Nội dung đóng góp của luận văn Thông qua việc phân tích tình hình thực tế và nghiên cứu kinh nghiệm giám sátcủa một số nước trên thế giới, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề c
Trang 1DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4
1.1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4
1.1.1 Khái niệm và vai trò của công ty chứng khoán 4
1.1.2 Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 8
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 12
1.1.4 Sự cần thiết của việc giám sát hoạt động các CTCK 13
1.2 GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 14
1.2.1 Khái niệm về giám sát 14
1.2.2 Vai trò của việc giám sát hoạt động công ty chứng khoán 16
1.2.3 Chức năng quản lý và giám sát của UBCK 18
1.2.4 Mục tiêu giám sát 20
1.2.5 Nội dung giám sát hoạt động CTCK 22
1.3.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT 24
1.3.1 Những nhân tố bên ngoài 24
1.3.2 Những nhân tố bên trong 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 38
2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .38
2.1.1.Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 38
Trang 22.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CTCK CỦA UBCKNN 702.3.1 Kết quả 702.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 72
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 76
3.1 QUAN ĐIỂM TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CÔNG TY CHỨNG KHOÁNCỦA UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 763.1.1 Phù hợp với định hướng, chiến lược của thị trường chứng khoán 763.1.2 Phù hợp với yêu cầu quản lý 763.1.3 Tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường, tăng cường hiệu quả hoạt động của thành viên thị trường 773.1.4 Đảm bảo giám sát thường xuyên, liên tục và kịp thời đối với các CTCK783.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÔNG TYCHỨNG KHOÁN 793.2.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động CTCK 793.2.2 Hoàn thiện quy trình giám sát hoạt động CTCK 843.2.3 Bổ sung nhân sự giám sát và nâng cao trình độ kinh nghiệm nghiệp vụ giám sát cho nhân sự trực tiếp giám sát 863.2.4 Xây dựng phần mềm giám sát và phân tích số liệu 883.2.5 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán 88
3.2.6 Kiến nghị 94
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 41 BLPH Bảo lãnh phát hành
2 C&R Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp
3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng
4 CRA Tổ chức định mức tín nhiệm
5 CRV Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet
6 CRVC Trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp
7 CTCK Công ty chứng khoán
10 NVHN Nhân viên hành nghề
11 QLKD Quản lý kinh doanh
12 SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
13 SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán
15 TTLK Trung tâm Lưu ký chứng khoán
16 TVĐT Tư vấn đầu tư chứng khoán
17 UBCK Ủy ban Chứng khoán
18 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Trang 5Bảng 2.2 TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH MỘT SỐ CTCK TẠI VIỆT
NAM TÍNH ĐẾN 31/12/2010 46
BẢNG 2.3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MỘT SỐ CTCK TẠI VIỆT NAM NĂM 2010 47
BẢNG 2.4 HỆ THỐNG BÁO CÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA CTCK 49
BẢNG 2.5.PHÂN LOẠI NHÂN SỰ THỰC HIỆN GIÁM SÁT CTCK 54
TÍNH ĐẾN 31/12/2010 54
BẢNG 2.6 BẢNG KHAI QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN 56
LÀM GIÁM ĐỐC CTCK 56
BẢNG 2.7.TÌNH HÌNH DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP CỦA MỘT SỐ CTCK 57
TẠI NGÀY 31/12/2010 57
BẢNG 2.8.QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CTCK 58
BẢNG 2.9.QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CTCK 59
BẢNG 2.10 TỔNG LƯỢNG PHÁT HÀNH TĂNG VỐN CỦA CÁC CTCK TỪ 01/01/2010 ĐẾN 31/12/2010 60
BẢNG 2.11 THỐNG KÊ CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHƯỢNG 61
Trang 6Hình 2.1 QUY TRÌNH GIÁM SÁT TỪ XA 52
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận văn
Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tốkhông thể thiếu được là các chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán Mụctiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn choviệc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán Do vậy,
để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng vàhiệu quả cần phải có sự ra đời của các công ty chứng khoán Các công ty chứngkhoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàcủa thị trường chứng khoán nói riêng Việc thành lập, đi vào hoạt động và ngàycàng phát triển của các công ty chứng khoán là một tất yếu khách quan Hoạt độngcủa các công ty chứng khoán có tác động và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển lànhmạnh và ổn định thị trường
Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc hoạt động lành mạnh và có hiệu quả củacác công ty chứng khoán là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự pháttriển của thị trường chứng khoán, đồng thời việc giám sát đánh giá hoạt động công
ty chứng khoán thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
Trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thực hiện giám sát vàđánh giá hoạt động các công ty chứng khoán nhưng công tác này còn mang nặngtính thủ công, chủ yếu thực hiện giám sát tuân thủ và việc đánh giá chỉ dừng lại ởcác chỉ tiêu mang tính định lượng Việc đánh giá này chưa có tính thống nhất và chủyếu dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán
Với điều kiện và tình hình phát triển của thị trường chứng khoán như hiệnnay, việc giám sát tuân thủ và áp dụng các phương pháp đánh giá có tính chất địnhlượng không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý cũng như chưa đáp ứng được đòihỏi cấp bách về tính lành mạnh, minh bạch trong báo cáo tài chính của các tổ chứctrung gian trên thị trường
Trang 8Xuất phát từ các lý do nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về giám sát hoạt động các Công tychứng khoán
- Phân tích, đánh giá thực trạng giám sát hoạt động các công ty chứng khoán ởViệt Nam
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Uỷ banChứng khoán Nhà nước đối với các Công ty chứng khoán ở Việt Nam
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát Công ty chứng khoán của UBCKquốc gia
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động giám sát Công ty chứng khoán củaUBCKNN Việt Nam từ năm 2005 đến nay
4 Nội dung đóng góp của luận văn
Thông qua việc phân tích tình hình thực tế và nghiên cứu kinh nghiệm giám sátcủa một số nước trên thế giới, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động giám sát công ty
chứng khoán và vai trò của hoạt động giám sát đối với công ty chứng khoán, nhà đầu tưcũng như sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán
Thứ hai, phân tích thực trạng giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá về kếtquả, tồn tại và những nguyên nhân Trên cơ sở đó để tăng cường hơn công tác giámsát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán
Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giámsát các công ty chứng khoán và kiến nghị để thực thi các giải pháp
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học để phân tích lý luận, giải quyết thực tiễn như phương pháp đối chiếu sosánh, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế,
và vận dụng các phương pháp tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn trên cơ sởquán triệt quan điểm duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cầu gồm 3 chương như sau:
- Chương I: Tổng quan về hoạt động giám sát của cơ quan quản lý đối vớicông ty chứng khoán;
- Chương II: Thực trạng hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhànước đối với các công ty chứng khoán ở Việt Nam;
- Chương III: Giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán ở Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Khái niệm và vai trò của công ty chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm Công ty chứng khoán
Dưới góc độ pháp lý, công ty chứng khoán được hiểu là doanh nghiệp đượcthành lập có điều kiện theo quy định pháp luật của từng nước để thực hiện hoạtđộng kinh doanh chứng khoán Về cơ bản, để được thành lập và hoạt động, công tychứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
a Điều kiện trụ sở: Do đặc trưng của hoạt động kinh doanh chứng khoán và
đảm bảo hiệu quả hoạt động của CTCK, CTCK phải đáp ứng các quy định về địa điểmkinh doanh cố định và có thiết bị giao dịch đủ tiêu chuẩn
b Điều kiện vốn: CTCK phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp
định Vốn pháp định thường được quy định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ vàmột CTCK tham gia thực hiện càng nhiều nghiệp vụ thì càng yêu cầu có nhiều vốn;
c Điều kiện nhân sự: Những người quản lý hay nhân viên của CTCK phải có
đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm cũng như độ tín nhiệm và tính trung thực Thôngthường, tất cả các nước đều yêu cầu nhân viên của CTCK phải có giấp phép hành nghề
1.1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
CTCK là một định chế tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán nóiriêng và thị trường tài chính nói chung Các CTCK là nhân tố quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của thị trường chứng khoán, thông qua đó, CTCK có vai trò thúc đẩy
sự phát triển của cả nền kinh tế Thực tiễn cho thấy, nền kinh tế của các nước pháttriển và cả nền kinh tế các nước đang phát triển không thể thiếu vắng sự xuất hiện
và ngày càng lớn mạnh của thị trường chứng khoán và hệ thống các CTCK Thôngqua các các nghiệp vụ hoạt động của mình, CTCK đã thực sự tạo ra ảnh hưởngmạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và của cả nền kinh
Trang 11tế nói chung CTCK đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quátrình phát triển kinh tế được thể hiện qua những khía cạnh chủ yếu sau:
a Vai trò trung gian huy động vốn
Cùng với ngân hàng, CTCK là một trung gian tài chính có vai trò huy độngvốn, là kênh dẫn vốn từ một hay một số bộ phận của nền kinh tế có vốn dư thừa(vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế có nhu cầu về vốn (thiếu vốn,cần huy động vốn) và tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán:
từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trườngthứ cấp
- Trên thị trường sơ cấp:
+ CTCK giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thôngqua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư
+ Một doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, họkhông tự bán chứng khoán của mình mà thường thông qua một tổ chức chuyênnghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán Đó là các tổ chức trung gian tàichính như ngân hàng, CTCK…
+ CTCK với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổchức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hànhchứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư
và người phát hành Với nghiệp vụ này, CTCK đã thực hiện vai trò làm cầu nối và
là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
- Trên thị trường thứ cấp:
CTCK giúp cho người đầu tư tìm đến với nhau, làm thỏa mãn nhu cầu đầu tưhoặc nhu cầu về vốn, tạo sự luân chuyển vốn giữa các nhà đầu tư, là cầu nối giữacác nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại.Trong môi trường đầu tư ổn định, các nhà đầu tư luôn chuộng những chứng khoán
có tính thanh khoản cao, vì họ luôn có nhu cầu chuyển đổi số vốn tạm thời nhàn rỗithành các khoản đầu tư và ngược lại CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư
Trang 12đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại vềgiá trị khoản đầu tư của mình.
b Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường
Sau cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán thế giới năm 1929, chínhphủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của thị trườngchứng khoán, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nước với các thành viêntham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn khủng hoảng giáchứng khoán có thể xảy ra trên thị trường, vì nếu thị trường chứng khoán bị khủnghoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi nhà đầu tư,các công ty chứng khoán cùng bị ảnh hưởng
Theo quy định của các nước, các CTCK có nghiệp vụ tự doanh phải dành ramột tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá giảm vàbán chứng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao nhằm góp phần điều tiết và bình ổngiá trên thị trường
Tất nhiên, sự can thiệp của các công ty chứng khoán chỉ có hạn, phụ thuộcvào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩanhất định, có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường Với vai trònày, các CTCK góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của thịtrường chứng khoán
c Vai trò cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán
Với các chức năng và nghiệp vụ của mình, CTCK cung cấp các dịch vụ cầnthiết góp phần giúp thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, cụ thể:
- Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư.Tuy nhiên, thị trường chứng khoán với những đặc trưng riêng của nó như ngườimua người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hóa là “vô hình”, vì vậy để cung cầu gặpnhau, thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì phải mất rất nhiều thời gian, côngsức, tiền bạc cho một giao dịch để phục vụ cho việc thu thập, phân tích, xử lý thôngtin… Với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ kinh nghiệm của mình, CTCK sẽ thực
Trang 13hiện tốt vai trò trung gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chiphí trong từng giao dịch.
- Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư: CTCK thông qua Sởgiao dịch và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhàđầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình
+ Trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứngkhoán, các CTCK sẽ thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việcxác định và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý
+ Trên thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua các CTCK đượctập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác địnhtheo quy luật cung cầu
Ngoài ra, CTCK còn cung cấp nhiều dịch vụ khác để hỗ trợ giao dịch chứngkhoán Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, CTCK giữ vai trò quan trọng trongviệc phát triển của thị trường chứng khoán, là chất “xúc tác” không thể thiếu chohoat động của thị trường chứng khoán
d Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các chuẩn mực hoạt động hiện đại
Bên cạnh vai trò tạo lập kênh huy động vốn, các CTCK còn giúp các doanhnghiệp có cơ hội tiếp cận và ứng dụng những công nghệ quản trị kinh doanh hiệnđại Với hệ thống khách hàng và những mối quan hệ rộng rãi, các CTCK còn là cấunối cho doanh nghiệp với các nhà đầu tư có nhiều tiềm năng về vốn và công nghệ.Những yếu tố này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được khả năng quản trị,tăng cường sức cạnh tranh và phát triển thị trường mới Bên cạnh đó, khi cung cấpcác dịch vụ tư vấn tài chính, các CTCK còn giúp các doanh nghiệp tăng cường tínhminh bạch và công khai về tài chính Điều này sẽ là một yếu tố quan trọng để cácdoanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng bên ngoài Hơn nữa, đây sẽ làmột điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình niêm yếtchứng khoán trên các SGDCK
Trang 141.1.2 Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
1.1.2.1 Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán theo đó,CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tạiSGDCK hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối vớikết quả kinh tế của việc giao dịch đó
Chức năng của hoạt động này bao gồm:
- Thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng bằng việc nhậnlệnh của khách hàng và thông qua cơ chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán
để tìm ra mức giá tốt nhất cho khách hàng và khách hàng phải chịu trách nhiệmhoàn toàn về kết quả đầu tư đó
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích giúp khách hàng thực hiện các quyết định củamình như tư vấn đầu tư trực tiếp cho khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn loại chứngkhoán, thời điểm nên mua/bán; cung cấp các báo cáo giao dịch có nghiên cứu, phântích, đánh giá diễn biến giao dịch theo thời gian đưa ra nhận định mang tính chủ quan
về xu hướng giá và khuyên nghị đầu tư; cung cấp thông tin về các tổ chức niêm yết…
Trong hoạt động môi giới, các CTCK phải tuân thủ nguyên tắc công khai,minh bạch và tận tụy với khách hàng, đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.Đồng thời, không được đưa ra ý kiến tư vấn có tính chất khẳng định về tiềm nănglợi nhuận hoặc phao tin đồn nhằm thu hút khách hàng vào các mục đích riêng
1.1.2.2 Hoạt động tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc CTCK tự tiến hành giao dịch mua bán cácchứng khoán cho chính công ty mình
Hoạt động tự doanh của CTCK có thể được thực hiện trên thị trường giaodịch tập trung hoặc trên thị trường OTC, … Trên thị trường giao dịch tập trung,lệnh giao dịch của CTCK được đưa vào hệ thống và được thực hiện tương tự nhưlệnh giao dịch của khách hàng Trên thị trường OTC, các hoạt động này có thể đượcthực hiện trực tiếp giữa một tổ chức với các đối tác hoặc được thông qua một hệthống mạng thông tin Trong các hoạt động này, CTCK cũng là một nhà đầu tư trên
Trang 15thị trường chứng khoán như các nhà đầu tư khác Các rủi ro phát sinh từ hoạt động
tự doanh do CTCK tự gánh chịu Việc thu được lãi hay chịu lỗ phụ thuộc vào chênhlệch giữa giá mua - bán chứng khoán và biến động chung của giá chứng khoán do
họ nắm giữ
Mục đích của hoạt động tự doanh là:
- Thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoánvới khách hàng Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừaphục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vìvậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến sự xung đột lợi ích giữa thực hiện giaodịch cho khách hàng và cho bản thân công ty Khi thực hiện hoạt động tự doanh,CTCK phải tuân thủ nguyên tắc tách bạch với các hoạt động khác, đặc biệt là hoạtđộng môi giới CTCK không được mua, bán chứng khoán tranh với khách hàng Đểbảo đảm hạn chế rủi ro, công ty chứng khoán cũng phải tuân thủ một số hạn mứcnhất định khi đầu tư vào các loại chứng khoán Các hạn chế này thường được cụ thểtrong các văn bản quy phạm pháp luật
- Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho CTCK, hoạt động tự doanh củaCTCK còn có nghĩa vụ bình ổn thị trường trong một số trường hợp cần thiết, đặcbiệt đối với hình thức tạo lập thị trường Với khả năng chuyên môn và nguốn vốntương đối lớn của mình, CTCK có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rấtlớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thịtrường Thông thường, chức năng bình ổn giá cả thị trường không phải là quy địnhbắt buộc trong hệ thống pháp luạt của các nước, tuy nhiên đây thường là nguyên tắcnghề nghiệp do hiệp hội kinh doanh chứng khoán đặt ra trên thị trường và trong quátrình hoạt động CTCK phải tuân thủ
- Ngoài ra, hoạt động tự doanh còn có mục đích là tạo thị trường Khi đượcphát hành, các chứng khoán mới chưa có thị trường để giao dịch Để tạo thị trườngcho các chứng khoán này, các CTCK thực hiện tự doanh thông qua việc mua và bánchứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp 2 Trên những thị trườngchứng khoán phát triển, các nhà tạo lập thị trường sử dụng nghiệp vụ mua bán
Trang 16chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường Theo đó, họ liên tục có nhữngbáo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh chứng khoán khác.Như vậy, họ sẽ duy trì một thị trường liên tục đối với chứng khoán mà họ kinhdoanh.
1.1.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành(tổ chức được bảo lãnh) huy động vốn trên thị trường Sự hỗ trợ đó sẽ giúp đơn vị pháthành nắm chắc khả năng huy động vốn và đảm bảo kế hoạch sử dụng vốn huy động
Thông thường, khi thực hiện bảo lãnh phát hành, CTCK sẽ áp dụng mộttrong ba hình thức bảo lãnh
a Bảo lãnh chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà CTCK (tổ chức bảo lãnh
phát hành) nhận mua toàn bộ chứng khoán trong đợt phát hành của tổ chức pháthành, sau đó bán chứng khoán ra công chúng Giá mua của tổ chức bảo lãnh là mộtmức giá đã được ấn định, thường thấp hơn giá thị trường Giá bán của tổ chức bảolãnh là giá thị trường Đây là hình thức tổ chức bảo lãnh hoạt động kinh doanh, hoạtđộng cho chính họ và gánh toàn bộ rủi ro của đợt phát hành
b Bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh hứa sẽ
