P 44 Đặt câu hỏ
1.4.4. Kết quả khảo sát
1.4.4.1. Kết quả khảo sát giáo viên
Chúng tôi đã chọn mẫu phiếu điều tra – khảo sát từ GV (xin xem phụ lục 2) và xin ý kiến của 62 GV công tác tại 11 trường THPT thuộc tỉnh An Giang. Dựa trên số liệu thống kê từ các phiếu điều tra (xem phụ lục 2), chúng tôi phân tích kết quả như sau:
Trong phần một của phiếu điều tra, chúng tôi được các thầy cô cung cấp một số thông tin về quá trình công tác. Đa số GV tham gia khảo sát có số năm trực tiếp giảng dạy trong khoảng từ 5 đến 14 năm (chiếm 55,56%). Bên cạnh đó, hầu hết GV đã và đang dạy ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 ; trong đó vừa theo chương trình chuẩn và nâng cao. Một số GV cho biết thêm mình vừa chuyển công tác, trước đó các thầy cô đã từng dạy ở một số vùng xa như Tịnh Biên, Tri Tôn. Kết quả cho thấy số lượng GV tham gia trả lời phiếu có thâm niên công tác khá lâu và tham gia giảng dạy ở nhiều khối lớp, nhiều vùng khác nhau. Cho nên, chúng tôi có cơ sở để tin rằng các ý kiến quý báu mà quý GV đóng góp được dựa trên kinh nghiệm thực dạy và
sự thấu hiểu về tình hình HS ở nhiều địa phương trong tỉnh An Giang. Phần thứ hai của phiếu điều tra nhằm xin ý kiến GV về một số vấn đề liên quan đến thực trạng nhận thức và thực trạng về TDPB. Tổng lượng các phiếu hỏi cho từng câu như sau:
Đối với câu hỏi: “TDPB là hình thức tư duy nhằm phát hiện những điều sai trái để tỏ thái độ lên án” có 44,44% số GV đồng ý với quan niệm này, đây là ý kiến không đúng; nó thể hiện cách nghĩ mang tính phê phán, chỉ trích trước một vấn đề. Ý kiến này không là biểu hiện của TDPB. Như thế, nhiều GV chưa có cách nhìn nhận tích cực về TDPB. Điều đó chứng tỏ còn nhiều GV (gần một nửa số GV được hỏi) còn chưa hiểu về TDPB.
Câu 2 là câu đưa ra quan niệm chưa đúng nghĩa về TDPB: “TDPB là hình thức tư duy có suy xét, cân nhắc để đưa ra quyết định trước khi thực hiện vấn đề”; Nếu suy nghĩ của con người chỉ dừng lại ở mức độ suy xét, cân nhắc thì chưa được gọi là TDPB mà chỉ được xem là có tư duy. Kết quả khảo sát cho thấy có 77,78% GV đồng ý với quan điểm này. Nghĩa là, phần đông GV còn chưa hiểu chính xác về TDPB. Kết quả này cho thấy, muốn phát triển TDPB trong trường phổ thông, trước hết, GV cần phải hiểu rõ về loại tư duy này. Có như thế GV mới có thể có hệ thống những biện pháp để rèn luyện và phát triển TDPB cho HS.
Câu 3 là câu chúng tôi đưa ra quan niệm được rút kết từ tìm hiểu những quan niệm của một số tác giả trong và ngoài nước: “TDPB là cách suy nghĩ có chủ định, tích cực vận dụng trí tuệ để phân tích dựa trên bằng chứng, kinh nghiệm và quan điểm và niềm tin để đánh giá một vấn đề”. Qua thực tế khảo sát, có 93,65% thầy cô đồng ý với ý kiến này. Như vậy quan niệm mà chúng tôi đưa ra được sự đồng tình của hầu hết GV được hỏi. Với kết quả này, trong luận án, khi phân tích, đánh giá về TDPB, chúng tôi sẽ dựa vào quan niệm trên. Một điều nữa có thể rút ra từ kết quả điều tra này là: có gần một nửa số GV được hỏi đồng ý với cả 3 ý kiến nêu
trên, nên chúng tôi không loại trừ trường hợp GV chưa thật sự nghiêm túc trong khi trả lời các câu hỏi.
