Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATAdịch vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kì loại dịch vụ nào liên quanđến vận chuyển, gom hàng, bốc xếp, đóng gói
Trang 1-
-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BEE
Trang 3là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi thông tintrích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Nguyễn Hùng Cường
Trang 4Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn,Thầy Nguyễn Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và đưa ranhững gợi ý hết sức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Viện Đào tạo sau đạihọc, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã trang bị cho tôi thêm nhiềukiến thức và kinh nghiệm đáng quý trong suốt khóa học vừa qua
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các Anh, Chị tại công ty Bee Logistics đãgiúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu và hoànthiện luận văn này
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1 Khái niệm, vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển.3 1.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận và người giao nhận 3
1.1.2 Người giao nhận 5
1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế 7
1.1.4 Phạm vi hoạt động của người giao nhận 8
1.1.5 Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên liên quan 10
1.2 Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận: 11 1.2.1 Khi là đại lý của chủ hàng 11
1.2.2 Khi là người chuyên chở 11
1.3 Các nghiệp vụ cơ bản trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển 13 1.3.1 Các chứng từ liên quan 13
1.3.2 Quá trình thu gom hàng hóa xuất nhập khẩu: 19
1.3.3 Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 20 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cung dịch vụ giao nhận bằng đường biển.27 1.4.1 Các yếu tố khách quan 27
1.4.2 Yếu tố chủ quan 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI 31
CÔNG TY BEE LOGISTICS 31
2.1 Khái quát về công ty Bee Logistics 31 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 31
Trang 62.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tai Bee Logistics 43
2.2 Đánh giá năng lực công tác giao nhận vân tải tại Bee Logistics
44
2.2.1 Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa đường biển tại Bee Logistics 44 2.2.2 Năng lực về vốn và tài sản 45
2.3 Đánh giá thực trạng giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển.
46
2.3.1 Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Bee
Logistics 46 2.3.2 Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại Bee Logistics.
50
2.4 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển 67
2.4.1 Ưu điểm 67 2.4.2 Nhược điểm 69 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên 69
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BEE LOGISTICS 71 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển trong thời gian tới của Bee Logistics 71
3.1.1 Mục tiêu 71 3.1.2 Định hướng phát triển trong thời gian tới của Bee Logistics 71
3.2 Căn cứ để đề xuất biện pháp 72
3.3 Đề xuất các biện pháp 72
3.3.1 Biện pháp về nguồn lực 72 3.3.2 Biện pháp về thu hút đầu tư phát triển 75
Trang 73.3.5 Biện pháp về phát triển dịch vụ 76 3.3.6 Biện pháp Marketing 78
3.3.7 Biện pháp Cải thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin 82
3.4 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty Bee Logistics 85
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam 853.4.2 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận 863.4.3 Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận 873.4.4 Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải 89KẾT LUẬN 91TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 8Stt Tên tiếng anh Viết tắt Ý nghĩa
cargo
Trang 926 Liner charter Hợp đồng tàu chợ
Operator
34 Report on receipt of cargo ROROC Biên bản kết toán hàng hóa
với tàu
Trang 10Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Bee Logistics từ 2012 đến 2014 42
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ và độ tuổi 43
Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán từ năm 2012 đến năm 2014 44
Bảng 2.5: Số lượng kho và các loại xe của Bee Logistics 45
Bảng 2.6: Sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty 45
Bảng 2.7: Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Bee Logistics .47
Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng giao nhận XNK bằng đường biển của công ty 48
Bảng 2.9: Thị trường giao nhận XNK bằng đường biển của Bee Logistics .49
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2 1: Giá trị cốt lõi……… 35
Hình 2 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Công ty Bee Logistics 40
Hình 2 3: Sản lượng giao nhận xuất nhập khẩu của công ty Bee Logistics .46 Hình 2 4: Sản lượng giao nhận XNK bằng đường biển tại Bee Logistics 47
Hình 2 5: cơ cấu mặt hàng giao nhận XNK bằng đường biển của công ty Bee Logistics 49
Hình 2 6: Thị trường giao nhận XNK bằng đường biển của Bee Logistics 50
Hình 2.7: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển của Bee Logistics 50
Hình 2 8: Sơ đồ quy trình hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Bee Logistics .60
