại công ty Sovina, rút ra những thành công, hạnchế và nguyên nhân hạn chế đó của chiến lược kinh doanh Qua đó đề xuất một số giảipháp giúp công ty tăng cường được hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh, khắcphục được hạn chế còn tồn tại, hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty.

- Lại Thị Thu Huyền (2009), Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại công

ty cổ phần xuất nhập khẩu than – TKV Đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về triểnkhai chiến lược kinh doanh Từ đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tíchđánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than –TKV nhằm rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đó của chiếnlược kinh doanh Qua đó đề xuất một số giải pháp giúp công ty khắc phục được hạnchế còn tồn tại, hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty

Các bài luận văn trên đã nêu được cơ sở lý luận của công tác triển khai chiến lượckinh doanh, ứng dụng của lý luận vào thực tế việc triển khai chiến lược kinh doanh củacông ty, những thành công và hạn chế trong triển khai chiên lược của công ty cổ phầnxuất nhập khẩu than và công ty Sovina, chưa có đề tài nào về công ty TNHH quốc tếDelta chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu về triển khai chiến lượckinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Delta, tìm ra những thành công và những mặtcòn hạn chế trong việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty nhằm đưa ranhững giải pháp, đề xuất hợp lý cho việc triển khai chiến lược kinh doanh

1.3 MÔ HÌNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phân tích nội dung chiến lược kinh doanh hiện tại

- Nhận dạng đơn vị kinh doanh chiến lược SBU: tập trung chủ yếu vào các mặthàng mang lại doanh thu lớn, có khả năng mang lại thành công cho công ty Xác địnhđược các SBU công ty sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường,tăng thị phần và tạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn

Trang 12

- Phương thức và lợi thế cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh đóchính là giá sản phẩm, dịch vụ, là khả năng đáp ứng những nhu cầu của khách hàngtrong thời gian ngắn nhất, là uy tín của công ty Ngoài ra còn những khác biệt về sảnphẩm và dịch vụ mà chỉ công ty mới có.

- Giá trị gia tăng mà công ty mang lại cho khách hàng: ngoài những giá trị cốt lõicủa sản phẩm còn phải chú trọng đến những giá trị gia tăng mà sản phẩm mang lại

- Chiến lược định vị của công ty: các công ty khi gia nhập trên thị trường cần xácđịnh sản phẩm, dịch vụ chủ lực trên thị trường mục tiêu, phân đoạn và lựa chọn thìtrường mục tiêu chính xác cho sản phẩm đó Cần phải xác định những khách hàng mụctiêu của công ty và đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng đó

- Thị trường hiện tại: thị trường hiện tại chính là thị trường chủ lực của công ty

Từ thị trường này các công ty sẽ mở rộng thị trường của mình thông qua các chiến lượcphát triển thị trường

1.3.2 Thiết lập các mục tiêu triển khai chiến lược kinh doanh

Là việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, mục tiêu lâu dài cho công ty Mục tiêuhàng năm cần thiết cho việc triển khai chiến lược Các mục tiêu hàng năm giúp choviệc hoàn thành các kế hoạch dài hạn của công ty được thực hiện tốt Mục tiêu hàngnăm là cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực, là căn cứ để đánh giá các nhà quản trị, nógiúp cho việc tiếp cận các mục tiêu chiến lược Các mục tiêu thường được đề ra là cácmục tiêu theo quý hoặc theo tháng Với việc xác định các mục tiêu ngắn hạn doanhnghiệp sẽ có cơ sở để phân bổ, xác định vị trí của các cá nhân, bộ phận trong công ty

1.3.3 Thiết lập các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh

Bước cơ bản và quan trọng nhất trong triển khai chiến lược kinh doanh chính làthiết lập các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh Các chính sách này chính lànhững chỉ dẫn chung nhất nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạt tới mục tiêuchiến lược trong triển khai chiến lược bao gồm chính sách marketing, chính sách nhân

sự, chính sách tài chính và chính sách R & D

Chính sách marketing

Trang 13

Là việc công ty xác định thị trường hiện tài và định hướng mở rông, phát triển thịtrường theo mục tiêu hàng năm đã đặt ra Chính sách marketing cho phép doanh nghiệp

sử dụng các công cụ marketing – mix để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình Trong chính sách marketing bao gồm:

