1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA

71 650 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 654 KB

Nội dung

Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp như là đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đó cũng là lý do tại sao logistics trong hoạt động kinh doanh ngày càng được quan tâm và phát triển. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA, tôi thấy thực trạng cũng như vai trò phát triển logisics trong hoạt động kinh doanh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về logistics trong công ty cũng như qua đó tìm ra điểm mạnh và các giải pháp tối ưu giải quyết những vấn đề còn hạn chế, từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Với việc vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu. Trước hết là nắm bắt đối tượng nghiên cứu, các quy luật, bản chất của hoạt động kinh doanh, có căn cứ khoa học thực tiễn, không chủ quan, duy ý chí. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa,do thời gian hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô để chuyên đề thực tập của tôi em được hoàn chỉnh hơn

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths Đinh Lê Hải Hà, ban lãnh đạo và các anh chị phòng kinh doanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ IPCA, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Điều đó tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp như là đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đó cũng là lý do tại sao logistics trong hoạt động kinh doanh ngày càng được quan tâm và phát triển

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA, tôi thấy thực trạng cũng như vai trò phát triển logisics trong hoạt động kinh doanh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về logistics trong công ty cũng như qua đó tìm ra điểm mạnh và các giải pháp tối ưu giải quyết những vấn đề còn hạn chế, từ đó

có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty

Với việc vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu Trước hết là nắm bắt đối tượng nghiên cứu, các quy luật, bản chất của hoạt động kinh doanh, có căn cứ khoa học thực tiễn, không chủ quan, duy ý

chí Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA” làm đề tài

nghiên cứu của mình

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Lựa chọn góc độ tiếp cận về logistics trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Trang 6

Chương II: Thực trạng logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA.

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA.

Trang 7

Chương 1 Lựa chọn góc độ tiếp cận về logistics trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

1.1 Khái niệm logistics và các góc độ tiếp cận

1.1.1 Cơ sở hình thành của Logistics

Logistics có thể được hiểu như là việc có được đúng số lượng cần thiết,

ở đúng thời điểm với chi phí phù hợp Nó là nghệ thuật, là một quá trình khoa học Nó phối hợp tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý vòng đời

dự án, chuỗi cung cấp và hiệu quả

Logistics có khái niệm bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến

Trong thời kì Hy Lạp cổ đại, đế chế Roma và Byzantine, đã có những sĩ quan với mác “logistikas” là người chịu trách nhiệm đến các vấn đề về tài chính cũng như cung cấp phân phối

Theo định nghĩa của Oxford thì “logistics được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự lien quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự”

Logistics có khái niệm liên quan đến kinh doanh bắt nguồn từ những năm 1950 Điều này chủ yếu là do sự gia tăng trong việc cung cấp, vận chuyển trong một thế giới toàn cầu hóa đòi hỏi phải có những nhà chuyên gia trong lĩnh vực này

1.1.2 Khái niệm và các góc độ tiếp cận

Về mặt lịch sử, thì thuật ngữ logistics là một thuật ngữ quân sự đã có từ mấy trăm năm nay, thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong quân đội và mang nghĩa là “hậu cần” hoặc “tiếp vận” Với ý nghĩa là quá trình cung cấp trang thiết bị phục vụ cho quân đội

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhiều thập kỉ qua, logistics được nghiên cứu sâu và áp dụng sang lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh Thuật ngữ “logistics” ngày nay được hiểu với nghĩa quản lí hệ thống hoạt

Trang 8

động sản xuất kinh doanh trong các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh

tế quốc dân

Theo giáo sư người Anh Martin Christopher lại cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm ( và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”

Theo định nghĩa của ông Nguyễn Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Kho vận miền Nam (Sotrans): “Logistics là một quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả những luồng lưu thông và khối lượng tồn kho của hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan đến chúng”

Khái niệm logistics, theo ESCAP, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và bao gồm cả vận chuyển các tài nguyên – yếu tố đầu vào và đầu

ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Việc ứng dụng logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông, suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải Nhờ đó hàng hóa được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thõa mãn nhu cầu của khách hàng Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hóa là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà Có được hiệu quả đó chính là nhờ ứng dụng hệ thống logistics vào sản xuất và lưu thông

Chắc chắn cùng với sự phát triển của logistics sẽ xuất hiện thêm nhiều

Trang 9

doanh nghiệp :”Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ thời điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” Ở đây bên cạnh tính tối ưu hóa về địa điểm/vị trí, chúng tôi bổ sung thêm tính tối ưu hóa về thời gian, vì trong nền kinh tế tri thức “đúng lúc”,

“đúng thời điểm” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

1.2 Nội dung logistics trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Dịch vụ khách hàng

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, thị trường được mở rộng, khi cần mua một loại hàng hóa nào đó khách hàng có rất nhiều khả năng lựa chọn Nếu nhiều tổ chức cùng đưa ra thị trường những sản phẩm với đặc điểm, chất lượng, giá cả gần tương đươntg như nhau thì sự khác biệt

về dịch vụ khách hàng là công cụ cạnh tranh sắc bén Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp tổ chức giữ được chân các khách hàng cũ mà còn có thể lôi kéo, thu hút thêm được các khách hàng mới Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công

Trong quá trình hoạt động logistics dịch vụ khách hàng chính là đầu ra,

là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng

Cũng như logistics, có rất nhiều định nghĩa khác về dịch vụ khách hàng Mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi nghề, thậm chí cùng một người, nhưng đứng trên cương vị khác nhau (nhà cung cấp và khách hàng) cũng có thể đưa ra những định nghĩa khách hàng rất khác nhau

Theo quan điểm mới thì dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua, người bán và bên thứ ba Các nhà thầu phụ; Kết quả của quá trình này là tạo ra các giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi Nói

Trang 10

ngắn gọn hơn dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các lợi ích từ giá trị gia tăng từ dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất.

