1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

71 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNHDANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.1 Danh sách các khách hàng thường xuyên

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là: Bùi Thu Hoài

Lớp : Kinh doanh quốc tế B

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Quốc tế

Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế

Khóa: 49

Hệ: Chính quy

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEANcùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hường, em đã hoàn thànhchuyên đề thực tập của mình với tên đề tài là “Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tạicông ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN”

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là những tìm hiểu và nghiên cứu củariêng em trong thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tảiASEAN, không sao chép bất kì luận văn hoặc chuyên đề thực tập nào Nếu vi phạm, emxin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiệnBùi Thu Hoài

Trang 2

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải

ASEAN giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.1 Danh sách các khách hàng thường xuyên của công ty TNHH thương mại và

dịch vụ vận tải ASEAN

Bảng 2.2 Kế hoạch sơ bộ triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ cho Motorola Việt Nam

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH TM & DV Vận tải ASEAN

Hình 2.1 Thị phần thị trường giao nhận vận tải Việt Nam năm 2010

Hình 2.2 Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải của TNHH thương mại

và dịch vụ vận tải ASEAN

Hình 2.3 Doanh thu lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải

ASEAN giai đoạn 2006-2010

Hình 2.4 Số lượng tờ khai đã mở qua các năm giai đoạn 2006-2010

Hình 2.5 Số lượng khách hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải

ASEAN giai đoạn 2006-2010

Hình 2.6 Lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN giai

đoạn 2006-2010

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động trao đổi buôn bán đã xuất hiện từ lâu và dần dần được mở rộng bằng việctrao đổi quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới dù cách xa nhau hàng nghìn kilomet địa lý.Cho đến nay, khối lượng hàng hóa trao đổi qua con đường thương mại quốc tế liên tụctăng và phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn của nền kinh tế thế giới Trong một ngày ởrất nhiều quốc gia, tại các cảng biển, các sân bay hay cảng nội địa, lưu lượng hàng hóaxuất đi và nhập vào luôn vận động như một dòng chảy không ngừng Điều đó cho thấynền kinh tế mở cửa vượt qua các đường biên giới quốc tế thực sự đã thúc đẩy không chỉkinh tế mà cả xã hội thế giới cùng phát triển, và hoạt động kinh doanh quốc tế đóng mộtvai trò quan trọng như chất keo để kết dính kinh tế giữa các nước trên thế giới

Trong chuỗi những hoạt động kinh doanh quốc tế, mắt xích để thực hiện vai trò mócnối trực tiếp, trung chuyển hàng hóa từ nơi xuất đi tới nơi nhập vào chính là hoạt độnggiao nhận vận tải hàng hóa Các hình thức vận tải ngày nay rất đa dạng từ loại hình vậntải truyền thống là vận tải bằng đường biển, tới vận tải đường hàng không, đường sắt, rồikết hợp các loại hình có vận tải đa phương thức Từ đó, người sử dụng dịch vụ vận tảihàng hóa có thêm nhiều sự lựa chọn thích hợp với nhu cầu của mình Việc giao nhận hànghóa, thực hiện các thủ tục hải quan thông quan cho hàng hóa giờ đây cũng được tiến hànhchuẩn hóa hơn theo các quy định của pháp luật và luật lệ chung của ngành đưa ra Dẫn tớihình thành nên những cá nhân, rồi tiến tới là doanh nghiệp thực hiện công việc giao nhậnvận tải một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn mà ta gọi là các “forwarder” – người kinhdoanh dịch vụ giao nhận vận tải

Ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã phát triển tương đối lâu trên thế giới,tuy nhiên ở Việt Nam ngành kinh doanh này mới thực sự phát triển khoảng chục năm trở

Trang 5

lại đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứckinh tế thế giới – WTO Việc Việt Nam gia nhập vào WTO đã gần như mở bung đượccánh cửa đưa nước ta tiến vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng hơn Từ năm

2008 đến nay đã có rất nhiều những biến chuyển trong hoạt động kinh tế của Việt Nam,nhưng đáng chú ý nhất là sự mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

và sự xâm nhập ra thị trường quốc tế của các doanh nghiệp trong nước với những bướctiến mạnh dạn hơn Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên đáng

kể, các hợp đồng được ký kết nhiều hơn, khối lượng hàng hóa cần được giao nhận vậnchuyển liên tục tăng Vì thế, để phục vụ cho hoạt động trao đổi kinh doanh quốc tế giữaViệt Nam và các nước khác được thuận tiện và nhanh chóng thì tất yếu là hoạt động giaonhận vận tải quốc tế và nội địa cũng phải được quan tâm và phát triển cùng với đó Chínhbởi lẽ đó, kết hợp với thực tiễn trong thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại và

dịch vụ vận tải ASEAN, em quyết định lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN” để làm chuyên đề thực tập

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm pháttriển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEANtới năm 2015

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để hoàn thành mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trong từng chươngphải làm rõ và trả lời được những câu hỏi sau:

Chương 1 cần trả lời được:

- Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vậntải ASEAN như thế nào?

Trang 6

- Cơ cấu phòng ban của công ty được tổ chức ra sao và lĩnh vực kinh doanh củacông ty là gì?

- Những nhân tố nào và chúng tác động như thế nào tới hoạt động phát triển dịch vụgiao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn 2006-2010?

Chương 2 cần trả lời được:

- Hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn

2006-2010 bao gồm những nội dung nào?

- Công ty đã thực hiện các nội dung của hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vậntải giai đoạn 2006-2010 như thế nào?

- Những kết quả của hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận mà công ty đã đạt đượcgiai đoạn 2006-2010 là gì?

- Đánh giá kết quả hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận của công ty trong giaiđoạn 2006-2010 thông qua những chỉ tiêu nào?

- Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động pháttriển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty giai đoạn 2006-2010 là gì?

Chương 3 cần trả lời được:

- Giai đoạn từ nay tới năm 2015 có những cơ hội và đặt ra thách thức gì đối với sựphát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty?

- Công ty đặt ra những mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải như thế nàotrong giai đoạn từ nay tới năm 2015?

Trang 7

- Nhằm đạt được các định hướng đã đề ra từ nay tới năm 2015, công ty cần thựchiện những giải pháp nào để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải và có những kiến nghị gìtới Nhà nước?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH thương mại vàdịch vụ vận tải ASEAN

 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ giao

nhận vận tải tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

 Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong chuyên đề là từ năm 2006 đến năm

2010, định hướng và giải pháp đến 2015

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, dựa trên nhiệm vụ nghiêncứu của từng chương nội dung chính của chuyên đề gồm có 3 phần sau:

Chương 1 – Tổng quan về công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải của công

Trang 8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ASEAN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY GIAI

ĐOẠN 2006-2010

Mục tiêu của chương 1 là giới thiệu những nét khái quát về công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN, và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn 2006-2010 để thấy được chiều hướng tác động của những nhân tố đó là thuận lợi hay bất lợi Và lấy đó làm cơ sở để có những phân tích sâu hơn về thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty từ năm 2006 tới năm 2010 trong nội dung chính của chuyên đề.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chương 1 là cần phải trả lời được các câu hỏi sau: (1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN như thế nào? (2) Cơ cấu phòng ban của công ty được tổ chức ra sao và lĩnh vực kinh doanh của công ty là gì? Và (3) Những nhân tố nào và chúng tác động như thế nào tới hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn 2006-2010?

