Vai trò của đối thoại trong việc phát triển tư duy phản biện

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 49 - 55)

P 44 Đặt câu hỏ

1.3.3. Vai trò của đối thoại trong việc phát triển tư duy phản biện

Qua tìm hiểu về đối thoại trong dạy học toán, chúng tôi nhận thấy môi trường đối thoại là một môi trường thuận lợi để phát triển TDPB. Chúng tôi có niềm tin vào điều này vì các lý do sau đây.

Theo Vygotsky (1962), ngôn ngữ là phương tiện thuận lợi cho trẻ em thu nhận thông tin được nhiều hơn [122]. Ông quan sát và nhận thấy rằng, tuy ngôn ngữ là một sản phẩm của xã hội nhưng nó trở thành một công cụ để trẻ em sở hữu khi tham gia vào quá trình tương tác lẫn nhau với tư cách cá nhân dưới sự hướng dẫn của chuyên gia và khi đó ngôn ngữ sẽ trở thành tư duy.

Theo Smith (2001), ngôn ngữ không đơn thuần là một công cụ để mô tả những gì người ta đã biết. Nó còn là quá trình phổ biến mà thông qua đó chúng ta học nhiều điều về thế giới của chúng ta, phát triển được khả năng

sáng tạo và những KN giải quyết vấn đề ) [111]. Một quan sát tương tự cũng thu hút sự chú ý đến vai trò của đối thoại trong việc phát triển các KN về mối quan hệ và cảm xúc, cũng như sự cần thiết cho sự sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Theo Fisher (2007), trí thông minh của con người được phát triển chủ yếu thông qua nghe và nói [84]. Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phần lớn là phụ thuộc vào tư duy và khả năng chúng ta giao tiếp để trao đổi, thảo luận với những người khác về những gì chúng ta suy nghĩ. Cuộc nói chuyện có bản chất là thể hiện trình độ và khả năng của chúng ta khi kết giao mối quan hệ với những người xung quanh, nó là nền tảng của sự sáng suốt trong lời nói và cảm xúc.

Thực sự khi một HS làm việc với một bạn học giỏi, em ấy sẽ tiếp thu kiến thức, cách suy nghĩ và cách làm tốt hơn. Và khi chủ động tham gia hướng dẫn trong các hoạt động học tập và cuộc trò chuyện về các hoạt động không chỉ giúp HS có được thông tin mà còn học cách sử dụng thông tin này để biến đổi nó và làm cho nó trở thành kiến thức của mình.

Theo Alexander (2005), việc chuyển đổi ngôn ngữ để chia sẻ với các bên tham gia đối thoại về những suy nghĩ của bản thân (từ tự đối thoại đến đối thoại) là rất quan trọng [63]. Bất kỳ phụ huynh, GV, hoặc người quan sát bình thường sẽ thấy, trẻ nhỏ nói chuyện với bản thân đôi khi nhiều hơn là nói chuyện với những người khác. Trong thực tế, việc tự suy nghĩ và tự nói là một phần thiết yếu của sự phát triển nhận thức cho tất cả các trẻ em. Nghiên cứu của Berk (2006) đã khẳng định lý thuyết của Vygotsky, lời nói bên trong là một bước trong quá trình mà các công cụ xã hội (ngôn ngữ) trở thành công cụ suy nghĩ [71]. “Suy nghĩ” được thay thế bằng “bài phát biểu nội bộ” và điều này lần lượt trở thành các cuộc tự đối thoại mà tất cả chúng ta nhận ra đó là “tư duy”.

"Sự nâng đỡ vừa sức" [116] là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả các quá trình hỗ trợ việc học của một GV, huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm hơn cho người học. GV hoặc huấn luyện viên xây dựng riêng một khuôn khổ để hướng dẫn HS trong những ý tưởng, KN, khái niệm và các quá trình được học. Đối thoại có thể là một phần quan trọng của quá trình bàn giao kiến thức và KN. Đối thoại cho phép người tham gia có những suy nghĩ mà họ không thể có khi thực hiện một mình, để nhận ra những suy nghĩ như phát triển tư duy của mình. Thông qua đối thoại, GV sẽ biết HS của mình đang cần gì, đang khiếm khuyết chỗ nào để có những phương án bồi dưỡng kịp thời để lấp đầy những khiếm khuyết đó. Vì vậy, TDPB sẽ được phát triển tốt thông qua đối thoại.