Dịch vụ khách hàng, có thể nói rộng hơn, là các biện pháp trong hệ thống logistics được thực hiện sao cho giá trị gia tăng được cộng vào sản phẩm đạt mức cao nhất với tổng chi phí thấp nhất Gía trị gia tăng ở đây chính

là sự hài lòng của khách hàng, nó là hiệu số giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ và tác động tương

hỗ với nhau Do đó, dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chỉ có thể giữ chân khách hàng, tạo ra những liên minh chiến lược, những bạn hàng bền vững, một khi khách hàng hài lòng với những sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp Vì vậy, doanh nghiệp phải bằng mọi cách nghiên cứu, xác định được nhu cầu thực của khách hàng, trên cơ sở

đó xây dựng mục tiêu và mức độ dịch vụ khách hàng phù hợp

Chất lượng dịch vụ khách hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Có thể chia các yếu tố này thành ba nhóm: trước, trong và sau khi giao dịch với khách hàng Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu

tố ảnh hưởng Nói tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics và là giao diện chủ yếu giữa những chức năng của marketing và logistics, hỗ trợ cho yếu tố địa điểm trong marketing – mix Hơn thế nữa, dịch

vụ khách hàng là “bí quyết” để duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với những sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay việc xây dựng được một chiến lược dịch vụ khách hàng đúng đắn và quản trị tốt nó là việc hết sức quan trọng và cần thiết Quản trị mạng logistics có thành công hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc quản trị dịch vụ khách hàng

1.2.2 Hệ thống thông tin

Trang 11

Thực tế đã chứng minh rằng: máy vi tính và những thành tựu của công nghệ thông tin đã có những đóng góp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của logistics.

Muốn phát triển logistics thành công thì trước hết phải quản lý được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này Hệ thống thông tin logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất…), thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải,…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn đã nêu trên

Trong hệ thống phức tạp đó thì xử lý đơn đặt hàng của khách hàng chính là trung tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống logistics Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin để xử lý đơn hàng tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình Nếu thong tin được trao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động logistics sẽ tiến hành hiệu quả Ngược lại, nếu trao đổi thông tin chậm chạp, sai sót sẽ làm tăng các khoản chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm cho việc giao hàng diễn ra không đúng thời hạn và làm mất khách hàng sẽ là điều không tránh khỏi Nghiêm trọng hơn nữa thông tin không chính xác, kịp thời có thể làm cho sản xuất kém hiệu quả do phải thường xuyên thay đổi kế hoạch, quy mô để đáp ứng yêu cầu thực tế; nếu tình trạng

đó kéo dài sẽ đẩy doanh nghiệp đến thua lỗ, thậm chí phá sản

Công nghệ thông tin là chìa khóa vạn năng để giải quyết vấn đề mang tính sống còn này là của logistics Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi thong tin được nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp hoạt động logistics trên toàn bộ hệ thống với công cụ không thể thay thế - máy vi tính Máy vi tính dùng để lưu trữ các dữ liệu của đơn đặt hàng, quản lý thành phẩm, theo dõi dự trữ , quá trình sản xuất, thanh toán và

Trang 12

đương nhiên quản lý cả kho bãi, vận tải…Máy vi tính giúp lưu trữ, xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và khi các máy được kết nối sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin diễn ra chính xác, kịp thời.

Hệ thống thông tin (máy tính và mạng) là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống logistics, với hệ thống xử lý đơn hàng là trung tâm Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho người ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là

vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng giành chiến thắng, lĩnh vực logistics cũng không phải là ngoại lệ

1.2.3 Quản trị dự trữ

Dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa là một nội dung quan trọng của hoạt động logistics Nhờ có dự trữ mà logistics mới có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng

Dự trữ cần phải có, là do:

- Sản xuất, vận tải…phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới mang lại hiệu quả Ví dụ : đặt mua một lô hàng lớn sẽ có khả năng thương lượng giảm giá cho một đơn vị sản phẩm ; Vận chuyển một lô hàng lớn cũng cho phép được hưởng mức cước ưu đãi…Nhưng làm như vậy tất yếu sẽ dẫn đến phải có một lượng hàng tồn kho nhất định

- Cân bằng cung và cầu đối với những mặt hàng theo thời vụ

- Dự trữ để đề phòng rủi ro

- Dự trữ là phương tiện để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng – giải quyết những nhu cầu đột xuất của khách hàng

Trang 13

lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, khách hàng luông mong muốn thõa mãn được nhu cầu một cách tốt nhất, luôn hướng tới cái mới, dẫn đến một lượng sản phẩm làm ra không thể bán hết, bị tồn kho.