Kết cấu của chương 1 gồm 2 phần chính: (1.1) Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN và (1.2) Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010

Trang 9

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH

Từ khi thành lập, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN có đầy

đủ tư cách pháp nhân (theo luật doanh nghiệp), được hạch toán độc lập, có tài khoản vàcon dấu riêng tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Hà Nội Có khả năng tham gia kýkết các hợp đồng kinh tế về giao nhận vận tải hàng hoá nội địa và quốc tế, kinh doanh khobãi, bốc xếp hàng hoá, vận tải hàng hoá và đại lí vận tải hàng hoá quốc tế, tư vấn và làmthủ tục khai thuê Hải Quan, xuất nhập khẩu các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh, môigiới thương mại… Tuy nhiên, hoạt động chính của công ty là dịch vụ giao nhận vận tải vàkhai thuê Hải Quan

Giai đoạn đầu công ty chỉ có Giám đốc, Phó Giám Đốc và năm thành viên trongcông ty với số vốn điều lệ là 300.000.000 đồng Giai đoạn này là giai đoạn sơ khai nêncông ty cũng gặp nhiều khó khăn như: chưa có nhiều khách hàng, đội ngũ nhân viên hoạtđộng chưa có kinh nghiệm, tổ chức hoạt động còn nhỏ lẻ, thị trường dịch vụ vận tải chưathực sự phát triển Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty là những người có trình độ, nănglực, trách nhiệm, đã đưa ra các kế hoạch cụ thể, chiến lược marketing hoạt động ngàycàng phát triển nên đã đẩy quy mô cũng như doanh thu của công ty tăng lên nhanh chóng.Đến tháng 12/2008, công ty đã quyết định đăng ký điều chỉnh tăng tống số vốn lên600.000.000 đồng với đội ngũ nhân viên là hai mươi người

Trang 10

1.1.2 Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN hiện có 20 nhân viên, sơ đồ tổchức công ty được thể hiện ở hình 1.1

Hình 1.1: Sơ đổ cơ cấu tổ chức công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN)

Đứng đầu công ty là Giám đốc, là người đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu

trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty Giám đốc là người điều hành chính,vạch ra đường lối, định hướng phát triển cho công ty Ngày đầu mới thành lập với sốlượng nhân viên còn rất khiêm tốn nên Giám đốc cũng phải trực tiếp làm nhiều các côngviệc ở nhiều mảng khác nhau, nên khối lượng công việc mà Giám đốc phải đảm trách khi

đó là khá lớn với nhiều áp lực Kể từ khi công ty được mở rộng, tuyển dụng thêm nhânviên, các công việc được phân công và chuyên môn hóa rõ ràng giữa các phòng, Giámđốc là người điều hành và quản lý chính, theo dõi, giám sát và kiểm tra công việc của độingũ nhân viên, và ngoại giao với khách hàng

Trang 11

Phó giám đốc là người phụ tá giúp việc cho Giám đốc, cùng Giám đốc lên kế

hoạch và tổ chức thực hiện trong công ty Đặc biệt, Phó giám đốc còn có trách nhiệmchính trong việc quản lý tài sản, tài chính và nhân sự của công ty

Dưới ban giám đốc là các phòng chức năng của công ty, được chia thành 5 phòngvới các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt:

Phòng Hành chính – Kế toán có nhiệm vụ quản lý trực tiếp, theo dõi sát sao các

vấn đề của công ty về tài chính và nhân sự

Phòng Marketing có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và

xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng của công ty

Phòng Nghiệp vụ là phòng có chức năng chính trong công ty, trực tiếp thực hiện

các công việc xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải hàng hóa cho khách hàng Trong phòng

Nghiệp vụ cũng được chia thành hai bộ phận là bộ phận làm chứng từ và bộ phận tại hiện trường Nhiệm vụ của bộ phận làm chứng từ là kiểm tra, đối chiếu và sửa lại nếu cần thiết

bộ chứng từ hàng hóa của khách hàng gửi tới, sao cho hợp lý, đúng với quy định để thựchiện các thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa dễ dàng, mau chóng, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc giao nhận vận tải hàng hóa cho khách hàng đúng tiến độ Bộ phận tại hiệntrường là những nhân viên trực tiếp làm việc tại các chi cục hải quan, cảng, thực hiện mở

- bóc tờ khai hải quan cho các lô hàng, kiểm tra hàng hóa số cân số kiện, chất lượng bênngoài của hàng hóa, và thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa về tới địa điểm thỏa thuận,bàn giao với khách hàng

Phòng Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm kiểm tra, sửa chữa các vấn đề IT

trong nội bộ công ty, đảm bảo hệ thống máy tính của công ty hoạt động tốt, thuận lợi chocông việc Ngoài ra, phòng CNTT còn nhiệm vụ quản lý, cập nhật các thông tin liên quantới xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải trên website www://http.thutuchaiquan.com thuộcchủ quản của công ty Đây là một diễn đàn trao đổi các vấn đề trong hoạt động XNKđược nhiều thành viên quan tâm và đóng góp ý kiến

Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.Với quy mô và số lượng nhân viên trong công ty chưa phải là nhiều, thì kiểu mô hình tổchức này phù hợp cho việc ra quyết định, tổ chức triển khai các công việc từ ban giámđốc xuống các phòng chức năng nhanh chóng và hiệu quả hơn Mỗi một phòng có nhiệm

Trang 12

vụ riêng biệt nên sẽ không bị chồng chéo công việc, sự tự chủ trong công việc của cácphòng được nâng cao, thúc đẩy sự sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề của côngviệc.

1.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN là một công ty hoạt độngtrong lĩnh vực dịch vụ vận tải và khai thuê Hải Quan có nhiệm vụ tìm kiếm các hợp đồng,dịch vụ để hoạt động hiệu quả, nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tạo đầy đủ công ănviệc làm cho toàn thể nhân viên trong công ty, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo

đà cho sự lớn mạnh của công ty Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm cáclĩnh vực sau:

- Giao nhận vận tải hàng hoá nội địa và quốc tế

- Vận tải hàng hoá và đại lý vận tải hàng hoá quốc tế

- Tư vấn và làm thủ tục khai thuê Hải quan

- Xuất nhập khẩu các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh

- Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp và vănphòng

-Đào tạo giao nhận vận tải hàng hoá, nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN là một trong những nhàcung cấp dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế và nội địa đa phương thức Do tính chất dịch

vụ mà công ty ASEAN cung cấp liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi sựchuyên nghiệp đồng thời cần trải qua nhiều quy trình phức tạp, nên ngoài hoạt động giaonhận và vận tải hàng hóa, công ty còn thực hiện các hoạt động tư vấn giúp đảm bảo choviệc xuất nhập khẩu hàng hóa của khách hàng đạt kết quả

Bằng đội ngũ nhân viên năng động, kinh nghiệm và chuyên nghiệp, dịch vụ củaASEAN ngày càng hoàn thiện và được củng cố vị thế trên thị trường và thỏa mãn được sựhài lòng của khách hàng Đồng thời, công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ,cung cấp những giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩungày càng đa dạng

Trang 13

1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ASEAN GIAI ĐOẠN 2006-2010

Mục tiêu nghiên cứu của mục này là hệ thống được những nhân tố cùng với sự tác động của chúng tới hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN trong thời gian từ năm 2006 tới năm 2010.