Sự tham gia của các GV là một thành phần quan trọng của kỹ thuật đối thoại. Mục đích chính của việc sử dụng đối thoại trong giảng dạy là làm thay đổi suy nghĩ của các em, thay đổi từ những quan niệm riêng thành những nhận thức hoàn chỉnh trong tư duy và hiểu rõ khi nói về một vấn đề nào đó. Alexander (2006b) cho rằng sử dụng đối thoại trong giảng dạy là cách hiệu quả nhất cho sự phát triển các KN của tư duy [62], điều này đã được giải thích trong các nghiên cứu về tâm lý, thần kinh, sư phạm, ngôn ngữ - trong đó cho thấy rằng thực sự đối thoại là không thể thiếu cho sự phát triển của tư duy và hiểu biết

Dữ liệu từ nghiên cứu Five Nations cho thấy trong lớp học có sử dụng đối thoại, vai trò của GV là không thể thiếu [116], đáng chú ý là xu hướng nhấn mạnh một số khía cạnh quan trọng của HS trong khi nói chuyện như: những biểu cảm, độ chính xác khi sử dụng ngôn từ, ngữ pháp – cú pháp và sự phát triển của các thuật ngữ đặc trưng của Toán học. Vì thế, lớp học có sử dụng đối thoại thường cho HS nhiều cơ hội để quan sát, tìm hiểu và thực hành với nhiều phong cách khác nhau. Trong các cuộc đối thoại, hoạt động của GV thường giảm, trong khi hoạt động của HS lại tăng,

mặc dù vậy, sự tham gia của các GV là một thành phần quan trọng của kỹ thuật đối thoại. Thông qua tiến trình học tập, HS được chỉ dẫn bởi các tương tác khéo léo, cẩn thận, khám phá ra các ý tưởng quan trọng, thông tin, khái niệm và cách thức tương tác.

Một khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thảo luận và đối thoại trong dạy học đó là khi HS quan một bạn học của mình thảo luận với GV hoặc với một bạn học khác nắm vững kiến thức sẽ có những tác động tích cực mạnh mẽ vào việc học tập. Quả thật, khi nghe các khái niệm và các ý tưởng từ bạn học và nhìn thấy quá trình trao đổi chứng minh, thảo luận giúp cho HS tiếp thu những kiến thức này và biến thành kiến thức của riêng mỗi bản thân HS. Ngoài ra, trong khi đối thoại, các HS sẽ có thông tin phản hồi ngay lập tức và có mục tiêu về tính chính xác hay phù hợp của các ý tưởng. Tuy vậy, thảo luận và đối thoại có hiệu quả nhất khi nó mang tính hợp tác chứ không phải cạnh tranh.

Khi tham gia vào cuộc đối thoại trong lớp học, trẻ em sẽ có cơ hội phát triển và rèn luyện một số KN tư duy quan trọng như: tường thuật; giải thích; hướng dẫn; đặt được nhiều dạng câu hỏi khác nhau; thu nhận, hành động và xây dựng dựa trên câu trả lời; phân tích và giải quyết vấn đề; suy đoán và tưởng tượng; khám phá và đánh giá các ý tưởng; thảo luận; tranh luận, lý giải và biện minh; thương lượng. Đây đều là những kỹ năng cần thiết của một người có TDPB. Ngoài ra HS còn được phát triển bốn KN quan trọng khi tương tác hiệu quả với những người khác: lắng nghe; biết tiếp thu để thay đổi nhận thức; suy nghĩ về những gì họ nghe và cho người khác thời gian để suy nghĩ. Đó là bốn kỹ năng đặc biệt quan trọng của TDPB.

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim (2010) mỗi hoạt động thường được chia thành những hoạt động thành phần [30, tr.124,129]. Để có KN cho một hoạt động nào đó thì chủ thể phải có những KN thành phần cho hoạt

động đó. Trong hoạt động, thường gồm một hoặc một số thao tác; mỗi thao tác cũng thường quy về những thao tác cơ bản. Bởi vậy, muốn hình thành và phát triển TDPB cho HS, trước hết cần phải rèn luyện cho HS một số thao tác cơ bản. Những thao tác cơ bản này cũng được sắp xếp theo các mức độ khác nhau. Bloom đã đưa ra sáu mức độ nhận thức, sắp xếp theo mức độ tăng dần là: biết, hiểu, áp dụng, tổng hợp, phân tích, đánh giá. Bloom và các cộng sự (1956) cho rằng các mức độ đánh giá có thể được xem là các cấp độ của TDPB [75].

