1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực

96 564 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài thích đầu tư vào nước có tiềm năng lớn về kinh tế và sự ổn định về chính trị như nước ta

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh, càng ngày càng cónhiều doanh nghiệp nước ngoài thích đầu tư vào nước có tiềm năng lớn về kinh tế và

sự ổn định về chính trị như nước ta Mặt khác, những công ty này lại có lượng vốn đầu

tư lớn và cơ sở vật chất hiện đại Nên dần dần đã chiếm lĩnh được thị trường của ViệtNam trên mọi lĩnh vực Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nướcphải tìm cho mình hướng đi đúng đắn và chính xác nhất Muốn làm được điều nàytrước tiên mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một nguồn nhân lực có trí tuệ

và có sức khỏe tốt Muốn phát huy được năng lực của người lao động thì các doanhnghiệp trong nước cần phải sử dụng các công cụ tạo động lực phù hợp để kích thích họhăng hái làm việc, cống hiến mọi sức lực nhằm mang lại thành công cho các doanhnghiệp Đây là xu hướng chung cho các doanh nghiệp cũng như cho công ty TNHHThương Mại Đồng Lực nói chung

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực em đã thấycông ty đã quan tâm đến các giải pháp tạo động lực cho người lao động hơn trước Vì

họ nhận thấy được rõ tầm quan trọng của việc tạo động lực đối với hiệu quả của kinhdoanh hiện nay của công ty Tuy vậy, công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực vẫn cònnhiều hạn chế trong việc sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động Vì vậy,

để công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty sử dụng có hiệu quả nhất em đã

chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động.

Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Thương Mại

Đồng Lực.

Trang 2

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công

ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tế nên chuyên đề của

em còn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong thầy cô, bạn bè cùng các cán bộ côngnhân viên trong công ty Đồng Lực bổ sung thêm ý kiến để chuyên đề của e hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG1.1 Một số khái niệm cơ bản.

1.1.1 Động lực lao động.

Động cơ lao động.

Động cơ là mục đích chủ quan trong hoạt động của con người, là một hiệntượng, quá trình có trước hành động của con người và nó là sự thôi thúc con ngườihướng tới một hành động cụ thể nào đó nhằm để đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu đặtra…Các nhà quản lý muốn thúc đẩy nhân viên của họ thì phải đáp ứng được mongmuốn và nguyện vọng của người lao động và thúc đẩy hành động của họ theo cáchthức mong muốn Động cơ rất trừu tượng và khó xác định vì:

+ Động cơ không thể hiện rõ bản chất của nó, điều đó là do nhiều lý do như :yếu tố tâm lý, quan điểm xã hội, xuất thân…

+ Động cơ biến đổi theo thời gian, nhu cầu và động cơ của con người luôn khácnhau tại mỗi thời điểm Môi trường hoạt động của con người tác động lớn tới nhu cầucủa con người Bởi môi trường ảnh hưởng tới sự nhận thức của con người về các nhucầu thứ cấp: ăn, uống, ở, mặc…Do vậy, phải xác định rõ không gian, thời gian và xácđịnh rõ nhu cầu của từng người cụ thể thì mới xác định đúng động cơ để thúc đẩyngười lao động làm việc,

+ Động cơ rất đa dạng, phức tạp và thường đối ngược mâu thuẫn với nhau.Trong một thời gian con người luôn có những mong muốn khác nhau Cùng một thờiđiểm họ muốn được mua sắm đồng thời cũng muốn tiết kiệm dành dụm ít tiền chonhững lúc cần sử dụng Những hai mong muốn này lại mâu thuẫn nhau vì nếu mua sắmthì sẽ không thể tiết kiệm được

 Động lực lao động

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau xoay quanh khái niệm này Theo quanđiểm của các nhà quản trị nhân lực thì : “ Động lực lao động là khao khát, tự nguyện

Trang 4

của cá nhân nhằm tăng cường sự nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu hay kết quảnào đó.” 1

Động lực lao động xuất phát từ bên trong bản thân con người, nó kích thích conngười làm việc hết mình để tạo ra hoạt động sản xuất kinh doanh cao và tăng năng suấtlao động cá nhân

Động lực lao động được thể hiện rất rõ qua các đặc điểm sau:

• Động lực lao động luôn gắn chặt với một công việc, một tổ chức và một môitrường làm việc cụ thể Việc này có thể hiểu là không có động lực lao động chungchung Thông qua thái độ của người lao động đối với tính chất, công việc cụ thể mà họlàm việc để tạo động lực lao động cho người lao động Vậy muốn tạo cho người laođộng có động lực làm việc thì cần phải hiểu công việc cụ thế, môi trường làm việc vàmối quan hệ của họ trong tổ chức

• Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện, người lao động sẽ làm việc mộtcách hăng say, có mục tiêu, họ tự nguyện làm việc mà không có cảm giác sức ép hay

áp lực nào khi họ có động lực lao động Bản thân mỗi người đều thích được làm việc

tự nguyện, chủ động chứ không thích làm việc chịu sự giám sát chặt chẽ của bất cứngười nào trong tổ chức Khi được làm việc trong môi trường chủ động, tự nguyện thì

sẽ mang lại một kết quả ngoài ý muốn Do vậy, là một nhà quản lý cần phải biết pháthuy tính tự nguyện của người lao động, nghĩa là tạo ra động lực lao động

• Động lực lao động không phải là đặc điểm tính cách cá nhân Nó luôn thayđổi chứ không cố định trong mỗi người Không ai sinh ra mà đã có tính động lực laođộng hoặc không có tinh động lực lao động Mỗi cá nhân vào thời gian này thì họ cóđộng lực lao động rất cao, nhưng vào thời gian khác động lực lao động lại không còntồn tại Qua đặc điểm này giúp nhà quản lý có những biện pháp tác động vào quá trìnhtạo động lực lao động cho người lao động

• Động lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân vàtrong sản xuất có kết quả cao mặc dù các nhân tố khác không đổi Động lực lao động

Trang 5

là sự thôi thúc bên trong con người, đó là sức mạnh vô hình giúp người lao động làmviệc nỗ lực hơn, miệt mài hơn, làm việc không biết mệt mỏi Tuy nhiên, động lực laođộng không phải là nhân tố tất yếu làm tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quảsản xuất, mà nó chỉ là nguồn gốc Vì thế, nhà quản lý cần phải chú ý đến các yếu tốcủa mỗi người như: sức khỏe, trình độ, giới tính…để đưa ra các giải pháp phù hợp tạođộng lực lao động cho mỗi người lao động.

• Nếu một người lao động có sức khỏe, có trình độ, có bổn phận phải làm việcthì cho dù người đó không có động lực lao động thì họ vẫn có thể làm xong công việcđược giao Do đó, ta có thể kết luận rằng, người lao động không có động lực lao độngvẫn có thể hoàn thành công việc Nhưng nhược điểm của đặc điểm này là người laođộng đó sẽ không cống hiến hết khả năng mà họ có cho công việc, họ cũng không phải

là một người lao động trung thành để các tổ chức phải quan tâm, lo lắng cho đời sốngcủa họ

Từ những định nghĩa, nội dung cơ bản của động cơ và động lực lao động giúpchúng ta phần nào tránh được sự hiểu lầm giữa hai khái niệm này Nó giúp chúng ta cócái nhìn nhận sâu sắc hơn về động lực lao động Mặc dù, động cơ và động lực laođộng khác nhau nhưng giữa chúng cũng có những điểm chung như: chúng đều khôngthể nhìn thấy được; đều xuất phát từ bên trong bản thân mỗi người lao động; nó luônbiến đổi từ người này sang người khác và chúng đều chịu sự tác động mang tính chấtquyết định từ phía người lao động

Mối quan hệ giữa động cơ và động lực lao động.

Động cơ và động lực lao động có mối quan hệ rất chặt chẽ, chúng không thểtách rời nhau được Động cơ là cơ sở tiền đề để hình thành động lực lao động Động

cơ lao động dẫn dắt con người đi tìm việc làm Và trong quá trình làm việc, động lựclao động lại xuất hiện khi người lao động chịu sự tác động của một số yếu tố Nhưvậy, nếu không có động cơ lao động thì cũng không có động lực lao động Ngược lại,động lực lao động lại góp phần củng cố, hoàn thiện động cơ lao động

Trang 6

Mối quan hệ giữa nhu cầu, lợi ích với động cơ, động lực lao động.