Chuyên đề sẽ tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty theo hai hướng là các nhân tố bên ngoài và bên trong công ty Từ việc phân tích cơ chế tác động của các nhân tố khi có chiều hướng thay đổi, chuyên đề sẽ rút

ra kết luận các nhân tố đó đã tác động theo hướng thuận lợi hay bất lợi tới hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn 2006-2010, để nhận xét

về việc tận dụng hiệu quả những điều kiện thuận lợi, và nhận xét về những biện pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn 2006-2010

1.2.1 Nhân tố bên ngoài công ty

1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp

* Chính trị:

Tình hình chính trị của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2006-2010 nhìn chung ổnđịnh, không xảy ra những cuộc bạo động, lật đổ hay các diễn tiến hòa bình mới, gây ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế trong nước cũng như trên phạm vithế giới Mặt khác, Việt Nam đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ hữu hảo với nhiềuquốc gia khác, đặt nền móng vững chắc cho nhiều chương trình hợp tác kinh tế, mở rộngcác dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Đây là một trong những nhân tố có tácđộng thuận lợi tới việc kinh doanh và phát triển lâu dài của công ty

*Luật pháp:

Trang 14

Bất cứ một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào cũng chịu sự điều chỉnh của hệthống pháp luật Đặc biệt đối với ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, luật pháplại là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của ngành này thôngqua các nguồn luật của Việt Nam, của các nước bạn hàng của khách hàng và luật phápquốc tế.

Giai đoạn 2006-2010, Chính phủ và Bộ tài chính đã ban hành nhiều văn bản phápluật quy định hoặc sửa đổi, hướng dẫn thi hành, thực hiện các văn bản pháp luật đã cótrong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải Điển hình như thông

tư 79/2009 và mới nhất là thông tư 194/2010 có nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan,kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK Sự ra đờicủa hai thông tư này tác động thuận lợi giúp các doanh nghiệp như công ty TNHH thươngmại và dịch vụ vận tải ASEAN hiểu rõ, phân biệt các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu

và nắm chắc được các quy định về chứng từ khai hải quan, quy trình thực hiện thủ tục hảiquan, tránh được những vướng mắc trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu các mặthàng ngày càng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau Nghị định 87/2010/NĐ-CP vàthông tư 129/2008/TT-BTC quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế XNK, thuế GTGT.Đây là những văn bản pháp luật tiêu biểu được công ty sử dụng thường xuyên để làmhành lang pháp lý, đối chiếu vào các hoạt động thực hiện khai hải quan, giao nhận vận tảihàng hóa cho khách hàng

Sự ban hành các văn bản pháp luật cụ thể của Nhà nước tạo thuận lợi đối với công

ty để làm căn cứ cho các hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, khi xem xét kĩ và ápdụng vào từng trường hợp cụ thể lại nảy sinh một số mâu thuẫn gây lúng túng cho công

ty, vì sự trùng lặp và chồng chéo, chưa thống nhất giữa các văn bản, hoặc là có điều luậtcần được thể hiện cụ thể hơn thì vẫn quy định mang tính chung chung, trong khi có nhữngđiều luật lại đi vào quá tiểu tiết

1.2.1.2 Môi trường kinh tế

*Kinh tế thế giới:

Trang 15

Nền kinh tế thế giới giai đoạn 2006-2010 nổi bật lên với cuộc khủng hoảng tàichính thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng nước nói riêng đều có những suy thoái mangtính trầm trọng Lần lượt các ngân hàng lớn trên thế giới phá sản, các ngành sản xuấtngưng trệ, đời sống của người dân ở hầu như khắp nơi đều gặp phải khó khăn Vì vậy,trong giai đoạn này khối lượng hàng hóa sản xuất và trao đổi thương mại quốc tế giảmsút, bằng chứng là hoạt động xuất nhập khẩu của thế giới giảm mạnh Kim ngạch xuấtnhập khẩu của Việt Nam và các nước khác trên thế giới đều giảm Dẫn tới khối lượnghàng hóa giao nhận vận tải giữa thế giới và Việt Nam cũng sụt giảm Vậy nên, đây trởthành nhân tố có ảnh hưởng bất lợi, không mong muốn đối với sự phát triển của công ty,khi mà công ty cũng mới được thành lập một thời gian.

*Kinh tế trong nước:

Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giớiWTO Đó là kết quả của một thời gian dài, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực phát triểnkinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và chứng tỏ vị thế của mình trên trường quốc tế.Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường, xây dựng nền kinh tế thị trườngtoàn diện đồng thời với việc điều chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ trong nước với thếgiới Với bước nhảy này, Việt Nam thu hút được nhiều vốn FDI và ODA cho các côngtrình, dự án phát triển, dự án mở rộng kinh tế Hoạt động kinh doanh quốc tế của ViệtNam ngày càng phát triển với kết quả là hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh kể từ saukhi Việt Nam là thành viên WTO Điều này tác động thuận lợi cho hoạt động kinh doanhcủa công ty khi mà số lượng các doanh nghiệp FDI có nhu cầu giao nhận vận tải hàng hóaXNK tăng rõ rệt

Giai đoạn 2008-2010 Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tếthế giới Sản xuất trong nước bị đình đốn, nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng với nước ngoài

bị hủy, nên tình hình xuất nhập khẩu không thuận lợi như một vài năm trước đó Ngượclại, khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước đối táclại giảm mạnh Môi trường kinh tế ảm đạm, ảnh hưởng bất lợi tới mọi ngành, lĩnh vựckinh doanh, trong đó có cả ngành kinh doanh giao nhận vận tải của công ty