Quả thật, khi tham gia vào cuộc đối thoại trong dạy học toán, người tham gia đối thoại sẽ dùng các phương thức đối thoại như trong bảng 1.3. Các phương thức này mang dáng dấp của các kỹ năng của TDPB. Chúng ta có thể thấy như trong bảng sau:

Mã hóa

Kỹ năng Phương thức

đối thoại Biểu hiện của học sinh

P1 Diễn giải Đưa ra câu trả lời

HS chỉ đưa ra một câu trả lời ngắn cho câu hỏi của GV hoặc của một bạn HS khác P2 Diễn giải

Phát biểu hoặc chia sẻ

HS đưa ra một phát biểu hoặc chia sẻ một khẳng định, kết quả nào đó mà không giải thích cách thực hiện và lý giải vì sao.

P3 Diễn giải

Giải thích

giải thích các ý tưởng toán học hay các quy trình toán học bằng cách phát biểu lại các ý tưởng hoặc mô tả cách thức giải quyết vấn đề của mình. Tuy nhiên lời giải thích không hề đưa ra sự lý giải về tính hợp lý, đúng sai của cách giải quyết vấn đề.

P4 Đặt câu

hỏi, lắng Đặt câu hỏi

HS đặt câu hỏi để làm sáng tỏ hiểu biết của mình về các ý tưởng hoặc quy trình toán

nghe học. P5 Đặt câu hỏi, suy luận, phán đoán, giải thích Thách thức / chứng minh

HS đưa ra những phát biểu làm nảy sinh câu hỏi về tính đúng đắn của những phát biểu đó. Những thách thức có thể bao gồm các phản ví dụ để bác bỏ những phát biểu đã được đưa ra trước đó. Sự thách thức này yêu cầu một người nào đó tự đánh giá lại những gì mà họ đã suy nghĩ.

HS đưa ra các giải thích ban đầu về ý nghĩ để dẫn đến các ý tưởng và các quy trình toán học sau đó sẽ lý giải vì sao các ý tưởng hay các quy trình đó là đúng. Việc lý giải bao gồm cả việc đưa ra bằng chứng để ủng hộ một phát biểu mang tính thách thức.

P6 Phán đoán

Liên tưởng HS đưa ra một phát biểu cho thấy có một sự liên kết với kiến thức và kinh nghiệm mà các em đã có trước đó.

P7 Phán đoán, suy luận, phân tích Đưa ra tiên đoán, giả thuyết

HS đưa ra các tiên đoán hoặc các giả thuyết dựa trên sự hiểu biết của các em về toán học. HS vận dụng một số chiến lược giải quyết vấn đề như tìm kiếm quy luật, đặc biệt hóa, liệt kê… để đưa ra các tiên đoán của chính mình.

P8 Đánh giá

Phản ánh, đánh giá

HS nêu lên quan điểm của mình cũng như đánh giá các phát biểu của bạn học.

HS đưa ra những căn cứ để nhận xét đánh giá về các ý tưởng hoặc quy trình toán học, bằng cách giải thích nguyên nhân vì sao

mình đã suy nghĩ, hoặc đã có những ý tưởng toán học hoặc những quy trình toán học đó. P9 Tự điều

chỉnh

Khái quát hóa

HS phát biểu trường hợp tổng quát dựa trên việc đưa ra những căn cứ giải thích cho việc chuyển đổi từ các ví dụ cụ thể sang trường hợp tổng quát.

Có thể nói rằng, thông qua đối thoại, tư duy phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là TDPB. Theo chúng tôi, đầu tiên, đối thoại gợi lên suy nghĩ cho người khác, tiếp theo, đối thoại sẽ làm thay đổi cách nghĩ của người khác, sau đó, đối thoại sẽ bổ sung thêm thông tin cho người khác và sau cùng sẽ làm suy nghĩ của người khác trở nên đa chiều hơn, khách quan hơn, toàn diện hơn (khi đó TDPB được phát triển). Và hơn nữa, khi chuyển từ đối thoại đến tự đối thoại thì TDPB càng phát triển mạnh mẽ.

1.4. Thực trạng về phát triển tư duy phản biện thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)