Câu 4 trong phiếu khảo sát về các ý kiến khác: không có thầy cô nào đưa thêm ý kiến khác trong phần này. Kết quả trên đã chứng tỏ quan điểm về TDPB của các GV chưa thật sự nhất quán với nhau. Một số GV chưa thật sự hiểu rõ về TDPB, có GV đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với cả ba quan điểm trên. Cũng có nhiều GV không đồng ý với cả ba ý kiến nêu ra. Và chưa có GV nào đưa ra ý kiến riêng mình ở câu 4.
Phần 3 trong phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thái độ của GV đối với việc phát triển TDPB cho HS.
Trong phần trước, đa số GV đồng ý với quan niệm thứ 3; tức là các thầy cô đã thấy rõ những mặt tích cực của TDPB. Vì vậy, việc rèn luyện TDPB cho HS phổ thông là vấn đề cần được quan tâm. Qua khảo sát có 92,06% GV bày tỏ quan điểm là cần thiết (thậm chí rất cần thiết) rèn luyện TDPB cho HS. Quý thầy cô cũng nêu rõ lý do: nếu HS được phát triển TDPB thì khi gặp một vấn đề, HS sẽ có những nhận định tích cực; từ đó tạo được sự nhạy bén trong quá trình học tập môn Toán. Như vậy, quý thầy cô cũng đã ý thức được sự cần thiết của TDPB. Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận GV cho rằng không cần thiết (hoặc không có chủ kiến) rèn luyện TDPB cho HS. Tuy số lượng chỉ chiếm 7,94% trên tổng số GV tham gia trả lời phiếu nhưng cũng cho ta thấy vẫn còn một bộ phận chưa thấy được sự cần thiết phải rèn luyện TDPB cho HS của mình. GV có vẻ phớt lờ với nhiệm vụ phát triển HS với lý do không có điều kiện về thời gian lên lớp để tổ chức những hoạt động phát triển tư duy ở HS. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời giúp GV và HS hiểu thêm về TDPB cũng như sự cần thiết rèn luyện TDPB ở trường phổ thông. Từ đó, giúp mỗi người có ý thức tự rèn luyện và tham gia rèn luyện TDPB. Biện pháp đưa ra muốn thật sự khả thi cũng cần quan tâm đến điều kiện khách quan trên lớp (thời gian,
trình độ HS,…).
Trong phần 4, khi xin ý kiến về vấn đề có cần thiết kích thích HS tranh luận trong quá trình dạy học hay không, GV cho biết một số thông tin như sau:
Về sự cần thiết tạo điều kiện để các HS tranh luận với nhau, đa số GV cho rằng rất cần thiết (và cần thiết) (chiếm 95,24%) vì thầy cô cho rằng trong quá trình tranh luận, HS sẽ có nhiều cơ hội tham khảo ý kiến của bạn bè hoặc vạch ra được những chỗ chưa hợp lý. Như vậy, việc HS tranh luận với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích. Cho nên, ta cần có biện pháp phát huy những ưu điểm của hình thức này. Tuy nhiên, cần hiểu rõ tranh luận ở đây là trao đổi, bàn bạc và phản biện để vạch ra chỗ nào đúng, chỗ nào chưa đúng. Không nên hiểu tranh luận là cãi nhau, gây ồn ào, mất trật tự và mất nề nếp.
