MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ LY HÔN

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 114)

Thực tế cho thấy xây dựng gia đình hạnh phúc, bền chặt là cả một quá trình đấu tranh bền bỉ, từ khi nam nữ yêu nhau, kết hôn cho đến suốt cả thời gian dài chung sống trong quan hệ vợ chồng. Hôn nhân được xác lập trên cơ sở tình yêu chân chính, không phải là tình yêu hời hợt, bồng bột, vội vã hay vụ lợi. Không chỉ nhìn hình thức bề ngoài mà bao gồm cả đạo đức, tư cách, cá tính của nhau. Hạnh phúc không chỉ là do số phận, may rủi mà chính là sự lựa chọn suy nghĩ kỹ càng từ khi xác lập tình yêu cho đến khi kết hôn và sau khi kết hôn. Trong quá trình đó thì việc xây dựng tình yêu hôn nhân lại càng quan trọng hơn. Sở dĩ hai con người, hai cá tính, nếp sống khác nhau nay cùng chung sống dưới một mái nhà cùng bộc lộ rõ những khuyết điểm, nhược điểm cá nhân, bước đầu va chạm là không tránh khỏi. Chính vì vậy mỗi cá nhân nên đề cao tinh thần trách nhiệm, nhường nhịn lẫn nhau, tự điều chỉnh cá tính

"Một điều nhịn, chín điều lành" đó là một trong các giải pháp để tránh cho mâu

3.3.1. Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật

Thứ nhất, cần cụ thể hóa hơn nữa các quy định của pháp luật. Có thể

thấy Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời cùng với các văn bản pháp quy hướng dẫn như Nghị quyết số 35/2000/QH10, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cùng với các ngành luật khác nhau như Bộ luật hình sự, BLDS… góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, ổn định trật tự các quan hệ, đặc biệt là các quan hệ trong lĩnh vực HN&GĐ. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện nay, yêu cầu đặt ra là cần có sự can thiệp tích cực và mạnh mẽ hơn nữa của pháp luật HN&GĐ nói chung và các ngành luật khác để bảo vệ hơn nữa các quan hệ HN&GĐ như nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng mà pháp luật quy định và có những biện pháp xử lý kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm như quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự "tội vi phạm chế độ một vợ một chồng". Thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều trường hợp ngoại tình, quan hệ vợ chồng ngoài hôn nhân đang lan tràn hoặc có vợ, có chồng vẫn cố tình sống chung như vợ chồng với người khác nhưng chưa có trường hợp nào được Tòa án đưa ra xét xử mà chỉ khi nào có hành vi vi phạm này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như đánh ghen, gây thương tích nặng mới bị đưa ra xét xử, qua đó gây ra tâm lý coi thường pháp luật trong quần chúng nhân dân.

Thứ hai, qua nghiên cứu tình trạng thực tiễn ly hôn tại địa bàn quận

Hai Bà Trưng cho thấy một trong những cơ sở dẫn tới ly hôn là nguyên nhân kinh tế. Kinh tế gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc và sự ổn định của gia đình trong xã hội. Cho nên việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật nhất là Luật HN&GĐ để có thể vận dụng một cách có hiệu quả trong đời sống, hạn chế bớt những hậu quả mà ly hôn đem lại là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là chính sách trợ giúp những gia đình sau ly hôn cũng là biện pháp ở tầm vĩ mô.

Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật HN&GĐ

cũng như các ngành Luật khác khi ban hành đều có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của các vùng Miền khác nhau, nhất là trình độ văn hóa, phong tục tập quán khác nhau nên việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình ở hầu hết các địa phương thiếu kiện toàn và chặt chẽ chưa đạt được hiệu quả và vẫn còn nhiều vi phạm các quy định của Luật HN&GĐ. Vấn đề cụ thể hóa một số quy định của Luật còn chậm ở các địa phương hoặc đã được cụ thể hóa nhưng thực tế người dân chưa có điều kiện hoặc không có điều kiện để nắm bắt. Từ đó đặt ra vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các kênh truyền hình, các phương tiện phát thanh như đài, báo…và một trong những vai trò quan trọng không thể nhắc tới là vai trò của các trung tâm tư vấn trong việc tư vấn về quan hệ HN&GĐ cũng như việc tuyên truyền luật hôn nhân gia đình trực tiếp. Mặc dù việc tuyên truyền phổ biến pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật còn hoạt động trong phạm vi hẹp nhưng nó mang lại giá trị thiết thực, do đó nên chăng nhà nước cũng có những chính sách quan tâm hơn nữa trong việc chú trọng phát triển sâu rộng loại hình này cũng như chú trọng trong việc trang bị những kiến thức cơ bản cho đội ngũ cán bộ tư vấn về pháp luật HN&GĐ.