Trang 16

1.2.1.3 Môi trường cạnh tranh

Lĩnh vực kinh doanh giao nhận vận tải đã xuất hiện ở Việt Nam một thời gian dài,tuy nhiên năm 2006-2007 số lượng các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này cònchưa phải lớn chỉ vào khoảng 800-900 doanh nghiệp, nên mới đáp ứng được khoảng 25%nhu cầu thị trường Tới giai đoạn 2007-2010 với bước nhấn là Việt Nam gia nhập WTO ,dẫn tới nhu cầu trao đổi thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nướcngoài tăng lên Nhận thấy được tiềm năng của một thị trường còn chưa được khai tháchết, cùng với cam kết của Việt Nam khi đã bước vào sân chơi chung của kinh tế thế giới,nên có nhiều doanh nghiệp giao nhận vận tải nước ngoài đã xuất hiện và phát triển mạnhtại Việt Nam Từ đó, số lượng doanh nghiệp giao nhận vận tải cả trong nước và nướcngoài lên tới khoảng 1200 doanh nghiệp Trong đó, một số doanh nghiệp của Việt Nam

đã xây dựng từ lâu thì mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình giao nhận vận tải Một

số tên tuổi các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới đã có mặt ởViệt Nam như NYK Logistic, APL, UPS, Maerk Logistic…

Với số lượng các doanh nghiệp trên thị trường giao nhận vận tải bao gồm cả trong

và ngoài nước giai đoạn 2006-2010, công ty thực sự phải đối mặt với sự cạnh tranh gaygắt từ nhiều phía và trên nhiều phương diện kinh doanh dịch vụ, đây là một nhân tố ảnhhưởng bất lợi, tạo ra những áp lực đòi hỏi công ty phải không ngừng hoàn thiện các dịch

vụ và hoạt động kinh doanh của mình

1.2.2 Nhân tố bên trong công ty

1.2.2.1 Tiềm lực tài chính của công ty giai đoạn 2006-2010

Thành lập năm 2005, vốn điều lệ của công ty là 300.000.000 đồng Đây là một sốlượng vốn còn khiêm tốn, vì vậy tại thời điểm đó, quy mô và phạm vi hoạt động của công

ty còn hạn chế Nhận thấy tầm quan trọng của việc mở rộng quy mô và phát triển kinh

Trang 17

doanh hơn nữa, ban lãnh đạo công ty đã quyết định thực hiện tăng vốn điều lệ lần 1 vàocuối năm 2008 lên 600.000.000 đồng

Bảng 1.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ

vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Phòng Hành chính–Kế toán công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

Các kết quả doanh thu và lợi nhuận công ty đã đạt được trong giai đoạn 2006-2010 đượcthể hiện ở bảng 1.1 nhìn chung đều tăng qua các năm và tương đối lớn so với một công tymới thành lập một vài năm, đặc biệt là mức tăng trưởng lợi nhuận của hai năm 2007 và

2008 đạt từ gần 80 đến 100% Điều này góp phần củng cố hơn tiềm lực tài chính, tạothuận lợi cho hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty

1.2.2.2 Nguồn nhân lực của công ty

Từ ngày mới thành lập, công ty đi vào hoạt động với nền tảng nhân sự là 5 người,sau 5 năm từ 2006 tới 2010, đội ngũ nhân viên của công ty đã được bổ sung thêm thành

20 người Tuy nhiên, với tính chất hoạt động rộng của lĩnh vực kinh doanh giao nhận vậntải, nguồn nhân lực của công ty vẫn còn mỏng và thiếu Thêm nữa, do nguồn nhân lực củaViệt Nam cung cấp cho ngành giao nhận vận tải chưa được đào tạo bài bản, chuyên

Trang 18

nghiệp, nên chính đội ngũ nhân viên của công ty mặc dù còn trẻ, năng động và nhanhnhẹn, nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết chưa chuyên sâu về giao nhận vận tải Điềunày dẫn đến những sai sót hoặc sự cố có thể xảy ra trong công việc, như chứng từ đượcchỉnh sửa còn bất hợp lý, công tác đóng gói hàng hóa chưa chuẩn xác và cẩn thận có thểgây hỏng hóc, đổ vỡ cho hàng hóa khi vận chuyển, việc khai báo hải quan tại các chi cụccòn chưa được thông suốt do nhân viên chưa nắm bắt hết được các quy trình thủ tục hảiquan Vì vậy, nguồn nhân lực vẫn là một yếu tố ảnh hưởng bất lợi tới việc kinh doanh vàphát triển của công ty giai đoạn 2006-2010.

1.2.2.3 Cơ sở vật chất của công ty

Trong lĩnh vực giao nhận vận tải, yêu cầu cơ bản để phát triển dịch vụ vận tải vàgiao nhận là công ty phải có phương tiện vận tải chuyên dụng như xe tải, xe chởcontainer, các kho hàng để chứa và bảo quản hàng hóa trước khi giao cho khách hàng.Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 2006-2010 cơ sở vật chất còn thiếu thốn là nhân tố tácđộng bất lợi tới việc phát triển dịch vụ của công ty Vì không có phương tiện vận tảiriêng, nên công ty phải thuê ngoài phương tiện vận tải của các hãng khác để vận chuyểnhàng hóa, phải lưu hàng ngoài kho bãi ở các cảng hoặc cửa khẩu, nên lại làm tăng thêmcác cước phí, phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có, dẫn đến giá dịch vụ của công

ty so với các công ty khác còn cao hơn từ 5 đến 7%, khiến sức cạnh tranh chưa cao

Trang 19

Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu tổng quan về công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN, đồng thời phân tích các nhân tố bên ngoài và bên trong công ty có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty Trong đó có những nhân tố có tác động thuận lợi tới việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty như là chính trị, luật pháp, kinh tế trong nước và tiềm lực tài chính của công ty giai đoạn 2006-2010 Bên cạnh đó những nhân tố về kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh cùng với nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của công ty lại tác động bất lợi Từ đó, sang chương 2, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty giai đoạn 2006-2010.

Trang 20

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN

TẢI ASEAN GIAI ĐOẠN 2006-2010

Qua chương 1 chúng ta đã có được những nhìn nhận tổng quan cùng với những phân tích các nhân tố tác động tạo ra thuận lợi và bất lợi như thế nào đối với hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch

vụ vận tải ASEAN Trên cơ sở đó, mục tiêu của chương 2 là đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty giai đoạn 2006-2010, thông qua việc xem xét tình hình thực hiện các nội dung cơ bản và các chỉ tiêu đo lường hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty, tìm hiểu những biện pháp mà công ty đã áp dụng để phát triển dịch vụ của mình

Nhiệm vụ chính của chương 2 là phải làm rõ được những câu hỏi: (1) Hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty trong giai đoạn 2006-2010 bao gồm những nội dung nào? (2) Công ty đã thực hiện các nội dung của hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải giai đoạn 2006-2010 như thế nào? (3) Những kết quả của hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận mà công ty đã đạt được giai đoạn 2006-2010 là gì? (4) Đánh giá kết quả hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận của công ty trong giai đoạn 2006-2010 thông qua những chỉ tiêu nào? (5) Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty giai đoạn 2006-2010 là gì?