Từ khi con người xuất hiện thì nhu cầu của con người cũng xuất hiện theo Nhucầu đó là những đòi hỏi, mong muốn của con người xuất phát từ những lý do khácnhau như: ăn, ở, mặc, xã hội…để nhằm đạt được mục đích nào đó

Khi con người có những đòi hỏi về một nhu cầu nào đó, nếu nhu cầu đó đượcthỏa mãn về cơ bản thì sẽ dẫn đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người Không một nhucầu nào là được thỏa mãn hoàn toàn mà nó chỉ thỏa mãn trong một giới hạn nào đó Và

cứ theo quy luật khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì sẽ xuất hiện ngay một nhu cầumới cao hơn Do nhu cầu của con người ngày càng tăng lên nên hệ thống nhu cầu và sựthỏa mãn hệ thống nhu cầu của con người luôn có khoảng cách, buộc con người phảihoạt động để thu ngắn khoảng cách Điều đó nói lên rằng nhu cầu đã sinh ra động cơ.Nhu cầu là yếu tố không thể thiếu trong mọi xã hội Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngàycàng phát triển thì nhu cầu không phải là động lực lao động quan trọng nhất thúc đẩycon người hoạt động mà lợi ích mới chính là động lực thôi thúc con người

Vậy “ lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụthể, nhất định” 2 Có rất nhiều loại lợi ích nhưng quan trọng nhất vẫn là lợi ích kinh tếbao gồm lợi ích vật chất và lợi ích cá nhân Lợi ích của người lao động càng lớn thìmức độ thỏa mãn càng cao, điều đó làm động lực lao động tăng lên Chính lợi ích làđộng lực quan trọng kích thích người lao động làm việc

Giữa nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ không thể tách rời nhau, cái này hỗ trợcho cái kia: không có nhu cầu thì cũng không có lợi ích, lợi ích là hình thức còn nhucầu là nội dung

1.1.2 Tạo động lực trong lao động.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức được tiến hành với người lao động đểnhằm tác động đến khả năng làm việc, tinh thần và trách nhiệm đối với công việc đểhiệu quả trong lao động cao hơn gọi là tạo động lực

Trang 7

Các doanh nghiệp, tổ chức muốn kinh doanh, sản xuất đạt được năng suất laođộng cao thì đòi hỏi người lao động phải làm việc hết mình và sáng tạo Để làm đượcđiều này thì nhà quản lý cần phải đưa ra các phương pháp và hình thức quản lý sao chophù hợp với điều kiện của công ty và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh màcông ty tham gia.

Tạo động lực cho người lao động bắt nguồn từ việc thỏa mãn lợi ích của họ Dovậy, mà nhà quản lý phải đưa ra được các chính sách mà lợi ích của người lao độngluôn gắn liền với hoạt động của tổ chức Để làm được điều đó thì người quản lý phảiquan tâm đến các vấn đề như:

+ Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách hợp

lý, công bằng

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia thực hiện công việc.+ Luôn làm cho người lao động thấy được sự quan tâm và tôn trọng của tổ chứcđối với họ

+ Tạo ra tính thi đua, cạnh tranh lẫn nhau giữa mọi người trong tổ chức

+ Khuyến khích người lao động tích cực sáng tạo trong công việc

+ Nghiên cứu và xây dựng các chương trình đào tạo động lực một cách có tính

hệ thống, tính khoa học cho người lao động

Như vậy, việc tổ chức làm tốt việc tạo động lực cho người lao động không chỉmang lại lợi ích đối với người lao động, đối với tổ chức mà còn đối với xã hội

• Đối với người lao động giúp họ: kích thích tính sáng tạo cho người lao động;làm cho người lao động có động lực đem hết sức lực, trí tuệ vào công việc, từ đó giúp

họ tăng năng suất lao động dẫn đến thu nhập của họ cũng tăng theo; làm cho người laođộng cảm thấy yêu thích công việc hiện tại; làm tăng sự gắn bó của người lao động đốivới công ty; ngoài ra nó con giúp người lao động hoàn thiện bản thân, họ thấy được sựquan trọng của mình đối với công việc

Trang 8

• Đối với tổ chức giúp: tạo nên được một đội ngũ nhân viên có năng lực, cóchuyên môn, tâm huyết, gắn bó với tổ chức Đồng thời còn thu hút được những ngườigiỏi vào làm việc; khai thác hiệu quả các khả năng của người lao động giúp tổ chứcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; làm cho bầu không khí trong tổ chức thoải mái,hăng say làm việc góp phần làm cho văn hóa trong doanh nghiệp càng được hoàn thiệnhơn.

• Đối với xã hội: mọi người trong xã hội có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc,

có khả năng phát triển bản thân Mặt khác, tạo động lực là yếu tố xây dựng xã hội ngàycàng phát triển hơn bằng sự phát triển của các tổ chức

1.2 Những nội dung cơ bản của tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng.

1.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động.

Đây là nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới động lực lao động, nó xuấtphát từ chính bản thân người lao động Đó là động lực để kích thích người lao độnglàm việc Nhóm này bao gồm các nhân tố sau:

Mục tiêu của cá nhân

Mỗi người đều đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau, do đó hành động của

họ cũng khác nhau Cá nhân nào càng có mục tiêu cụ thể thì hành động của họ sẽ tốthơn Để tạo động lực cho người lao động thì người quản lý cần phải luôn quan tâm,tiếp cận, lắng nghe người lao động để nhằm giúp người lao động đạt được mục tiêu mà

họ đề ra Có như vậy mối tạo được động lực lao động cho họ

Hệ thống nhu cấu

Nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú nên khi nhu cầu này được thỏamãn thì các nhu cầu khác có cấp cao hơn lại xuất hiện Hệ thống nhu cầu của con ngườibao gồm

+ Nhu cầu cho cuộc sống của người lao động, nhu cầu này bao gồm nhu cầu vậtchất và nhu cầu tinh thần Nhu cầu vật chất giúp người lao động có thể tồn tại và

Trang 9

phát triển, còn nhu cầu tinh thần có sau bổ sung vào hệ thống nhu cầu của conngười.

+ Nhu cầu học tập nhằm nâng cao học vấn, trình độ và ý thức

+ Nhu cầu thẩm mĩ và giao tiếp xã hội: nhu cầu thẩm mĩ giúp con người luônhướng về cái đẹp, cái thiện và cuộc sống của con người sống có ý nghĩa hơn Cònnhu cầu giao tiếp giúp người lao động có thêm nhiều thông tin trong cuộc sống.+ Nhu cầu công bằng xã hội: con người luôn tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu,đồng thời họ luôn đấu tranh để giành được sự công bằng

Trình độ, năng lực của người lao động.

Trình độ, năng lực của người lao động khác nhau nên họ cũng có những độnglực khác nhau Những người có trình độ năng lực thấp thì nhu cầu mà họ mong muốn

là hoàn thiện mình trong cuộc sống, nâng cao trình độ để họ có thể xác lập được địa vịcủa mình trong xã hội Còn những người có trình độ cao thì động lực lao động của họlại khác: họ làm việc để mong có cuộc sống tốt hơn nữa, có địa vị cao hơn hiện tại.Những người có trình độ, năng lực càng cao thì động lực lao động của họ càng lớn

Giới tính, độ tuổi

Mục tiêu và nhu cầu của con người cũng khác nhau ở mỗi độ tuổi Khi còn trẻthì nhu cầu quan trọng nhất là phấn đấu cho sự nghiệp, con khi tuổi càng về già thì họmong muốn có cuộc sống ổn định Còn nhu cầu giữa nam và nữ cũng khác nhau Vìvậy, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý quản lý tốt nhân viên của mìnhhơn

1.2.2 Các nhân tố thuộc về công ty.

Chính sách nhân sự

Dù là doanh nghiệp lớn hay bé để nó đi vào hoạt động được thì cần phải xâydựng các chính sách nhân sự cho mỗi doanh nghiệp Chính sách nhân sự này là mộtloạt các chính sách quy định về các hoạt động quản lý nhân sự trong công ty như: chínhsách về tiền lương, các chính sách đãi ngộ để nhằm thu hút và giữ chân những người

Trang 10

tài…Mặt khác, chính sách nhân sự còn thiết kế và xây dựng bản mô tả công việc, bảnyêu cầu thực hiện công việc, xây dựng các quy định, nội quy về khen thưởng kỷ luậtcho công ty Chính sách nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với mọi tổ chức.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng đến động lực lao động trong doanhnghiệp Nếu mối trường làm việc tốt sẽ giúp người lao động vui vẻ say mê khi làm việc

để họ luôn suy nghĩ sáng tạo trong công việc Nếu không tạo điều kiện môi trường làmviệc tốt thì người lao động sẽ đánh mất động lực làm việc và dần mất đi năng lực tiềmtàng của bản thân họ

Môi trường làm việc có 2 dạng:

+ Môi trường vật chất đó là các thiết bị, phương tiện làm việc, các phòng ban,tiện nghi sinh hoạt…tại nơi làm việc Năng suất lao động sẽ càng cao khi cơ sở vật chấtngày càng đầy đủ và hiện đại Mặt khác, nó giúp nhân viên cảm thấy thoải mái nhấttrong công việc Môi trường này chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tài chính của doanhnghiệp

+ Môi trường văn hóa: bao gồm văn hóa trong doanh nghiệp, không khí làmviệc, phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chức, cách ứng xử…Các yếu tố trên tác động trực tiếp đến tinh thần cũng như sự hăng say làm việc củanhân viên Khi nói đến môi trường văn hóa thì có 2 yếu tố chúng ta cần quan tâm làvăn hóa doanh nghiệp và phong cách lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp.Khi nền kinh

tế càng phát triển thì việc xây dựng cho doanh nghiệp của mình một nền văn hóa doanhnghiệp lại càng trở nên cần thiết và gặp nhiều khó khăn

Theo định nghĩa trong cuốn sách quản lý nhân sự đưa ra thì “ VHDN là toàn bộcác giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanhnghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạtđộng của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên

Trang 11

trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyềnthống riêng của mỗi doanh nghiệp”3 Sự thành công của các doanh nghiệp chính là docác yếu tố khác biệt và truyền thống riêng của VHDN tạo nên.