Về tranh luận giữa HS và GV; có 79,37% GV đồng ý với quan điểm nên kích thích HS tranh luận với GV. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ GV không đồng tình với ý kiến này (chiếm 20,63%). Các thầy cô này cho rằng việc HS tranh luận với GV gây cảnh tượng “phản cảm” và mất nề nếp trong lớp; nếu khuyến khích tranh luận như thế sẽ có những HS “cố chấp” tranh cãi làm mất nhiều thời gian của tiết học. Qua kết quả trên, chúng tôi cho rằng việc tranh luận giữa HS với GV còn nhiều rào cản. Cho nên cần thiết làm rõ những ưu điểm của hình thức này, làm cho GV thấy rõ ý nghĩa tích cực của nó để phát huy.
Sau đây chúng tôi sẽ so sánh kết quả giữa GV và HS:
Về vấn đề tranh luận giữa các HS, có 95,24% số GV cho biết rất cần thiết và nên khuyến khích HS tranh luận với nhau. Trong khi đó, số HS nhận thấy GV thường xuyên, thậm chí rất thường xuyên khuyến khích HS tranh luận chỉ chiếm 30,52%. Tương tự, có 22,46% HS thấy rằng mình thường và rất thường được GV tạo cơ hội, khuyến khích tranh luận tích cực
với GV. Nhưng có đến 79,37% GV nhận thấy rất cần thiết và cần thiết kích thích HS tranh luận với GV. Sự chênh lệch về kết quả ở hai đối tượng HS và GV có thể là do GV nhận thức được những tác dụng tích cực của hoạt động tranh luận. Nhưng thực tế chưa thể áp dụng được hoặc khi tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả cao nên HS không nhận thấy. Do đó, cần có những biện pháp hợp lý khuyến khích HS tranh luận vì tranh luận tích cực là điều kiện phát huy TDPB ở HS.
Phần 5 của phiếu điều tra nhằm tìm hiểu thái độ của GV và HS đối với việc hoạt động nhóm. Để có cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động nhóm hiện nay, chúng tôi đưa ra biểu đồ so sánh giữa mức độ HS thích hoạt động nhóm với đánh giá của GV về sự cần thiết tổ chức hoạt động nhóm được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây, cho thấy GV đánh giá cao sự cần thiết phải tổ chức HS hoạt động nhóm ở nhà hơn là hoạt động nhóm tại lớp.
Hình 1.1. Biểu đồ so sánh mức độ HS thích hoạt động nhóm với đánh giá của GV về sự cần thiết tổ chức hoạt động nhóm cho HS
Trong khi đó, HS thích thú với các hoạt động nhóm tại lớp hơn. Trong thực tế, nhiều HS chưa thật sự hiểu các bước hoạt động nhóm. HS cho rằng cứ một vài bạn tập trung lại học thì gọi là học nhóm. Vì vậy, chúng tôi cho rằng GV cần tăng cường tổ chức các hoạt động nhóm trên lớp vừa giúp HS
65.00%70.00% 70.00% 75.00% 80.00% 85.00% 90.00%
Hoạt động nhóm tại lớp Hoạt động nhóm ở nhà 77.78% 87.30% 83.88% 73.13% Tỷ lệ Hoạt động
Biểu đồ so sánh giữa mức độ HS thích hoạt động nhóm với đánh giá của GV về sự cần thiết tổ chức hoạt động nhóm cho
HS
GVHS HS
năng động hơn với kiến thức vừa tạo điều kiện để HS làm quen với phương pháp tổ chức hoạt động nhóm. Khi đó, các em mới có thể tự tổ chức học nhóm nghiêm túc, tích cực và đạt hiệu quả.
Phần 6 nhằm tìm hiểu về PP dạy học của GV trong tiết dạy. Để có cái nhìn khách quan về thực trạng dạy học của GV, chúng tôi đưa ra bảng so sánh giữa kết quả ở phiếu HS và kết quả ở phiếu GV như sau:
STT Hoạt động Đáp án a, b hoặc c Đáp án d hoặc e GV (%) HS(%) GV(%) HS(%) 1
Hướng dẫn HS chủ động phát hiện kiến thức (các định lý, tính chất, phương pháp).
82,54 65,45 17,46 34,55