Kết cấu của chương 2 gồm 3 phần chính: (2.1) Thực trạng thực hiện các nội dung

cơ bản hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và

Trang 21

dịch vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010 – (2.2) Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch

vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010 – (2.3) Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010

2.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ASEAN

2.1.1 Nội dung cơ bản của hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công

ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010

2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam giai đoạn 2010

2006-Dựa trên các nghiên cứu được công bố của các chuyên gia kinh tế, và tiến hành các công việc nghiên cứu thị trường bao gồm: điều tra, khảo sát, liên hệ với khách hàng, tổng hợp và phân tích thông tin, công ty đã rút ra những kết quả sau:

 Cầu thị trường

Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF),Việt Nam đứng vị trí thứ 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới Với kết quả đó, Việt Namhiện nay được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng ổn định và đều đặn, có sức cạnh tranhcao, trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Thêm nữa,khi đã gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết dỡ bỏ các hàng rào thươngmại để bảo hộ sản xuất trong nước Khi đó sẽ là luật chơi công bằng cho các doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam Với điều kiện

đó, các cơ hội đầu tư cho Việt Nam mới có triển vọng và mang tính khả thi Từ đó sẽ thúcđẩy hoạt động trao đổi kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam được

Trang 22

mở rộng và phát triển Bằng chứng rõ rệt chứng tỏ điều đó là tại Việt Nam xuất hiện ngàycàng nhiều các doanh nghiệp FDI với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được xâydựng và hoạt động Đến hết tháng 06/2009, các khu công nghiệp đã thu hút được 3.363 dự

án FDI, các nhà đầu tư vào khu công nghiệp đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới Còn tính đến năm 2010, Việt Nam có 225 khu công nghiệp và 3 khu chế xuất ở

cả 3 miền Đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, nhucầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền và nguyên vật liệu sản xuất là rất lớn, nhất

là đối với những nhà máy đang đầu tư để tạo tài sản cố định Chính vì vậy, cùng vớinhững doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, sự đầu tư gia tăng của nước ngoài vàoViệt Nam tạo nên nguồn cầu lớn cho thị trường giao nhận vận tải của Việt Nam Dẫn tới,yêu cầu đặt ra cho nguồn cung của thị trường làm sao phải đủ năng lực để đáp ứng đượckhối lượng lớn nhu cầu vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng lêncủa các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, khi điều kiện kinh tế ngày một phát triển vàrộng mở

 Cung của thị trường

Thị trường giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là pháttriển có nhiều cơ hội tiềm năng, theo bảng xếp hạng logistic (LPI), Việt Nam xếp thứ 53trong tổng số 155 nền kinh tế Đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thànhviên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, sân chơi trong nước đã được mở rộng raphạm vi thế giới, nhiều doanh nghiệp giao nhận vận tải, logistic quốc tế bắt đầu xâm nhậpvào thị trường Việt Nam Theo lộ trình cam kết của Việt Nam với WTO, bước đầu cácdoanh nghiệp logistic nước ngoài thành lập các văn phòng đại diện hoặc liên doanh vớicác doanh nghiệp Việt Nam, để dần dần cung cấp và mở rộng các dịch vụ cung cấp củamình tới khách hàng Số lượng các doanh nghiệp logistic nước ngoài có mặt tại Việt Namngày càng tăng, đặc biệt là những công ty nằm trong top 25 hoặc 30 hàng đầu của thế giới

về lĩnh vực logistic Tiêu biểu như các tên tuổi lớn như: UPS Logistic, NYK logistic,Union logistic…

Trang 23

Trong giai đoạn 2006-2010, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam cũng cónhiều bước phát triển hơn so với giai đoạn 2001-2005 Những doanh nghiệp được thànhlập từ lâu thì mở rộng quy mô hoạt động, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ củamình như công ty TNHH một thành viên giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans, công

ty cổ phần vận tải biển Việt Nam – Vosco, công ty cổ phần giao nhận vận tải và thươngmại Vinalink,… Những doanh nghiệp này cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ giaonhận vận tải từ hàng lẻ đến hàng nguyên cont, vận tải từ đường bộ, đường biển, đường sắthay vận tải container, mở rộng nhiều tuyến vận tải từ Bắc vào Nam và sang một số nướcláng giềng Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp giao nhận vận tải mới được thành lậpcũng tăng lên Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp này có quy mô còn nhỏ với số vốn điều

lệ còn thấp chỉ từ 300 đến 500 triệu đồng, do vậy hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, chưađáp ứng được nhiều yêu cầu giao nhận vận tải phức tạp, chuyên nghiệp của thị trường

Hiện nay, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, tổng số lượng doanh nghiệp giao nhận vận tải hoạt động tại Việt Nam làkhoảng 1.200 doanh nghiệp, năng lực xếp dỡ hàng hóa hiện tại là 250 triệu tấn/năm Vìthế, nhìn chung nguồn cung của thị trường có đủ khả năng để đáp ứng được nhu cầu củacác doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước

 Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trong lĩnh vực giao nhậnvận tải ngày càng tăng, nhưng năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp này cònnhiều hạn chế, quy mô hoạt động còn hạn hẹp, chưa có khả năng đáp ứng những dịch vụgiao nhận hàng hóa lớn, phức tạp, hay vận tải hàng hóa trên những cung đường xa, bằngcác phương tiện vận chuyển chuyên dụng… như công ty cổ phần thương mại và dịch vụvận tải Thái Hà – Hải Phòng, công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Sao Nam – TP HồChí Minh, công ty TNHH giao nhận vận tải Sao Biển – Đà Nẵng… Bởi vậy, chủ yếu cácdoanh nghiệp trong nước cạnh tranh nhau về giá, chưa nâng cao được chất lượng dịch vụ

Trang 24

Các doanh nghiệp này tìm cách để giảm giá dịch vụ nhằm lôi kéo, tranh giành khách hàngcủa nhau Vì vậy, với cách làm này, thị phần thị trường của các doanh nghiệp trong nướccòn nhỏ, mức độ tăng trưởng chậm Một số doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý, văn phòngđại diện cho các công ty nước ngoài đang từng bước xây dựng công ty tại thị trường ViệtNam.

Chiếm phần lớn thị trường giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện tại là các doanhnghiệp của nước ngoài như: APL, Mitsui OSK, NYK Logistic, Maerk Logistics Tínhđến năm 2010 thị phần của họ chiếm đến 70% thị trường Vì đây là những công ty nướcngoài có bề dày kinh nghiệm giao nhận vận tải hàng trăm năm, có mạng lưới hoạt độngrộng khắp, với điều kiện vật chất đáp ứng cho công việc giao nhận vận tải hiện đại cũngnhư đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có chuyên môn cao trong nghề Năng lực đáp ứngcác nhu cầu dịch vụ giao nhận vận tải của những doanh nghiệp nước ngoài này đã đượckhẳng định với uy tín lâu năm và thương hiệu được biết đến trên khắp thế giới

Hình 2.1: Thị phần thị trường giao nhận vận tải Việt Nam năm 2010

(Nguồn: Tổng hợp từ website thuongmai.vn)