- Chính sách phân đoạn thị trường: chính sách này cho phép doanh nghiệp xácđịnh được đoạn thị trường mục tiêu mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất chodoanh nghiệp Đồng thời với chính sách này doanh nghiệp cũng có thể xác định được

% thị phần mà công ty đang nắm giữ để có hướng đầu tư phát triển hợp lý nhất vào mỗiđoạn thị trường khác nhau

- Chính sách định vị sản phẩm: cùng với việc phân đoạn thị trường công ty phảiđịnh vị được sản phẩm của mình nhằm xây dựng chỗ đứng cho sản phẩm cũng nhưthương hiệu của công ty Đối với những công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng khácnhau thì việc định vị sản phẩm cho những sản phẩm sẽ giúp công ty mở rộng đượcđoạn thị trường và đáp ứng được nhiều nhu cầu của nhiều tập khách hàng hơn

- Chính sách sản phẩm: là những chiến lược, kế hoạch, định hướng về sản phẩmcủa công ty, về tất cả những gì công ty có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý củangười tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hay mong muốn nào đó.Chính sách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở giúp công ty xác địnhphương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạnchế rủi ro, cũng như chỉ đạo các chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sảnphẩm

- Chính sách giá: bao gồm việc định giá sản phẩm, xác định vòng đời giá, giákhuyến mại Xác định giá có thể dựa vào chi phí, dựa vào giá trị cảm nhận của kháchhàng, giá của đối thủ cạnh tranh

- Chính sách phân phối: bao gồm các chính sách để tổ chức mạng lưới bán hàngcùng với việc tổ chức lực lượng bán hàng nhằm tạo ra một hệ thống phân phối tốt nhấtthuận tiện nhất cho người tiêu dung một cách tối ưu nhất

Trang 14

- Chính sách xúc tiến thương mại: là việc sử dụng các công cụ quảng cáo, khuyếnmại, giảm giá… để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm.

Chính sách nhân sự

Cần gắn chính sách lương thưởng và thành tích với triển khai chiến lược phải có hệthống lương thưởng và cơ chế khuyến khích mới tạo được động lực cho đội ngũ nhânviên làm việc Tuy nhiên cũng cần chú ý cơ chế khen thưởng phải dựa trên mục tiêuhàng năm của công ty Với mỗi mục tiêu sẽ có hệ thống đánh giá thành tích khác nhau

và từ đó cũng có những khen thưởng khác nhau

Chế độ đãi ngộ phải được thống nhất trong toàn thể công ty và trong thời gian nhấtđịnh để đảm bảo tính công bằng cho các nhân viên trong công ty

Giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ phải thông qua những quy định chung, rõràng đã được ban lãnh đạo phê duyệt

Tạo môi trường văn hoá nhân sự hỗ trợ triển khai chiến lược Trong quá trình làmviệc có thể tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, thuyên chuyển, thăng tiến nhân viên chophù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty

Chính sách tài chính

Công ty cần xác định các nguồn vốn, đưa ra các chính sách huy động vốn cần thiếtnhư từ lợi nhuận, từ cổ phần, các khoản vay nợ…

Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ việc thu chi và ngân sách tài chính cho phép công

ty có kế hoạch thu mua trong tương laic ho phù hợp với tình hình tài chính của công ty

và có kế hoạch bổ sung nguồn tài chính cho ngân sách khi cần thiết

Chính sách tài chính còn bao gồm việc phân chia lãi cổ phần cho các cổ đông Cầnphải có những quy định rõ ràng trong việc phân chia lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốntái đầu tư được trích từ nguồn lợi nhuận Qua đó đảm bảo cho triển khai chiến lượcđược thực hiện đúng với các mục tiêu đã đề ra

Chính sách tiền mặt sẽ xác định nguồn tiền mặt được lấy từ đâu và được sử dụng rasao Cùng với công ty sẽ tìm ra cách làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt khi thực thichiến lược

Trang 15

- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn: R&D để đưa ra một sản phẩm mới chưatừng có trên thị trường Với chiến lược kinh doanh này công ty có thể gặp nguy cơ sảnphẩm thất bại khi tung ra thị trường tuy nhiên nếu R&D tốt sẽ đem lại lợi nhuận khôngnhỏ cho công ty.

