NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 105 - 112)

3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC LY HÔN TẠI TÒA ÁN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC LY HÔN TẠI TÒA ÁN

NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập khu vực và thế giới được thiết lập và phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy nó đã đem lại những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng có sự tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội khác trong đó có quan hệ gia đình. Sự tăng trưởng về kinh tế không đồng nghĩa với sự tăng trưởng về văn hóa. Văn hóa trong gia đình là nền tảng của những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Song không phải ai cũng thấy hết Điều đó. Những toan tính vật chất đời thường, những nhu cầu không chính đáng của cá nhân đã làm sa sút về mặt đạo đức, làm cho biết bao gia đình rơi vào cảnh chia lìa tan vỡ. Họ coi ly hôn như một biện pháp để giải phóng con người ra khỏi cuộc hôn nhân đã chết. Hiện nay, số lượng vụ án ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng ngày càng nhiều, có thể thấy rõ qua các số liệu sau:

- Năm 2007 thụ lý giải quyết 402 vụ/422 vụ; - Năm 2008 thụ lý giải quyết 511 vụ/516 vụ; - Năm 2009 thụ lý giải quyết 545 vụ/556 vụ; - Năm 2010 thụ lý giải quyết 596 vụ/614 vụ; - Năm 2011 thụ lý giải quyết 723 vụ/738vụ.

Qua thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng trong những năm gần đây có thể đưa ra một số nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 giải quyết tại TAND quận Hai Bà Trưng như sau.

3.1.1. Thuận lợi

Để đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án ly hôn đồng thời giúp Tòa án có thêm căn cứ pháp lý khi xét xử giải quyết các vụ án ly hôn, nhà nước ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về HN&GĐ như: Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HN&GĐ, Nghị quyết số 01/2003/NQ- HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, HN&GĐ; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình"…

Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về HN&GĐ, Nhà nước ta cũng đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Từ đó nâng cao trình độ dân trí về pháp luật nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng giúp cho mỗi người dân có ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ lợi ích của chính bản thân mình, của người có liên quan và đặc biệt là con cái họ.

Đây là dấu hiệu quan trọng giúp cho TAND quận Hai Bà Trưng trong những năm vừa qua giải quyết các vụ án ly hôn luôn đạt tỷ lệ cao trong toàn ngành:

- Năm 2007: đạt tỷ lệ 95,26%; - Năm 2008: đạt tỷ lệ 99,03%;

- Năm 2009: đạt tỷ lệ 98,02%; - Năm 2010: đạt tỷ lệ 90,83%; - Năm 2011: đạt tỷ lệ 97,07%.

Trong những năm qua TAND quận Hai Bà Trưng đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đặc biệt là các vụ án về ly hôn luôn đạt tỷ lệ cao trong tổng số các loại án về dân sự mà Tòa án đã thụ lý giải quyết. Tỷ lệ án sửa, hủy luôn chiếm tỷ lệ thấp.

Theo báo cáo tổng kết năm 2008 về chất lượng xét xử án ly hôn (bao

gồm cả phúc thẩm và giám đốc thẩm) là 13 vụ. Trong đó chất lượng xét xử: Y

án và đình chỉ xét xử: 3 vụ, đạt tỷ lệ 23,07%; Sửa án: 7 vụ, đạt tỷ lệ 53,84% trong đó: Sửa án do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử: 0 vụ. Hủy án: 01 vụ (hủy 1 phần về tài sản)

Năm 2009: TAND quận Hai Bà Trưng trên cơ sở nhận thức vai trò và trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết án ly hôn thông qua việc xét xử kết hợp tuyên truyền giáo dục đồng thời tăng cường công tác hòa giải. Để từ đó các đương sự xác định được giá trị bền vững của gia đình, tạo sự ổn định phát triển của xã hội. TAND quận Hai Bà Trưng đã hòa giải đoàn tụ nhiều vụ. Kết quả năm 2009 cho thấy đã hòa giải và đình chỉ giải quyết được 103 vụ án ly hôn, đạt tỷ lệ 18,89%. Trong số án đã giải quyết có 09 vụ án ly hôn kháng cáo và Tòa phúc thẩm TAND thành phố Hà Nội đã xét xử y án: 03 vụ, sửa án: 6 vụ; không có án ly hôn nào bị hủy.