Trang 25

Tới năm 2014, theo cam kết gia nhập WTO các công ty nước ngoài trong lĩnh vựclogistic được phép mở doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khi đó,những doanh nghiệp như Schenker Gemadept Logistic Việt Nam, Agility Logistic, TNT,UPS Logistic… sẽ thực sự bắt đầu cuộc đua xâm chiếm thị trường Việt Nam Do đó, thực

tế cho thấy là tình hình cạnh tranh trên thị trường giao nhận vận tải Việt Nam hiện nay làrất căng thẳng và khốc liệt Các doanh nghiệp nước ngoài đã có nền tảng kinh tế, kinhnghiệm, kỹ thuật vững chắc, những doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh với họ phải

có sự đầu tư và định hướng cụ thể để giành lại sân nhà nếu không muốn bị thâu tóm hếtbởi những công ty quốc tế

2.1.1.2 Xác định khách hàng mục tiêu của công ty

Với những kết quả nghiên cứu thị trường thu thập được ở trên, vấn đề đầu tiên đặt

ra cho công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN là xác định khách hàng mụctiêu mà công ty hướng tới cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải Những năm đầu giaiđoạn 2006-2010, năng lực vận tải của công ty còn chưa phát triển, phải thuê các phươngtiện vận tải ở ngoài để vận chuyển hàng hóa cho khách hàng Phạm vi thực hiện mở tờkhai hải quan mà công ty có thể nhận làm dịch vụ cho khách hàng là ở các chi cục hảiquan lân cận Hà Nội như chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long, chi cục hải quan HảiDương, chi cục hải quan Vĩnh Phúc… Mục tiêu công ty đặt ra số lượng các lô hàng thựchiện dịch vụ trong 1 tháng đều đặn, trung bình từ 100 tới 120 lô hàng một tháng

Căn cứ vào các tiêu chí trên, đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến của công

ty trong giai đoạn 2006-2010 là những doanh nghiệp thường xuyên có những lô hàng xuấtnhập đều đặn, hàng hóa không quá cồng kềnh, nhiều chi tiết, đòi hỏi việc vận chuyển, bốc

dỡ phức tạp và thực hiện các thủ tục hải quan ở các chi cục hải quan lân cận khu vực HàNội Những khách hàng này được công ty xác định là các doanh nghiệp có vốn FDI nhậpkhẩu máy móc tạo tài sản cố định cho nhà máy sản xuất trong các khu công nghiệp, nhậpnguyên vật liệu đầu vào để gia công sản xuất trong các khu chế xuất; các nhà thầu tham

Trang 26

gia vào các dự án xây dựng, lắp đặt và các doanh nghiệp có máy móc, linh kiện có nhucầu tạm xuất để bảo hành, sửa chữa rồi tái nhập về.

Bảng 2.1: Danh sách các khách hàng thường xuyên của công ty TNHH thương mại

và dịch vụ vận tải ASEAN

(Nguồn: Phòng Marketing công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN)

STT Tên các công ty khách hàng Loại hình hàng hóa XNK

1 Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam Nhập đầu tư – Nhập sản xuất – Nhập chế xuất

2 Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh) Nhập đầu tư – Nhập sản xuất – Nhập chế xuất

3 Yurtec Corporation Nhập đầu tư cho dự án xây dựng, lắp đặt

4 Công ty viễn thông Motorola Việt Nam Tạm xuất – tái nhập bảo hành, tạm nhập – tái xuất

hàng mẫu

5 Hitachi Plant Technologies Nhập đầu tư cho dự án xây dựng, lắp đặt

6 Công ty cổ phần công nghệ Việt Tiến Nhập kinh doanh

7 Công ty TNHH Vietek Nhập khẩu ủy thác

8 Công ty TNHH giải pháp NEC Việt Nam Nhập kinh doanh

9 Công ty cổ phần Kinh Việt Nhập kinh doanh

10 Công ty TNHH Sanyo Việt Nam Nhập đầu tư – Nhập kinh doanh

Trang 27

Bảng 2.1 là danh sách các khách hàng thường xuyên của công ty trong giai đoạn

2006-2010 và tới hiện nay Đây là những khách hàng sau khi ký hợp đồng lần đầu tiên sử dụngdịch vụ giao nhận vận tải mà công ty cung cấp đã tín nhiệm và ủy quyền cho công ty làmđại lý thủ tục hải quan thực hiện các công việc xuất nhập khẩu các lô hàng mà nhữngkhách hàng này thường xuyên xuất đi hoặc nhập về với số lượng lớn Và các công ty này

từ khách hàng mục tiêu trở thành khách hàng trung thành của công ty

2.1.1.3 Xây dựng dịch vụ giao nhận vận tải cho các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu mới cho các khách hàng mục tiêu

Giai đoạn đầu mới thành lập, công ty mới cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan,giao nhận vận tải cho loại hình hàng hóa xuất khẩu và nhập kinh doanh ở hai chi cục hảiquan Gia Lâm và sân bay quốc tế Nội Bài Tới giai đoạn 2006-2010, lấy cơ sở chính lànhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu đã xác định được, công ty hình thành ý tưởng xâydựng các dịch vụ giao nhận vận tải cho các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu mới, baogồm hàng nhập đầu tư, sản xuất – chế xuất; hàng tạm nhập – tái xuất; hàng tạm xuất – táinhập Đồng thời, công ty cũng chủ trương mở rộng phạm vi thực hiện các thủ tục hảiquan cho các lô hàng tại chi cục hải quan Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và VĩnhPhúc

Ý tưởng trên được ban lãnh đạo công ty đưa ra lấy ý kiến của toàn thể nhân viêntrong công ty, là những người trực tiếp thực hiện các công việc cụ thể và cùng thảo luận,đánh giá Với nguồn vốn tự có của công ty, phòng kế toán và ban giám đốc nhất trí rằngcông ty có thể đáp ứng được ngân sách cho việc xây dựng các dịch vụ mới Đối vớinhững nhân viên thuộc bộ phận chứng từ và hiện trường, với số lượng nhân viên tăng lên,đều là những người trẻ, năng động, cũng có những kinh nghiệm làm việc nhất định,phòng nghiệp vụ cũng đồng tình với ý tưởng cung cấp thêm các loại hình dịch vụ mới đểphát triển, mang lại nhiều lợi ích hơn cho công ty Công ty cũng thấy rằng ý tưởng xâydựng các dịch vụ mới cho khách hàng mục tiêu là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh thị

Trang 28

trường giao nhận vận tải Việt Nam đang có những biến chuyển và cạnh tranh khá căngthẳng Thực hiện được ý tưởng trên sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của công tyvới các đối thủ cả trong nước và nước ngoài

2.1.1.4 Lập kế hoạch triển khai các dịch vụ giao nhận vận tải mới cho các khách hàng mục tiêu

Sau khi hình thành và đưa ra ý tưởng để đi vào thực hiện, công ty tiến hành côngviệc lập các kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện những dịch vụ mới Đây là một trongnhững công việc quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của công ty khi thực hiện ýtưởng xây dựng những dịch vụ mới cho nhóm khách hàng mục tiêu Do vậy, ban lãnh đạo

và nhân viên công ty đã cùng bàn bạc và thảo luận để thống nhất kế hoạch chung, làmđường lối chính cho các hoạt động diễn ra trong việc cung cấp tới khách hàng các dịch vụcủa công ty

Kế hoạch tổng thể của việc triển khai cung cấp các dịch vụ mới của công ty cụ thểbao gồm những yếu tố sau:

- Tài chính là nền tảng cho các công việc sau được thực hiện trôi chảy và suôn sẻ, để đưa

ra những quyết sách chính xác về tài chính, công ty xác định phải trả lời được những câuhỏi: Vốn cần bao nhiêu? Lấy ở đâu? Mục đích sử dụng vốn là gì?

