QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 66)

2.3.1. Một số nguyên nhân khách quan

2.3.1.1. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội được coi là một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước, với một cơ chế quản lý mới thông thoáng và phù hớp với quy luật phát triển của cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng thủ đô bước sang một giai đoạn mới. Trong đó quận Hai Bà Trưng làm một trong số những quận nội thành của Hà Nội có địa bàn rộng, dân cư tập trung đông đúc lại là quận đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, năng động và đa dạng. Với ưu thế là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô nên quận Hai Bà Trưng được coi là nơi cửa ngõ tiếp thu những luồng tư tưởng văn hóa mới với những trang thiết bị máy móc hiện đại và thông qua những trang thiết bị máy móc tiên tiến đó con người sớm tiếp cận, sử dụng và tiếp thu những kiến thức mới, có thể trao đổi với nhau mọi lúc, mọi nơi.

Trên thực tế cho thấy có rất nhiều các cuộc tình của các cặp nam nữ đi đến kết hôn thông qua hệ thống hộp thư điện tử. Dù họ có ở xa cách nhau, ở các tỉnh khác nhau trong nước hay ở nước ngoài nhưng vẫn có thể liên hệ với nhau… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà khoa học đem lại thì còn có vấn đề cần bàn ở đây chính là những mặt trái của khoa học đem lại chính là tỷ lệ kết hôn qua mạng tỷ lệ thuận với việc ly hôn trên thực tế. Đó chính là vấn đề đáng buồn mà xã hội cần phải quan tâm. Thời Internet, việc chuyển thư từ của những người yêu nhau diễn ra hết sức đơn giản. Tuy nhiên, chuyện làm

quen rồi yêu nhau trên mạng không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió".

Ví dụ: Cách đây hai năm vào một buổi sáng, trong một lần ghé qua điểm dịch vụ Internet để "check mail" và lên mạng tán gẫu, chị T. Nga đã quen và yêu một người đàn ông hiện đang làm việc ở Công ty Dầu khí Vũng Tàu. Lúc đầu chị cũng nghĩ đơn giản là tìm đến một người bạn để chia sẻ những suy nghĩ trong công việc cũng như những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Dần dần chị nhận thấy tình cảm giữa chị và anh gắn bó với nhau từ bao giờ không biết, nó đã trở thành thói quen không thể thiếu của anh và chị vào mỗi ngày để tìm nhau trên mạng. Và Internet đã trở thành phương tiện bày tỏ tình cảm giữa hai anh chị. Tháng hai năm ngoái anh chị đã quyết định gặp mặt và đi đến tổ chức lễ cưới "gấp" vì điều kiện công tác của hai người khác nhau "chị Bắc - anh Nam".

Tuy nhiên, mối tình đẹp qua mạng của anh, chị cũng chỉ đẹp trong khoảng thời gian đầu khi mới cưới. Sau đó anh, chị liên tiếp xảy ra những cuộc xung đột cãi vã với ly do cả hai không ai hiểu ai cả. Lúc đầu cuộc chiến giữa hai người chỉ là cuộc chiến không cân sức, không bên nào chịu nhường bên nào, ai cũng cho là mình đúng. Dần dần anh chị trở lên lạnh nhạt với nhau, không ai quan tâm đến ai. Sau 01 năm chung sống với nhau, họ quyết định ly hôn để hai bên tự đi tìm hạnh phúc mới. Khi ra Tòa án cả hai mới thừa nhận, họ hoàn toàn thất vọng "vỡ mộng" về người mà bấy lâu họ làm quen lại không giống như những gì họ hình dung khi về chung sống cùng một mái nhà.

Có thể nói, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như nhiều vấn đề khác, đã làm việc tìm hiểu, yêu đương và kết hôn có thể thực hiện một cách dễ dàng, nhưng chính do việc không tìm hiểu kỹ thông tin về người bạn đời đã làm cho nhiều người rơi vào tình cảnh khóc dở mếu dở, tình trạng kết hôn chưa bao lâu đã ly hôn luôn diễn ra.

