THỰC TRẠNG LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 58)

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Nhận xét chung

Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành của thành phố Hà Nội với địa bàn rộng, dân cư đông lại trong quá trình đô thị hóa nhanh, tình hình kinh tế phát triển năng động và đa dạng. Bên cạnh những thuận lợi để phát triển kinh tế, trên địa bàn Quận vẫn còn tồn tại nhiều các tệ nạn xã hội, các vụ án về HN&GĐ mà TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết nhiều hơn so với một số đơn vị quận, huyện khác trong địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc về ly hôn được TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết tương đối lớn và ngày càng có chiều hướng gia tăng với các nguyên nhân mà các đương sự đưa ra ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được điều này qua số liệu sau:

Bảng 2.1: Thống kê các vụ việc về ly hôn được TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết từ năm 2008 đến năm 2011

Năm 2008 2009 2010 2011

Số vụ án thụ lý (vụ) 516 556 614 738

Nguồn: [32], [33], [34], [35].

Qua số liệu trên cho thấy số vụ án ly hôn được thụ lý qua các năm đều gia tăng. Nếu như năm 2009 số vụ án ly hôn chỉ tăng thêm 40 vụ so với năm 2008, năm 2010 số vụ ly hôn tăng thêm 58 vụ so với năm 2009 thì đến năm 2011 số vụ án ly hôn có sự tăng thêm đột biến tăng thêm 124 vụ so với năm

2010. Theo báo cáo thống kê thụ lý các vụ án HN&GĐ của 29 quận, huyện thuộc TAND thành phố Hà Nội cho thấy số lượng các vụ án HN&GĐ của TAND quận Hai Bà Trưng được thụ lý chiếm tỷ lệ cao so với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể là:

- Năm 2008, TAND thành phố Hà Nội thụ lý 6642 vụ, trong khi đó TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý 516 vụ, chiếm tỷ lệ 7,8 %.

- Năm 2009, TAND thành phố Hà Nội thụ lý 7460 vụ, trong khi đó TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý 556 vụ, chiếm tỷ lệ 7,5 %.

- Năm 2010, TAND thành phố Hà Nội thụ lý 9224 vụ, trong khi đó TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý 614 vụ, chiếm tỷ lệ 6,7 %.

- Năm 2011, TAND thành phố Hà Nội thụ lý 9132 vụ, trong khi TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý 738 vụ, chiếm tỷ lệ 8,1 %.

Qua số liệu trên có thể thấy số lượng vụ án mà TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý chiếm một số lượng lớn so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, do việc nhận thức, ý thức chủ quan của vợ chồng đã làm cho quan hệ hôn nhân diễn ra phức tạp từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình thường xuyên xảy ra, vợ chồng yêu cầu ly hôn là điều tất yếu.

2.2.2. Tình hình ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được nghiên cứu trên một số phương diện

2.2.2.1. Về chủ thể

Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hà Nội và TAND quận Hai Bà Trưng trong các năm gần đây, trong các đơn xin ly hôn thì tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn thường chiếm tỷ lệ cao và ngày càng có xu hướng tăng. Điều này không chỉ xảy ra ở địa bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng mà ở các địa phương khác trong địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể thấy trong các vụ án ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu:

Bảng 2.2: Tổng hợp nguyên đơn là vợ hoặc chồng đứng đơn xin ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ năm 2008 đến năm 2011

Đơn vị tính: %

Năm 2008 2009 2010 2011

Vợ đứng đơn 32,5 35 36,3 40,25

Chồng đứng đơn 25,7 22,4 27,5 16,03

Nguồn: [32], [33], [34], [35].