Năm 2010: TAND quận Hai Bà Trưng đã giải quyết công nhận thuận tình ly hôn 384 vụ/591 vụ đã được giải quyết, đạt tỷ lệ 64,42%. Trong số án đã giải quyết có 14 vụ án ly hôn kháng cáo và TAND thành phố Hà Nội đã

xét xử y án và đình chỉ: 05 vụ; sửa án: 07 vụ (trong đó có 01 vụ do lỗi của

thẩm phán); hủy án: 01 vụ nhưng không có lỗi của thẩm phán giải quyết.

Bên cạnh đó, trong những năm qua TAND quận Hai Bà Trưng luôn đảm bảo 100% số thẩm phán tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do TAND

tối cao tổ chức cho các thẩm phán Tòa án địa phương và giới thiệu các văn bản mới về luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật có liên quan trong việc giải quyết các vụ án về HN&GĐ.

Trong công tác xét xử, TAND quận Hai Bà Trưng đã làm cố gắng áp dụng đúng các quy định của pháp luật HN&GĐ, pháp luật dân sự và áp dụng thực hiện những hướng dẫn của TAND tối cao trong việc áp dụng giải quyết các vụ án ly hôn cụ thể.

Bên cạnh đó, do nhận thức được vấn đề ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp vì nó tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm vợ chồng, lợi ích của gia đình và xã hội, TAND Quận với đội ngũ cán bộ với nhiều thẩm phán giỏi và nhiều kinh nghiệm, nắm vững pháp luật, đặc điểm của vụ án ly hôn kết hợp với kiến thức xã hội, kiến thức tâm lý gia đình, chính vì vậy mà trong những năm gần đây số các vụ án ly hôn mà TAND quận đã tiến hành hòa giải, đoàn tụ nhiều cặp vợ chồng với nhau. Chính điều này đã giúp cho đội ngũ thẩm phán ngày càng linh hoạt trong công việc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để chất lượng xét xử của TAND quận luôn đạt chất lượng cao và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

3.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì việc giải quyết của TAND quận gặp không ít khó khăn. Trên thực tế, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật HN&GĐ điều chỉnh vấn đề ly hôn nhưng do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên các án kiện và ly hôn ngày càng gia tăng và phức tạp về tính chất tranh chấp như chia tài sản, cấp dưỡng khi ly hôn, giải quyết vấn đề con cái...

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do TAND quận Hai Bà Trưng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ.

Theo quy định tại Điều 79 BLTTDS năm 2004: "Đương sự có yêu cầu Tòa án

minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp". Quy định này còn được

hướng dẫn tại Mục I Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của

BLTTDS về "Chứng minh và chứng cứ".

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 BLTTDS về nguyên tắc chung, cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp vừa là quyền và nghĩa vụ của đương sự và Tòa án chỉ xác minh điều tra khi cần thiết. Song trên thực tế khi giải quyết các vụ án về ly hôn tại địa bàn quận Hai Bà Trưng, Tòa án, quận Hai Bà Trưng phải tự điều tra, thu thập các tài liệu, chứng cứ để xây dựng hồ sơ vụ án. Các đương sự trong nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau, không những không tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc xác minh, điều tra mà còn có những hành vi như chửi bới, xúc phạm cán bộ Tòa án khi đến địa phương thu thập chứng cứ, hay đo định giá nhà thì cản trở, có trường hợp còn khóa cửa nhốt cán bộ Tòa án trong nhà phải nhờ sự can thiệp của Công an phường giải quyết. Cho nên quá trình giải quyết các vụ án ly hôn hiện nay tại quận Hai Bà Trưng không những ngày càng gia tăng mà tính chất vụ án cũng trở lên phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, khi tiến hành giải quyết ly hôn, TAND quận Hai Bà Trưng cũng mắc phải một số sai phạm từ việc điều tra không đầy đủ, chưa làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, nên chưa đánh giá được đúng mức tình trạng hôn nhân. Theo Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về căn

cứ cho ly hôn khi "Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng

trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn" [28]. Vì vậy, để có đủ căn cứ để

chứng minh được "tình trạng trầm trọng" của hôn nhân đòi hỏi sự thận trọng,

trách nhiệm và trình độ của thẩm phán trong việc đánh giá chứng cứ. Ngoài vận dụng quy định tại Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 còn phải áp dụng những quy định tại điểm a khoản 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn, được coi là tình trạng trầm trọng của vợ chồng khi:

Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như: người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở hòa giải nhiều lần;

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như: thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức đoàn thể nhắc nhở hòa giải nhiều lần;

- Vợ chồng không chung thủy với nhau như: có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo những vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình [41].