cố gắng đến mức tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho tổ chức pháthành Trường hợp không bán hết, số chứng khoán còn lại được trả về cho tổ chức pháthành Tổ chức bảo lãnh được hưởng hoa hồng trên số chứng khoán đã được bán ra
c Bảo lãnh đảm bảo tất cả hoặc không: là trường hợp áp dụng khi tổ chức
phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định để giải quyết một mục tiêu nhấtđịnh Nếu huy động được đủ số vốn cần thiết đó thì sẽ thực hiện phát hành, nếukhông đủ sẽ hủy bỏ Cũng có thể, để cho việc chào bán có hiệu quả, nhẹ nhàng hơntrong trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh, tổ chức phát hành yêu cầu phải phát hànhđược một số lượng chứng khoán tối thiểu nào đó trong tổng số chứng khoán cầnphát hành, nếu đạt được số tối thiểu này thì số còn lại sẽ phát hành tiếp, nếu khôngđạt được số tối thiểu đó sẽ hủy bỏ toàn bộ
Trang 171.1.2.4 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Khi chuẩn bị tiến hành một hoạt động nào đó, nếu như không có chuyên mônhoặc không thành thạo về lĩnh vực đó thì chúng ta có nhu cầu sử dụng dịch vụ tưvấn của tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên nghiệp Trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường chứng khoán cũng có dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Giống như cáchoạt động tư vấn khác, nội dung của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán là trên cơ
sở thu thập, xử lý thông tin đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống haycung cấp một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng
Ở phần lớn các nước, người ta định nghĩa tư vấn đầu tư chứng khoán lànhững hoạt động tư vấn về giá trị chứng khoán nhằm mục đính thu phí Như vậy, họquan niệm rằng chỉ có những hoạt động tư vấn có thu mới là đối tượng quản lý, cònnhững lời khuyên đưa ra không có mục đích thu phí sẽ không phải là đối tượngquản lý, trừ phi đó là những lời khuyên thất thiệt nhằm lũng đoạn thị trường vàkiếm lợi cho bản thân người hoặc tổ chức tư vấn
Như vậy, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn tớiquyết định đầu tư của người sử dụng dịch vụ tư vấn, do đó khi hành động nhà tưvấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định, cụ thể:
- Tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;
- Không đảm bảo chắc chắc về giá trị của chứng khoán;
- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình chỉ mang tínhtham khảo và có thể không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần hiểu rằng nhà tưvấn sẽ không chịu trách nhiệm về những lời tư vấn đó trong một số trường hợp;
- Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứngkhoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan, là
sự phân tích tổng hợp một cách logic, khoa học;
- Giữ bí mật các thông tin nhận được từ người sử dụng tư vấn trong quátrình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc một sốtrường hợp đặc biệt;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Trang 18ký, thanh toán bù trừ, đăng ký chứng khoán, đại lý chuyển nhượng, đại lý phân phốichứng khoán, dịch vụ quản lý sổ cổ đông… hoặc kết hợp với các tổ chức khác nhưngân hàng thương mại, công ty tài chính … để cung cấp dịch vụ cho khách hàngnhư ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán…
Trên thực tế, tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của CTCK đều cónhững mối quan hệ hữu cơ với nhau, nghiệp vụ này là tiền đề cho các nghiệp vụkhác phát triển và đồng thời cũng là kết quả, là sự kế thừa từ thành công của cácnghiệp vụ khác Tất cả các hoạt động này luôn gắn kết với nhau tạo ra cho CTCK
có một ưu thế đặc thù, một khả năng cạnh tranh vượt trội so với các loại hình công
ty khác Xu thế phát triển nổi bật hiện nay trên thế giới là có sự giao thoa, kết hợpcủa các dịch vụ tài chính Theo đó, ranh giới giữa các loại hình tổ chức tài chínhtruyền thống ngày càng mờ nhạt, thay vào đó, các tổ chức tài chính khổng lồ vớimọi loại hình sản phẩm dịch vụ từ ngân hàng tới chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tàisản đang xuất hiện ngày càng nhiều, tạo cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng, đồng
bộ và tiện lợi
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán
Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nước đều quyđịnh những nguyên tắc bắt buộc cần tuân thủ trong hoạt động kinh doanh chứngkhoán đối với các CTCK, bao gồm:
- Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng;
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
Trang 19- Liêm trực và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách công bằng;
- Hoàn thành nghĩa vụ của mình với khách hàng một cách tốt nhất;
- Đảm bảo nguồn lực về con người, vốn và cơ sở vật chất cần thiết khác đểthực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán và ban hành bằng văn bản các quytrình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phù hợp;
- Chỉ được đưa ra lời tư vấn phù hợp với khách hàng trên cơ sở nỗ lực thuthập thông tin về khách hàng;
- Phải cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực và cầnthiết cho việc ra quyết định đầu tư của khách hàng;
- Phải thận trọng không được tạo ra xung đột lợi ích với khách hàng Trongtrường hợp không thể tránh được, công ty phải thông báo trước cho khách hàngvà/hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo đối xử công bằng với khách hàng;
- Ban hành và áp dụng các quy trình nghiệp vụ trong công ty phù hợp vớiquy định của Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan
1.1.4 Sự cần thiết của việc giám sát hoạt động các CTCK
Các hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK là một loại hình “kinhdoanh” có ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của nhà đầu tư và rất dễ “bị lợi dụng để kiếmlợi riêng”; các hoạt động tiêu cực của CTCK đều là những hành vi xâm phạm đếnnguyên tắc hoạt động và đi ngược lại với lợi ích chung của thị trường chứng khoán,
cụ thể:
- CTCK hoạt động kinh doanh không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sửdụng tiền trên tài khoản của khách hàng, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại đến quyềnlợi và tài sản khách hàng
- Khi đáp ứng đủ các điều kiện và được cấp phép hoạt động kinh doanhchứng khoán, CTCK phải duy trì đầy đủ các điều kiện cấp phép Việc duy trì đượccác điều kiện cấp phép sẽ đáp ứng được các nhu cầu giao dịch của khách hàng Vìvậy, cần phải có sự giám sát việc duy trì điều kiện cấp phép để ràng buộc CTCKluôn duy trì được chất lượng hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng
Trang 20- CTCK cố tình thông tin sai sự thật, thiếu chính xác hoặc không kịp thờicho các nhà đầu tư, việc làm này gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự cũng như sự antoàn của thị trường, gây tổn thất cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, với số lượng CTCK ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động củacác CTCK ngày càng gia tăng, tính chất hoạt động của các công ty được mở rộng,phát triển đa dạng đa năng Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và tất yếu sẽ dẫn đếnnhững CTCK gặp nhiều rủi ro, có thể dẫn đến phá sản