Phong cách lãnh đạo cũng góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển vững

mạnh hơn

Theo giáo trình XHH Lao dộng của TH.S Lương Văn Úc và TS Phạm ThúyHương: “ Phong cách lãnh đạo là cách mà người lãnh đạo dùng để tác động đến tập thểlao động” Ứng với mỗi loại hình kinh doanh sản xuất thì lãnh đạo lại lựa chọn mộtphong cách lãnh đạo khác nhau Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thường hay áp dụng mộttrong ba loại phong cách lãnh đạo sau: phong cách lãnh đạo uy quyền, phong cách lãnhđạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể củamỗi doanh nghiệp mà người lãnh đạo nên áp dụng phong cách lao động riêng củamình

1.3 Các học thuyết tạo động lực.

1.3.1 Hệ thống nhu cầu của Maslow.

Học thuyết của Maslow thuộc vào nhóm các học thuyết về nội dung Học thuyếtnày chỉ ra cách xác định các nhu cầu để thúc đẩy hành vi cá nhân Maslow nói rằng,con người có nhiều nhu cầu khác nhau và ông đã xếp các nhu cầu đó thành 5 loại vàchia 5 nhu cầu đó thành nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao Nhu cầu bậc thấp gồm:nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội Còn nhu cầu bậc cao là: nhu cầu đượctôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện

1.3.2 Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner.

Học thuyết này là một trong những học thuyết về quá trình nhận thức đi vào tìmkiếm những suy nghĩ của người lãnh đạo để từ đó có những tác động nhằm thúc đẩy họ

có trách nhiệm và tự nguyện trong công việc Học thuyết Skinner cho rằng có thể thayđổi hành vi cá nhân của con người thông qua công cụ thưởng phạt hoặc làm lơ Hành viđược thưởng có chiều hướng lặp lại còn những hành vi không được thưởng hoặc bị

Trang 12

phạt sẽ có chiều hướng không được lặp lại Học thuyết còn nhấn mạnh khoảng thờigian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời gian thưởng, phạt càng ngắn càng tốt Hìnhthức phạt đem lại hiệu quả ít hơn hình thức thưởng Vì vậy không nên nhấn mạnh quáhình thức phạt có thể sẽ gây ra phản ứng tiêu cực nên sử dụng hình thức “ khen trướcchê sau”.

1.3.3 Học thuyết kỳ vọng.

Đây cũng là một trong những học thuyết nhấn mạnh về quá trình nhận thức tìmkiếm con người mong đợi cái gì? Học thuyết này nhấn mạnh động lực là chức năng kỳvọng của cá nhân, một nỗ lực nhất định đem lại một thành tích nhất định và thành tích

đó sẽ dần đến kết quả, phần thưởng tương ứng Ưu điểm của học thuyết này là tạo nênđộng lực cho người lao động hăng say, sử dụng hết khả năng của mình cho công việc

Ý nghĩa của học thuyết này giúp nhà quản lý cần phải làm cho người lao độnghiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực- thành tích, thành tích- kết quả, phầnthưởng phải tạo được tính hấp dẫn Đồng thời nhà quản lý luôn phải động viên khuyếnkhích người lao động làm việc hăng say, nỗ lực hơn để giành được kết quả cao

1.3.4 Học thuyết công bằng.

Cũng là học thuyết về quá trình nhận thức của người lao động về vấn đề được

“được đối xử công bằng” trong tổ chức Adams giả thiết rằng mọi người đều muốnđược đối xử công bằng Do vậy, họ thường so sánh sự đóng góp và các quyền lợi mà

họ nhận được với sự đóng góp và quyền lợi của người khác Sự công bằng được đobằng tỷ số quyền lợi / đóng góp như sau:

Các quyền lợi của cá nhân

= Các quyền lợi của những người khác

Dù tỷ số này có nhỏ hay lớn đều tác động tới hành vi lao động của người lao động

để nhằm tạo ra sự cân bằng như: bỏ việc, đòi tăng lương…Sự công bằng được thiết lập

Trang 13

khi tỷ lệ đó ngang bằng Vì vậy, để tạo động lực cho người lao động, người quản lý cầntạo ra và duy trì sự cân bằng giữa tỷ số trên.

1.3.5 Học thuyết hệ thống 2 yếu tố.

Đây là học thuyết thuộc nhóm các học thuyết nội dung Herzberg cho rằng mọingười muốn tổ chức có những chính sách đúng đắn và công bằng, điều kiện làm việcđược đảm bảo và người lao động nhận được mức lương tương xứng với sự đóng gópcủa họ

Herzberg đã phân các yếu tố tạo ra sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong côngviệc thành 2 nhóm

 Nhóm 1 là các yếu tố chủ chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việcnhư: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân bên trong của công việc, tráchnhiệm lao động, sự thăng tiến

 Nhóm 2 là các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức: các chính sách và chế độ quảntrị của công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan hệ con người, các điều kiệnlàm việc

Herzberg đã đưa ra rất nhiều các yếu tố tác động tới động lực và sự thỏa mãn củangười lao động, bên cạnh đó nó còn có tác động đến việc thiết kế và thiết kế lại côngviệc ở các doanh nghiệp

1.3.6 Học thuyết đặt mục tiêu.

Đây là học thuyết nhấn mạnh mục tiêu ảnh hưởng đến động lực theo 4 khía cạnhbao gồm: tạo sự tập trung, tăng nỗ lực cá nhân, củng cố tính liên tục của nhiệm vụ,khuyến khích cá nhân phát triển chiến lược…Vì vậy, người lãnh đạo phải làm sao chongười lao động hiểu rõ các mục tiêu và thách thức trong tổ chức để họ đi đúng hướng,đạt được kết quả đã đặt ra Để tạo động lực lao động, người lao động cần xác địnhnhững mục tiêu cụ thể, mang tính thách thức cho người lao động để họ thực hiện tốtmục tiêu đó

Trang 14

Mỗi học thuyết được đề cập đều có ý nghĩa vận dụng nhất định với việc tạođộng lực cho người lao động Tuy nhiên, các học thuyết đó cũng có những ưu và nhượcđiểm Vì vậy, nhà quản lý muốn áp dụng vào để tạo động lực cho người lao động thìphải biết vận dung kết hợp các học thuyết, có như vậy mới phát huy được năng lực củamỗi thành viên trong doanh nghiệp.

1.3 Phương hướng và các hình thức tạo động trong lao động.

Người quản lý muốn tạo động lực cho người lao động của mình cần có nhữngphương hướng cụ thể sau:

 Xác định cho nhân viên tiêu chuẩn và nhiệm vụ thực hiện công việc

+ Xác dịnh rõ mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và phổ biến chúng tới ngườilao động, giúp người lao động nắm rõ mục tiêu đó Đồng thời, khuyến khích sựđóng góp ý kiến của người lao động

+ Xác định nội dung và tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với người lao động.Đồng thời phải tạo dựng được bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc vớingười thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

+ Cần đánh giá thường xuyên, công bằng kết quả làm việc của người lao động.Sau khi đánh giá xong cần phải cho họ biết thông tin phản hồi để giúp họ làmviệc tốt hơn

 Để người lao động hoàn thành nhiệm vụ thì phải:

+ Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các điều kiện cho kinh doanh sản xuất

+ Tuyển chọn và bố trí người lao động phù hợp với khả năng, sở trường của ngườilao động

+ Cần xem vấn đề thiết kế và thiết kế lại công việc là rất quan trọng

 Sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động

Trang 15

Các hình thức tạo động lực cho người lao động

Thông qua hình thức tiền lương.