2.3.1.2. Tác động của cơ chế thị trường

Bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ chế thị trường cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản trong nhóm nguyên nhân khách quan đưa đến tình trạng ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng trong đó có nhiều phường tập trung, nhiều phố phát triển kinh doanh hàng hóa sầm uất như phố Huế, phố Mai Hắc Đế chuyên kinh doanh mặt hàng ăn uống…Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho quận Hai Bà Trưng có bộ mặt mới hơn, đời sống kinh tế cũng vì thế khởi sắc. Nếu như trước đây, mỗi gia đình chỉ xuất hiện Tivi, tủ lạnh, xe máy… thì giờ đây xuất hiện nhiều khu biệt thự và nhiều gia đình có ô tô. Cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi lớn, bây giờ không còn là nhu cầu ăn no mặc ấm nữa mà thay vào đó là ăn ngon, mặc đẹp hơn và xuất hiện nhiều chuyến đi du lịch của gia đình vào ngày nghỉ cuối tuần ở ngoại thành Hà Nội hay ở các tỉnh khác trong cả nước…

Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những mặt trái của nó như mọi giá trị lao động của các thành viên trong gia đình cũng được tính bằng sức tiêu thụ của thị trường được thể hiện trên đồng tiền thu nhập. Cơ chế thị trường cũng làm thay đổi quan niệm về HN&GĐ. Họ có những suy nghĩ thoáng hơn về kết hôn cũng như ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc. Khi cuộc sống gia đình đã đầy đủ về vật chất thì xuất hiện những nhu cầu hưởng thụ và

kéo theo đó là tình trạng "chán cơm, thèm phở" nhiều hơn của vợ hoặc chồng.

đem chồng (vợ) của mình để so sánh chê bai không bằng vợ (chồng) của người khác, không biết cách làm giàu, làm ra kinh tế để nuôi sống gia đình… dẫn đến những mâu thuẫn và rạn nứt trong quan hệ vợ chồng như những cuộc bất đồng về quan điểm sống, về tính cách không hợp nhau dẫn đến những va chạm như chồng đánh đập ngược đãi vợ, vợ thiếu sự quan tâm chăm sóc chồng con hoặc thiếu sự chung thủy của một hoặc hai bên vợ chồng. Có thể nói rằng các hình thức biểu hiện của mâu thuẫn rất đa dạng với mức độ nghiêm trọng khác nhau thậm chí có nhiều trường hợp lại gắn với việc sử dụng bạo lực về thân thể và tinh thần. Những mâu thuẫn thường gắn với sử dụng bạo lực trong gia đình là những lý do dẫn đến tình trạng ly hôn diễn ra nhiều hơn.

2.3.1.3. Về tình yêu thực dụng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm tan vỡ hạnh phúc HN&GÐ… Tình yêu thực dụng ở đây được hiểu là hai bên nam và nữ đến với nhau không xuất phát từ tình yêu chân chính với đúng nghĩa của nó là tình cảm thực sự của trái tim về thương yêu, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau hướng tới một mái ấm gia đình hạnh phúc. Hai bên nam nữ nếu không xuất phát từ tình cảm trên thì tình yêu đôi lứa ở đây được hiểu không đúng nghĩa với bản chất của nó mà là hành vi có tính chất vụ lợi được núp dưới hình thức tình cảm hôn nhân để đạt được mục đích tầm thường và thấp hèn. Tình yêu thực dụng có thể do nguyên nhân về lợi ích kinh tế đem lại như muốn có một cuộc sống mới đổi đời giàu sang phú quý, hay vì muốn tiến thân có một địa vị trong xã hội mà họ đến với nhau.

Khi tình yêu xuất phát từ động cơ thực dụng là vật chất để đạt tới mục đích hôn nhân thì sớm muộn cuộc hôn nhân đó cũng phải trả giá và dẫn đến một kết cục không tốt đẹp đó chính là cuộc ly hôn. Các Mác đã từng nói với con gái:

Khi tình yêu của con hoặc giả như món hàng ngoài chợ thì không gọi là tình yêu. Khi con đã yêu rồi thì đừng tính toán. Nếu

người yêu con mà nghèo khổ thì hãy cùng chung sức với người đó lao động để xây đắp tô thắm cho tình yêu. Nếu người yêu của con già thì con hãy làm người ấy trẻ lại. Nếu người yêu cụt một chân thì con hãy làm cái nạng vững chắc cho họ thì tình yêu đẹp đẽ sẽ đến với con. Nếu người yêu đó yêu con vì sắc đẹp thì con nhớ rằng sắc đẹp sẽ tàn phai, nếu người đó yêu con vì chức vụ cao thì địa vị sẽ không bao giờ đem lại sung sướng cho con. Ai đó để ý con, họ chăm sóc đời con khi con có tin mừng, buồn khi con gặp chuyện không may. Đấy là chồng của con, hãy yêu đi…[6].