- Nhân sự là yếu tố then chốt để thực hiện mọi công việc, với mỗi một loại hình dịch vụ

khi cung cấp cho khách hàng sẽ cần đến số lượng nhân viên và các yêu cầu với nhân viêncũng khác nhau Do đó, để xây dựng tốt kế hoạch về nhân sự, công ty cần trả lời các câuhỏi như: Số lượng nhân viên cần bao nhiêu người? Những yêu cầu về chuyên môn vàkinh nghiệm như thế nào? Tuyển dụng và đào tạo như thế nào? Phân bổ nhân sự thế nàocho hợp lý?

Trang 29

- Marketing là hoạt động nhằm tìm kiếm, xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho công ty.

Việc cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng không chỉ là nhất thời trong giai đoạn2006-2010 mà còn kéo dài cùng với sự phát triển của công ty Vì thế, hoạt độngMarketing cần thiết phải quảng bá những dịch vụ mà công ty hiện có, giúp khách hàngbiết tới công ty với những điểm cạnh tranh nổi trội trên thị trường bằng việc trả lời nhữngcâu hỏi sau: Giới thiệu dịch vụ mới tới khách hàng như thế nào? Làm thế nào để lôi kéokhách hàng sử dụng dịch vụ của công ty? Phải làm gì để tạo dựng hình ảnh và thươnghiệu cho công ty?

Sau đây là kế hoạch sơ bộ cho việc triển khai cung cấp dịch vụ mới đối với 1 lô hàng tạmnhập – tái xuất thiết bị viễn thông 3G của MOTOROLA VIỆT NAM tại chi cục hải quansân bay Nội Bài – Hà Nội, được minh họa trong bảng dưới đây:

Tài chính - Số lượng vốn ước chừng: 50 triệu VNĐ

- Lấy từ nguồn vốn tự có của công ty.

- Mục đích sử dụng vốn: thực hiện thủ tục hải quan, nộp thuế, thuê phương tiện vận tải, lưu kho (nếu có).

Nhân sự - Cần 4 người

- Yêu cầu: nắm được quy trình thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập – táixuất; đã có kinh nghiệm giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu sân bay Nội Bài;nhanh nhẹn và có sức khỏe

Marketing - Chào dịch vụ mới tới khách hàng qua email, gặp gỡ trực tiếp để tư vấn.

Bảng 2.2: Kế hoạch sơ bộ triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ cho Motorola VN

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN)

Trang 30

2.1.1.5 Thực hiện việc cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu mới cho khách hàng mục tiêu

Sau khi hình thành, xây dựng ý tưởng dịch vụ giao nhận vận tải cho các loại hìnhhàng hóa mới và lập kế hoạch triển khai, công ty bắt đầu tổ chức thực hiện việc cung cấpcác dịch vụ mới này tới các khách hàng mục tiêu Phòng Marketing có nhiệm vụ tìm kiếm

và giới thiệu cho các đối tượng khách hàng đã được xác định trước và đang có nhu cầutìm đại lý làm thủ tục hải quan về các dịch vụ mà công ty hiện có Tiếp theo, phòngNghiệp vụ sẽ tư vấn cho các khách hàng loại dịch vụ phù hợp với mong muốn và yêu cầucủa khách hàng khi xuất nhập khẩu hàng hóa của họ Khi khách hàng đã đồng ý ủy quyềncho công ty là đại lý làm thủ tục hải quan cho họ, hai bên sẽ tiến hành thảo luận các điềukhoản tiến tới ký kết hợp đồng Dựa trên những thỏa thuận giữa công ty và khách hàng,công việc cụ thể sẽ được giao cho bộ phận chứng từ và bộ phận hiện trường thực hiện từviệc làm chứng từ, khai báo hải quan, kiểm tra, thông quan hàng hóa, vận chuyển về địađiểm giao hàng và bàn giao hàng hóa cho khách hàng Chuỗi công việc này được mô tảkhái quát theo sơ đồ ở hình sau:

Trang 31

Hình 2.2: Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH

thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN)

Trang 32

Sơ đồ trên là mô tả chung quá trình thực hiện việc cung cấp dịch vụ của công tycho khách hàng Còn tùy vào loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu mà có những điểm khácbiệt trong từng khâu Một bộ chứng từ cơ bản của một lô hàng xuất nhập khẩu thôngthường gồm có: 2 tờ khai hải quan (1 bản lưu hải quan và 1 bản lưu người khai hải quan),phụ lục hàng hóa và tờ khai trị giá (nếu có), 1 bản sao hóa đơn thương mại (invoice), 1bản sao bản kê hàng hóa (packing list), 1 bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa (purchaseorder), 1 bản gốc và 1 bản sao vận đơn (bill of lading), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa(CO – nếu có) Ngoài ra, đối với hàng hóa nhập đầu tư còn cần công văn cam kết tạo tàisản cố định, danh mục hàng hóa tạo tài sản cố định Đối với hàng hóa nhập khẩu tại mộtcửa khẩu khác với cửa khẩu của chi cục hải quan mà lô hàng đó mở tờ khai thì phải bổsung thêm đơn xin chuyển cửa khẩu Đó là những chứng từ cần thiết cho một lô hàng đểlàm các thủ tục xuất nhập khẩu Các nghiệp vụ mở - bóc tờ khai, lấy hàng, giao hàngđược thực hiện tuần tự theo mô tả như sơ đồ ở trên.