Theo quan điểm mới tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho ngườilao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định Bản chất củatiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thôngqua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động

Tiền lương thực hiện đầy đủ chức năng của nó:

+ Chức năng thước đo giá trị: chức năng này là cơ sở để điều chỉnh giá cả chophù hợp mỗi khi giá cả biến động

+ Chức năng tái sản xuất sức lao động nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài, cóhiệu quả trên cơ sở tiền lương đảm bảo bù đắp được sức lao động đã hao phícho người lao động

+ Chức năng kích thích sẽ đảm bảo khi người lao động làm việc có hiệu quả, cónăng suất cao thì về mặt nguyên tắc tiền lương phải được nâng lên và ngượclại

+ Chức năng tích lũy: đảm bảo tiền lương của người lao động không những duytrì cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc mà còn tiết kiệm cho cuộcsống sau này khi họ hết khả năng làm việc

Khi xây dựng các chế độ tiền lương và tổ chức trả lương phải tuân thủ các nguyêntắc sau:

 Trả lương ngang nhau cho các lao động làm việc giống nhau, cùng bỏ ra côngsức bằng nhau

 Đảm bảo nguyên tắc tăng năng suất lao động nhanh hơn tăng tiền lương bìnhquân

 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làmnhững việc trong các nghành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân

Tiền thưởng

Trang 16

Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung vào nguồn thu nhập của người lao độngnhằm giúp họ làm việc có hiệu quả tốt hơn Hình thức tiền thưởng thường được sửdụng trong những trường hợp như: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tiết kiệmđược vật tư, nguyên liệu; thưởng do những sáng tạo trong công việc; thưởng cho việchoàn thành những hoạt động dịch vụ đặc thù…

Tiền thưởng là công cụ vật chất kích thích sự hăng say, tích cực, tinh thần tráchnhiệm, tính tiết kiệm, năng suất và hiệu quả Tiền thưởng nó chỉ tạo động lực chongười lao động khi:

+ Tiền thưởng phải liên quan trực tiếp với thành tích của người lao động Tránh tìnhtrạng thưởng bình quân

+ Thưởng phải dựa trên cơ sở chỉ tiêu thưởng đề ra Do đó, cần phải đưa ra các chỉtiêu thưởng rõ ràng, chính xác, cụ thể

+ Mỗi lần thưởng cho người lao động thì số tiền được thưởng phải có giá trị nhấtđịnh trong cuộc sống thì mới tạo ra sự hy vọng, mong đợi cho người lao động.Như vậy mới tạo được động lực cho người lao động làm việc

Nội dung của tổ chức tiền thưởng bao gồm:

 Chỉ tiêu thưởng: đây là yếu tố quan trọng nhất của hình thức tiền thưởng Chỉtiêu thưởng gồm chỉ tiêu về số lượng và chất lượng gắn với thành tích củangười lao động

 Điều kiện thưởng: nó đưa ra nhằm áp dụng vào để thực hiện một hình thứcthưởng

 Nguồn tiền thưởng: thường được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: quỹ tiềnthưởng, lợi nhuận…

 Mức tiền thưởng: số tiền người lao động được thưởng khi đạt các chỉ tiêuthưởng và mức tiền thưởng

Thông qua hình thức phúc lợi và dịch vụ.

Trang 17

Phúc lợi là số tiền hoặc vật chất hoặc điều kiện thuận lợi mà người lao động đượccung cấp trong điều kiện bắt buộc hoặc tự nguyện nhằm kích thích người lao động vàđảm bảo an sinh cho người lao động Các hình thức phúc lợi được chia làm 2 loại:

+ Phúc lợi bắt buộc: là khoản phúc lợi mà doanh nghiệp phải đưa ra nhằm phùhợp với pháp luật quy định như: BHXH, BHYT…

+ Phúc lợi tự nguyện: là khoản phúc lợi mà doanh nghiệp tự áp dụng, tùy vàonguồn tài chính và sự quan tâm của họ đối với người lao động

Như vậy, thực hiện phúc lợi có ý nghĩa rất quan trọng cho các doanh nghiệp: vai tròquan trọng nhất để đảm bảo cuộc sống cho người lao động; nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho người lao động; làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường;giảm bởt gánh nặng của xã hội…

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng không chỉ đối vớicác tổ chức cơ quan mà còn đối với người lao động Nó giúp cho các tổ chức doanhnghiệp: duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng thực hiệncông việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc; nâng cao tính ổnđịnh và năng động của tổ chức; tạo được lợi thế cạnh tranh của công ty…Còn đối vớingười lao động thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ: tạo tính chuyênnghiệp; gắn bó với tổ chức hơn; đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của ngườilao động; tạo cho người lao động có cách tư duy và nhìn nhận mới đối với công việccủa họ

Phát triển nguồn nhân lực có 3 loại hoạt động đó là: giáo dục, đào tạo và pháttriển Có rất nhiều phương pháp đào tạo và phát triển mang lại hiệu quả cao cho các tổchức Mỗi phưong pháp có những ưu và nhược điểm khác nhau, từ đó giúp người quản

lý lựa chọn cho tổ chức mình một phương pháp tối ưu nhất Có 2 hình thức đào tạo chủyếu: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc

Trang 18

Thông qua hình thức bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực.

Bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực là việc tiến hành giao việc cho người lao độnghoặc sắp xếp người lao động vào việc tương ứng dựa vào chất lượng và số lượng laođộng tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp nhằm đưa người lao động làm đúng côngviệc

Mục đích của việc bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực là đáp ứng nhu cầu của công tytrong việc kinh doanh, đồng thời làm cho mỗi người lao động được hoàn thiện hơn đủđiều kiện để đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp Bố trí và sắp xếp nguồn nhânlực bao gồm các hoạt động như: thuyên chuyển, đề bạt, tuyển dụng nhân viên mới

1.4 Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động.

Nước ta sau khi hội nhập WTO, nền kinh tế ngày càng phát triển hơn, cácdoanh nghiệp nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam hơn Vì vậy, người laođộng lại có nhiều lựa chọn cho mình một nơi làm việc tốt nhất Cùng với đó, các công

ty cũng phải tạo ra các công cụ tạo động lực để nhằm thu hút và giữ chân những nhânviên giỏi Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy rõ được vai trò củacác công cụ tạo động lực nên trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế

Việc thực hiện tạo động lực trong doanh nghiệp thực sự là rất cần thiết vì nógiúp các doanh nghiệp:

 Thu hút những người lao động có kiến thức chuyên môn cao, năng lực giỏi vàolàm việc trong công ty Nếu biết cách khai thác tối đa các công cụ tạo động lựcthì các doanh nghiệp đó vấn kích thích người lao động làm việc hăng say, gắn

bó lâu dài với công ty hơn mà không cần phải tốn nhiều chi phí, thời gian

 Giúp các doanh nghiệp sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, khai thác và phát huyđược năng lực, sở trường của người lao động trong các doanh nghiệp Mặt khác,còn giúp người lao động nâng cao năng suất lao động và làm cho kết quả kinhdoanh cao hơn

Trang 19

 Quá trình tạo động lực giúp cho người lao động cảm thấy mình luôn là một nhânviên được lãnh đạo quan tâm Từ đó họ càng hăng say, nỗ lực làm tốt công việcđược giao hơn Và họ không ngừng nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân dể cóthể đáp ứng tốt nhu cầu mà doanh nghiệp cần Điều đó góp phần giúp cho doanhnghiệp ngày càng phát triển vững mạnh hơn.

 Giúp cho công tác tuyển dụng, bố trí và sắp xếp lao động đạt hiệu quả cao hơn

Vì trong doanh nghiệp nếu có sự đoàn kết, cùng đồng lòng giữa các nhân viênvới nhau thì không có việc gì là không thể làm Công tác quản lý trong tổ chứccũng được thực hiện nhanh hơn, mọi người có ý thức thực hiện các quy định màkhông cần phải giám sát, kiểm tra Góp phần xây dựng nền văn hóa doanhnghiệp, môi trường làm việc tốt hơn

 Ngoài ra nó còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của đất nước phát triểnhơn, sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển, đẩy lùi được những tệ nạn

xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người thất nghiệp

Ta thấy công cụ tạo động lực đã được mọi tổ chức áp dụng ngày càng nhiều và cóhiệu quả hơn vì họ ngày càng nhận ra được cái lới mà họ sẽ thu được từ việc tạo độnglực

Trang 20

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐỒNG LỰC.

