HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 36)

1.3.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn dưới góc độ pháp luật

Vợ chồng kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu tự nguyện nhưng trong thực tế cuộc sống vẫn có hàng ngàn lý do khác nhau để vợ chồng chia tay nhau. Ly hôn là hiện tượng không bình thường nhưng nó tồn tại như một tất yếu khách quan. Ly hôn nó ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, của các con và lợi ích của xã hội. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn Tòa án phải giải quyết các vấn đề như: quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ, con cái.

1.3.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng

Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận được Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu kính trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau… sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như họ tên, nghề nghiệp…).

Trong xã hội hiện nay, thực tế có một số trường hợp vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng

lại "tái hợp" chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn theo thủ tục

Luật định. Khi có tranh chấp, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Ví dụ: Chị T và anh P được TAND quận B, thành phố H quyết định cho ly hôn tháng 6/1998. Hai người sống riêng trong một thời gian thì lại trở về chung sống với nhau từ tháng 12/1998 nhưng không đăng ký kết hôn. Tháng 3/2001, anh P bị tai nạn giao thông chết. Trong thời gian chung sống từ tháng 12/1998 đến tháng 3/2001, họ có thêm một số tài sản có giá trị 120 triệu đồng. Khi anh P chết, cha mẹ anh P cho rằng chị T không phải là vợ của anh P, do đó, không thừa nhận thừa kế tài sản của anh P. Phần tài sản trị giá 120 triệu đồng đó là tài sản do anh kinh doanh mà có nên là tài sản riêng của anh P. Chị T khởi kiện yêu cầu công nhận quan hệ giữa chị và anh P là vợ chồng để chị được thừa kế tài sản của anh P và yêu cầu Tòa án xác định khối tài sản trị giá 120 triệu đồng là tài sản chung của vợ chồng chị. TAND quận B đã bác yêu cầu của chị T vì cho rằng chị và anh P không phải là vợ chồng nên chị không được thừa kế tài sản của anh P. Về khối tài sản trị giá 120 triệu đồng đúng là tài sản do anh P kinh doanh mà có, Chị T không tham gia công việc làm ăn của anh P nên Tòa án xác định là chị T không đóng góp công sức trong việc tạo ra tài sản, do vậy chị không được chia tài sản đó.

Như vậy, sau khi ly hôn nếu các bên trở về chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên sẽ khó có thể thực hiện được. Đối với ví dụ trên, nếu chị T và anh P đăng ký kết hôn lại với nhau thì đương nhiên chị T được thừa kế tài sản của anh P, và khối tài sản trị giá 120 triệu đồng sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng, dù chị T không trực tiếp đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản đó thì chị cũng được hưởng một phần trong khối tài sản chung đó. Do đó, pháp luật quy định vợ chồng đã ly hôn, sau đó lại trở về chung sống với nhau cũng phải đăng ký kết hôn là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ gia đình và xã hội.

Theo hướng dẫn của TANDTC trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn

theo phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng lại "tái

chung và vì một lý do nào đó sau này họ lại có yêu cầu: "chấm dứt hôn nhân

bằng ly hôn" thì Tòa án không giải quyết việc ly hôn nữa. Theo Điều 57

BLDS quy định trường hợp vợ chồng đã ly hôn và có bản án hay quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu kết hôn với nhau vẫn phải đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định (Điều 11, Điều 14 Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị

quyết số 35/2000/QH10) quy định về tình trạng nam nữ chung sống với nhau

như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Việc kết hôn không đăng ký (trước đây gọi là hôn nhân thực tế) kể từ ngày 01/01/2001(là ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực pháp luật) đã bị xóa bỏ.

1.3.1.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Trước hết, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết

Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn hiện nay là một vấn đề phức tạp nhất trong án kiện về HN&GĐ. Có những vụ án phải giải quyết nhiều lần vì việc giải quyết các tranh chấp tài sản không làm thỏa mãn mong muốn của đương sự. Để đảm bảo công bằng và hợp lý khi chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể những nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

Đối với tài sản riêng của mỗi bên: Trước hết theo nguyên tắc được quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải

quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó (khoản 1

Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000). Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với

nhau thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là

tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình như các văn tự, di chúc hoặc các chứng cứ khác chứng tỏ tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi người thì tài sản đó là tài sản

chung (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ).

Chính vì vậy, khi chia tài sản riêng của vợ, chồng mà có tranh chấp, cần lưu ý đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong quá trình sử dụng ở thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đền bù. Nhưng cũng có trường hợp một bên vợ hoặc chồng dùng tài sản chung của vợ chồng để tu sửa làm tăng giá trị tài sản riêng lên rất nhiều lần nên để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chông, cơ quan tòa án cần phải xác định phần tăng giá trị đó để nhập vào khối tài sản chung khi chia.

Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng tặng riêng trong ngày cưới là tài sản riêng nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung.

Trong trường hợp người vợ hay người chồng đã vay mượn tiền bạc của người khác để chi dùng cho mục đích, nhu cầu riêng thì người vợ hay

người chồng phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng (khoản 3 Điều 33

Luật HN&GĐ năm 2000). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toán thì phải thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp con đã thành niên, có công sức đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển tài sản của cha mẹ thì được trích chia phần đóng

góp của họ trong phần chia tài sản của cha mẹ khi ly hôn, theo yêu cầu của người đó. Nếu con chưa thành niên mà có tài sản riêng do được tặng cho, thừa kế hoặc thu nhập hợp pháp của con thì Tòa án không chia, Tòa án sẽ quyết định giao cho người nào nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đứa con đó quản lý tài sản riêng của con.

Trên thực tế, khi vợ chồng ly hôn, một bên yêu cầu Tòa án xác định đó là tài sản riêng nhưng chứng cứ đưa ra để xác định tài sản riêng không thuyết phục và không có căn cứ thì tài sản đó sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Thông thường trên thực tế hay gặp nhất là trường hợp người vợ hoặc người chồng dùng khoản tiền là thu nhập từ lao động của mình, mua một tài sản nào đó để sử dụng trong thời kỳ hôn nhân. Khi vợ chồng ly hôn họ lại khai rằng tài sản đó họ mua được là do anh, chị, em… tặng riêng một khoản tiền. Đối với trường hợp này, việc xác minh sẽ khó thu được kết quả chính xác. Bởi vì bố, mẹ, anh,em… họ sẵn sàng thừa nhận rằng họ đã cho riêng con em mình số tiền này. Vì vậy, để xác định đó có phải là tài sản riêng hay không thì Tòa án cần tiến hành xác minh thu thập chứng cứ đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, tiến hành lấy lời khai của những người liên quan và các biện pháp thu thập chứng cứ khác để từ đó làm cơ sở cho những phán quyết, quyết định đúng đắn nhất.

Đối với tài sản chung của vợ chồng: Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ, chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên và lợi ích khác, trong từng trường hợp cụ thể tài sản chung của vợ chồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ theo các nguyên tắc khác, cụ thể là:

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có xem xét đến tình trạng tài sản, hoàn cảnh của mỗi bên và công sức đóng góp

của họ vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản. Vì lao động trong gia đình là lao động có thu nhập Điều đó có nghĩa là phải xem xét tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản gì, nguồn gốc phát sinh, tài sản có thể chia bằng hiện vật hay không, vợ chồng kết hôn và chung sống với nhau từ thời gian bao lâu, vợ chồng mỗi người cư trú ở một nơi hay có nơi cư trú cùng nhau, ai là người có công sức đóng góp tạo dựng khối tài sản chung nhiều hơn, ai là người lao động chính trong gia đình…

Khi chia tài sản chung của vợ chồng, phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên bị tàn tật hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình để đảm bảo cho họ được ổn định cuộc sống. Khi chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp. Tài sản chung là tư liệu sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của bên nào thì chia cho bên đó, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bên trong việc tiếp tục công tác, lao động sản xuất…

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị. Chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Người được nhận tài sản có giá trị lớn hơn so với giá trị phần tài sản của họ được chia thì phải trả cho bên kia phần giá trị chênh lệch đó.

Trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình bên nhà chồng hoặc bên nhà vợ mà ly hôn thì theo Điều 96 Luật HN&GĐ quy định: Nếu tài sản vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần

thì khi ly hôn phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000).

Thực tiễn xét xử cho thấy, trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì khó khăn, phức tạp hơn cả là đối với những tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất. Luật HN&GĐ năm 2000 tại Điều 97, Điều 98, Điều 99 đã quy định cụ thể vấn đề này. Cụ thể là: đối với việc chia quyền sử dụng đất, thì quyền sử dụng đất riêng của bên nào vẫn thuộc về bên ấy. Quyền sử dụng đất chung của vợ chồng, khi ly hôn được chia như sau:

Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai vợ chồng đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng thì chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản chung tại Điều 95 để chia. Nếu chỉ một bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải thanh toán cho bên kia phần giá

trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng (điểm a, khoản 2, Điều 97 Luật

HN&GĐ năm 2000).

Trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng sẽ được tách ra để chia và cũng căn cứ vào nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất sẽ được thanh toán phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

Đối với việc chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì về nguyên tắc nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng cho nên khi vợ chồng ly hôn áp dụng các nguyên tắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng để chia. Trong việc xác định nhà là tài sản chung của vợ chồng, Tòa án cần phân biệt các trường hợp: Nhà do hai vợ chồng mua

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 36)