1.3.4 Xây dựng nguồn lực triển khai chiến lược kinh doanh

Nguồn lực trong triển khai chiến lược bao gồm nguồn nhân lực và nguồn lực tàichính Để xây dựng được nguồn lực phù hợp với mục tiêu của công ty thì trước hết cầnxác định các nguồn lực sẵn có và mức độ phù hợp của các nguồn lực ấy với tình hìnhthực tế của công ty

Đối với nguồn nhân lực cần xác định mức độ phù hợp cả về số lượng lẫn chấtlượng Nếu nguồn lực là thừa cần có sự điều chỉnh cắt giảm nhân viên và có thể thuyênchuyển các nhân viên từ vị trí thừa đến vị trí thiếu trong trường hợp nhân viên đó cókhả năng đảm nhiệm vị trí công tác mới Với trường hợp thiếu cần bổ sung bằng cáchtuyển dụng nhân sự với các mục tiêu, tiêu chuẩn rõ ràng

Đối với nguồn lực tài chính cần xác định lại nguồn ngân quỹ của công ty bao gồmtiền mặt, các khoản nợ và các nguồn vốn để từ đó có kế hoạch phân bổ và sử dụngnguồn lực một cách hợp lý nhất tránh tình trạng thừa thiếu hoặc phân bổ không hợp lýgây lãng phí Kiểm soát nguồn lực tài chính giúp công ty có kế hoạch huy động vốn khicần thiết và có thể sử dụng để tái đầu tư khi nguồn lực tài chính đủ mạnh

Trang 16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA

2.1.1 Quá trình hình thành của công ty

Công ty TNHH quốc tế Delta được thành lập vào tháng 6 năm 2004 theo luật doanhnghiệp năm 1999 tai Hà Nội Đầu tiên là một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, tập trungchủ yếu vào việc vận tải hàng không tại sân bay Nội Bài Sau 8 năm hình thành và pháttriển công ty đã xây dựng được các chi nhánh tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương và

TP Hồ Chí Minh là những nơi có cảng biển lớn, kinh tế phát triển

Tên trụ sở Hà Nội: công ty TNHH quốc tế Delta

Tên giao dịch: DELTA INTERNATIONAL COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: DELTA INT'L CO., LTD

Đại chỉ: P1609, Toà nhà N09-B1, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số thuế: 0101502542

Điện thoại: 043 556 3356 Fax: 043 556 3369

Email: info@delta.com.vn

Website: http://delta.com.vn/

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty

Ngành nghề chính chủ yếu là hoat động giao nhận kê khai hải quan, ngoài ra Công

ty còn đăng ký các ngành nghề như sau:

- Dịch vụ giao nhận, bốc xếp hàng hóa

- Dịch vụ kho vận

- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách

- Dịch vụ khai thuê hải quan

- Cho thuê kho bãi, nhà xưởng

- Đại lý cho các công ty chuyển phát nhanh nước ngoài

- In và các dịch vụ liên quan đến in

Trang 17

- Mua bán hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng thêu ren, tơ tằm, thiết bị văn phòng, hàngđiện, điện tử, điện lạnh, hàng lương thực, thực phẩm, nông, lâm, thủy sản, đồ dùng cánhân và đồ gia dụng gia đình

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp điều tra trắc nghiệm: phiếu điều tra được phát cho các nhân viên trongcông ty Bảng phiếu điều tra được thiết lập căn cứ trên nội dung nghiên cứu của đề tài