Từ những yếu tố trên cho thấy, dự trữ là tất yếu khách quan, nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung, hoạt động logistics nói riêng, mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng Nhưng như vậy không có nghĩa là dự trữ càng nhiều càng tốt

Mặt khác cần phải thấy : dự trữ là sự đầu tư vốn lớn, rất tốn kém và có liên quan đến mức độ dịch vụ của khách hàng Nếu quản lý dự trữ tốt, công ty

có thể đẩy nhanh quay vòng vốn, sớm thu hồi vốn đầu tư, có điều kiện phục

vụ khách hàng tốt, làm ăn hiệu quả, ngược lại nếu quản lý dự trữ kém, sẽ làm cho lượng hàng tồn kho lớn, quay vòng vốn chậm, vốn bị ứ đọng, lợi nhuận suy giảm, hoạt động kém hiệu quả

Lập kế hoạch dự trữ nói riêng và quản trị dự trữ nói chung, là việc làm không thể thiếu, bởi chúng xác định mức dự trữ tối ưu, cân đối giữa đầu tư cho dự trữ với những cơ hội đầu tư luôn sẵn có trong công ty ; Xác định chi phí dự trữ và những chi phí khác có liên quan Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có một kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức

dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải…

Tóm lại, chi phí dự trữ có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động logistics, nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác Quản trị dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics Cần sử dụng tốt nhất và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật : phân tích

dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng – để làm tốt công tác quản trị dự trữ, biến nó thành công sự đắc lực giúp công ty thành công

1.2.4 Quản trị vật tư

Trang 14

Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả toàn bộ việc chu chuyển và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…cùng những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Còn quản trị vật tư là một

bộ phận của quản trị logistics Vật tư bao gồm : nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, các bộ phận thay thế, bán thành phẩm…

Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình logistics thì quản trị vật

tư là đầu vào của quá trình này Mặc dù không trực tiếp tác động đến người tiêu dùng nhưng quản trị vật tư có vai trò quan trọng, quyết định đối với toàn

bộ hoạt động logistics Bởi không vó nguyên vật liệu tốt không thể cho ra những sản phẩm tốt

Các hoạt động của quản trị vật tư bao gồm : xác định nhu cầu vật tư ; tìm nguồn cung cấp ; Tiến hành mua sắm/thu mua vật tư ; Tổ chức vận chuyển ; Nhập kho và lưu kho ; Bảo quản và cung cấp cho người sử dụng ; Quản trị hệ thống thông tin có liên quan ; Lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho ; Tận dụng phế liệu, phế phẩm Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ quản lý sản xuất từ bên ngoài

1.2.5 Vận tải

Nguyên vật liệu, hàng hóa…chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải Vì vậy, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động logistics Để chuyên chở hàng hóa,người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau : đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức lại với nhau – được gọi là vận

Trang 15

- Vận tải đường thủy : phương thức vận tải này bao gồm : vận tải thủy nội địa, vận chuyển dọc bờ và vận tải trên các biển, đại dương

Vận tải đường thủy có lợi thế là cước vận tải rẻ do vận chuyển với số lượng lớn, với các đội tàu chuyên dụng, cơ sở hạ tầng một phần do thiên nhiên kiến tạo sẵn…

- Vận tải đường bộ : Đường bộ là phương thức vận tải nội địa phổ biến cung cấp dịch vụ vận tải nhanh chóng, đáng tin cậy Phương thức này đặc biệt được ưa chuộng khi vận chuyển những hàng hóa như đồ chơi trẻ em, đồng hồ, bánh kẹo, các loại nông sản, các sản phẩm được chế biến từ sữa…

Ưu điểm nổi bật của phương thức này có tính linh hoạt cao, có thể cung cấp các dịch vụ từ cửa đến cửa khá hiệu quả, nhất là ở những nơi có hệ thống đường sá và phương tiện hiện đại phát triển mạnh

Theo thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng đều qua các năm ; Phương thức vận chuyển này thực sự là một bộ phận quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều công ty vì có khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng với giá tương đối rẻ

- Vận tải đường sắt : loại hình vận tải này kém linh hoạt hơn vận tải đường bộ Tàu hỏa không thể cung cấp dịch vụ đến một địa điểm bất kì theo yêu cầu của khách hàng, vì không phải ở đâu người ta cũng có thể lắp đặt đường ray và xây dựng nhà ga Mặc dù được cải tiến rất nhiều, tốc độ của tàu hỏa cũng châm hơn các phương tiện đường bộ Thêm vào đó, tàu hỏa thường

đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao và chắc chắn là không thể linh hoạt, dễ dàng, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi như đường bộ Chính vì có nhiều nhược điểm như trên, nên mặc dù có giá cước tương đối thấp, đường sắt vẫn ít được áp dụng trong logistics như một phương tiện vận tải độc lập, mà thường áp dụng dưới dạng đa phương thức

- Vận tải hàng không Hoàn toàn trái ngược với vận tải đường thủy, vận tải hàng không chỉ phù hợp với những loại hàng hóa có khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, nhất là những mặt hàng cần phải vận chuyển trong một thời

