SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ LY HÔN

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 112)

Nhìn chung khi cuộc hôn nhân đã chấm dứt bằng sự chia tay của đôi vợ chồng do bất kỳ nguyên nhân nào cũng kéo theo những hậu quả đáng buồn. Hậu quả mà ly hôn để lại trước hết là sự khủng hoảng tinh thần của các thành viên trong gia đình. Trong lòng họ những vết thương hầu như không bao giờ lành sẹo. Ly hôn gây ra sự đảo lộn trong cuộc sống. Sự xáo trộn trong sinh hoạt sẽ nẩy sinh trong tâm hồn họ những phản ứng tiêu cực dẫn tới việc chống đối lại cuộc sống hiện tại. Sự đau khổ của đôi vợ chồng trước sự thất bại của cuộc hôn nhân gây ra stess về tâm lý nặng nề. So với những người khác, người nào bị ly hôn và bị bên kia đặt dấu chấm hết trong quan hệ vợ chồng thường dễ mắc bệnh tật hơn, dễ rơi vào trạng thái trầm uất và có thể dẫn tới tự tử để kết liễu cuộc đời mình. Trên thực tế, sau ly hôn người vợ thường dễ bị chấn thương về tinh thần. Còn đối với người chồng, trước đây họ quen sống trong sự chăm sóc của vợ trong sự ấm áp của gia đình, nay họ phải tự lo liệu, sắp xếp mọi thứ trong sinh hoạt công việc. Khi ly hôn họ cũng dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng, dễ lao vào cờ bạc rượu chè, nghiện hút hoặc quan hệ tình dục ngẫu nhiên làm băng hoại đạo đức, truyền thống dân tộc để lãng quên và chạy trốn cảm giác trống trải. Nhưng vấn đề đó dẫn đến một hệ quả là sự bê trễ về công việc gia đình và công việc xã hội, chính vì vậy mà những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

Hậu quả của ly hôn để lại đó chính là những đứa con thật vô cùng đau lòng. Nếu như gia đình là nơi trú ngụ bình yên nhất cho những đứa trẻ, là nơi chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của chúng bay cao thì giờ đây chúng lại phải sống trong cảnh không khí ảm đạm, chia lìa, đứa sống với mẹ, đứa sống với bố… Nhận thấy tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển

của con trẻ, nhiều bậc làm cha, mẹ đã cố gắng níu giữ hạnh phúc chỉ vì muốn duy trì sự phát triển bình thường của con cái họ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn kiên quyết ly hôn. Cha mẹ ly hôn, đứa trẻ phải sống trong một môi trường khuyết thiếu. Sự non nớt của con trẻ càng dễ gây tổn thương lớn trong tâm

hồn chúng. Môi trường giáo dục ấy làm xuất hiện những "lỗ hổng" trong nhân

cách con trẻ. Đứa lớn lên trong những cơn say, những trận đòn vô cớ của bố sẽ có cách nhìn hằn học trước cuộc sống. Đứa lại chứng kiến nỗi đau âm thầm của mẹ, trở thành kẻ nhu nhược, tự ty. Ngay cả khi lớn lên chúng vẫn còn ám ảnh sợ sệt cuộc sống gia đình. Gia đình tan vỡ đã đẩy dần đứa trẻ ra khỏi quan hệ với bố mẹ để rồi nó dễ gia nhập vào đám trẻ lang thang bụi đời ngoài phố. Chúng có thể bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu trước những bài học làm người. Khoảng cách giữa cuộc sống lang thang không gia đình, không có gia đình chăm sóc, giáo dục của cha mẹ thì chúng dễ sa vào những cám bẫy và những hành vi vi phạm pháp luật chỉ trong gang tấc và khoảng cách kể từ ngày bố mẹ chúng chia tay đến ngày chúng trở thành tội phạm cũng không xa lắm. Trong trường hợp này chức năng giáo dục của gia đình không thực hiện được.

Những hậu quả trực tiếp ảnh hưởng đến gia đình thực tế gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội. Khó khăn về kinh tế của người vợ, sự tổn thương tình cảm của người chồng và sự bơ vơ lạc lõng của những đứa con đặt ra trong xã hội rất nhiều vấn đề quan tâm. Theo thống kê của Bộ công an năm 2008 có 4% trẻ em phạm pháp có bố mẹ ly hôn.

Tất cả yếu tố đó làm cho xã hội biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, mà không có một hệ thống quy phạm pháp luật về HN&GĐ chặt chẽ thì sức ép đối với toàn xã hội sẽ rất lớn.

Nếu xét về các giá trị xã hội ly hôn là sự tan rã của một cơ chế kinh tế - xã hội quan trọng trong gia đình. Ly hôn đặt dấu chấm hết cho cái giá trị gia đình và khởi đầu cho một loạt các vấn đề cần giải quyết. Ly hôn là sự tự nguyện gắn liền với hôn nhân tự do, tự nguyện tiến bộ và được Luật HN&GĐ

nước ta công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó ly hôn cũng có thể được hiểu một cách đơn giản nếu coi đó chỉ là sự giải phóng cho các cặp vợ chồng

khi lâm vào tình cảnh như "Mục đích hôn nhân không đạt được", "đời sống

chung không thể kéo dài"… của cuộc sống vợ chồng mà hậu quả của nó để lại

sau ly hôn còn nặng nề hơn cả dưới góc độ xã hội cũng như trên phương diện pháp lý do đó yêu cầu đặt ra là cần phải khắc phục các hậu quả tiêu cực của ly hôn, thêm vào đó cũng cần phải thay đổi quan niệm của dư luận xã hội về chế độ hôn nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng... trong việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn, khuyến khích duy trì tính bền vững của chế độ hôn nhân gia đình đó cũng chính là lý do cho sự lý giải hạn chế ly hôn hiện nay ở địa bàn quận Hai Bà Trưng nói chung và trong thành phố Hà Nội nói riêng cũng như các giải pháp để hạn chế việc ly hôn tại thủ đô Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 112)