để làm rõ vấn đề nghiên cứu, đó là bao gồm các vấn đề về tổ chức triển khai chiến lượckinh doanh, mục tiêu chiến lược, các chính sách hỗ trợ thực thi chiến lược và công tácphân bổ nguồn lực cho triển khai chiến lược kinh doanh Phiếu điều tra được phát vàongày 23 – 4 – 2012 với số phiếu là 10 phiếu, thu lại được 10 phiếu và có 10 phiếu hợp

lệ vào ngày 25 – 4 – 2012 Nội dung phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 11 câu hỏi vàdanh sách nhân viên tham gia trả lời phiếu điều tra trắc nghiệm được đính kèm trongphụ lục

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: đặt câu hỏi trực tiếp cho giám đốc của công ty

là ông Trần Đức Nghĩa và phó giám đốc công ty là bà Dương Lạc An Phỏng vấn trựctiếp lãnh đạo công ty nhằm làm rõ hơn những nội dung mà bảng câu hỏi chưa cụ thể,chi tiết Qua cuộc phỏng vấn nhằm đi sâu tìm hiểu mục tiêu chiến lược, các chính sách

hỗ trợ triển khai chiến lược và phân bổ nguồn lực trong tổ chức triển khai chiến lượckinh doanh của công ty dưới đánh giá của các nhà quản trị cấp cao Từ đó phân tích, đềxuất giải pháp cho việc hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH

quốc tế Delta Phỏng vấn được tiến hành vào ngày 25 – 4 – 2012 với nội dung gồm 7

câu hỏi được đính kèm trong phụ lục

Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua tài liệu sơ bộ của công ty, báo cáo tài chínhtrong 3 năm 2009, 2010 2011, các tài liệu liên quan đến việc triển khai chiến lược kinhdoanh và các tài liệu liên quan đến triển khai chiến lược kinh doanh Cùng với đó làcác tài liệu báo chí, ấn phẩm có liên quan đến hoạt động triển khai chiến lược kinhdoanh của công ty và website của công ty

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng các kĩ thuật phỏng vấn nhằm tìm hiểu,

Trang 18

thu thập các thông tin về thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh hiện tại tại công

ty thông qua phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo Các kết quả phỏng vấn được phân tíchbằng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp lý luận thực tế Phương pháp này giúp

ta biết được những biến động của nền kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanhcủa công ty ta đánh giá được các nguyên nhân, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

từ đó đưa ra các chính sách hoạch định và triển khai chiến lược

Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm chomẫu là 10 nhân viên Các kết quả thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS từ đó

có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu, mô hình hóa cácnội dung bằng các mô hình, các kết quả phân tích được cụ thể hóa bằng các mô hìnhthông qua các công cụ như bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ… nhằm tạo ra sự liên kết các mắtxích của vấn đề nghiên cứu

2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG

Từ năm 2004 trở lại đây, lạm phát bắt đầu tăng mạnh trở lại, đạt đỉnh điểm trongnăm 2008 ở mức 20%, giảm xuống 7% trong năm 2009, tăng trở lại gần 12 % trongnăm 2010 và vẫn tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2011 và ở mức 15,5% trong năm

2011 (nguồn http://www.qdnd.vn và http://vneconomy.vn) Lạm phát tăng khiến chongười dân càng thắt chặt tiêu dùng và việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiềukhó khăn

Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao so với dự báo Với mức tăng

trưởng năm 2009 là 5,3%, năm 2010 là 6,8% và năm 2011 là 5,9% (Nguồn: World

Trang 19

Economic Outlook, IMF) Trong khi nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn sau

cuộc khủng hoảng kinh tế thì tỉ lệ tăng trưởng này cho thấy Việt Nam vẫn là một thịtrường tiềm năng và ổn định Đây là cơ hội cho công ty tiếp tục hoạt động và mở rộngthị trường

Logistics được đánh giá là một ngành vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam và đang trên

đà phát triển mạnh Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ đạt mức 20-25%/ năm.Như vậy, sự phát triển của ngành logistics trong tương lai là một cơ hội lớn cho công tytăng thị phần, mở rộng mạng lưới kinh doanh Tuy nhiên đây cũng là thách thức khi sựphát triển của ngành sẽ kéo theo nhiều công ty ra nhập vào ngành