Trang 16

gian ngắn, như : hàng hiếm quý, rau quả, thực phẩm tươi sống, các mặt hàng thời trang, những loại hàng hóa đặc biệt…

Thường thì khách hàng chỉ lựa chọn phương thức này khi không còn cách nào khác, vì các lý do : cước vận tải quá cao, thủ tục phức tạp, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, chứng nhận và phương thức này cũng không thể cung cấp dịch vụ từ cửa tới cửa, mà chỉ dừng lại ở mức từ cảng đến cảng mà thôi Tuy nhiên trong những trường hợp khẩn cấp vẫn được sử dụng do có 2 ưu điểm : tốc độ vận chuyển rất nhanh và độ an toàn cao

- Vận tải đường ống : đây là phương thức vận tải chuyên dụng, chỉ để vận chuyển những mặt hàng như khí đốt, dầu thô, nước sạch, hóa chất hoặc than bùn mà thôi Vận tải bằng đường ống cung cấp cho khách hàng mức độ dịch vụ rất cao và với chi phí có thể chấp nhận được…

Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tảu cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ Trước hết là đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mặt vị trí – rõ ràng sản phẩm chỉ có giá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng, nếu vận chuyển hàng hóa đến được tay người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng thêm Kế nữa là đáp ứng yêu cầu

về mặt thời gian Chính việc lựa chọn phương thức vận tải và cách thức tổ chức vận tải sẽ quyết định hàng có đến nơi kịp thời gian hay không ? Gía trị gia tăng ở đây chính là việc khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi và đúng lúc

1.2.6 Kho bãi

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho

Trang 17

tính chiến lược, nó không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tất nhiên là ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền logistics.

Vị trí kho hàng được quyết định dựa vào các điều kiện cơ bản như : gần các trung tâm bán hàng lớn, có hạ tầng giao thông tốt, thủ tục đơn giản, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhất là có tình hình chính trị - xã hội ổn định Ngoài ra, còn phải chú ý tới các yếu tố phụ khác như : thị trường lao động, thị trường nhà ở, chi phí vận chuyển và các yêu cầu đặc biệt của nhà cung cấp, cùng như người tiêu dùng

Quản trị kho và lưu kho có quan hệ mật thiết với vận chuyển Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm Trong thực tế, giá cả của cùng một mặt hàng trên các thị trường khác nhau không bằng nhau một phần lớn là do khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không bằng nhau Quản trị kho tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng với chi phí thấp nhất

Nội dung của công tác quản trị kho rất phong phú gồm thiết kế mạng lưới kho ; Thiết kế và trang bị các thiết bị trong kho ; Tổ chức các nghiệp vụ kho : xuất, nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa trong kho ; Quản lý hệ thống thông tin, sổ sách, số liệu về hoạt động của kho ; Tổ chức quản lý lao động :

tổ chức các công tác bảo hộ và an toàn lao động trong kho…

Công việc trước hết phải xác định số lượng và quy mô của các kho Dễ dàng thấy rằng : số lượng kho càng tăng thì kích thước của một kho sẽ giảm

và ngược lại Kích thước của kho hàng được quyết định bởi các yếu tố : Loại hàng hóa lưu kho, mức độ dịch vụ khách hàng ; quy mô thị trường…

1.2.7 Chi phí logistics và phân tích tổng chi phí logistisc

Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hóa điểm đầu cho đến điểm cuối – người tiêu dùng cuối cùng nên nếu giảm chi phí tùy tiện ở từng hoạt động riêng chưa chắc đã đạt kết quả mong muốn Giữa các hoạt động có liên quan

Trang 18

mật thiết với nhau, dẫn đến giảm chi phí ở khâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác, cuối cùng tổng chi phí không giảm mà còn có thể tăng ngược lại mục địch của quản trị chi phí logistics.

Do vậy, chìa khóa để quản trị chi phí logistics là phân tích tổng chi phí Điều này có nghĩa là với dịch vụ khách hàng định trước, nhà quản trị logistics phải tìm cách giảm tổng chi phí xuống mức thấp nhất Để làm được điều đó trước hết cần nắm vững các khái niệm và kỹ năng phân tích cân đối chi phí giữa các hoạt động logistics

Chi phí logistics được hình thành từ chi phí của các hoạt động trong quá trình : có 6 loại chi phí chủ yếu tham gia vào quá trình này :

- Chi phí phục vụ khách hàng

- Chi phí vận tải

- Chi phí kho bãi

- Chi phí giải quyết đơn hàng và hệ thống thông tin

- Chi phí sản xuất, thu mua

- Chi phí dự trữ

Trang 19

Chương 2 Thực trạng logistics trong họat động kinh doanh của

công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Tổng quan về công ty

* Hình thức doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ IPCA (tên tiếng Anh: IPCA TRADING AND SERVICE COMPANY LIMITED, tên viết tắt tiếng Anh là IPCA Co,Ltd; tên thường gọi là IPCA) tiền than là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng được thành lập theo quyết định số 0102001496 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư

Hà Nội cấp ngày 23/11/2000 Năm 2006, do nhu cầu kinh doanh của Toàn Thắng – Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ IPCA chính thức được tách

ra và thành lập theo quyết định số 0101941041 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/05/2006

Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ IPCA được thành lập mong muốn trở thành ĐỐI TÁC TIN CẬY của tất cả các doanh nghiệp trong việc THIẾT KẾ, XÂY DỰNG và DUY TRÌ các hệ thống thống tin một cách hiệu quả nhất Qua nhiều năm phát triển và lớn mạnh, công ty chúng tôi đã tạo lập được uy tín vững vàng trên thị trường IPCA đã và đang trở thành cái tên quen thuộc của rất nhiều quý khách hàng

Trang 20

* Địa chỉ công ty:

Trụ sở chính: Số 10, Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng giao dịch: Số 2/1 Phố Hoàng Sâm, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 84.4.7914603/ 84.4.2178397 Fax: 84.4.7915429

Website: www.anninh.com.vn ; www.anninh.vn

Email: anninh@anninh.com.vn

*Chức năng kinh doanh

- Tư vấn, sản xuất, mua bán, lắp đặt các thiết bị Camera quan sát, thiết

bị kiểm soát vào ra, thiết bị chống đột nhập, thiết bị phòng cháy, chữa cháy

- Sản xuất, kinh doanh thiết bị tự động hóa, thiết bị đo lường, kiểm tra

- Kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, viễn thông

- Sản xuất phần mềm tin học

- Kinh doanh phần mềm

2.1.1.2 Mô hình tổ chức của IPCA

Với hơn 30 chuyên gia, công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và

năng động trong công việc, có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án lớn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đội ngũ nhân viên của công ty đã được đào tạo nhiều lượt từ các trường cao đẳng, đại học danh tiếng trong và ngoài nước Nhiều người trong số đó đã trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt trong số họ có nhiều người

có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực Security

Công ty tự hào vì có đội ngũ nhân viên am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ

của khách hàng - Bí quyết của sự thành công!

Trang 21

Với sự am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ và kinh nghiệm triển khai các dự

án lớn trong lĩnh vực ngân hàng-Tài Chính, Doanh nghiệp, viễn thông, chính phủ, chúng tôi có thể nhanh chóng hiểu được các yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng và làm khách hàng hài lòng với các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức của công ty

(Nguồn phòng kinh doanh Công ty Thương mại và Dịch vụ IPCA)

2.1.1.3 Tiềm lực của công ty

* Tiềm lực tài chính

Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu không lớn chỉ chiếm 20% tổng số vốn kinh doanh, phần lớn là đi vay từ các ngân hàng thương mại , ngân hàng cổ phần…nhưng với chính sách phân bổ vốn hợp lý công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh của mình

* Tiềm lực con người

Phòng dự án Phòng kinh

doanh

Phòng kỹ thuật

Phòng Kế toán - HC

Hệ thống chi nhánh

Phòng phần mềm

Phòng QT chất lượng

Giám đốc

Trang 22

Với hơn 40 chuyên gia, công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và năng động trong công việc, có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án lớn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đội ngũ nhân viên của công ty đã được đào tạo nhiều lượt từ các trường cao đẳng, đại học danh tiếng trong và ngoài nước Nhiều người trong số đó đã trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt trong số họ có nhiều người

có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực Security

Công ty luôn tự hào vì có đội ngũ nhân viên am hiểu sâu sắc về nghiệp

vụ bán hàng – Bí quyết của sự thành công

Với sự am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ và kinh nghiệm các dự án lớn trong lĩnh vực ngân hàng – Tài chính, Doanh nghiệp, Viễn thông, Chính phủ công ty có thể nhanh chóng hiểu được các yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng

và làm khách hàng hài long với các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao

Bảng 2.2: Biểu đồ phân bổ nguồn nhân lực

Trang 23

(Nguồn phòng kinh doanh Công ty Thương mại và Dịch vụ IPCA)

2.1.2 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty IPCA

2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động

Hiện nay công ty kinh doanh cung cấp, lắp đặt và tư vấn các giải pháp

về thiết bị an ninh, giám sát sau:

* Giải pháp Camera Quan sát

• Giải pháp Camera giám sát cho tòa nhà, khối văn phòng

• Giải pháp Camera giám sát cho Khu công nghiệp

• Giải pháp Camera giám sát cho Khách sạn

• Giải pháp Camera giám sát cho khối Ngân hàng – Tài chính

Trang 24

• Giải pháp Camera giám sát cho Siêu thị, Sàn giao dịch

• Giải pháp Camera giám sát cho các nút giao thông

• Giải pháp quản lý cảng biển

* Hệ thống Kiểm soát vào ra - Chấm công điện tử

• Hệ thống Kiểm soát vào ra cho tòa nhà

• Hệ thống Kiểm soát cho thang máy

• Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe

• Hệ thống kiểm soát hàng hóa, kho bãi

• Hệ thống chấm công điện tử cho khối văn phòng, doanh nghiệp sản xuất lớn

• Hệ thống An ninh siêu thị

* Hệ thống báo động, Báo cháy, chữa cháy

• Hệ thống báo động, báo cháy, chữa cháy cho tòa nhà, khối văn phòng

• Hệ thống báo động, báo cháy cho Ngân Hàng

• Hệ thống báo động, báo cháy, chữa cho Siêu thị, nhà kho

• Hệ thống báo động, báo cháy, chữa cháy cho Khu công nghiệp

* Giải pháp phần mềm

Giải pháp phần mềm chấm công tự động

Trang 25

• Giải pháp chấm công - Quản lý nhân sự

• Giải pháp chấm công – tính lương - quản lý nhân sự

* Giải Pháp Chống Sét

• Giải pháp Chống sét lan truyền

• Giải pháp Chống sét tiếp địa

2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

là chúng được thiết kế để nối trực tiếp vào mạng Lan/Internet Nó cho phép bất kì ai có kết nối Internet băng thông rộng đều có thể quan sát bất cứ thứ gì,

từ bất cứ vị trí nào thông qua các trình duyện web và có thể ghi lại các hình ảnh trên máy tính

