VÀ GIA ĐÌNH NÓI CHUNG VÀ LY HÔN NÓI RIÊNG

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 53)

Trong suốt chiều dài lịch sử gần một nghìn năm hình thành và phát triển, thủ đô Hà Nội đã trải qua bao biến đổi thăng trầm. Tuy nhiên, ở trong bất kỳ giai đoạn nào Thăng long xưa và Hà Nội ngày nay luôn là nơi hội tụ của các "danh tài nghĩa sĩ" từ mọi miền đất nước, nơi hợp lưu của các dòng

văn hóa anh em, cùng thời gian vun đắp nên truyền thống thủ đô "ngàn năm

văn hiến". Cũng chính từ thực tế lịch sử đó phát huy tinh thần thăng long - Hà

Nội, tinh thần của thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình quận Hai Bà Trưng là địa bàn nằm ở phía đông nam nội thành Hà Nội, nơi vinh dự được mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trước đây vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tầng Hậu

nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả nghiêm (sau đổi thành Kim Liên), Tiền nghiêm (sau đổi thành Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ, một số xã

của huyện Thanh Trì thuộc Trấn Sơn Nam Thượng. Từ năm 1954 đến năm 1961 vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng cỏ và một phần đất thuộc quận VI của ngoại thành Hà Nội. Từ năm

1961 đến 1981 gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng). Tháng 6

năm 1981 khu Hai Bà Trưng chính thức được gọi là quận Hai Bà Trưng. Phát huy truyền thống anh hùng ấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và chính quyền các cấp quận Hai Bà Trưng không ngừng được củng cố, mặt trận Việt minh và các tổ chức cứu quốc hoạt động

mạnh mẽ. Nhân dân và lực lượng vũ trang quận Hai Bà Trưng đã tổ chức nhiều cuộc chiến đấu phá đồn bốt, phục kích địch trên các đường giao thông, chống địch càn quét.

Sau ngày giải phóng thủ đô, Đảng bộ và nhân dân quận Hai Bà Trưng đã tỏ rõ khí phách anh hùng cách mạng, cùng nhân dân Hà Nội thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân quận Hai Bà Trưng đã kiên cường dũng cảm, sát cánh cùng thủ đô đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ Hà Nội, chi viện sức người, sức của cho miền Nam với ý chí tất cả cho toàn thắng.

Trong mạch nguồn truyền thống ấy, quận Hai Bà Trưng luôn vững bước đi lên trên con đường đổi mới, không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Về kinh tế: Kinh tế quận có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất

công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2010. Thu chi ngân sách trên địa bàn quận đạt kết quả tốt, ước tính cả năm 2010 đạt 454 tỷ đồng bằng 97% kế hoạch. Quận đã tăng cường chỉ đạo đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, trường học trong công tác quản lý tài sản, thu chi tài chính, công khai các khoản thu theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo giải quyết các vướng mắc liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn để từng bước chuyển đổi mô hình Hợp tác xã. Chỉ đạo các đơn vị rà soát các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế - xã hội đã thực hiện 10 tháng đầu năm 2011 làm tiền đề cho công tác chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011. Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2012.

Về hoạt động văn hóa xã hội: Được triển khai rộng trên địa bàn, tạo

được không khí vui tươi, phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân. Các ngành thể dục thể thao, thương binh xã hội, giáo dục - đào tạo, dân số kế hoạch hóa

gia đình, y tế, chăm sóc bảo vệ trẻ em hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đánh giá cao. Quận Hai Bà Trưng nhiều năm liên tục có tỷ lệ sinh thấp nhất trong thành phố, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng và đã nhận được những phần thưởng cao quý của nhà nước trao tặng như: Huân chương lao động hạng nhì, hạng ba về công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng; Huân chương lao động hạng nhì về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là sự ghi nhận những thành tích chung của quận.

Các hoạt động tuyên truyền cổ động, văn hóa - văn nghệ được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị với nhiều hình thức phong phú sinh động, quy mô lớn chào mừng đại hội Đảng bộ Quận lần thứ 24, chào mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng long Hà Nội:

Hội diễn "những ngôi sao thế kỷ "lần thứ 3, liên hoan ca múa nhạc "Đảng -

Mùa Xuân - Dân tộc", Festival sáng tạo trẻ năm 2010…

Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Quận Hai Bà Trưng đã tập trung đầu

tư xây dựng nhiều trường học khang trang, trong đó có 12 trường đạt chuẩn quốc gia hoàn thành các chỉ tiêu xóa 100% phòng học cấp 4 trên địa bàn.

Về công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: Luôn được

giữ vững, phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh. Quận Hai Bà Trưng nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu được thành phố khen thưởng, được Bộ Công an tặng cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng công an nhân dân quận Hai Bà Trưng, nhân dân và công an phường Ngô Thị Nhậm được khen tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Đại hội đại biểu lần thứ 24 Đảng bộ quận Hai Bà Trưng đã xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2010 - 2015 đó là: Phát triển kinh tế đồng bộ, gắn liền với phát triển văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển toàn diện và bền vững, tăng cường công tác xây dựng và quản lý đô thị theo quy hoạch, xây dựng nếp sống văn hóa người

Hà Nội thanh lịch văn minh, tập trung vào xây dựng ý thức chấp hành pháp luật và nét đẹp ứng xử, nhất là trong đối tượng thanh thiếu nhi, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng.