Từ những lý do trên cho thấy sự cần thiết phải có cơ quan nhà nước chuyênthực hiện giám sát các CTCK trên thị trường chứng khoán Đó là yêu cầu bắt buộc
mà Luật chứng khoán các nước đều quy định Việc giám sát hoạt động công tychứng khoán góp phần đảm bảo tính an toàn cần thiết đối với thị trường cũng nhưđảm bảo sự công bằng trong hoạt động giám sát và kinh doanh chứng khoán giữacác chủ thể tham gia thị trường
1.2 GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC
1.2.1 Khái niệm về giám sát
Giám sát thị trường chứng khoán: bao gồm những hoạt động nhằm theo dõi
và kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật của các thành viên tham giaTTCK, phát hiện các hành vi vi phạm của các đối tượng này với mục đích bảo vệnhà đầu tư Các hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán thường do cơ quanquản lý chứng khoán, các tổ chức như SGDCK, Hiệp hội giao dịch chứng khoánthực hiện nhằm đảm bảo thị trường hoạt động công bằng, công khai và minh bạch
Hệ thống giám sát: bao gồm hệ thống nhân sự trong các cơ quan, tổ chức thực
hiện giám sát, hệ thống pháp lý và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác giám sát
Tuỳ theo từng mô hình giám sát, hệ thống nhân sự giám sát được sắp xếptheo các cấp giám sát do các đơn vị thực hiện chức năng quản lý và giám sát thịtrường khác nhau thực hiện Hệ thống pháp lý bao gồm các quy định về chứngkhoán và thị trường chứng khoán, các quy định và tiêu chí giám sát, quy định về
Trang 21cưỡng chế thực thi trên thị trường chứng khoán Hệ thống công nghệ thông tin đượcxây dựng để lưu trữ, theo dõi, phân tích và xử lý dữ liệu giao dịch của các đối tượngtham gia thị trường nhằm phát hiện các hành vi giao dịch bất thường, xác định vàngăn ngừa các hành vi vi phạm
Một hệ thống giám sát hiệu quả đòi hỏi cơ quan quản lý phải được báo cáo đầy
đủ các thông tin được doanh nghiệp sử dụng làm số liệu kiểm toán và có các công cụgiám sát thị trường khác như: Điểm mấu chốt của hoạt động giám sát là quản lý đượcthông tin, đặc biệt thông tin cần thiết để xác định tính minh bạch về giá chứng khoán
Ở các quốc gia chưa xây dựng hệ thống để thực hiện các hoạt động giám sát, cơ quanquản lý phải dựa vào việc kiểm tra các nhân viên môi giới - tự doanh, hoặc khiếu nạicủa nhà đầu tư Một hệ thống đầy đủ các thông tin giao dịch cho phép tạo một cơ sở
dữ liệu giám sát và các công cụ phù hợp để giám sát thị trường
Như vậy, có thể nói giám sát hoạt động CTCK là một bộ phận hoạt động cấuthành hoạt động giám sát thị trường Hoạt động giám sát CTCK dựa trên các hoạtđộng cụ thể, các số liệu, tài liệu báo cáo để phân tích, đối chiếu với các quy địnhtrong văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, sớm phát hiệncác dấu hiệu thiếu sót hoặc vi phạm của CTCK Có hai hình thức giám sát CTCK,giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ
- Giám sát từ xa là các hoạt động theo dõi, xem xét và nhận định về mộtviệc làm nào đó của CTCK đã được thực hiện đúng hay sai so với những quy địnhcủa pháp luật hiện hành Giám sát từ xa không chỉ là công cụ để các cơ quan chứcnăng quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, mà còn làcông cụ hữu hiệu để các CTCK sử dụng trong hoạt động của mình nhằm đảm bảo
sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định của chính tổ chức đó
- Kiểm tra tại chỗ hoạt động CTCK là hoạt động kiểm tra việc làm củaCTCK theo một trình tự, thủ tục do luật pháp quy định nhằm kết luận đúng, sai,đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các viphạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, cụ thể:
Trang 22(1) Kiểm tra CTCK trong trường hợp không đảm bảo duy trì được đầy đủ cácđiều kiện cấp phép;
(2) Kiểm tra CTCK trong trường hợp CTCK lạm dụng tài sản của kháchhàng;
(3) Kiểm tra CTCK trong trường hợp việc quản trị điều hành công ty có dấuhiệu yếu kém và vi phạm điều lệ công ty
(4) Kiểm tra CTCK trong trường hợp báo cáo tài chính có dấu hiệu bấtthường, ý kiến kiểm toán ngoại trừ trọng yếu
(5) Các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý
Giữa hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ CTCK có mối quan hệ mậtthiết với nhau Thông qua hoạt động giám sát từ xa CTCK, các dấu hiệu thiếu sót và
vi phạm pháp luật của CTCK được phát hiện Các dấu hiệu này là một trong nhữngthông tin, tư liệu để tiến hành thực hiện kiểm tra tại chỗ các CTCK hoặc chuyển tiếptới bước thanh tra xử lý vi phạm CTCK Hoạt động kiểm tra tại chỗ CTCK đượctiến hành dựa trên kết quả hoạt động giám sát từ xa nhằm làm sáng tỏ dấu hiệu thiếusót, vi phạm pháp luật của CTCK, từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị các biện phápkhắc phục hoặc xử lý vi phạm
1.2.2 Vai trò của việc giám sát hoạt động công ty chứng khoán
Giám sát hoạt động các CTCK có vai trò quan trọng trong việc thực hiện vaitrò quản lý nhà nước đối với ngành chứng khoán, góp phần tạo ra một môi trườngkinh doanh công bằng, công khai và có hiệu quả
1.2.2.1 Đối với cơ quan quản lý
Ở bất kỳ quốc gia nào, việc thiết lập các cơ quản quản lý thị trường chứngkhoán đều nhằm tạo ra một thị trường minh bạch, hiệu quả, nâng cao năng lực tàichính cho các thành viên tham gia thị trường trong đó có các CTCK, bảo vệ và tối
đa lợi ích của các nhà đầu tư Cụ thể hơn, với tư cách là cơ quan quản lý thị trườngchứng khoán, Ủy ban Chứng khoán ở các quốc gia đều có chung một nhiệm vụ làquản lý, giám sát hoạt động CTCK
Trang 23Để thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả, cơ quan quản lý thường
sử dụng hệ thống các tiêu chí giám sát hoạt động Các tiêu chí này chủ yếu là cácnhóm chỉ tiêu phản ánh đầy đủ, trung thực, kịp thời tình hình tài chính, năng lựcquản trị công ty của các CTCK Đây cũng chính là công cụ để theo dõi, giám sát,kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và chấp hành pháp luật về chứng khoáncủa các CTCK Đồng thời, thông qua kết quả giám sát để hoạch định các chính sáchnhằm phát triển CTCK, bình ổn thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động côngbằng, minh bạch, hoặc đề xuất các giải pháp xử lý trong tình hình thị trường suygiảm, tránh sụp đổ thị trường và làm cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lượcphát triển cho các tổ chức trung gian nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung
1.2.2.2 Đối với các công ty chứng khoán
Việc giám sát, đánh giá hoạt động các CTCK một cách thường xuyên sẽ giúpchính các công ty tăng cường kiểm soát nội bộ định kỳ, tăng cường năng lực tàichính, phát hiện những sai sót để đưa ra phương án khắc phục phù hợp Cũng trên
cơ sở đó, nhiều công ty còn thực hiện phân tích độc lập, phù hợp với đặc thù riêngcủa mình để sử dụng cho việc quản lý rủi ro và các mục đích kinh doanh khác
Đặc biệt, đối với một số Ủy ban Chứng khoán thực hiện xếp hạng hoạt độngCTCK, các CTCK được xếp hạng sẽ sử dụng các kết quả xếp hạng đã được công bố