Thứ tư, cần đưa yếu tố lỗi là một trong những điều kiện để ly hôn mà

trước đó pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định. Việc luật hóa quy định này sẽ góp phần giảm thiểu được trường hợp người chồng hoặc người vợ tùy tiện ly hôn, lợi dụng quyền tự do ly hôn để thực hiện ý đồ không trong sáng hay việc quy định yếu tố lỗi trong việc phân chia tài sản tức là khi phân chia tài sản chung không phải chia theo nguyên tắc chia đôi hay sự phân chia dựa trên sự đóng góp của hai phía mà còn phải căn cứ vào lỗi khi ly hôn. Điều luật này sẽ góp phần giảm bớt phần nào hành vi lợi dụng ly hôn để trục lợi và không đánh đồng giữa người có lỗi và không có lỗi trong ly hôn.

Thứ năm, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên

môn cho đội ngũ Thẩm phán thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn của Thẩm phán trong việc xét xử. Qua các án xét xử hiện nay cho thấy tỷ lệ các bản án sơ thẩm bị kháo cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm còn cao. Qua đó chứng tỏ trình độ của Thẩm phán vẫn còn hạn chế, số vụ án bị sửa và hủy vẫn cao do đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ của các Thẩm phán và Hội thẩm. Ngoài ra trong mỗi Tòa án cũng cần phải thiết lập thêm một nhóm chuyên viên có trình độ cao về tâm lý xã hội học, có kinh nghiệm hoạt động xã hội đóng vai trò tư vấn cho các Tòa án làm công tác hòa giải cho các cặp vợ chồng khi ly hôn.

Thứ sáu, Bộ tư pháp, TANDTC nên triển khai thành lập một Tòa

chuyên trách xét xử các vụ án HN&GĐ, độc lập với Tòa dân sự. Vì hiện nay, như đã phân tích ở các phần trên, các vụ việc HN&GĐ ngày một gia tăng về số lượng và ngày càng có tính chất phức tạp. Do vậy việc thành lập Tòa chuyên trách về HN&GĐ là vấn đề cấp thiết.

3.3.2. Giải pháp về mặt xã hội

Trước hết phải nói đến vai trò của gia đình, dòng họ, bạn bè, cộng đồng xã hội. Ngay từ khi tìm hiểu đến khi kết hôn, chính sự giúp đỡ của cha mẹ, họ hàng trong việc đưa ra những lời khuyên, ý kiến tham khảo trong việc chọn vợ, chọn chồng cho con cái mình như tìm hiểu tính nết, tư cách đạo đức, mà các mối quan hệ xã hội của cô dâu, chú rể tương lai đã góp phần giúp con cái họ có sự lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn người bạn đời của mình. Chính vì vậy mà trước kia quan niệm về hôn nhân của các bậc làm cha làm

mẹ trước hết phải tìm nơi "môn đăng hộ đối" tiếp sau đó là "Công, dung,

ngôn, hạnh" đối với con dâu. Nếu chọn con rể thì phải "khỏe mạnh, có chữ nghĩa, đạo đức tốt, làm ăn giỏi".

Mặc dù trong thời đại mới, bối cảnh xã hội hiện nay quan niệm trên có thể không đúng song thực tế trong cuộc sống gia đình ngày nay vẫn còn tồn

tại các quan niệm trên, khi mà các đương sự trình bày lý do để Tòa án cho ly hôn. Do đó khi quyết định đi tới hôn nhân, con cái cũng cần phải cân nhắc ý kiến của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời và đừng cho đó là hủ tục lạc hậu, vi phạm tự do cá nhân mà ngược lại cha mẹ cũng cần phải cung cấp cho con cái những kiến thức về HN&GĐ về sinh hoạt vợ chồng, về tâm lý, nghệ thuật ứng xử, cách tổ chức một cuộc sống mới trong gia đình mới…. khi cha mẹ là chỗ dựa tinh thần tin cậy của con cái thì khi cuộc sống gia đình có gì mâu thuẫn, vướng mắc, con cái sẽ sẵn sàng chia sẻ tâm sự cùng cha mẹ và biết đâu những lời khuyên góp ý bổ ích của họ sẽ làm giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống gia đình đặc biệt là tránh khỏi một cuộc hôn nhân đổ vỡ không đáng có xảy ra.

Bên cạnh gia đình, cộng đồng và xã hội cũng có vai trò lớn trong việc hạn chế sự gia tăng của ly hôn. Đó là việc tạo ra dư luận lên án những tệ nạn xã hội dễ trở thành những nguyên nhân gây ra ly hôn cho các gia đình như nạn ngoại tình, cờ bạc, bạo lực gia đình… Đồng thời cũng thông qua dư luận xã hội, cá bài báo phản ánh trực tiếp các tác hại của ly hôn đối với những tiêu cực của nó gây ra cho trẻ em phụ nữ và từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ trật tự xã hội.

Việc xây dựng, củng cố sự bền vững gia đình còn là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và xã hội.

Ngày nay ly hôn còn có xu hướng tăng lên là mối lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ cũng như những ai đang quan tâm đến đời sống văn hóa xã hội của đất nước, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, xây dựng gia đình văn hóa gia phong gia lễ, nếp sống gia đình lành mạnh trong điều kiện đất nước đổi mới hiện nay đó là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phức tạp cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành và các cơ quan đoàn thể. Nhưng trước hết đó phải là ý thức trách nhiệm của mỗi bản thân các thành viên trong gia đình họ chính là những người đặt nền móng cho một gia đình…và sau cùng nữa là các đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn

thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ… cùng với sự kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật.