2.3.1.2 Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật

Việt Nam được đánh giá là nước có hệ thống pháp luật tương đối ổn định, có sự ổnđịnh về chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh quốc tế.Việc nhà nước thực hiện thuế xuất nhập khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động củacông ty Tại Điều 234 luật Thương Mại 2005 chỉ quy định rất chung về điều kiện kinhdoanh dịch vụ logistics cụ thể: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật, Chính phủ quy địnhchi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bản hướng dẫn thi hành,Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về điềukiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinhdoanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lý quan trọng để phát triểnloại hình dịch vụ này tại Việt Nam (nguồn: http://www.hslaw.vn) Với những quy định

cụ thể và chi tiết giúp công ty định hướng các hoạt động theo đúng pháp luật Đồngthời với các quy định pháp lý cũng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn raminh bạch

2.3.1.3 Nhóm lực lượng văn hoá xã hội

Sự phát triển của đất nước góp phần thu hẹp khoảng cách, sự khác biệt về kinh tế,văn hoá với các quốc gia đang phát triển và phát triển trên thế giới từ đó có nhữngtương quan về văn hoá xã hội

Việt Nam được đánh giá là nước có mức tiêu dùng cao đặc biệt là sự gia tăng củacác sản phẩm công nghệ cao là mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ lực của công

ty TNHH quốc tế Delta Điều này cũng là lợi thế cho sự phát triển của công ty

Trang 20

Sự phát triển của văn hoá giáo dục cũng tạo ra nguồn nhân lực không chỉ đa dạng

về số lượng, độ tuổi mà còn cả về chất lượng, trình độ chuyên môn đòi hỏi công ty phảinắm bắt được thị trường lao động để có thể tuyển dụng được những cán bộ, nhân viênphù hợp nhất

2.3.1.4 Nhóm lực lượng công nghệ

Tiến bộ kĩ thuât tạo ra cho công ty những thị trường mới, tạo điều kiện cho thựchiện công tác kê khai hải quan được tiến hành thuận lợi hơn Mạng lưới kinh doanhngày càng được mở rộng mà không đòi hỏi công ty phải xây dựng nhiều chi nhánh.Bên cạnh đó, nhiều hệ thống quản lý ra đời đòi hỏi công ty phải có sự bắt nhịp kịp thời

để ứng dụng khoa học kĩ thuật Một trong những phần mềm quản lý kho được nhiềucông ty lớn sử dụng hiện nay là phần mềm WMS - Warehouse Management System.Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistics chưa thực

sự có được sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế nhất là về thời gian giao hàng Đâycũng là điều tất yếu vì chúng ta còn thiếu công nghệ và năng lực quốc tế Theo nhữngkết quả điều tra trước đó về ứng dụng các phần mềm quản lý kho bãi, mạng lưới kinhdoanh ở nước ta còn rất hạn chế Công ty TNHH quốc tế Delta cũng là một trong sốnhững công ty hoạt động trong lĩnh vực này chưa áp dụng phần mềm quản lý kho tiêntiến WMS Điều này sẽ gây cản trở lớn tới tiến trình hợp tác quốc tế của công ty

2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến triển khai chiến lược kinh doanh

2.3.2.1 Ảnh hưởng của môi trường ngành

Đó là môi trường của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồmmột tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũngchịu ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp đó là khách hàng, đối thủ cạnh tranh Vì ảnhhưởng chung của các yếu tố này thường là một sự miễn cưỡng đối với tất cả các doanhnghiệp, nên chìa khóa để tạo ra và theo đuổi được một chiến lược kinh doanh thànhcông là phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranhgiúp các doanh nghiệp nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội

và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải

Khách hàng

Khách hàng của công ty TNHH quốc tế Delta là những doanh nghiệp trong vàngoài nước có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, sử dụng dịch vụ kho vận và vận tải

Ngày đăng: 24/03/2015, 07:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w