+ Máy chấm công, kiểm soát vào ra: Gồm 2 bộ phận chính: Máy đọc vân tay và phần mềm quản lý để xử lý số liệu và in bảng báo cáo Với công

Trang 26

nghệ nhận diện vân tay sử dụng trực tiếp của người để quản lý thời gian làm việc, thời gian ra vào công sở, nhà máy của cán bộ công nhân viên.

+ Khóa cửa kỹ thuật số: là loại khóa an toàn và đang được sử dụng rộng rãi hơn, dần thay thế cho khóa chìa truyền thống do tính bảo đảm cao hơn

Loại khóa này dễ dàng cài đặt và thay đổi mật khẩu

Hệ thống nút bấm bền, dễ lau chùi và không bị mờ trong quá trình sử dụng

Các phím được hỗ trợ ánh sáng, tiện sử dụng trong đêm tối

Điều khiển bằng Remoter hoặc kết nối với video – door – phone

Kết hợp với hệ thống chống trộm và dò tìm mã số

Chế độ khóa tự động

Chìa khóa được thiết kế đặc biệt, không thể sao chép

Hệ thống chống mở cửa khóa từ bên ngoài khi đã chốt cửa an toàn.+ Thiết bị báo cháy, chữa cháy: là loại thiết bị cần thiết trong mọi gia đình và cơ quan

Nó có đặc điểm: báo cháy, chữa cháy khi có đám cháy xuất hiện

An toàn với con người trong điều kiện bình thường

Báo cháy, chữa cháy chất lượng

Dễ sử dụng…

Trang 27

Mắt thần: phát hiện người chuyển động trong phạm vi bằng tia hồng ngoại

Hàng rào hồng ngoại (hàng rào điện tử): gồm thiết bị phát và thu hồng ngoại, lập thành hàng rào , khi có vật đi qua hàng rào sẽ gây ra báo động

Công tắc từ: để phát hiện cửa mở bất hợp lý hoặc đồ vật được gắn cảm biến bị xê dịch

Đầu báo kính vỡ: phát hiện các âm thanh do kính vỡ gây ra

Trung tâm điều khiển (tủ báo động): dùng để cài đặt, nhận tín hiệu báo động từ các cảm biến, xác định địa chỉ nơi báo động, lưu trữ…phát hiện tín hiệu báo động ra đèn, loa…

Điều khiển từ xa: để bật, tắt thiết bị từ xa

Có trường hợp gắn thêm đầu báo khói, nước tràn…

* Đặc điểm về tổ chức kinh doanh

Hiện nay công ty đang hoạt động kinh doanh trên 2 lĩnh vực chính: kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ

- Về hoạt động kinh doanh: mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các loại thiết bị hàng điện tử như Camera, thiết bị báo cháy, chữa cháy, thiết

bị chống trộm, các loại khóa điện tử…Công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng điểm bán hàng với hơn chục đầu mối với hàng chục điểm bán hàng, từ khi mới thành lập đến nay công ty đã có nhiều đại lý, nơi cung cấp hàng đến tay người tiêu dùng

Trang 28

Công ty đã áp dụng biện pháp đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh với các mặt hàng cần thiết trong nền kinh tế hiện đại, đến nay sản phẩm do công ty cung cấp đã len lỏi ở các gia đình, các tổ chức trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, công ty đã mở rộng kho bãi, nâng cấp cơ sở kỹ thuật phục

vụ cho công tác bảo quản sản phẩm được tốt hơn Trong hoạt động kinh doanh, công tác mở rộng thị trường được công ty xác định là trọng yếu và khu vực thị trường ngoài nước được công ty hết sức chú trọng phát triển

- Về hoạt động dịch vụ: bên cạnh hoạt động kinh doanh thì hoạt động dịch vụ cũng được công ty hết sức chú trọng Công ty đã đầu tư, xây dưng mới, mua sắm các thiết bị, nâng cao cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cũng như tay nghề của các cán bộ, công nhân viên để đảm bảo chất lượng,uy tín cho công ty và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty

Năm 2009, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, trong đó có Việt Nam, tốc độ tăng trưởng giảm, nhưng những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nước ta như: kinh tế vĩ mô ổn định, nền sản xuất trong nước phát triển, các cơ chế chính sách của nhà nước vận hành có hiệu quả, phát huy tác dụng Tuy nhiên một số lĩnh vực của kinh tế lại có dấu hiệu chững lại, điều đó cũng ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh doanh của công ty