Trong quá trình xét xử, có một số trường hợp vợ chồng đã mâu thuẫn sâu sắc, hôn nhân đã thực sự tan vỡ, họ đã có một khoảng thời gian sống ly thân mỗi người một nơi, không ai quan tâm đến ai và nhiều lần gửi đơn đến Tòa án nhưng sau khi được Tòa án hòa giải họ rút đơn về để vợ chồng có thời gian để hàn gắn tình cảm, hiểu nhau hơn nhưng sau đó cuộc sống vợ chồng cũng không được cải thiện và càng ngày mâu thuẫn vợ chồng càng trầm trọng hơn. Nhưng khi họ tiếp tục gửi đơn đến Tòa án để giải quyết ly hôn thì mỗi cấp tòa lại có những căn cứ và lập luận khác nhau khi xét xử.

Ngoài ra khi giao con cho cha hay mẹ nuôi thì sai sót nhiều nhất là việc giải quyết về phí tổn nuôi con. TAND quận Hai Bà Trưng không điều tra về khả năng kinh tế của mỗi bên nên có vụ đã bắt đương sự đóng góp phí tổn nuôi con gần hết thu nhập hàng tháng hoặc đóng góp quá thấp dù họ có khả năng và bên nuôi con gặp khó khăn về kinh tế. Đặc biệt là thiếu sót trong việc ra các quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Hầu hết các thẩm phán đều ghi nhận hết sự thỏa thuận của các đương sự về các vấn đề tình cảm, về con chung, về tài sản chung và nhà ở chung. Trong

đó có vấn đề thỏa thuận về con chung thiếu sự vận dụng khéo léo các quy định của pháp luật. Thẩm phán không giải thích rõ cho các đương sự về vấn đề cấp dưỡng nuôi con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và cũng là đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ trong việc phát triển thể chất, tâm, sinh lý. Nhiều người vợ hoặc người chồng vì sự sĩ diện khi ra Tòa được quyền nuôi con đã từ chối không yêu cầu bên kia phải đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con trong khi điều kiện vật chất và mức thu nhập của mình không mấy dư dả và còn thiếu thốn. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng sau một thời gian có quyết định công nhận thuận tình ly hôn sự thỏa thuận của các đương sự hay bản án của Tòa án thì đương sự lại một lần nữa gửi đơn ra tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp về thay đổi tiền cấp dưỡng nuôi con.

Trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn, TAND quận Hai Bà Trưng gặp không ít khó khăn khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bởi lẽ Luật HN&GĐ năm 2000 mặc dù quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải thành lập thành văn bản.

Thế nhưng luật lại không quy định "những văn bản thỏa thuận"của vợ chồng

cần được Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hay không. Do vậy, cần phải có quy định cụ thể nhằm hạn chế tối đa hành vi lợi dụng chia tài sản chung để tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác của vợ, chồng. Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn là do vợ chồng thỏa thuận, việc thỏa thuận này không bắt buộc phải có sự công nhận của Tòa án. Tuy nhiên cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để hiểu rõ hơn tinh thần của Điều luật cũng như nhằm ngăn cản việc vợ chồng tự thỏa thuận về chia tài sản khi ly hôn nhằm tẩu tán trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba.

Trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng cho thấy nhiều chị em phụ nữ trong quá trình giải quyết ly hôn do không hiểu biết pháp luật nên không yêu cầu Tòa án áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng cho một bên, nếu bên đó khó khăn

túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng khi ly hôn, vì vậy Tòa án không thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Bởi vậy cần phải có sự tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật HN&GĐ.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)