Theo số liệu báo cáo của TAND quận Hai Bà Trưng, trong năm 2011 TAND đã thụ lý 738 đơn xin ly hôn trong đó vợ đứng đơn 256 vụ, chồng đứng đơn 102, đơn chung của vợ chồng là 380 vụ. Qua số liệu trên, cho thấy tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn ngày càng chiếm tỷ lệ cao, điều này chứng tỏ phụ nữ quận Hai Bà Trưng nói riêng và phụ nữ thủ đô nói chung ngày càng có trình độ học vấn và sự hiểu biết sâu rộng hơn, họ ngày càng hiểu được quyền bình đẳng. Đó chính là quyền chia tài sản chung ngang nhau, quyền được chăm sóc và nuôi dạy con cái và quyền được yêu cầu bên chồng phải cấp dưỡng nuôi con, quyền được đi lại thăm nom và chăm sóc con cái khi bên kia được trực tiếp nuôi con… Phụ nữ ngày nay họ không chấp nhận cuộc sống bạo lực trong gia đình, cách đối xử bất công của những ông chồng có tính gia trưởng trong gia đình bắt họ làm theo cách của chồng, của gia đình áp đặt, cản trở họ tham gia các hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội… Chính vì vậy họ đã đứng đơn xin ly hôn nhằm chấm dứt những cuộc hôn nhân không đạt được mục đích.

Có thể nói, trong xã hội ngày nay, dưới sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước vai trò của phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Nếu như trước đây, người phụ nữ thường làm những công việc đơn giản trong xã hội, những việc nội trợ trong gia đình thì ngày nay người phụ nữ ngày càng có vai trò độc lập, họ độc lập về kinh tế do có nghề nghiệp công

việc ổn định, tự do kinh doanh và tham gia các hoạt động trong xã hội như chính trị, văn hóa, xã hội… và có thu nhập ổn định. Chính vì vậy, khi họ quyết định ly hôn, họ không sợ mình không đảm bảo về quyền lợi để nuôi con và tạo lập cuộc sống mới sau ly hôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của phụ nữ hiện đại, trong nền cơ chế thị trường ngày nay có không ít những phụ nữ chạy theo lối sống hưởng thụ hoặc có những tư tưởng sống phóng khoáng, họ quên dần đi chức năng chính của người vợ người vợ mà bỏ bê cuộc sống gia đình hiện tại hoặc do tác động của tính chất công việc đem lại như họ quá bận với những công việc ở cơ quan với những chức vụ quan trọng được đề bạt thường xuyên đi công tác xa nhà, tiếp xúc với khách hàng, hay mải mê với những thành tích nghiên cứu khoa học… và trong môi trường phát triển mới đầy năng động đó họ đã dần dần lãng quên đi chức năng của mình. Trong môi trường ấy họ tiếp xúc với những người đàn ông mới và bắt đầu nhìn lại gia đình mình, họ so

sánh người chồng mình với những người đàn ông thành đạt khác "chồng mình

không bằng chồng người" điều đó dẫn đến những cuộc tranh chấp, mâu thuẫn

trong gia đình, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung ở nhau và đưa nhau ra tòa với nhiều lý do khác nhau như không hợp nhau, bất đồng về quan điểm sống, mâu thuẫn về kinh tế… và đưa ra đủ lý lẽ biện minh cho hành vi của mình. Điều đó thể hiện rõ lối sống ích kỷ cá nhân của người phụ nữ trong xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội mới, không còn các cảnh phụ nữ trước kia trong xã hội phong kiến: "Tại

gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".

Có thể nói, trong những năm gần đây, trên địa bàn quận số lượng vụ ly hôn mà phụ nữ đứng đơn thường cao hơn nhiều so với nam giới đứng đơn và trong tương lai xu hướng này ngày càng gia tăng, việc người phụ nữ đứng đơn nhiều phần nào thể hiện sự tiến bộ, bình đẳng trong quan hệ hôn nhân nhưng ở khía cạnh khác thì điều này phần nào cũng thể hiện lối sống ích kỷ cá nhân của người phụ nữ trong xã hội xã hội hiện nay.