để kiểm tra lại những khuyến nghị và nghiên cứu của mình trước một quyết địnhđầu tư mới Lý do cơ bản là căn cứ vào kết quả xếp hạng, công ty có thể nắm đượcđiểm mạnh, điểm yếu và vị thế của mình so với các công ty khác, từ đó đánh giánăng lực hoàn thành nghĩa vụ tài chính của một CTCK, có biện pháp thích hợpnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán vànâng cao năng lực cạnh tranh
Cuối cùng, các chỉ tiêu giám sát, đánh giá hoạt động luôn bao gồm đánh giánăng lực kiểm soát nội bộ, do vậy việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp công ty tăngcường quản trị công ty, bảo vệ quyền lợi của cổ đông
Trang 241.2.2.3 Đối với các tổ chức, cá nhân liên quan
Đối với công chúng đầu tư là khách hàng của các CTCK - nhất là nhữngkhách hàng tiềm năng, thì việc tiếp cận những thông tin của CTCK liên quan đếnviệc đánh giá chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán, đánh giá năng lực tàichính của công ty sẽ giúp nhà đầu tư có sự lựa chọn đúng đắn để được hưởng nhữngquyền lợi và dịch vụ tốt nhất từ các CTCK
Việc đánh giá thường xuyên CTCK cũng giúp nhà đầu tư có cơ hội tiếp cậncác nguồn thông tin khác nhau về CTCK cũng như các nguồn thông tin về các công
ty niêm yết do CTCK cung cấp Các nhà đầu tư - đặc biệt các nhà đầu tư cá nhânnhỏ lẻ, cũng sẽ có điều kiện và khả năng nhất định trong việc đánh giá chất lượngđầu tư vào một loại chứng khoán
1.2.3.Chức năng quản lý và giám sát của UBCK
Giám sát thị trường chứng khoán chính là một trong hai chức năng chính củacác cơ quan quản lý chứng khoán tại bất kỳ một quốc gia nào Hoạt động giám sátthị trường chứng khoán được thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, tăng cườnglòng tin của nhà đầu tư, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm
Lịch sử hoạt động và cơ cấu tổ chức của các Uỷ ban Chứng khoán (UBCK) trên thếgiới cho thấy: Cơ quan quản lý chứng khoán có hai chức năng chính: Chức năngquản lý và chức năng giám sát
Hình 1.1 SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA UBCK
1.2.3.1 Chức năng quản lý của UBCK
Chức năng quản lý của UBCK thường được biết đến bằng thuật ngữ tiếng
Anh “regulation function” hoặc “registration function” bao gồm việc lập quy và
Trang 25cấp phép Việc quản lý hướng tới mục tiêu lớn là phát triển và duy trì tính toàn vẹncủa thị trường chứng khoán Để thực hiện chức năng này, UBCK phải bao gồmnhững đơn vị chuyên môn thực hiện công tác dự thảo khuôn khổ pháp luật, cácchuẩn mực để duy trì sự lành mạnh về tài chính, các tiêu chí để lường trước và giảiquyết những vấn đề tiềm năng phát sinh trên thị trường, đồng thời thực hiện việccấp phép cho các thành viên thị trường dựa trên những tiêu chí và chuẩn mực đó
- Về phương thức quản lý, ngày nay, hầu hết các cơ quan quản lý chứng
khoán tại các thị trường phát triển đều đi theo hướng quản lý dựa trên phân tích rủi
ro Đây là một triết lý quản lý được các nước phát triển xây dựng và áp dụng trongquản lý và giám sát TTCK Phương thức quản lý này đòi hỏi cộng đồng đầu tư trênTTCK phải có nhận thức cao về đầu tư và rủi ro, hệ thống các tổ chức tự quản (Selfregulated Organisations - SRO) phát triển và sự phát triển của những công cụ phòngtránh rủi ro
- Về cơ cấu quản lý, đa số các UBCK trên thế giới đều duy trì một số đơn
vị cơ bản để thực hiện chức năng quản lý, bao gồm: Đơn vị quản lý công ty đạichúng thực hiện chức năng cấp phép đăng ký phát hành, công bố thông tin ra côngchúng của công ty đại chúng và soạn thảo, đề xuất các quy định về quản lý công tyđại chúng; Đơn vị quản lý đầu tư thực hiện chức năng cấp phép cho công ty đầu tư,quỹ đầu tư và đề xuất các quy định về quản lý đầu tư chứng khoán; Đơn vị quản lýcác CTCK thực hiện chức năng cấp phép cho các CTCK và đề ra những chuẩn mựcthận trọng tài chính đối với các công ty này; Đơn vị quản lý thị trường, tức là quản
lý những tổ chức tự quản như SGDCK, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Trungtâm lưu ký chứng khoán, Công ty thanh toán bù trừ chứng khoán, đại lý chuyểnnhượng và các tổ chức tự quản khác Tùy theo đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội vàđặc điểm thị trường chứng khoán mỗi nước mà một số đơn vị quản lý này có thểthực hiện chức năng kép Ví dụ: tại Mỹ, Vụ Quản lý Thị trường thực hiện chứcnăng quản lý đối với cả hai đối tượng là CTCK và các tổ chức tự quản Trong khi
đó tại Hong Kong, Vụ Quản lý Sản phẩm Đầu tư và Định chế Trung gian Thịtrường lại quản lý chung các CTCK và các quỹ đầu tư
Trang 261.2.3.2 Chức năng giám sát của UBCK
Chức năng giám sát hay còn được gọi là chức năng duy trì trật tự kỷ cươngthị trường được các UBCK thực hiện song song và gắn liền với chức năng quản lý.Mục tiêu trên hết của việc giám sát là để bảo vệ nhà đầu tư Tại những quốc giathiết lập cơ quan giám sát tài chính đơn nhất cho toàn bộ thị trường tài chính (baogồm cả ba khu vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) thì chức năng giám sát của
cơ quan quản lý chứng khoán lại càng được nhấn mạnh hơn nữa
Nếu như chức năng quản lý chủ yếu bao gồm việc lập quy và cấp phép, chứcnăng giám sát của UBCK cũng được chia làm hai mảng: giám sát tuân thủ và cưỡngchế thực thi luật pháp
- Giám sát tuân thủ: Công tác giám sát tuân thủ thường được biết đến với
thuật ngữ tiếng Anh “compliance inspection and examination” để chỉ việc kiểm tra,
giám sát sự tuân thủ các quy định quản lý của các đối tượng quản lý, bao gồm công
ty đại chúng, CTCK, các quỹ đầu tư và công ty đầu tư, các tổ chức tự quản, nhà đầu
tư và mọi đối tượng tham gia giao dịch và cung cấp dịch vụ trên TTCK
- Cưỡng chế thực thi luật pháp: Cấu phần thứ hai của chức năng giám sát
là cưỡng chế thực thi luật pháp Theo thông lệ quốc tế, khi các đợt kiểm tra định kỳ
và thường xuyên của đơn vị thực hiện chức năng giám sát tuân thủ đã phát hiệnđược những thiếu sót, vi phạm thì những vi phạm, cần xử phạt sẽ được chuyển sangcho đơn vị thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi luật pháp để xử lý
1.2.4.Mục tiêu giám sát
Việc thực hiện giám sát các hoạt động của CTCK không chỉ có ý nghĩa đốivới thị trường chứng khoán các nước đang đang phát triển, mà còn rất cần thiết đốivới các nước đã có bề dày phát triển thị trường chứng khoán Cũng như mục tiêugiám sát thị trường chứng khoán của cơ quan quản lý, việc thực hiện giám sát hoạtđộng các CTCK là nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Bảo vệ các nhà đầu tư;
- Bảo đảm sự công bằng, hiệu quả và minh bạch của thị trường
- Giảm sự rủi ro hệ thống trên thị trường
Trang 27Ba mục tiêu trên có liên quan chặt chẽ và xét trên một số khía cạnh, các mụctiêu này sẽ chồng chéo nhau Nhiều trong số các quy định về giám sát nhằm đảmbảo công bằng, hiệu quả và minh bạch thị trường cũng sẽ bảo vệ nhà đầu tư và giúpgiảm thiểu rủi ro hệ thống Tương tự như vậy, nhiều biện pháp giám sát làm giảmrủi ro hệ thống sẽ bảo vệ cho nhà đầu tư.