Cùng kinh doanh các mặt hàng như trên với công ty còn có nhiều đơn

vị cùng hoạt động Trên thị trường cũng xuất hiện nhiều các loại hàng hóa với mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh của các công ty nước ngoài Mặc dù công

ty đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường nhưng công ty cũng chịu cạnh tranh gay gắt làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

Trang 29

Trước những khó khăn đó, đòi hỏi phải có biện pháp tích cực phát huy kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua, biện pháp cụ thể đó là:

- Đa dạng hóa kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau

- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh

- Đầu tư phát triển chất lượng các mặt hàng kinh doanh cũng như chất lượng phục vụ để công ty phát triển bền vững

- Kinh doanh khối lượng hàng hóa lớn để chi phối thị trường

- Bám sát thị trường, áp dụng phương thức kinh doanh linh hoạt cơ động

- Chuẩn bị tốt mạng lưới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên

Trang 30

+ Trưởng phòng : Lâm Tuấn Thành

+ Phó phòng: Phan Hà Thành

+ Số nhân viên :10

- Phòng Hành chính – Kế toán

+ Giải quyết các công việc hành chính liên quan tới nghiệp vụ

+ Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Thu Hương

+ Số nhân viên: 04

- Phòng kỹ thuật

+ Phụ trách triển khai dự án

+ Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo hành sản phẩm

+ Hỗ trợ phòng kinh doanh giao dịch với khách hàng

+ Trưởng phòng : Đỗ Ngọc Thanh

+ Phó phòng: Đỗ Mạnh Thế

+ Số nhân viên: 16

- Phòng phần mềm

+ Cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm tin học

+ Cung cấp giải pháp và phần mềm chấm công, tính lương, quản lý nhân sự

+ Trưởng phòng: Lê Bạch Ngọc

+ Số nhân viên: 5

- Hệ thống chi nhánh các tỉnh

+ Nghiên cứu, phát triển thị trường được giao

+ Đại diện công ty giao dịch trực tiếp với khách hàng

2.2 Kết quả hoạt động của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA những năm gần đây (từ năm 2008 đến 2010)

2.2.1 Tình hình kinh doanh của công ty

Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, công ty đã có nhiều thay đổi cả về chất và lượng đưa tình hình kinh doanh của công ty tiến thêm một bước đáng kể, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất

Trang 31

này được biểu hiện cụ thể qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (2008 – 2010).

Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 32

(Nguồn phòng kinh doanh Công ty Thương mại và Dịch vụ IPCA)

Qua 2 bảng số liệu về kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm (2008 – 2010), chúng ta có thể thấy được tình hình tổng doanh thu của công ty rất khả quan Tổng doanh thu tăng lên hàng năm là một dấu hiệu đáng mừng Năm 2009 so với năm 2008, tổng doanh thu của công ty năm 2009 tăng hơn

29 tỷ so với năm 2008, tương ứng với 35% Với mức tăng này, chúng ta có thể thấy công ty đã đạt được hiệu quả trong khâu quản lý đầu ra và đầu vào, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty Bước sang năm 2010, mặc dù chỉ tăng 10% so với tổng doanh thu năm 2009, nhưng đó không phải là một dấu hiệu xấu Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, tuy nhiên nhu cầu về các thiết bị camera, khóa kỹ thuật số, các thiết bị phòng chống cháy nổ…mà công ty đang kinh doanh lại không bị ảnh hưởng nhiều Với đối sách hợp lý trong từng điều kiện kinh tế, ban lãnh đạo công ty đã đưa công ty thoát khỏi sự ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế, đưa tổng doanh thu tăng

Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, giá cả tiếp tục leo thang, lạm phát tăng đã khiến cho chi phí kinh doanh bao gồm các loại chi phí như chi phí bán hàng, mua hàng, quản lý doanh nghiệp tăng Đầu tiên phải nói đến giá cả của các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh Nó chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh của công ty Để đánh giá, phân tích cụ thể từng loại chi phí ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta có thể xem mục sau

Mặc dù doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty là khá lớn,

Trang 33

956.104.000 đồng, so với năm 2009 là 1.365.090.000 đồng, năm 2010 là 1.804.532.000 đồng Qua đó chúng ta có thể thấy được hiệu quả trong công tác quản lý của ban lãnh đạo, sự cố gắng làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên công ty.

2.2.2 Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của công ty qua 2 năm gần đây (2009 – 2010)

Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty Vì vậy thông qua việc phân tích tình hình thực hiện chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ của công ty, qua đó thấy được tình hình phân loại và chi phí kinh doanh có hợp lý không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh, có phù hợp với nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả hay không? Đồng thời qua việc phân tích mới tìm ra được những bất hợp lý trong quản lý và chi phí kinh doanh, từ đó xác định các nguyên nhân,

đề ra những phương hướng và biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh một cách có hiệu quả

Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí kinh doanh và khảo sát thực tế tại công ty, tôi thấy như sau:

Bảng 5.2 : Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí kinh doanh của công ty 2

năm gần đây (2009 – 2010)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng doanh thu 1000 đồng 112.217.722 124.371.000