2.2.2.2. Về độ tuổi ly hôn

Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên (khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000), nhưng không quy định độ tuổi ly hôn mà chỉ quy định các căn cứ ly hôn, khi có những căn cứ mà pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết cho họ được quyền ly hôn. Bởi vậy, mà trên thực tế tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và diễn ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của TAND quận Hai Bà Trưng cho thấy thực trạng ly hôn ở các độ tuổi như sau:

Bảng 2.3: Thống kê độ tuổi ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ năm 2008 đến năm 2011 Đơn vị tính: % Năm Độ tuổi 2008 2009 2010 2011 18  30 tuổi 37,5 % 38,1 % 35,3 % 34,5 % 30  50 tuổi 52,9 % 50,1 % 56 % 54 % 50 tuổi trở lên 9,6 % 11,8 % 8,7 % 11,5 % Nguồn: [32], [33], [34], [35].

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ ly hôn cao nhất tập trung ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước hết là do những năm đầu kết hôn vợ chồng vẫn sống hòa thuận, hạnh phúc ít có mâu thuẫn trong gia đình. Nhưng sau đó từ khoảng 5 đến 7 năm trở đi, nhất là thời điểm mới có thêm thành phần trong gia đình đó là những đứa con thì cuộc sống vợ chồng có nhiều thay đổi lớn trong sinh hoạt gia đình. Hoặc đối với một số gia đình mặc dù đã chung sống với nhau một thời gian nhưng vẫn chưa có con đã làm cho vợ, chồng không còn thiết tha với gia đình nên sẽ có xu hướng ngoại tình để mong có một đứa con… Có nhiều nguyên nhân dẫn

đến mâu thuẫn như vợ chồng có sự thay đổi trong sinh hoạt, phải dành nhiều thời gian để chăm sóc con không có nhiều thời gian để vợ chồng quan tâm chia sẻ với nhau. Bên cạnh đó, có thể do những mâu thuẫn về kinh tế đem lại như các khoản chi tiêu cho gia đình ngày càng nhiều, vợ chồng mâu thuẫn dẫn đến thiếu sự thông cảm, hiểu nhau đó cũng chính là nguyên nhân mà vợ chồng ly hôn.

Ngoài ra, ở độ tuổi từ 30 đến 50 tỷ lệ ly hôn tập trung cao bởi lẽ ở độ tuổi này các cặp vợ chồng chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống gia đình, từ công việc cơ quan… Khi đó mọi cái xấu, tốt của vợ chồng cũng được bộc lộ rõ nhất. Ở độ tuổi này, tình yêu tình cảm vợ chồng có nhiều thay đổi, tình cảm vợ chồng có phần lắng xuống ở đó chỉ còn trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, với con cái. Trong giai đoạn này cũng có những thay đổi lớn trong địa vị xã hội, đối với người đàn ông đã bước qua tuổi lập thân, lúc này họ đã có một chút địa vị trong xã hội. Có thể thấy, thời kỳ này đối với người đàn ông họ đã đạt được đỉnh cao thành công về sự nghiệp và đạt được nhiều mặt về vật chất như tiền tài, danh vọng… Lúc này với sự phát triển của thành công, người đàn ông dường như tìm đến sự hướng ngoại để hưởng thụ những cái mà trước đây họ chưa có điều kiện làm được. Còn đối với người phụ nữ ở độ tuổi này họ dường như trẻ lại gần chục tuổi, do trước đây khi mới sinh con họ chưa có thời gian và tiền bạc để chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe và có điều kiện để giao tiếp xã hội. Bởi vậy, mà nhu cầu về tình cảm tăng lên chính điều này đã tạo cho tâm sinh lý bất thường cộng với sự thiếu quan tâm chăm sóc của người chồng nên trong quan hệ vợ chồng bắt đầu có bước rạn nứt xảy ra. Từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, sau dần là những cuộc tranh cãi vã giữa hai bên và nguy cơ tan vỡ gia đình

cũng từ đó tăng lên và dẫn đến hiện tượng "Ông ăn chả, bà ăn nem" và khi

vợ chồng không còn tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau nữa thì ly hôn là điều tất yếu xảy ra.