2.1 Những đặc điểm chủ yếu của công ty.

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển, chức năng-nhiệm vụ của công ty.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chính phủ Việt Nam coi sựnghiệp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ toàn dân là nhiệm vụ chiến lược và là một trongnhững ưu tiên hàng đầu của mình

ở lĩnh vực y tế, công tác đào tạo cán bộ tại các trường đại học y và các cơ sở đàotạo y tá, cán bộ xã hội trên toàn quốc Mỗi năm, hàng chục nghìn chuyên gia trẻ ratrườn Họ được phân công đi khắp mọi miền đất nước, từ miền xuôi đến miền ngược,

từ trạm xá xã tới các cơ sở y tế lớn ở trung ương Nỗ lực này đã cải thiện không ngừngchất lượng cuộc sống của hơn 80 triệu người Việt Nam

Đi đôi với công tác đào tạo, hơn 1500 bệnh viện và các cơ sở y tế của nhà nước,cùng với hàng ngàn phòng mạch tư, bệnh viện liên doanh đang hoạt động có hiệu quảtrong công tác khám chữa bệnh cho toàn dân

Tuy nhiên, sức sản xuất bao gồm lực lượng lao động và tư liệu sản xuất Tronglĩnh vực y tế, tư liệu sản xuất là trang thiết bị y tế- từ bơm kim tiêm đến những máymóc chuẩn đoán, điều trị hiện đại như CT- scanner, MRI, Laer Therapy Các cơ sở y tếcủa Việt Nam còn thiếu nhiều các phương tiện làm việc và vì vậy nó là một thị trườngmới đầy tiềm năng trong việc mua sắm trang thiết bị y tế

Ngày 18 tháng 2 năm 1998, ý tưởng trên đã được những người có tâm huyết củacông ty biến thành hiện thực với cái tên sơ khai là: Công ty TNHH Thương Mại HưngViệt Từ một công ty chỉ có 10 nhân viên, trải qua 10 năm phát triển công ty đã trởthành hạt nhân của Tập đoàn Đồng Lực, một tập đoàn đa nghành nghề ngoài thiết bị y

Trang 21

tế truyền thống, còn đầu tư bất động sản, tài chính, chứng khoán, dược phẩm Quy môlên tới 250 nhân viên.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực

Tên giao dịch: DL LTD., CO

Địa chỉ văn phòng: P1708 – T17, nhà số 27, đường Huỳnh Thúc

Kháng – Đống Đa – Hà Nội - Việt Nam

Giấy đăng ký kinh doanh: No.042438

Do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố

Dịch vụ bảo hành, bảo trì thiết bị y tế

Chức năng của công ty.

Công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực là một doanh nghiệp kinh doanh thươngmại thiết bị y tế giữa công ty và các bạn hàng trong và ngoài nước, tổ chức lưu thônghàng hoá Chức năng cơ bản này được thể hiện thông qua các chức năng sau đây:

Trang 22

 Chức năng thương mại: bằng việc mua thiết bị y tế từ nhà sản xuất và nhậpkhẩu, sau đó hàng hóa đó được bán cho khách hàng Công ty đã thực hiện giá trịcủa hàng hóa Như vậy, thông qua quá trình tham gia trao đổi mua bán hàng hóa đãthể hiện được giá trị và giá trị thực hiện Hoạt động nhập khẩu lưu thông hàng hóathì chức năng thương mại của công ty đã được thực hiện.

 Chức năng chuyên môn kỹ thuật: lĩnh vực kinh doanh thương mại của công ty lànhập khẩu và chuyển giao công nghệ nên hoạt động của công ty luôn có mối quan

hệ chặt chẽ với các khác hàng, đối tác và nhà cung cấp trong và ngoài nước Công

ty tổ chức thỏa thuận mua hàng hóa từ các nhà cung cấp nước ngoài để đưa hànghóa vào tham gia kinh doanh trên thị trường trong nước Bên cạnh đó, còn kiểm trahàng tồn kho, chu kỳ lưu chuyển hàng tồn kho

 Chức năng tài chính: Đây là chức năng quan trọng nhất có tác động lớn đến toàncông ty Tất cả các kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty muốn thực hiệnđược thì cần phải có tài chính Vì vậy, nó luôn gắn bó chặt chẽ với nguồn tài chính

Bộ phận tài chính cung cấp mọi thông tin liên quan đến các bộ phận khác một cách

cụ thể, chính xác thông qua hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, mà được phòng tài chínhbáo cáo vào cuối tháng hoặc cuối mỗi quý Chức năng tài chính bao gồm các hoạt độngnhư là phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tìnhhình tài chính của công ty Cụ thể là:

 Khả năng huy động vốn

 Phí hội nhập và các rào cản hội nhập

 Tình hình vay có thế chấp

 Các vấn đề về thuế

 Quy mô tài chính

 Tính linh hoạt của vốn đầu tư

 Hệ thống kế toán làm việc có hiệu quả hay không

 Tỷ lệ lãi

Trang 23

 Chi phí vốn để hoạt động kinh doanh.

Chức năng tài chính là quan trọng nhất không chỉ đối với Đồng Lực nói riêng

mà là đối với tất cả các nghành Đồng Lực là một doanh nghiệp kinh doanh thương mạinên chức năng tài chính là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh Tình hình tài chínhcủa công ty được phân bổ hợp lý, chính xác, không để nguồn tài chính của công ty thấtthu Trong đó cụ thể là tình hình phân bổ tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả mộtcách có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh

Nhiệm vụ của công ty.

Để đáp ứng nhu cầu trong nước về lĩnh vực thiết bị y tếcho sản xuất, ứng dụng

và nghiên cứu khoa học thì công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực đã nhập khẩu cácloại thiết bị tế, hóa chất, các dụng cụ y tế

 Tiến hành điều tra nhu cầu của thị trường, từ đó thực hiện các kế hoạch kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu đề ra củacông ty trong năm nay và trong tương lai

 Xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng kinh doanh của công ty, kế hoạch sảnxuất kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu hàng năm của thị trường trongnước và thị trường nước ngoài

 Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp Hằng năm phảităng nguồn vốn để đảm bảo việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty

 Thi hành đúng các chính sách , chế độ và pháp luật của Nhà nước liên quan đếnhoạt động kinh doanh của công ty Chịu mọi trách nhiệm đối với khách hàng vàpháp luật về mặt hàng kinh do doanh nghiệp thực hiện mua bán, về các loại hợpđồng kinh tế

 Tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động của Nhà nước Việt Nam về nghĩa

vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống ấm

no, đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần giúp họ yên tâm để tập trung làm tốt công

Trang 24

việc được giao Người sử dụng lao động phải trả công cho người lao động tươngxứng với sự đóng góp, cống hiến cho hoạt động kinh doanh của công ty.

 Tiến hành lắp đặt, bảo hành và tư vấn thiết bị y tế như: máy phân tích mẫu máu,máy nội soi, máy X-Quang, máy đo huyết áp

2.1.2 Đặc điểm tổ chức, chức năng và nhiệm vụ.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Đồng Lực

Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của công ty

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

 Chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện pháp nhân cao nhất của công ty và chịumọi trách nhiệm của doanh nghiệp trước pháp luật về điều hành hoạt động củadoanh nghiệp Chủ tịch có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp,

 Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc

Giám đốc công ty là người có quyền quyết định mọi việc trong công ty dưới sựđiều hành của chủ tịch hội đồng Quản lý công ty theo chế độ thủ trưởng chịu tráchnhiệm về mọi vấn đề hoạt động có liên quan đến giám đốc

Tổ chức triển khai, điều hành, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinhdoanh.Thay mặt công ty ký kết hợp đồng với người lao động, thỏa ước lao động tập thể

Chủ tịch hội đồng

Phòng kinh

doanh

Phòng marketing &

PTSP

Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng giao nhận Phòng tài chính chính nhân sựPhòng hành Phòng pháp chế

Trang 25

với đại diện tập thể người lao động tại công ty phù hợp với quy định của nhà nước ViệtNam.

Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốctài chính Các phó giám đốc được Chủ tịch hội đồng bổ nhiệm, giúp giám đốc điềuhành công ty theo phần công uỷ quyền của giám đốc Chịu trách nhiệm trước giám đốc

về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh phụ trách phòng kinh doanh, phòngmarketing & PTSP và phòng dịch vụ khách hàng

Phó giám đốc phụ trách tài chính phụ trách phòng giao nhận, phòng tài chính,phòng hành chính nhân sự và phòng pháp chế

 Phòng kinh doanh

Gồm 8 người, chịu sự giám sát của phó giám đốc kinh doanh Phòng này chuyênnhập khẩu các thiết bị y tế Đây là nhiệm vụ hoạt động kinh doanh chính của công tyhiện nay Bởi vậy nên phòng kinh doanh có vai trò rất lớn đến hoạt động kinh doanhcủa công ty

Tổ chức quan hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, các hãng nướcngoài để giao dịch mua bán hàng hoá được phép kinh doanh Làm các thủ tục xuấtnhập khẩu theo quy định Theo dõi đôn đốc tiến trình thực hiện xuất nhập theo hợpđồng Tổ chức tiếp thị, nắm bắt thị trường lên kế hoạch nhập khẩu Kịp thời nắm bắtgiá cả thị trường đề xuất điều chỉnh giá đảm bảo kinh doanh có lợi Quan hệ chặt chẽvới các bộ phận: kế toán, giao nhận pho, lắp đặt để đảm bảo các khâu kỹ thuật của cácthiết bị bán ra.Tổ chức quản lý hàng hoá về kỹ thuật, số lượng, chất lượng nắm bắt cácbiến động hàng hoá tại các cửa hàng, kho để kịp thời điều chỉnh hoặc nhập về thống kêbáo cáo theo yêu cầu và định kỳ của công ty và các cơ quan hữu quan

 Phòng marketing & PTSP: gồm 4 người, có chức năng quảng cáo và tiếp thị sảnphẩm của công ty