Trong xã hội ngày nay, một bộ phận giới trẻ quá đề cao, coi trọng vấn đề vật chất và xem đó như là yếu tố quyết định đi đến hôn nhân. Họ thường đặt ra những tiêu chuẩn khá cao về người bạn đời của mình như phải thành đạt và giàu có, họ coi đó là nền tảng để sau này xây dựng một gia đình hạnh phúc, họ quan niệm khi có đầy đủ về vật chất, đáp ứng được yêu cầu của đối phương thì tất yếu tình yêu sẽ đến, có thể nói đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi hôn nhân cần phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự đồng cảm, dung hòa giữa hai con tim, giữa hai người có sự cảm thông, chia sẻ cùng nhau vượt qua những khó khăn, những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Chúng ta không thể phủ nhận rằng lối sống tự do ở phương Tây đang du nhập vào nước ta với một tốc độ hết sức nhanh chóng, nhất là du học sinh ở nước ngoài, sự khác biệt giữa hai lối sống khiến cho tình yêu của nhiều bạn trẻ có nguy cơ tan vỡ do bất đồng quan điểm. Đa số các bạn trẻ ngày nay đều chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống tự do, chi tiêu sòng phẳng.

Ví dụ: H. D (19 tuổi, du học sinh Anh) có nói: Qua đó một thời gian, mới nhận thấy lối sống của học sinh bên đó rất tự do và thoải mái, ăn uống thì chia đôi phần ai nấy trả, chứ ít khi có chuyện bao tập thể. Thậm chí, khi có người yêu thì họ vẫn sẵn sàng "campuchia". D nhận thấy sống kiểu này rất tự do, không ai nợ ai mà ai cũng rất là vui vẻ. Theo D thì khi yêu thì cũng nên

sằng phẳng. Trong một số trường hợp, không nhất thiết phải để con trai trả tiền hết. Và cũng là học sinh nên hiểu rằng, vấn đề tài chính của chúng mình phụ

thuộc vào gia đình nên không thể phung phí được. Nhiều người trong giới trẻ

khi được hỏi về quan niệm trong tình yêu đều có những cách suy nghĩ như vậy. Khi yêu phải một người có tính thực dụng nghĩa là mọi thứ đều phải sằng phẳng, chi tiết rõ ràng. Không hẳn cứ phải là du học sinh thì có tính cách này, ngay cả những bạn trẻ bình thường sống trong một môi trường năng động thì vẫn có những suy nghĩ thực dụng trong tình yêu như vậy. Có thể nói, sự sòng phẳng có thể đem lại sự thoải mái cho mỗi người, nhưng trong một số trường hợp thì nó chính là nguyên nhân của sự tan vỡ trong tình yêu, sòng phẳng trong một số trường hợp nào đó có thể coi là một hành động hợp lý và đúng đắn, nhưng sòng phẳng quá trong chuyện tình cảm thì sẽ gây ra nhiều hậu quả. Trong tình cảm, chuyện tiền nong là một điều tế nhị, nên nếu có lỡ không hài lòng thì cả hai nên chủ động nói chuyện để hai người có thể hiểu nhau hơn. Đừng vì một chút thực dụng trong tình yêu mà dẫn đến việc chia tay không đáng có.

2.3.1.4. Về tình yêu cảm tính

Tình yêu cảm tính là một nguyên nhân gián tiếp của tình trạng ly hôn. Thực tế cho thấy không chỉ có ở thanh niên quận Hai Bà Trưng nói riêng mà ngay cả thanh niên ở Hà Nội nói chung cho thấy họ đến với nhau, tìm hiểu một thời gian không nhiều chỉ một, hai tháng đã đi đến kết hôn. Điều đó xuất phát từ tình yêu hời hợt, nông cạn nhất thời của hai bên. Họ chỉ thiên về hình thức bên ngoài và yêu theo cảm tính như người đó đẹp trai, xinh gái hay có duyên, vui tính… Hay một số nam thanh niên đến với tình yêu như một sự thách thức

có người yêu để bằng bạn bằng bè, coi nó như một món ăn tinh thần.