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, khi quá trình hội nhập và quốc tế hóa ngày càng trở nên phổbiến đối với các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì các hoạt động xuất nhậpkhẩu cũng được mở rộng và phát triển hết mức, đi cùng với nó là sự du nhậpcủa các hoạt động dịch vụ, nhằm phục vụ và đẩy mạnh cho việc phát triểnhoạt động ngoại thương được nhanh chóng và dễ dàng
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thếgiới WTO, điều này đã khiến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đượcnâng lên rất nhiều, mở rộng sự giao lưu hàng hóa cũng như các hoạt độngthông thương với các nước khác Bên cạnh đó, với bờ biển dài hơn 3000kmcùng với rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhậnvận tải biển Việt Nam thực sự phát triển đáng kể
Giao nhận vận tải nói chung hay giao nhận vận tải quốc tế dường biển nóiriêng đã có bề dày lịch sử từ lâu và khẳng định của mình trong sự phát triểnkinh tế thế giới Là công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa, công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Bee Logistics đã vàđang từng bước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của kháchhàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt này Tuy vậy, để tồn tại và pháttriển lâu dài thì công ty phải nhìn nhận lại tình hình các dịch vụ vủa mình Đó
là lí do em chọn đề tài “Biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải
hàng hóa bằng đường biển tại công ty Bee Logistics” với mong muốn nâng
cao kiến thức đồng thời góp phần nhỏ vào sự phát triển của công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết.
Tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải quốc
tế bằng đường biển tại công ty Bee Logistics trong thời gian tới và mục tiêu làđến năm 2020
Trang 12Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tếbằng đường biển tại công ty Bee Logistics.
2013 và đưa ra biện pháp phát triển cho giai đoạn 2015-2020
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích và thu thập thôngtin số liệu, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu thực tiễn
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằngđường biển tại công ty Bee Logistics
Chương 3: Biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằngđường biển tại công ty Bee Logistics
Trang 13CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Khái niệm, vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển.
1.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận và người giao nhận.
a Khái niệm dịch vụ giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kì loại dịch vụ nào liên quanđến vận chuyển, gom hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũngnhư các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đềhải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quanđến hàng hóa
Theo luật Thương Mại Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụkhác có liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủhàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục cóliên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giaonhận có thể làm các dịch một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuêdịch vụ của người thứ ba khác
Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
Là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang nhữngdặc điểm chung của dịch vụ, dịch vụ là hàng hóa vô hình nên không có tiêuchuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và
Trang 14tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhậncủa người được phục vụ.
Dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm riêng:
- Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làmcho đối tượng này thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động vềmặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó, nhưng giao nhận vận tải có tácđộng tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân
- Mang tính thụ động: đó là do dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầucủa khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các rang buộc về phápluật, thể chế của Chính Phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba)
- Mang tính thời vụ: dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt độngxuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giaonhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ
- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làmdịch vụ còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên
để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất
kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận
Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải
Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuy không có những chỉ tiêu định tính
để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có những yêu cầu đòi hỏi riêng màngười giao nhận phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Một số yêu cầucủa dịch vụ giao nhận vận tải bao gồm:
hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận, giảmthời gian giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng yêu cầu của
Trang 15khách hàng, muốn vậy người làm giao nhận phải nắm bắt chắc quy trình kỹthuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển.
quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển Chính xác là yếu tố chủ yếuquyết chất lượng và định mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về
số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu.Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế mức độ thấp nhất sự thiếu hụt nhầmlẫn, tổn thất về hàng hóa
- Đảm bảo chi phí thấp nhất: giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnhtranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ
sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí,đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ
1.1.2 Người giao nhận
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng sự phát triển nhiều hình thứcvận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từ ngườibán đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tảivới các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan Vì vậyxuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục
và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đếnquốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí Những dịch vụ màngười giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại công việc cơ bản truyền thốngnhư đặt chỗ đóng hàng, nội dung để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa
mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như ta tư vấn chọn tuyểnđường vận chuyển, chọn hàng tàu vận tải, làm thủ tục hải quan, đóng bao bìhàng hóa, v.v…
Trang 16Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tếchấp nhận, người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay cácdoanh nghiệp giao nhận là người giao nhận Theo FIATA, “người giao nhận
là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hànhđộng vì lợi ích của người ủy thác Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiệnmọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trungchuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhậncông việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủhàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giaonhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch
vụ giao nhận hàng hóa Theo luật thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụgiao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhdịch vụ giao nhận hàng hoá
- Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc kháctrong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theonhững điều khoản đã cam kết
Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận
Trang 17Cho dù người giao nhận thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quanđến hàng hóa nhưng có thể tổng hợp thành các nhóm sau:
- Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
- Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Tùy vào từng lô hàng xuất hay nhập khẩu, người giao nhận sẽ thực hiệnnhững công việc vận chuyển phù hợp để hàng hóa từ nơi nhận hàng đến nơigiao hàng
1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
a. Môi giới hải quan.
Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt động trong phạm vi trongnước Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đốivới hàng nhập khẩu Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩudành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàutheo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợpđồng mua bán Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặtngười xuất khẩu hoặc người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan nhưmột môi giới hải quan
b Đại lý.
Trước đây người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở,chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở nhưmột đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở Người giao nhận nhận
ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khácnhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu
kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
c Người gom hàng.
Trang 18Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục
vụ cho vận tải đường sắt Đặc biệt, trong ngành vận tải hàng hóa bằngcontainer dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ(LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức trở của container và giảmcước phí vân tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò
là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý
d Người chuyên chở:
Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận lại đóng vai trò làngười chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tảivới chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đếnmột nơi khác Nếu như người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếpchuyên chở thì người đó đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contractingcarrier)
e Người kinh doanh vận tải đa phương thức:
Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc gọi là vận tảitrọn gói từ cửa tới cửa “door to door”, thì người giao nhận phải đóng vai trò làngười vận tải đa phương thức (MTO) MTO cũng là người chuyên chở vàphải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình vận tải
1.1.4 Phạm vi hoạt động của người giao nhận.
Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhậnkho vận Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tựmình tham gia vào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thườngngười giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) loliệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhậncuối cùng Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp thông quađại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác
Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:
Trang 19- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở.
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vị ga, cảng
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa
- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
- Làm thủ tục nhận hàng, gửi hàng,
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng, gửi hàng
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ
- Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho ngườinhận
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận
người chuyên chở thích hợp
- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa
- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến quá trình vậnchuyển hàng hóa
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…
- Thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại, đòi bồi thường
Ngoài ra, người giao nhận cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu củachủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn,vận chuyển quần áo may sẵn trong các container đến thẳng cửa hàng, vận
Trang 20chuyển hàng triển lãm qua nước ngoài…đặc biệt trong những năm gần đây,người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vaitrò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải.
1.1.5 Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên liên quan.
a. Chính phủ và các cơ quan liên quan.
Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với các cơquan sau:
- Cơ quan hải quan để khai báo hải quan
- Cơ quan cảng để làm thủ tục thông cảng
- Ngân hàng trung ương để được phép kết hối, ngoài ra ngân hàng là đơn
vị đứng ra bảo lãnh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh toántiền hàng cho người xuất khẩu
- Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, bộ văn hóa thông tin…
Để xin giấy phép (nếu cần tùy theo từng mặt hàng)
- Cơ quan lãnh sự để xin giấy chức nhận xuất xứ
- Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu
- Cơ quan cấp giấy vận tải
b. Các bên tư nhân.
Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:
Người chuyên chở hay các đại lý khác như:
- Người kinh doanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không
- Người kinh doanh vận tải thủy về mặt sắp xếp lịch trình và vận chuyển,lưu cước
Người giữ kho để lưu kho hàng hóa
- Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hóa
Trang 21- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ.
1.2 Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận:
Ở địa vị nào, người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được
ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề liênquan đến vận tải hàng hóa
1.2.1 Khi là đại lý của chủ hàng.
Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiệnđầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu tráchnhiệm về:
dẫn
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
- Chở hàng đến sai nơi quy định
- Giao hàng cho người không phải là người nhận
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gâynên
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu tráchnhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc ngườigiao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình
1.2.2 Khi là người chuyên chở.
Trang 22Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà kháchhàng yêu cầu.
Người đó phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của ngườichuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồngvận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ củacác phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở khách hàng khoảntiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoahồng
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trườnghợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chínhmình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc pháthành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệmcủa người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier)
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đónggói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu tráchnhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trênbằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở Khi đóngvai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thườngkhông áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòngthương mại quốc tế ban hành Tuy nhiên, người giao nhận không chịu tráchnhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trườnghợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
Trang 23- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà khôngphải do lỗi của mình
1.3 Các nghiệp vụ cơ bản trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
1.3.1 Các chứng từ liên quan.
1.3.1.1 Chứng từ đối với hàng xuất khẩu:
a. Chứng từ hải quan ( Customs documents).
quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu vớibản sao phải nộp
02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu:
- Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báoxuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặcnhập qua lãnh thổ quốc gia
- Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báohải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửakhẩu quốc gia Mọi hành vi phạm như không khai báo hoặc khai báo khôngtrung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành
01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trịtương đương như hợp đồng: là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sởkinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyểnvào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá.Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng
Trang 24 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng
ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàngđầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan): Trước đây doanh nghiệp XNKphải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp.Hiện giờ tất cả các doanh nghiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, vềvốn….) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp
02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồngnhất): là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng Nó tạo điều kiện thuậntiện cho việc kiểm tra hàng hoá Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơnkhi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khácnhau
b Chứng từ đối với cảng, tầu (documents for the port, the train)
Ðược sự uỷ thác của chủ hàng, liên hệ với cảng và tầu để lo liệu cho hànghóa được xếp lên tầu Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:
Chỉ thị xếp hàng (shipping note)
Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lýcảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửiđến cảng để xếp lên tầu và những chỉ dẫn cần thiết
Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)
Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấpcho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tầu đã nhận xong hàng
Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếpxuống tầu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận Do đó trong quátrình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thìphải ghi chú vào biên lai thuyền phó
Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơnđường biển là tầu đã nhận hàng để chuyên chở
Trang 25 Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading).
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển dongười chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếphàng lên tầu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạtđộng nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàngvới người nhận hàng Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịchhàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở
Bản khai lược hàng hoá (Cargo Manifest)
Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tầu để vận chuyển đến các cảngkhác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên
Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lậpkhi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làmthủ tục cho tầu rời cảng
Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu
và là cơ sở để công ty vận tải (tầu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet)
Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lêntầu Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách vềhàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất vềhàng hoá sau này
Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)
Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu Nó có thể dùng các màukhác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm trakhi dỡ hàng lên xuống các cảng
Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyềntrưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng
Trang 26một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tầu cân bằng trong quá trìnhvận chuyển.
c.Chứng từ khác
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tầu, ngườigiao nhận được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập nhữngchứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán… Trong
đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do ngườixuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nướcngười xuất khẩu xác nhận
Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơnthương mại Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiềnhàng đã được ghi trên hoá đơn
Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiệnhàng Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụnhư kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng,trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên baogói… Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàngtìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì
Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩunhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao
Trang 27Người giao nhận, theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểmcho hàng hoá Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấpcho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảohiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy)hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
1.3.1.2 Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu.
Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, pháthiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếunại đòi bồi thường
Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồithường, đó là:
a Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC)
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hànghoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tạicảng dỡ hàng quy định
Văn bản này có tính chất đối chiếu chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượnghàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu Vì vậyđây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chởhay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm) Ðồng thời đâycũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhậpkhẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng chongười nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với ngườichuyên chở
b Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo- CSC)
Trang 28Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênhlệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biênbản hàng thừa thiếu Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản đượclập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.
c Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hànghoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng), vàtàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá Biênbản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên
d Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)
Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước ngườinhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp Biênbản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàngkém phẩm chất
e Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng (report on the forensic quantity/ weight)
Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được
dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu Thông thườngbiên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khilàm giám định
f Biên bản giám định của công ty bảo hiểm (report on the examination of insurance companies)
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực
tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ choviệc bồi thường tổn thất
Trang 29g Thư khiếu nại (letter of complaint)
Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nạithoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợpđồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại)
h Thư dự kháng (Letter of reservation)
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì vềtình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyềnkhiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình Như vậy thư dựkháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõrệt do người nhận hàng lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của ngườichuyên chở
Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình,người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập biênbản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ sở tínhtoán tiền đòi bồi thường
1.3.2 Quá trình thu gom hàng hóa xuất nhập khẩu:
Gom hàng (Consolidation) là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyêngửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải, là một dịch vụ không thể thiếu đượctrong vận tải container Dịch vụ này cũng có thể do người chuyên chở (hãngtàu) hoặc người giao nhận hoặc một người khác đảm nhiệm, gọi là người gomhàng
Để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu các lô hàng lẻ (LCL) công ty Beelogistics đã thành lập công ty - DOLPHIN SEA AIR SERVICERCORPORATION với các thế mạnh về dịch vụ gom hàng lẻ
Quy trình giao hàng lẻ diễn ra như sau:
Trang 30- Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và họ sẽ cấp cho ngườigửi một chứng từ gọi là vận đơn gom hàng (House B/L).
- Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyêncontainer cho người chuyên chở thực (hãng tàu)
gọi là vận đơn chủ (Master B/L) Hãng tàu vận chuyển container đến cảngđến, dỡ khỏi tàu và giao nguyên container cho đại lý của người gom hàng tạicảng đến trên cơ sở các người nhận đó xuất trình Master B/L
container và giao hàng cho người nhận trên cơ sở các người nhận đó xuấttrình House B/L
Đối với người nhận hàng
- Làm thủ tục thông quan hàng hóa (nếu có)
- Trả tiền cước (nếu là cước trả sau), lấy lệnh giao hàng từ người gomhàng
- Đưa hàng về kho riêng của mình bằng chi phí riêng của mình
1.3.3 Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.3.3.1 Ðối với hàng xuất khẩu.
a Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng.
Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trongnước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua cáckho của cảng
Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giaotrực tiếp cho tầu Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng
Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành
Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu
Trang 31- Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầutầu xếp dỡ.
- Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch
- Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu
- Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
- Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giaonhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phảixếp hàng lên tầu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)
- Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu(là cơ sở để cấp vận đơn) Biên lai phải sạch
- Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng
ký, đóng dâú
định
cho hàng hoá (nếu cần)
- Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
b Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng.
Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoạithương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đócảng tiến hành giao hàng cho tầu
bảo quản hàng hoá với cảng
Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ:
- Danh mục hàng hoá XK (cargo list)
- Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp ( shipping order) nếu cần
Trang 32- Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note).