Nếu như ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi tỷ lệ ly hôn tập trung cao nhất thì ở độ tuổi trên 50 tỷ lệ ly hôn lại thấp hơn nhiều. Vì như phân tích ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi như trên cho thấy nếu hai vợ chồng bước qua gia đoạn thời kỳ quan trọng nhất được coi là bước ngoặt của cuộc sống, thì lúc này vợ chồng đã có một khoảng thời gian dài để hiểu và thông cảm cho nhau. Hơn nữa lúc này con cái của họ đã trưởng thành, họ cũng có thể lên chức ông bà, giữa họ còn có sợi dây liên kết đó chính là các con, các cháu của cho nên, họ phải là tấm gương cho con cháu học hỏi và noi theo, đây cũng là nét đẹp trong phong tục truyền thống của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Mặc dù vậy, qua số liệu thống kê cho thấy số lượng vụ án ly hôn ở độ tuổi này trên địa bàn Quận ngày càng có chiều hướng gia tăng theo qua các năm.

Qua số liệu phân tích trên cho thấy tình trạng ly hôn ở cặp vợ chồng trẻ ngày một nhiều và có xu hướng gia tăng. Đó cũng là hiện tượng phổ biến không chỉ riêng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng mà bao gồm các quận huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước. Điều đó cũng là vấn đề lớn được đặt ra đối với xã hội cũng như những người có thẩm quyền cần có sự can thiệp mạnh của pháp luật cũng như của dư luận quần chúng nhân dân quan tâm hơn nữa để tình trạng ly hôn nhất là các cặp vợ chồng trẻ ngày một giảm.

2.2.2.3. Về thành phần xã hội

Bên cạnh việc việc xem xét tình tình ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng theo độ tuổi, trong các báo cáo thống kê số liệu của TAND quận Hai Bà Trưng cũng cho thấy trong tình hình ly hôn về thành phần xã hội, việc ly hôn diễn ra ở mọi đối tượng, thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội như: Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, hưu trí, buôn bán dịch vụ, nội trợ… Qua một cuộc điều tra xã hội nhỏ và cuộc phỏng vấn tự do tại 3 phường Bạch Mai, Phạm Đình Hổ, Ngô Thì Nhậm, kết quả như sau:

Bảng 2.4: Số lượng người được phỏng vấn tự do của tác giả luận văn thực hiện tại 3 phường Bạch Mai, Phạm Đình Hổ, Ngô Thì Nhậm quận Hai Bà trưng

Nghề nghiệp Phường Bạch Mai Phường Phạm Đình Hổ Phường Ngô Thị Nhậm Phỏng vấn tự do Tổng số Cán bộ, viên chức 7 10 8 8 33 Công nhân 4 5 5 2 16 Buôn bán - dịch vụ 5 6 7 1 19 Nội trợ 2 2 3 1 8 Hưu trí 3 2 2 0 7 Tổng số 21 25 25 12 83

Nguồn: Tác giả luận văn.

Qua số liệu trên có thể thấy được phần nào thực trạng ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, tỷ lệ ly hôn cao trong xã hội tập trung chủ yếu ở thành phần cán bộ, viên chức. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu sự khác biệt về trình độ nhận thức có ảnh hưởng sâu sắc đến thực trạng ly hôn hay không khi mà tình trạng ly hôn ở cán bộ, viên chức ngày càng gia tăng chiếm tỷ lệ cao trong khi đó ở các tầng lớp lao động khác thì ngược lại trình độ học vấn không cao tương ứng với tỷ lệ ly hôn chiếm tỷ lệ thấp hơn. Điều đó lý giải tại sao cán bộ công chức, viên chức chiếm tỷ lệ ly hôn cao bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, do những khó khăn trong nền cơ chế thị trường tác động đến, ngày nay do áp lực của tiến độ công việc thành phần cán bộ công chức họ có rất ít thời gian để chăm sóc gia đình, con cái, đi công tác, đi làm từ sáng đến

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 58)