1.2.4.1 Bảo vệ các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là những đối tượng rất dễ bị xâmhại do sự quản lý và hoạt động yếu kém của các CTCK và các chủ thể khác trên thịtrường mà khả năng tự phòng vệ của từng nhà đầu tư lại bị hạn chế Mặt khác, sựphức tạp của các giao dịch chứng khoán và của các thủ đoạn lừa đảo trên thị trườnglại thường gây khó khăn và tổn thất cho họ khi tham gia vào thị trường Chính vìvậy, các nhà đầu tư cần phải được bảo vệ, các hành vi sai trái trên thị trường cầnphải có sự cưỡng chế mạnh mẽ việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp từ các quy địnhcủa pháp luật về chứng khoán
Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực từ phía các CTCK chocác nhà đầu tư là một trong những phương tiện quan trọng nhất để bảo vệ nhà đầu
tư Khi được tiếp nhận kênh thông tin quan trọng này, các nhà đầu tư cần có đủ khảnăng đo lường các rủi ro cũng như các khoản lợi nhuận tiềm năng của các khoảnđầu tư mà họ tiến hành Vì vậy, cần có những quy định nghiêm ngặt về công bốthông tin từ phía các chủ thể CTCK để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư
1.2.4.2 Bảo đảm sự công bằng, hiệu quả và minh bạch của thị trường
Sự công bằng của thị trường có mối liên hệ mật thiết với việc bảo vệ lợi íchcủa các nhà đầu tư, đặc biệt để ngăn chặn các hoạt động giao dịch trái pháp luật củacác CTCK khi họ thực hiện kinh doanh chứng khoán cho chính mình (hoạt động tựdoanh chứng khoán) Cấu trúc của thị trường không nên ưu đãi vô lý cho một sốngười này hơn những người khác trên thị trường cho dù họ là pháp nhân hay thểnhân, dù là CTCK hay công ty phát hành chứng khoán Vì vậy, các quy định phápluật nên nhằm đảm bảo rằng các nhà đầu tư đều được cung cấp các công cụ như nhau
Trang 28để tham gia vào thị trường hay để nắm được các thông tin về giá cả và đảm bảo đượcđối xử công bằng với lệnh mua, bán chứng khoán của tất cả các nhà đầu tư.
Trong một thị trường hiệu quả, việc cung cấp các thông tin có liên quan phảiđược thực hiện đúng thời điểm, công khai và phải phản ánh được các thông tin vềgiá cả chứng khoán Đó chính là những nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt độngkinh doanh của CTCK Sự minh bạch của thị trường được quyết định nhiều bởi sựtuân thủ pháp luật về công bố thông tin của các CTCK
1.2.4.3 Giảm sự rủi ro hệ thống trên thị trường
Mặc dù không thể ngăn chặn mọi sự đổ vỡ tài chính của các trung gian trênthị trường nhưng quy định về nguyên tắc hoạt động kinh doanh của CTCK sẽ giảmthiểu sự đổ vỡ tài chính mang tính hệ thống của các trung gian trên thị trường, hoặcnếu có xảy ra đổ vỡ thì các CTCK cũng có thể tự tìm cách giảm các ảnh hưởng của
sự phá sản đó Vì vậy, các trung gian trên thị trường cần phải tuân thủ nghiêm ngặtcác yêu cầu về mức vốn pháp định, mức vốn trong quá trình hoạt động và các yêucầu mang tính cẩn trọng khác do pháp luật quy định
Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro là một yếu tố cần thiết đối với một thị trườngnăng động và pháp luật không nên kiềm chế một cách không cần thiết sự chấp nhận
sự rủi ro hợp pháp Hơn thế, pháp luật nên thúc đẩy và cho phép việc quản lý cóhiệu quả rủi ro và đảm bảo các yêu cầu về vốn và về sự cẩn trọng của các công ty
đủ để chấp nhận những rủi ro thích đáng
1.2.5.Nội dung giám sát hoạt động CTCK
Kinh nghiệm các nước và thực tế cho thấy, việc giám sát hoạt động CTCKkhông chỉ thuộc trách nhiệm của UBCK, mà còn là trách nhiệm của SGDCK, Tổchức lưu ký chứng khoán và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Theo chức năngcủa mình, các chủ thể giám sát này sẽ thực hiện giám sát CTCK theo từng cấp độquản lý Trong khuôn khổ luận văn, chỉ đề cập đến phạm vi giám sát của UBCK đốivới CTCK
Trang 291.2.5.1 Giám sát việc duy trì điều kiện cấp phép
Ở cấp độ cơ quan quản lý, UBCK có chức năng ban hành các văn bản quyphạm pháp luật quy định các điều kiện cấp phép, quản lý và giám sát việc duy trìđiều kiện cấp phép đối với các CTCK và tiến hành cấp phép, thu hồi giấy phép(trong trường hợp không còn duy trì điều kiện cấp phép theo quy định tại các vănbản pháp luật)
Thông thường, việc xem xét hồ sơ cấp phép sẽ do một đơn vị thuộc UBCKđảm nhiệm Nhân viên của đơn vị này sẽ được giao phụ trách một số CTCK, từkhâu xem xét hồ sơ cấp phép (đối chiếu với các tiêu chuẩn cấp phép, tiến hành kiểmtra tại chỗ đối với các tổ chức này nếu cần thiết) đến khâu giám sát việc duy trì điềukiện cấp phép Trong trường hợp CTCK không duy trì một hoặc nhiều điều kiện cấpphép thì tuỳ mức độ UBCK sẽ có các hình thức nhắc nhở, cảnh báo, đề nghị có biệnpháp sửa đổi khắc phục, thậm chí có thể rút, thu hồi giấy phép nếu công ty chứngkhoán này không khắc phục được các vi phạm trong thời gian dài
1.2.5.2 Giám sát hoạt động công ty chứng khoán
Theo chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạtđộng CTCK, đối với CTCK, Ủy ban Chứng khoán có trách nhiệm giám sát vấn đề:
- Giám sát việc tăng vốn phát hành của công ty chứng khoán
- Giám sát tài chính và đầu tư tài chính
- Giám sát việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp CTCK
- Giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ, công
bố thông tin tức thời và công bố thông tin theo yêu cầu của công ty chứng khoán
- Giám sát bộ máy điều hành, bộ máy hoạt động công ty chứng khoán; giámsát việc quản trị điều hành, tuân thủ điều lệ công ty chứng khoán
- Giám sát việc giao dịch cổ phiếu quỹ
- Giám sát quá trình việc tuân thủ pháp luật chứng khoán và thị trườngchứng khoán trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Trang 301.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
1.3.1 Những nhân tố bên ngoài
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động giám sát của UBCK đối với cácCTCK chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường kinh tế xã hội Có thể xem xét ảnh hưởngcủa môi trường kinh tế xã hội đến hoạt động giám sát của UBCK từ các yếu tố sau:
1.3.1.1 Quan điểm của Nhà nước về xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán
Nhà nước với vai trò và sứ mệnh lịch sử là công cụ của giai cấp thống trị xãhội, để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội Và để cai trị xã hội, để bảo vệquyền và lợi ích của giai cấp thống trị xã hội, nhà nước đã đặt ra pháp luật - mộtcông cụ cai trị của nhà nước Do đó, bản chất của pháp luật trước hết là mang tínhgiai cấp, gắn liên với quyền lực chính trị và nhà nước Tuy nhiên, ngoài tính giaicấp, pháp luật còn mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc (đặc biệt trong các xã hộihiện đại) vượt ra ngoài lợi ích của giai cấp cầm quyền, trở thành niềm tin, chân lý
và là công cụ để bảo vệ tất cả mọi người Chính vì vậy, trong lĩnh vực chứng khoán
và thị trường chứng khoán, quan điểm của Nhà nước về xây dựng và phát triển thịtrường chứng khoán có ảnh hưởng lớn tới hoạt động giám sát thị trường chứngkhoán nói chung cũng như giám sát các CTCK nói riêng Xuất phát từ quan điểmcủa nhà nước, nhà nước hướng tới mục tiêu nào bảo vệ các nhà đầu tư hay phát triểnthị trường chứng khoán bền vững thì hệ thống pháp luật về chứng khoán và thịtrường chứng khoán hướng tới mục tiêu đó
1.3.1.2 Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động giám sátđối với thị trường chứng khoán nói chung cũng như đối với các CTCK nói riêng Sựảnh hưởng này thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, nếu hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, chặt chẽ
thì sẽ ngăn chặn được các hoạt động không lành mạnh của các CTCK như thôngđồng gây lũng đoạn thị trường, giao dịch nội gián, vi phạm chế độ công bố thôngtin, giao dịch cổ phiếu quỹ không đúng quy định gây thiệt hại cho các nhà đầu tưhoặc khách hàng của CTCK, Đồng thời pháp luật cũng quy định trao quyền cho
Trang 31cơ quan giám sát, thanh tra đảm bảo đủ quyền lực trong điều tra và áp dụng nhữngbiện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những công ty chứng khoán cố tình thựchiện các hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động CTCK.