Về xây dựng cơ bản, quản lý đô thị và quản lý môi trường: Tổng số

vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận là 361,9 tỷ đồng, trong đó vấn đề thực hiện các dự án thành phố giao là 206,5 tỷ đồng.

Vấn đề thực hiện các dự án thành phố phân cấp quản lý là 113,4 tỷ đồng.

Nhìn chung, những thành tựu trên đạt được đó chính là những nỗ lực không ngừng, tràn đầy ý chí cách mạng và cả những niềm tin tưởng của bao thế hệ cán bộ, đảng viên nhân dân quận Hai Bà Trưng. Đó chính là niềm tự hào của quận Hai Bà Trưng cũng như mỗi người dân quận Hai Bà Trưng. Đó chính là niềm tự hào của Quân Hai Bà Trưng cũng như mỗi người dân quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó cũng đã đem lại cho quận Hai Bà Trưng nhiều thách thức mới đó là: Tệ nạn xã hội gia tăng, tệ nạn thất nghiệp… và đặc biệt với ảnh hưởng của văn hóa, lối sống phương Tây, kinh tế trở nên khá giả, của cải dư thừa làm cho con người có tham vọng chạy theo lối sống hưởng thụ, nạn ngoại tình thường xuyên gia tăng không chỉ ở nam giới mà cả phụ nữ cũng có chiều hướng gia tăng, Chính bởi vậy việc thiếu trách nhiệm trong nuôi dạy con cái trong gia đình cũng vì thế mà giảm sút. Điều này đã và đang làm phá vỡ dần các quan hệ HN&GĐ truyền thống. Hiện nay, theo điều tra xã hội học trên địa bàn quận, gia đình nhiều thế hệ tồn tại không nhiều. Quận Hai Bà Trưng đang song song tồn tại hai loại hình chủ yếu là gia đình hai thế hệ (cha, mẹ và con) chiếm đa số 66%, gia đình ba thế

hệ 33% (số liệu điều tra tại phường Ngô Thị Nhậm quận Hai Bà Trưng). Việc

giảm thế hệ trong gia đình có mặt tốt là con cái sớm tự lập về kinh tế, môi trường sinh hoạt cho một gia đình nhỏ, thoải mái hơn nhưng mặt xấu của nó cũng là điều đáng quan tâm. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng trẻ sống tự lập khi tuổi đời cũng như kinh nghiệm sống và kiến thức về gia đình còn quá

non nớt, không có sự chỉ bảo và giúp đỡ thường xuyên của những người lớn tuổi nên khó tránh được những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến mâu thuẫn như về kinh tế, cờ bạc, ma túy… Trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các cặp vợ chồng trẻ thường có những mâu thuẫn về kinh tế là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những nguyên nhân khác, điều này làm cho tình trạng đưa nhau ra tòa và yêu cầu giải quyết ly hôn ngày một nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay thanh niên thủ đô nói chung và thanh niên quận Hai Bà Trưng nói riêng ngày càng có xu hướng độc lập và năng động trong cuộc sống gia đình. Điều đó được thể hiện rõ nhất như quan niệm về kết hôn. Theo điều tra tại địa bàn quận Hai Bà Trưng cho thấy tuổi kết hôn ở nam giới tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 24-29 chiếm khoảng 58% và của nữ giới là từ 20-26 tuổi chiếm 57% đối lập với tỷ trọng ở nông thôn. Trong khi độ tuổi kết hôn của nam giới ở nông thôn là 19-20 tuổi và nữ giới là 17-18 tuổi. Có thể nói rằng, quan điểm lựa chọn bạn đời của thanh niên quận Hai Bà Trưng cũng mang tính thực dụng hơn. Trong gia đình, các quan hệ cơ bản như quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, ông bà… cũng có nhiều thay đổi do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đổi mới.

Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay dưới sự tác động của nền kinh tế, văn hóa, xã hội thì các giá trị tiên tiến và hiện đại được tiếp nhận có chọn lọc, các giá trị truyền thống mặc dù đang được phục hồi và bảo lưu thông qua sự truyền bảo của thế hệ trước cho thế hệ sau và được bổ sung những yếu tố mới cho phù hợp với xã hội nói chung và thời đại nói riêng nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt trái mà xã hội cần phải quan tâm đó là vấn đề ly hôn

của thanh niên quận Hai Bà Trưng có vẻ: "Đơn giản và nhẹ nhàng" hơn khi

một bên hoặc cả hai bên vợ chồng đưa ra lý do ly hôn như quan điểm, lối sống khác biệt nhau, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung hoặc một bên

gia đình từ người vợ hoặc chồng… Trước thực trạng trên, một yêu cầu lớn được đặt ra cho quận Hai Bà Trưng đó chính là cần có một sự quan tâm thỏa đáng bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch cũng cần phải quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, giáo dục tầng lớp trẻ sống có trách nhiệm với chính bản thân, với gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 53)