Ví dụ minh họa cho một bộ chứng từ đầy đủ của loại hình hàng hóa nhập đầu tư củaYurtec Corporation – dự án GERBERA khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Dương ở phụlục cuối chuyên đề

2.1.2 Kết quả của hoạt động phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN giai đoạn 2006-2010

Sau 2 năm đi vào hoạt động, năm 2007 công ty hình thành và bắt đầu xây dựng ýtưởng cung cấp thêm các dịch vụ mới cho khách hàng mục tiêu Với một công ty mớiđược thành lập thì số doanh thu của công ty năm 2006 là 1.489.000.000 đồng thực sự là

sự cố gắng và nỗ lực lớn của toàn thể công ty khi lúc đó số loại hình dịch vụ công ty thựchiện còn khiêm tốn Tới năm 2007, thời điểm mà Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu vui

về việc được gia nhập vào WTO, nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến thần tốc, công

ty cũng có những quyết định sáng suốt khi xây dựng ý tưởng cung cấp thêm những dịch

Trang 33

vụ mới, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của thị trường Kết quả kinh doanh của năm

2007 doanh thu đạt 2.317.000.000 đồng, lợi nhuận tăng đến 79,38% so với năm 2006 ởmức đạt 348.000.000 đồng

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Hình 2.3: Doanh thu – lợi nhuận của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải

ASEAN giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán công ty TNHH TM & DV Vận tải ASEAN)

Sang năm 2008, đây là thời kì khởi sắc của công ty, cả doanh thu và lợi nhuận đềutăng trưởng mạnh lần lượt là 7.736.000.000 đồng và 696.000.000 đồng Do trong nămnày, các khách hàng được công ty nhắm tới là đối tượng mục tiêu, sau một thời gian sửdụng dịch vụ của công ty đã tín nhiệm và trở thành khách hàng thường xuyên, có sốlượng các lô hàng xuất – nhập đều đặn và nhiều, nên nguồn thu của công ty cũng tăngđáng kể Tuy nhiên, tới cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ngừngtrệ sự đi lên của kinh tế thế giới, còn nền kinh tế Việt Nam cũng có những suy thoái nhấtđịnh Vì thế bắt đầu từ cuối năm 2008 và tới hết năm 2009, công ty cũng gặp phải nhữngkhó khăn khi lạm phát, đồng tiền mất giá, giá xăng dầu tăng lên… khiến các chi phí cũng

Trang 34

tăng theo Thêm nữa, chính các doanh nghiệp khách hàng cũng có những khó khăn riêng,nhất là đối với những doanh nghiệp có vốn FDI trong các khu công nghiệp và chế xuất vìcông ty mẹ ở nước ngoài bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, sản xuất bị đình trệ vì thiếunguyên liệu sản xuất do giá cả tăng, hoặc sản phẩm làm ra không tiêu thụ được vì không

có cầu mua, cắt giảm nguồn nhân lực… Bởi vậy, mặc dù doanh thu của công ty năm 2009không bị giảm sút nhưng lợi nhuận đạt được lại thấp hơn năm 2008, chỉ đạt 652.000.000đồng

Năm 2010, nền kinh tế thế giới dần hồi phục, các hoạt động kinh tế trở lại vớinhững sự tăng trưởng đáng mừng cho dù vẫn còn chậm Hoạt động xuất nhập khẩu ở ViệtNam lại diễn ra sôi nổi và nhộn nhịp Đó là tín hiệu vui cho những người làm kinh tế, đặcbiệt là những công ty trong lĩnh vực giao nhận vận tải Sau 1 năm giảm sút nguồn thu, đếnnăm 2010, công ty tiếp tục đà tăng trưởng như đã từng đạt được ở năm 2007 và 2008 Sovới năm 2009, năm 2010 mức doanh thu của công ty chỉ tăng thêm 491.000.000 đồng,nhưng lợi nhuận lại tăng thêm 200.000.000 đồng đạt 852.000.000 đồng

Dựa vào biểu đồ ở hình 2.4 dưới đây, ta thấy số lượng tờ khai đã mở của công tyqua các năm đều tăng Mức tăng từ năm 2006 sang năm 2007 là 400 tờ khai, đây là những

tờ khai được mở để làm thủ tục hải quan cho các lô hàng nhập đầu tư tạo tài sản cố địnhcủa các khách hàng mới mà công ty tìm kiếm như công ty TNHH Rhythm Precision ViệtNam ở KCN Bắc Thăng Long, văn phòng đại diện Yurtec Corporation tại Việt Nam nhậphàng cho các doanh nghiệp ở KCN Đại An – Hải Dương

Tới năm 2008 số lượng tờ khai đã mở được của công ty là 1.700 tờ khai, chứng tỏ

sự hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện cung cấp các dịch vụ với cho nhóm kháchhàng mục tiêu khi mà chỉ trong vòng hai năm, mức tăng lên của số lượng tờ khai luôn giữ

ở mức đều đặn là 400 – 500 tờ khai/năm Năm 2009 và 2010, mức tăng có giảm nhưngđến 2010 công ty đã mở được 2000 tờ khai, trung bình là 167 tờ khai tương đương 167 lôhàng/tháng được công ty thực hiện làm dịch vụ khai thuê hải quan và giao nhận vận tải

Trang 35

(Đơn vị tính: tờ khai)

Hình 2.4: Số lượng tờ khai đã mở qua các năm giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ công ty TNHH TM & DV Vận tải ASEAN)

Số lượng các khách hàng thường xuyên của công ty luôn giữ ở mức đều đặn là 10khách hàng như bảng số 2.1 Trong đó hai doanh nghiệp là công ty TNHH RhythmPrecision Việt Nam và công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh) là hai khách hàngthường xuyên có lô hàng xuất nhập được công ty làm dịch vụ, mang lại nguồn thu chínhcho công ty trong giai đoạn 2006-2010

Với những kết quả đạt được ở trên, nhìn chung công ty đã có những bước pháttriển lớn khi quyết định mở rộng các loại hình dịch vụ giao nhận vận tải mà công ty cungcấp

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Kinh doanh quốc tế (PGS.TS Nguyễn Thị Hường – TS. Tạ Lợi), giáo trình “Nghiệp vụ ngoại thương – Lý thuyết và thực hành”, tập 1, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Kinh doanh quốc tế (PGS.TS NguyễnThị Hường – TS. Tạ Lợi), giáo trình "“Nghiệp vụ ngoại thương – Lý thuyết và thựchành”
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
2. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Mạnh Hiền, "Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
3. Chuyên đề thực tập “Phát triển dịch vụ vận tải Container tại công ty vận tải biển Container Vinalines trong điều kiện hội nhập WTO” – Vũ Thị Hằng – GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề thực tập "“Phát triển dịch vụ vận tải Container tại công ty vận tải biểnContainer Vinalines trong điều kiện hội nhập WTO”
4. Website: http://www.thutuchaiquan.com thuộc chủ quản công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ASEAN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Website: "http://www.thutuchaiquan.com
5. Kinh tế vĩ mô 2006 - 2010 và “nghịch lý” hiếm thấy – Nguyên Thảo – 10/03/2011 http://vneconomy.vn/20110310092912813p0c9920/kinh-te-vi-mo-2006-2010-va-nghich-ly-hiem-thay.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghịch lý” hiếm thấy – Nguyên Thảo – 10/03/2011
6. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010: Thành tựu, hạn chế và bài học rút ra - 24/01/2011http://www.tapchitaichinh.vn/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/3282/Default.aspx Link
7. Ngành Logistics VN Khả năng tiềm ẩn – 28/04/2009http://kilobooks.com/threads/74-Ng%C3%A0nh-Logistics-VN-Kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-ti%E1%BB%81m-%E1%BA%A9n Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w