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
Cảng giao hàng cho tàu:
Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải
- Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm(nếu có )
- Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR
- Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu:
Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnhxếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tảinếu cần
nhân cảng làm Hàng sẽ được giao cho tầu dưới sự giám sát của đại diện hảiquan
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượnghàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếpxong một tầu, ghi vào Final Report Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm vàghi kết quả vào Tally Sheet
Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện
- Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyềnphó để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L)
Lập bộ chứng từ thanh toán:
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặclấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngânhàng để thanh toán tiền hàng
Trang 33Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cáchmáy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạnhiệu lực của L/C.
hàng hoá (nếu cần)
Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vậnchuyển, bảo quản, lưu kho
Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có
c Ðối với hàng XK đóng trong contaner:
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note vàđưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)
Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container
để chủ hàng mượn
Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình
Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đếnkiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng xong, nhânviên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container
Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trướckhi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thường là 8tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container để chởMR
Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang MR để đổi lấy vận đơn
Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tầu, cungcấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK
Trang 34 Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãngtầu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD quy định
Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việcđóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Saukhi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục đểbốc container lên tầu và yêu cầu cấp vận đơn
Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến
1.3.3.2 Đối với hàng nhập khẩu.
a Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng.
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ragiao nhận trực tiếp với tầu
Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu,chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ
- Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
- Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
- Chi tiết hầm hàng (2 bản)
- Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu
Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trìnhnhận hàng như:
nhiệm cho tầu về những tổn thất xảy sau này
- Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
- Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
Trang 35- Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC).
- Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hảiquan kiểm hoá Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áptải về kho
Làm thủ tục hải quan
b Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng.
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O delivery order)
-Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhậnhàng
Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
đóng gói đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị tríhàng, tại đây lưu 1 bản D/O
xuất kho Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
Trang 36- Xuất trình và nộp các giấy tờ.
- Hải quan kiểm tra chứng từ
- Tính và thông báo thuế
- Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng
30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng cóthể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
c Hàng nhập bằng container
gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O
(chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm trahải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từnhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O
Nếu là hàng lẻ (LCL):
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại
lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định vàlàm các thủ tục như trên
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cung dịch vụ giao nhận bằng đường biển.
1.4.1 Các yếu tố khách quan.
a Môi trường pháp luật.
Trang 37Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liênquan đến nhiều quốc gia khác nhau Nên môi trường luật pháp ở đây cần đượchiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi màcòn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luậtpháp quốc tế.
Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nóitrên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ởmột trong những quốc gia kể trên hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ướcquốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàngxuất nhập khẩu
b Môi trường chính trị, xã hội.
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuậnlợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốcgia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc giađó
Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia cóliên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giaonhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường
c Môi trường công nghệ.
Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải biển đã khôngngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đườngbiển, giảm chi phí khai thác
d Thời tiết.
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trìnhchuyên chở hàng hoá Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời
Trang 38gian giao nhận hàng hoá Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũngchịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn, và làmchậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan.
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hànghoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp Nó cũng là
cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách chongười giao nhận
e Đặc điểm của hàng hóa.
Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàngnông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc,thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặcđiểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộchàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảmbảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và chuyên chở hànghoá
Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt
sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chấtlượng của chúng Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng
từ thanh toán được quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bịcác loại chứng từ cho phù hợp
1.4.2 Yếu tố chủ quan.
a. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như vănphòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu khohàng hoá,… Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằngđường biển, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao
Trang 39nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại
để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng Với sự phát triểnmạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọihoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ thốngmáy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) Với cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn vớinhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài
b. Lượng vốn đầu tư.
Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và khôngđầy đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá Tuynhiên, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiệnđại, người giao nhận cần một lượng vốn đầu tư rất lớn Song không phải lúcnào người giao nhận cũng có khả năng tài chính dồi dào Cho nên với nguồntài chính hạn hẹp người giao nhận sẽ phải tính toán chu đáo để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi thuê hoặc liên doanhđồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc và trang thiết bị
chuyên dụng.
c Trình độ.
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có diễn ra trong khoảng thời gianngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiềuvào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình.Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vựcnày thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất Khôngnhững thế chất lượng của hàng hoá cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinhnghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau
Trang 40Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ýtrước tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượngquy trình nghiệp vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.