Ngoài ra, trên địa bàn dân cư của quận Hai Bà Trưng cũng nên thành lập nhiều hơn nữa các trung tâm tư vấn về tình yêu, hôn nhân gia đình có chất lượng cao. Các trung tâm này sẽ được đặt ở các phố, phường trong Quận và những người làm công tác tư vấn pháp luật cũng cần phải được huấn luyện một cách cẩn thận và được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp để giúp đỡ những cặp vợ chồng khi họ gặp phải những khúc mắc khó khăn trong cuộc sống gia đình. Sự nhạy cảm, khéo léo và thái độ chân thành của những người làm công tác tư vấn có thể sẽ giúp cho nhiều ông bố, bà mẹ bình tĩnh nhìn nhận lại được nguy cơ của một gia đình tan vỡ.

Cần chú trọng nâng cao chất lượng của các tổ chức hòa giải tại cơ sở. Hòa giải tại cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho nhiều đôi vợ chồng hàn gắn được tình cảm hạnh phúc gia đình, giảm được số lượng đơn khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án. Điều này cũng được quy định cụ thể tại Điều 86 Luật

HN&GĐ năm 2000: "Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở

khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở" [28] và khoản 2 Điều 18 Nghị định số

32/2002/NĐ-CP: "Trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của vợ, chồng,

Nhà nước khuyến khích các Già làng, Trưởng bản hoặc các vị chức sắc tôn giáo thực hiện hòa giải ở cơ sở. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở" [8]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù pháp luật không quy định việc hòa giải các vụ án ly hôn là thủ tục bắt buộc khi giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa. Nhà nước khuyến khích hòa giải là giúp cho đương sự có thời gian nhận thức lại về đời sống hôn nhân của mình một cách tỉnh táo hơn, nhìn rõ bản chất của vấn đề để từ đó suy xét cân nhắc hướng tới những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết những mâu thuẫn của hôn nhân. Động cơ hòa giải không phải là để kéo dài hoặc cản trở việc ly hôn mà với thiện chí để giúp cho các cặp vợ chồng khi có quyết

định và nguyện vọng ly hôn thấy được những hậu quả tiêu cực và tích cực của nó khi hạnh phúc bị đổ vỡ. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ hòa giải của hội phụ nữ, các ban nữ công trong các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hoạt động thực sự chưa có hiệu quả vì tổ hòa giải chưa có chức năng chuyên trách về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, họ đảm nhiệm cả vai trò hòa giải tất cả các lĩnh vực như dân sự, đất đai, mâu thuẫn hàng xóm… Khi vợ chồng có những mâu thuẫn về tình cảm, có sự tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn thì thường việc hòa giải trên chỉ mang tính chất chung chung, đương sự chỉ nhận được ở họ lời khuyên bảo mà ai cũng có thể nói được, chưa thực sự thuyết phục và gây được niềm tin cậy đối với các đương sự. Do vậy, những người làm công tác hòa giải cần phải được đào tạo kiến thức tốt trong lĩnh vực mình đảm nhiệm và các cơ quan, ban ngành đoàn thể cần có quy chế đào tạo rõ ràng hơn như quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cho các tổ hòa giải trong quá trình hoạt động thực hiện chức năng của mình theo đúng ý nghĩa mục đích hoạt động, có như vậy hoạt động hòa giải mới đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó để giảm các vụ án ly hôn cũng phải tăng cường công tác giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội nhất là đối với thanh niên về đạo đức, về tình yêu, hôn nhân và giới tính để họ có được những kiến thức cần thiết trước khi bước vào hôn nhân.

Một giải pháp nữa trong việc hạn chế ly hôn là cần lôi kéo các tổ chức xã hội, kể cả các tổ chức tôn giáo, các nhóm dân cư vào việc hòa giải mâu thuẫn hôn nhân gia đình cũng như các vấn đề khác phát sinh trong quan hệ HN&GĐ để từ đó yêu cầu chính quyền, các cơ quan đoàn thể, quần chúng và gia đình cần có sự quan tâm thích đáng và cố gắng tạo điều kiện bố trí công việc nhà ở địa điểm làm việc thích hợp cho các cặp vợ chồng trong hoàn cảnh cho phép. Tổ chức các dịch vụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu và đời sống gia đình nhằm giảm bớt công việc nội trợ nặng nhọc đối với chị em. Khuyến khích các đối tượng thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kế hoạch hóa dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Cuối cùng, các cơ quan pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh những đối tượng cố tình vi phạm luật HN&GĐ, có những hành vi ngược đãi, đánh đập, lấy vợ lẽ… tàng trữ những văn hóa phẩm đồi bại, những phong tục cổ hủ nhằm chống lại chế độ hôn nhân gia đình tự do, tiến bộ. Nhưng bên cạnh đó

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 114)