Trang 26

Công ty hoạt động có hiệu quả hay không, sản phẩm có thể cung cấp đủ chokhách hàng thường xuyên hay không là từ kết quả to lớn của phòng kinh doanh vàphòng marketing & ptsp Vì thế mà ban lãnh đạo của công ty luôn tăng cường, bổ sungnhững cán bộ có kiến thức về lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như có thâm niên trongnghề vào đội ngũ nhân viên của phòng Công ty có hoạt động kinh doanh có hiệu quảhay không thì đòi hỏi cả hai phòng này phải năng động, sáng tạo và linh hoạt trên hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị y tế để nhằm thúc đẩy sự phát triển của công

ty cũng như tạo được mật độ tin cậy lớn cho khách hàng đến với công ty Đó là việcđánh đúng tâm lý khách hàng tiềm năng của Việt Nam

 Phòng dịch vụ khách hàng

Gồm 6 người, chức năng của phòng là lắp đặt bảo hành các thiết bị cho các cửahàng và phòng kinh doanh bán ra các thiết bị y tế Tham gia hướng dẫn sử dụng, dịchsách kỹ thuật và bảo quản các thiết bị theo yêu cầu của công ty Phòng còn có nhiệm

vụ tìm hiểu về thái độ của khách hàng đối với những sản phẩm của công ty

 Phòng giao nhận:

Bao gồm 5 người, chức năng của phòng này là phòng nghiệp vụ giao nhận vàtrực tiếp vận chuyển hàng hoá trong kinh doanh, dịch vụ của công ty Nhiệm vụ cụ thểcủa phòng giao nhận là xây dựng các kế hoạch về vận chuyển hàng hóa Cụ thể là:

Tổ chức tốt quan hệ với các cơ sở hữu quan để nhận hàng tại các sân bay, cáccảng, cửa khẩu Tổ chức nhận hàng mua sản xuất trong nước về kho

Hàng hoá từ kho vận chuyển đi tới các nơi

 Phòng tài chính: bao gồm 5 người

Có chức năng khai thác lập kế hoạch tạo nguồn vốn và phân bổ tới các hoạtđộng kinh doanh của công ty Điều hành giúp giám sát các hoạt động tài chính củacông ty Lập các quỹ cho sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác hoạch toán, thống kê

sổ sách kế toán, xác định lỗ lãi cho từng thời kỳ kế toán Tính toán chi phí mua bánhàng hoá và xác định giá bán ra của sản phẩm công ty Thực hiện các nghĩa vụ về tài

Trang 27

chính đối với nhà nước như đóng thuế, lệ phí và thanh toán các khoản tiền liên quanđến các loại hợp đồng của công ty Hoạt động tài chính kế toán còn liên quan đến việcxây dựng bảng tổng kết tài sản của công ty, thực hiện các giao dịch, chuyển đổi ngoại

tệ cho các hoạt động kinh doanh của công ty Quản lý và kiểm tra việc thực hiện chế độquản lý tài sản; hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc thực hiện thủ tục giao nhận, tăng giảm,kiểm kê tài sản cố định và vật tư thiết bị trong toàn công ty

 Phòng hành chính nhân sự: gồm 9 người, là phòng chịu trách nhiệm về đời sốngvật chất và tinh thần cho mọi hoạt động của công ty Phòng này tham mưu cho phógiám đốc tài chính về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ công nhân viên, côngtác lao động tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, nhân sự của công ty

Tiến hành nghiên cứu, xây dựng các hình thức và phương pháp tổ chức lao độngkhoa học trong công ty Các hình thức và phương pháp trả tiền lương, tiền thưởng vàcác hình thức kích thích vật chất và tinh thần khuyến khích nhân viên trong công tyhăng say với công việc hơn Giải quyết mọi chế độ chính sách lao động đối với cán bộcông nhân viên

Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng nhân sự, mục đích tìm kiếm nhữngngười tài vào làm việc trong công ty.Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu về các nhân viêncủa công ty

Nắm vững các chính sách, chế độ, luật pháp quy định, nhằm thực hiện tốt vànghiêm chỉnh các quy định đó

Đảm bảo các yêu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổchức quản lý tài sản sử dụng trong công ty, tổ chức bảo đảm phục vụ cho các hội nghị,tiếp khách của công ty, cùng công đoàn tổ chức các cuộc vui chơi giải trí, nghỉ ngơi,bồi dưỡng sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên tại cơ quan, đảm bảo việc khám chữabệnh theo đúng tuyến của công ty

Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguôn nhân lực trong công ty

Trang 28

Làm công tác quản lý nhân sự công ty, xây dựng các quy định, nội quy quản lýcán bộ công nhân viên Làm công tác thi đua, khen thưởng trong công ty Không ngừngduy trì và ngày càng tăng quỹ khen thưởng, phúc lợi và dịch vụ của công ty cao hơn.

 Phòng pháp chế: gồm có 2 người

Một người phụ trách phần pháp lý cho doanh nghiệp Chịu trách nhiệm giảiquyết các thủ tục pháp lý: Thủ tục đăng ký kinh doanh của công ty, thủ tục xin giấyphép hành nghề Tư vấn pháp lý và phổ biến pháp luật, triển khai va đôn đốc kiểm traviệc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong công ty Tham gia thẩm định, ràsoát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn củacông ty khi có yêu cầu Làm đầu mối bảo vệ quyền lợi của công ty trong các vụ tranhchấp

Một người phụ trách phần trợ lý pháp lý hợp đồng Chịu trách nhiệm soạn thảocác hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế

2.1.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất- kỹ thuật là yếu tố quan trọng để hình thành nên một doanhnghiệp Vì vậy cơ sở vật chất là nền tảng để doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinhdoanh

Khả năng tài chính.

+ Về vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty là số vốn do 1 pháp nhân và 2 cá nhân cùng đóng gópvào và được ghi vào điều lệ của công ty Tổng số vốn điều lệ của công ty là25.000.000.000 VND ( Hai mươi lăm tỷ đồng ) Vốn điều lệ của công ty được sử dụng

để mua tài sản cố định, máy móc thiết bị, thiết bị quản lý, thiết bị vận chuyển để mởrộng cho hoạt động của công ty Lúc mới thành lập công ty chỉ có 1 pháp nhân và 2 cánhân góp vốn và đến bây giờ thì vẫn không thay đổi

+ Về vốn kinh doanh:

Trang 29

Là nguồn vốn chủ yếu để tham gia hoạt động kinh doanh Vốn kinh doanh củacông ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Tổng số vốn kinh doanh là 75 000 000

000 VNĐ ( Bảy lăm tỷ đồng )

Vốn cố định được chia theo tình hình sử dụng là: nhà cửa kiến trúc, máy móc

thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý Tính đến cuối năm 2007, vốn cố định củacông ty là 20 000 000 000 VNĐ ( Hai mươi tỷ đồng )

Vốn lưu động của công ty là 55000000000 VNĐ (Năm mươi năm tỷ đồng ) Số

vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ khá cao, nó là nguồn vốn vay chiếm tới 40%trong khi đó vốn lưu động tự bổ sung không được cao lắm, chỉ có 13 750000000 VNĐchiếm 25% Điều đó chứng tỏ nguồn vốn lưu động của công ty không ổn định

Bảng 2.1: Cơ sở vật chất của công ty tính đến năm 2007.

Tỷ lệGTCL(%)

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 phòng tài chính.

Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị của tài sản cố định ban đầu là 19 891 236202VNĐ, giá trị còn lại của cơ sở vật chất cho đến ngày 31/12/2007 là 14 745 314933VNĐ, so với tổng giá trị còn lại là 74% Điều này nói lên rằng tài sản cố định củacông ty vẫn rất tốt, nó vẫn đủ những điều kiện về mặt kỹ thuật để thoả mãn những nhucầu của nhân viên Tuy nhiên để nhân viên của công ty có thể làm việc hiệu quả hơn thìcông ty chỉ cần bỏ một ít ngân sách để sửa chữa và mua những cơ sở vật chất mới đểphục vụ cho quá trình làm việc của công ty

Trang 30

Trong các loại tài sản cố định nêu ở bảng trên thì nhà cửa kiến trúc chiếm48.65%, các phương tiện vận tải chiếm 15.84% Điều đó chứng tỏ sự không phù hợp về

cơ sở vật chất của công ty Số lượng phương tiện vận tải ít so với nhu cầu, trong khi đólượng hàng hóa cần vận chuyển tới các nơi trong cả nước là khá lớn, như việc bán hàngtrên thị trường và lấy hàng ở các nước

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vẫn đảm bảo tốt, đầy đủ đượcnhu cầu kinh doanh của công ty Tuy nhiên, muốn công ty hoạt động kinh doanh tốthơn thì phải điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định cho hợp lý với tình hình hiện nay

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.

Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại từ lúc thành lập đến nay Do đòihỏi của nhu cầu thị trường trong nước và thực trạng thiếu những mặt hàng thiết bị y tếvới công nghệ cao ở nước ta hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm và đòi hỏi phảinhanh chóng giải quyết Nắm bắt được vấn đề trên nên công ty TNHH Thương MạiĐồng Lực quyết tâm góp một phần công sức giải quyết vấn đề cấp bách, đó là tham giakinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế, dược phẩm Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuấttrong nước lại chưa có khả năng để sản xuất các mặt hàng y tế hiện đại Do đó, đa phần

là phải nhập từ nước ngoài về nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước

+ Những mặt hàng kinh doanh của công ty.

Công ty có rất nhiều mặt hàng để kinh doanh với nhiều chủng loại và nhãn hiệukhác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đơn vị sử dụng và phù hợp với sựđổi mới công nghệ hiện nay

Số mặt hàng kinh doanh được chia thành 3 nhóm chính:

 Thiết bị y tế: các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, thăm do chức năng, phòng mổ,phòng thí nghiệm; các thiết bị hút dịch dùng trong buồng mổ, trên xe cứu thương

và trong các phòng khám; thiết bị vật lý trị liệu; xe đẩy bệnh nhân

Trang 31

 Dụng cụ y tế: các dụng cụ phẫu thuật, chuyên khoa và sản phẩm tiêu huỷ nhưphim y tế, các dụng cụ dùng một lần bằng cao su và nhựa ( bơm tiêm, kim tiêm,găng tay )

 Hoá chất: sinh phẩm, xét nghiệm, chống dịch

Bảng 2.2: Kim nghạch nhập khẩu một số mặt hàng của công ty

Tỷtrọng(%)

Giátrị(USD)

Tỷtrọng(%)Tổng kim nghạch

Nguồn: Báo cáo phòng tài chính của công ty

Qua bảng số liệu ta thấy công ty hầu như là nhập khẩu thiết bị y tế và dụng cụ y

tế Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2007 cao hơn năm 2006 Năm 2007 đạt 3 000 000USD vì trong năm nay công ty có nhiều đơn đặt hàng và đã ký được nhiều hợp đồngnhập khẩu mặt hàng trang thiết bị Trong đó phải kể đến mặt hàng trang thiết bị y tế đãnhập: năm 2006 là 1178500 USD, chiếm tỷ trọng là 47,14%; năm 2007 là 1450000USD, chiếm tỷ trọng48,33%, tăng so với năm 2006 là 1,19% Bên cạnh đó, số dụng cụ

y tế nhập về cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ: năm 2006 chiếm 39,95%, năm 2007chiếm 35,02% có giảm so với năm 2006 là 4,93% Còn nhập khẩu hoá chất là để bổsung thêm cho hoạt động kinh doanh nên chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 là 12,91%,năm 2007 là 16,65% tăng so với năm 2006 Có thể thấy rằng kim nghạch nhập khẩucủa công ty tăng lên là do nhu cầu về thiết bị và dụng cụ y tế ngày càng cao, sản phẩmtrong nước không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước

Trang 32

Bảng 2.3: Những mặt hàng kinh doanh chính của công ty TNHH

Thương Mại Đồng Lực

15 Máy xét nghiệm sinh hoá

Nguồn : Phòng kinh doanh của công ty Đồng Lực.

+ Đặc điểm về khách hàng của công ty.

Khách hàng của công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực rất đa dạng, được phânloại dựa theo đặc điểm của hàng hoá mà công ty kinh doanh Là một công ty thươngmại và kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế do vậy khách hàng thường là: các bệnhviện của nhà nước, các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm bảo vệ sức khoẻ, cáctrung tâm y tế dự phòng của các tỉnh từ Bắc vào Nam, các cơ sở y tế của các nghành,các bệnh nhân Ngày nay, do nhu cầu xã hội Bộ Y Tế đã cho phép một số bệnh viện và

Trang 33

Mạng lưới các công ty thiết bị y tế các tỉnh cũng là khách hàng rất thân thiện với công

ty Bên cạnh đó, công ty còn có những khách hàng cá nhân như : bác sĩ, bệnh nhân,sinh viên các trường chuyên nghành có nhu cầu thiết bị y tế

Khi khách hàng đến với công ty sẽ có nhiều điểm lợi khác nhau, sản phẩm củacông ty cung cấp có chất lượng cao và có uy tín trên toàn cầu; giá cả hợp lý; bảo hànhđầy đủ; đảm bảo hiệu quả và uy tín đầu tư

+ Đặc điểm về nhà cung cấp của công ty.

Với nền sản xuất thiết bị y tế ở nước ta còn chưa phát triển mà chỉ mới sản xuấtđược những dụng cụ y tế đơn giản Do vậy, nguồn hàng chủ yếu được nhập từ nướcngoài nên bạn hàng của công ty là các hãng nước ngoài Theo nhiều nguồn tin cho hay,các quốc gia trên thế giới đang đánh giá Việt Nam là một nước có môi trường đầu tưthuận lợi và một thị trường kinh doanh có tiềm năng lớn nhưng chưa biết khai thác Vìvậy, nhiều hãng cung cấp hàng hoá nước ngoài đã đặt quan hệ với Đồng Lực Vớiphương châm " cùng hướng tới tương lai tươi sáng " và nguyên tắc " thoả mãn nhucầu đa dạng của khách hàng " Đồng Lực đã trở thành đại lý độc quyền hoặc đại lý phânphối của nhiều công ty có tên tuổi trên thế giới Cụ thể là:

 Thị trường cung cấp hàng hoá của Hoa Kỳ như hãng: INVACARE, CONMEDCORP, BECKMAN COULTER là các hãng thường xuyên cung cấp mặt hàngcho công ty Đây cũng là các bạn hàng lâu năm và đáng tin cậy của công ty từkhi công ty mới thành lập cho đến nay

 Các thị trường cung cấp khác như: Đức, Hà Lan, Bỉ, Nhật, Pháp, Anh, ĐàiLoan cũng luôn tìm cách tiếp cận vào thị trường Vịêt Nam Vì vậy mà công ty

có rất nhiều phương án để lựa chọn bạn hàng cung cấp giúp công ty giảm đượcmột số chi phí mà lại làm tăng chất lượng của mặt hàng kinh doanh

Bảng 2.4: Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty

Năm

Trang 34

Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng marketing & PTSP.

Phần lớn giá trị hợp đồng là 3 nước: Mỹ, Đức, Anh Vì đây chính là ba nướcphát triển và có công nghệ sản xuất tốt nhất các mặt hàng thiết bị y tế

+ Các đối thủ cạnh tranh của công ty.

Trong tình hình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hiện nay, công ty phải chịu sựcạnh tranh khốc liệt của nhiều thành phần kinh tế trong đó có những đối thủ rất lớn:công ty thiết bị y tế TW1, TW2, TW3, công ty TNHH SELACO Những doanhnghiệp này tham gia hoạt động kinh doanh rất mạnh mẽ, linh hoạt, luôn sẵn sàng phục

vụ mọi khách hàng cá nhân hay tổ chức bất kể lúc nào với giá cả phải chăng Nhậnthức được vấn đề đó nhân viên trong công ty đã có nhiều hoạt động tích cực hơn đểgiúp công ty trở thành một đối thủ đáng gườm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế

+ Một số kết quả đạt được của công ty trong thời gian qua.

Nhìn vào bảng dưới ta thấy các chỉ tiêu của năm sau thường cao hơn năm trước.Vốn kinh doanh của công ty tăng qua các năm nhưng mức tăng không lớn Năm 2006

so với năm 2005 tăng 8,82%, năm 2007 so với năm 2006 là 10,82%, số vồn tăng lên

Số vốn tăng lên này là số vốn do công ty bổ sung được từ lợi nhuận mà công ty đạtđược Tổng doanh thu cũng tăng lên qua các năm Năm 2006 so với năm 2005 tăng19.81% tương ứng với số tiền là 7086000000 đồng Tổng doanh thu tăng làm cho lợinhuận thu được tăng, năm 2006 lợi nhuận tăng 62.84% so với năm 2005, đến năm

2007 lợi nhuận tăng lên 37.45% Chính vì kinh doanh đạt kết quả cao nên công tykhông ở trong tình trạng nợ nần mà công ty luôn nộp thuế và trả hết các khoản vay đầyđủ

Trang 35

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh qua các năm của Đồng Lực.

Nguồn: Báo Cáo của phòng tài chính của công ty.

Hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua còn được thể hiện rất rõtrên khía cạnh sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động lại được thể hiện thôngqua năng suất lao động Có hai cách để tính năng suất lao động đó là theo doanh thukinh doanh và lợi nhuận mà công ty đạt được Tuy nhiên, dưới đây chỉ tính năng suấtlao động theo doanh thu

Doanh thu đạt được của công tyNăng suất lao động =

Số lao động

Bảng 2.6 : Năng suất lao động tính theo doanh thu của công ty

Đơn vị tính : 1000000 VNĐ

Trang 36

tiêu

Tuyệtđối

Tươngđối

Tuyệtđối

TươngđốiDoanh

Nguồn: Báo cáo của phòng tài chính qua các năm

Như vậy, năng suất lao động của các năm tăng dần: năm 2005 năng suất laođộng là 1021.83 triệu đồng/người, năm 2006 là 1071.25 triệu đồng/người, năm 2007 là1173.47 triệu đồng/người Bảng số liệu cho thấy năm 2006 tăng tuyệt đối so với năm

2005 là 49.42 triệu đồng/người, tăng tương đối là 4.84%, năm 2007 tăng so vớinăm 2006 là 102.22 triệu đồng/người, tương ứng tăng 9.54% Sự đóng góp sức laođộng của các nhân viên trong công ty đã mang lại kết quả hoạt động kinh doanh lớn Vìlợi ích của những thành viên đó luôn gắn liền với hiệu quả của công ty

Ban lãnh đạo công ty đã có những thành công trong việc tạo động lực cho cán

bộ công nhân viên, đã kích thích người lao động hăng say, tích cực làm việc để nhằmnâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động Tuy nhiên, các công cụ tạo động lực chưađược sử dụng có hiệu quả, chưa phát huy hết được khả năng của nó Vì vậy, công tycần quan tâm nhiều hơn việc hoàn thiện các công cụ tạo động lực

2.1.4 Đặc điểm về lao động.

Số lượng lao động.

Từ năm 1998, khi mà công ty mới chỉ thành lập với quy mô nhân viên chỉ là 10nhân viên Nhưng với sự nỗ lực của người lãnh đạo và các nhân viên trong công ty màsau một thời gian đi vào hoạt động số lượng nhân viên ngày một đông lên và chất

Trang 37

lượng cũng được nâng cao Tính đến đầu năm 2008, tổng số cán bộ công nhân viêntrong toàn công ty là 43 người.

Trang 38

Cơ cấu lao động theo trình độ.

Bảng 2.7 : Tình hình lao động phân theo trình độ chuyên môn

Trình độĐại học,

Nguồn: Báo cáo của phòng hành chính nhân sự năm 2007.

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động của công ty có trình độ đại học, caođẳng là 37 người ( chiếm 86% ); trình độ trung cấp là 3 người ( chiếm 7% ); trình độ sơcấp là 3 người ( chiếm 7% ) chủ yếu là lái xe, bảo vệ Như vậy có thể thấy trình độ củacán bộ công nhân viên trong công ty rất cao, là những người có trình độ, có kiến thứcchuyên môn khá cao, điều đó sẽ có tác động tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty

Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính.

Trang 39

Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của công ty tháng 1/ 2008.

Số lao động độ tuổi < 30 là 51,2% chiếm một phần rất lớn số người lao độngtrong công ty Ưu điểm ở những người trong độ tuổi này là có sức khoẻ tốt, có thamvọng, khả năng tiếp thu, học hỏi kiến thức, công nghệ mới nhanh nhạy, hăng hái nhiệttình với công việc nhưng ngược lại nhược điểm ở độ tuổi này là thiếu năng lực chuyênmôn, chưa có kinh nghiệp nghề nghiệp, chưa tự tin với công việc mình làm

Lao động có độ tuổi từ 30 -50 tuổi khá đông, khoảng 30,2% Ưu điểm của độtuổi này là sức khoẻ vẫn đảm bảo tốt, sự đam mê công việc,có kinh nghiệm nghềnghiệp Tỷ lệ lao động trên 50 tuổi thấp, khoảng 18,6% Đối với những người này mặc

dù sức khoẻ có phần giảm sút tuy nhiên bù lại họ có kinh nghiệm vững vàng

Thông qua cơ cấu lao động theo giới cho phép doanh nghiệp đánh giá nguồnnhân lực trên nhiều khía cạnh như: sắp xếp và bố trí lao động hợp lý, phân công côngviệc phù hợp với sức khoẻ, năng lực, sở trường của từng người

Công ty Đồng Lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh là chủ yếu nên về giớitính trong công ty có tỷ lệ là nam chiếm 62,8% và nữ chiếm 37,2% Tỷ lệ này cho thấy

số lượng nam gần gấp đôi số lượng nữ Đó là một thuận lợi đối với công ty vì namthường có sức khỏe tốt hơn, chụi được áp lực công việc và làm việc cũng năng độnghơn

Nói chung về cơ bản đội ngũ nhân viên của công ty đã góp phần đáp ứng đượcnhu cầu kinh doanh hiện nay Thấy rõ được vai trò của người lao động đối với hoạtđộng kinh doanh nên công ty luôn luôn có những chính sách đào tạo và phát triển nhân

Trang 40

viên của mình, đồng thời chính sách tuyển dụng cũng có những bước tiến bộ năm nayqua năm khác Vì vậy mà trình độ lao động của công ty luôn có xu hướng ngày càngcao

2.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.

2.2.1 Tiền lương.

Tiền lương được xem là nguồn sống chủ yếu của người lao động và nó luôn làmột trong mối quan tâm lớn của người lao động từ khi ký hợp đồng lao động với ngườichủ sử dụng lao động

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động để họ trang trải mọi chi tiêutrong cuộc sống và để tích góp Do đời sống của người dân Việt Nam còn thấp nên tiềnlương có một sức mạnh vô hình chi phối đến hành vi lao động của người lao động Vìvậy, tiền lương là đòn bẩy, là công cụ kinh tế quan trọng trong hoạt động tạo động lựccho người lao động nên đòi hỏi mỗi công ty phải thực hiện công cụ này thật tốt đểmang lại hiệu quả cao nhất

Công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh nên quy chế trả lương, hình thức trả lương, cách tính lương được thực hiệnđơn giản hơn nhiều so với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty CP…Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo tuân thủ mọi quy định của nhà nước đề ra

Quy chế trả lương luôn được công ty quan tâm và thực hiện một cách chính xáctheo những quy định của Nhà nước Vì quy chế trả lương luôn là mối quan tâm lớnnhất của người lao động Nếu công ty có đưa ra một cơ chế trả lương phù hợp thì sẽ cótác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duytrì được những nhân viên giỏi vào làm việc trong công ty Quy chế trả lương của công

ty được thực hiện một cách có trình tự:

Bước 1 : Xác định đơn giá và quỹ tiền lương kế hoạch cả năm.

Ngày đăng: 08/04/2013, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS-PTS Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh - Giáo trình Kinh tế lao động - Nhà xuất bản giáo dục Khác
2. PGS-TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm - Giáo trình Quản trị nhân lực - Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác
3. TS. Bùi Anh Tuấn - Giáo trình Hành vi tổ chức - Nhà xuất bản thống kê- ĐHKTQD Khác
4. Nguyễn Hữu Thân - Quản trị nhân sự - Nhà xuất bản thống kê 2003 Khác
5. ThS Lương Văn Úc và TS Phạm Thúy Hương - Giáo trình Tâm lý xã hội học lao động – Bộ môn quản trị nhân lực và tổ chức lao động khoa học – ĐHKTQD Khác
6. Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 – Phòng Tài chính công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực Khác
7. Báo cáo về tình hình lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực Khác
8. Luận văn tốt nghiệp của một số khóa 43, 45 Khác
9. Các văn bản quy định về chế độ tiền lương năm 2004 – Bộ nội vụ - Nhà xuất bản Hà Nội năm 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ sở vật chất của công ty tính đến năm 2007. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất của công ty tính đến năm 2007 (Trang 29)
Bảng 2.2: Kim nghạch nhập khẩu một số mặt hàng của công ty  năm 2006 – 2007. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.2 Kim nghạch nhập khẩu một số mặt hàng của công ty năm 2006 – 2007 (Trang 30)
Bảng 2.3: Những mặt hàng kinh doanh chính của công ty TNHH  Thương Mại Đồng Lực. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.3 Những mặt hàng kinh doanh chính của công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực (Trang 31)
Bảng 2.4: Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.4 Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty (Trang 33)
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh qua các năm của Đồng Lực. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh qua các năm của Đồng Lực (Trang 34)
Bảng 2.6 : Năng suất lao động tính theo doanh thu của công ty - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.6 Năng suất lao động tính theo doanh thu của công ty (Trang 35)
Bảng 2.7 : Tình hình lao động phân theo trình độ chuyên môn. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.7 Tình hình lao động phân theo trình độ chuyên môn (Trang 37)
Bảng 2.9 : Tiền lương của nhân viên công ty Đồng Lực. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Bảng 2.9 Tiền lương của nhân viên công ty Đồng Lực (Trang 44)
Hình thức thưởng chủ yếu là thưởng bằng tiền. Hình thức thưởng mà công ty áp  dụng chưa đa dạng và phong phú, mức thưởng cũng thấp so với nhiều doanh nghiệp  khác - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực
Hình th ức thưởng chủ yếu là thưởng bằng tiền. Hình thức thưởng mà công ty áp dụng chưa đa dạng và phong phú, mức thưởng cũng thấp so với nhiều doanh nghiệp khác (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w