2 Tổng chi phí kinh doanh 1000 đồng 12.444.946 13.805.181

3 Tỷ suất chi phí kinh doanh % 11,09 11,1

4 Mức độ tăng giảm tỷ suất

chi phí kinh doanh

5 Tốc độ tăng giảm lãi suất chi % +0.09

Trang 34

phí kinh doanh

6 Mức tiết kiệm 1000 đồng 1.360.225

7 Chi phí mua hàng 1000 đồng 19.077.012 38.555.010

8 Tỷ suất chi phí mua hàng % 0,17 0,31

9 Mức độ tăng giảm chi phí lãi

suất chi phí mua hàng

14 Chi phí quản lý kinh doanh 1000 đồng 3.021.484 2.502.126

15 Tỷ suất chi phí quản lý % 0,03 0,02

16 Mức độ tăng giảm tỷ suất

(Nguồn phòng kinh doanh Công ty Thương mại và Dịch vụ IPCA)

Qua bảng ta thấy tổng doanh thu thực hiện của năm 2010 tăng hơn so với năm

2009 là 12.153.278.000 đồng, với tốc độ tăng của doanh thu châm hơn tốc độ tăng của chi phí kinh doanh dẫn đến tỷ suất chi phí kinh doanh của năm 2010

so với năm 2009 là 0,01%, sự tăng lên của chi phí kinh doanh như vậy là không tốt, bởi vì tăng doanh thu trên cơ sở sử dụng mọi tiềm năng của đơn vị

là biện pháp tích cực nhất để tiết kiệm chi phí kinh doanh Tuy nhiên doanh thu tăng thì chi phí kinh doanh cũng tăng nhưng làm sao cho tốc độ tăng của chi phí kinh doanh thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, như vậy mới hợp lý

Để xác định xem khoản mục phí nào ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, ta phân tích các khoản mục chi phí đó để tìm ra những biện pháp làm giảm tốc

độ tăng của chi phí kinh doanh

Trang 35

Là chi phí công ty dùng cho việc mua hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty So với năm 2009, năm 2010 chi phí mua hàng tăng hơn 19

tỷ đồng, mức độ tăng tỷ suất chi phí kinh doanh là 0,04%, làm cho tốc độ tăng

tỷ suất chi phí kinh doanh là 23,52% Điều này cho thấy quản lý ở khâu mua hàng chưa được tốt Trong đó ở các khoản mục như chi phí vật liệu bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác thực sự chưa tốt, gặp nhiều bất cập Chính vì thế, chi phí cho hoạt động mua hàng đã tăng thêm đáng kể, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty

2.2.2.2 Chi phí bán hàng

Là chi phí mà công ty dùng cho công tác bán hàng So b năm 2009, năm 2010 có mức độ tăng tỷ suất lợi nhuận là không lớn 0,002 Điều đó cho thấy công ty đã có cố gắng trong công tác quản trị chi phí bán hàng một cách

có hiệu quả hơn Qua đó góp phần giảm chi phí kinh doanh của công ty Ban lãnh đạo công ty cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu của mình để hạn chế cao nhất các loại chi phí, trong đó có chi phí bán hàng Giảm thiểu chi phí bán hàng giúp cho công ty nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hơn nữa chất lượng của các dịch vụ cần thiết khác

2.2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Đây là khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho hoạt động kinh doanh Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí kinh doanh Năm 2009 công ty sử dụng chưa hợp lý khoản chi phí này nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá lớn so với năm 2008, tức là tăng 275,1% Tuy nhiên, bước sang năm 2010, do thay đổi trong công tác quản lý, công ty đã đạt được một số thành công lớn trong việc tiết kiệm tối thiểu chi phí này Với việc giảm được 519.358.000 đồng, giảm 82,5% so với năm 2009, công ty đã góp

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Đặng Đình Đào – Năm xuất bản 2006 – Giáo trình Kinh tế thương mại – NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. GS.TS Đặng Đình Đào – Năm xuất bản 2006 – Giáo trình Quản trị Thương mại doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
3. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – Năm xuất bản 2006 – Giáo trình Quản trị Logistics – NXB Thống kê Khác
4. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc & Hoàng Minh Đường – Năm xuất bản 2007 – Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại – NXB Đại học Kinh tế quốc dân5. Luật Thương mại 2005 Khác
6. Tham khảo luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu 7. Tạp chí báo chuyên ngành Thương mại Khác
9. Số liệu tại phòng kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA Khác
10. Trang web của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ IPCA www.anninh.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2  : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2 năm 2009 - 2010   Đơn vị tính :1000 đồng - Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA
Bảng 4.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2 năm 2009 - 2010 Đơn vị tính :1000 đồng (Trang 31)
Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008 - 2009 - Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008 - 2009 (Trang 31)
Bảng  5.2 : Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí kinh doanh của công ty 2  năm gần đây (2009 – 2010) - Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA
ng 5.2 : Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí kinh doanh của công ty 2 năm gần đây (2009 – 2010) (Trang 33)
Bảng 10.2: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải - Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA
Bảng 10.2 Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 43)
Bảng 11.2  Hàng hóa nhập khẩu Camera + Đầu ghi - Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA
Bảng 11.2 Hàng hóa nhập khẩu Camera + Đầu ghi (Trang 45)
Bảng 13.2: Một số tổ chức là khách hàng của công ty - Phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IPCA
Bảng 13.2 Một số tổ chức là khách hàng của công ty (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w