Có những đôi đi đến kết hôn với nhau bằng một tình yêu quá dễ dãi như những lời cầu hôn ngọt ngào đầy cảm động hay những không gian lãng mạn mà từ đó đi đến kết hôn mà trong khi đó họ vẫn chưa thực sự hiểu hết tính cách

con người nhau mà nó lại là sự cần thiết cho cuộc mở đầu đi vào chiều sâu của tình yêu. Nếu tình yêu chỉ là cảm tính thôi thì đó cũng là yếu tố dẫn đến hôn nhân và ly hôn là điều tất yếu xảy ra. Tình yêu cảm tính có thể bắt nguồn từ:

Thứ nhất, vẻ đẹp ngoại hình: Đây là điều kiện khiến tình yêu cảm tính

xuất hiện. Nhưng yêu một người chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài thì đáng lo cho cả hai. Một chàng trai gặp cô gái yêu kiều lập tức mê mẩn, ngày đêm mơ tưởng, tìm cách tiếp cận, tỏ tình, mơ được cùng nàng vui thú yêu đương hoặc nên duyên chồng vợ... Mặc dù, anh ta chưa biết gì về lai lịch cô gái lẫn tính cách, nghề nghiệp, lối sống của cô ấy. Nhiều cô gái cũng say mê một anh chàng chỉ vì cái mã đẹp trai, cao lớn hoặc trông giống một diễn viên điện ảnh yêu thích. Vẻ đẹp ngoại hình cũng là một phần giá trị của con người, nhưng nếu chỉ yêu một người vì bấy nhiêu mà quên đi những phẩm chất khác thì dễ dẫn đến bi kịch.

Thứ hai, sự đồng điệu trong tâm hồn: Một đôi yêu nhau mà có cùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuynh hướng về lối sống, văn hóa, sở thích thì càng thú vị và hạnh phúc của họ dễ thăng hoa. Chẳng hạn một cô gái yêu âm nhạc, hát hay có người yêu là anh chàng cùng sở thích, lại biết đệm đàn... Mỗi lần gặp nhau, họ đều bàn luận, trao đổi về âm nhạc hoặc chỉ cần chàng đàn, nàng hát, họ cũng cảm thấy như lên được... thiên đường rồi. Hoặc một cô gái biết làm thơ gặp một anh chàng thích văn chương, rồi một nàng mê điện ảnh gặp người con trai chịu khó dắt đi xem phim... Thông thường, gặp người "hợp gu", bạn cảm thấy được chia sẻ, cảm thông và dễ đi đến tình yêu. Thế nhưng, để tình cảm lâu bền hoặc đi đến hôn nhân thì chỉ sự đồng điệu không đủ. Không hiếm cô gái mê văn nghệ nên yêu và lấy anh chàng làm thơ, đàn giỏi, hát hay. Và khi về sống chung, cô mới vỡ mộng khi chồng sống như... trên mây, vừa không biết kiếm tiền nuôi vợ con, vừa chẳng giúp được việc gì trong nhà. Lúc đó, họ mới ân hận vì đã vớ phải một cục nợ.

Thứ ba, sự mê hoặc của tình dục: Tình dục luôn có lộ trình của nó, bắt

đầu từ tình yêu trong sáng rồi sau đó mới là nhu cầu dâng hiến mang đến hạnh phúc cho nhau. Tuy nhiên, có nhiều người lại quá dễ dàng trong "chuyện ấy"

và nghĩ đó là tình yêu, để rồi phải chịu những kết quả đau đớn, đặc biệt là các bạn gái. Khi yêu chỉ bằng cảm tính nghĩa là bạn đã tự thả trái tim của mình đi hoang, không có sự kiểm soát của lý trí, đôi khi còn bất chấp cả đạo lý, pháp luật... Cho nên tình yêu cảm tính dễ tan vỡ và người trong cuộc phải trả những cái giá rất đắt vì nó.

2.3.1.5. Các nguyên nhân khách quan khác

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 66)