Trên thế giới, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nóichung và về CTCK nói riêng thường gồm hai loại văn bản pháp luật sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật chung như Pháp luật về thương mại, vềdoanh nghiệp, về thuế, về kế toán, kiểm toán…
- Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật chứng khoán vàcác văn bản hướng dẫn luật do cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thịtrường chứng khoán ban hành như văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt độngCTCK, quy tắc đạo đức nghề nghiệp…
Hai là, thông qua hệ thống pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh
đến các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nói chung, các CTCK nói riêng(quy định các điều kiện thành lập, nguyên tắc hoạt động, quy định quyền và nghĩa
vụ của các công ty chứng khoán, ) nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đảmbảo cho thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, minh bạch, hạn chế rủi rotrên thị trường và trách nguy cơ đổ vỡ có hệ thống của các CTCK
Để CTCK có thể thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định và cơ quangiám sát thực hiện tốt chức năng của mình, hệ thống pháp luật phải bao hàm các nộidung sau:
a Có hệ thống quy định đối với hoạt động CTCK, trong đó đặc biệt chú ý
đến các yếu tố sau:
- Quy định về đối tượng và điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanhchứng khoán Mục tiêu các quy định này nhằm xác định rõ những tổ chức nào đượcphép cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán và khi tham gia phải đáp ứng đượcmột số điều kiện nhất định, đặc biệt về điều kiện chuyên môn và đạo đức nghềnghiệp Những điều kiện này một mặt hạn chế tình trạng tràn lan thành lập CTCKcủa các tổ chức, cá nhân; một mặt tạo lòng tin của công chúng đối với các tổ chứccung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, được đảm bảo như các CTCK
Trang 32- Quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ: Các quy định này nhằm đảm bảocác CTCK thực hiện kinh doanh chứng khoán chỉ được cung cấp các dịch vụ phùhợp với khả năng và trình độ chuyên môn.
- Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của CTCK: Việc đưa ra quy địnhnày một cách rõ ràng một mặt đảm bảo các CTCK phải thực hiện nghiêm chỉnh cácnguyên tắc hoạt động kinh doanh, mặt khác tạo cho các nhà đầu tư cơ sở pháp lý đểyêu cầu CTCK thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định và thỏa thuận của haibên, từ đó tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán đượcnâng cao
Thực tế cho thấy, bên cạnh các quy định của pháp luật, rất nhiều nước còn cónhững tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đứng ra ban hành hoặc có thẩm quyền ban hànhcác chuẩn mực, thông lệ tốt nhất trong hoạt động kinh doanh chứng khoán buộc cácCTCK phải tuân thủ, đảm bảo các hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCKhiệu quả, minh bạch và chuyên nghiệp
b Có cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK từ phía cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán về các nội dung hoạt động
- Đối với hoạt động môi giới: Phải có quy định khung về hợp đồng mở tàikhoản, địa điểm thực hiện nhận lệnh, các hình thức nhận lệnh, việc quản lý tài sản kýquỹ của khách hàng, nguyên tắc công bố thông tin giao dịch cho khách hàng và tiết lộthông tin của khách hàng, một số hành vi bị cấm khi thực hiện hoạt động môi giới
- Đối với hoạt động tự doanh: Các hạn chế đầu tư nhằm tránh xung đột lợiích, các quy định cụ thể khi CTCK thực hiện các giao dịch với vai trò nhà tạo lậpthị trường
- Đối với hoạt động bảo lãnh phát hành: Các quy định về điều kiện bảo lãnhphát hành, các hạn chế nhằm ngăn ngừa xung đột giữa hoạt động tự doanh và hoạtđộng bảo lãnh phát hành
- Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: Các nguyên tắc tư vấn đầu
tư chứng khoán, nội dung tư vấn và các hạn chế trong quá trình tư vấn đầu tư cho
Trang 33khách hàng, các biện pháp nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích liên quan đến hoạtđộng tư vấn đầu tư chứng khoán.
c Có quy định về vốn ban đầu và vốn duy trì, cũng như các quy định an toàn tài chính khác, phản ánh đúng mức độ rủi ro trong hoạt động của các CTCK
- Yêu cầu về vốn ban đầu như một điều kiện cấp phép là cần thiết Yêu cầu
về vốn ban đầu thể hiện số vốn khả dụng tối thiểu, được tính trên cơ sở khối lượng
và loại hình kinh doanh dự kiến thực hiện;
- Yêu cầu về vốn khả dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh được tínhtrên cơ sở khối lượng và loại hình hoạt động kinh doanh trên thực tế của công tychứng khoán CTCK phải luôn đảm bảo về vốn tối thiểu trong quá trình hoạt độngkinh doanh và phải báo cáo định kỳ với UBCK, bên cạnh đó phải có thông báo cảnhbáo sớm khi có nguy cơ không đáp ứng yêu cầu về vốn;
- CTCK phải thực hiện kiểm toán độc lập và chịu sự thanh tra định kỳ haybất thường bởi UBCK hoặc cơ quan quản lý để đánh giá việc tuân thủ các điều kiệncấp phép;
- Các tiêu chuẩn về an toàn tài chính, hay về vốn khả dụng, phải đảm bảorằng CTCK chấp nhận được các mất mát trong trường hợp thị trường có những biếnđộng lớn nhất, và đảm bảo công ty có khả năng thực hiện việc giải thể trong mộtthời gian ngắn, không gây ra mất mát đối với khách hàng của mình và của công tykhác, cũng như không gây ra xáo trộn trên thị trường tài chính;
- UBCK có quyền đưa ra các hạn chế trong hoạt động kinh doanh hoặc tăngcường giám sát, yêu cầu báo cáo đối với CTCK, khi tổ chức này có sự mất mát vềvốn hoặc không đáp ứng quy định về vốn tối thiểu;
- Các rủi ro lớn xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị khác trongcùng tập đoàn với CTCK cũng cần được xem xét, ngoài ra cần có thông tin từ hoạtđộng của các công ty con không có giấy phép, cũng như là các hoạt động ngoại bảng
d Có quy trình đối với việc xử lý khi CTCK phá sản để giảm thiểu tối đa các hư tổn và mất mát đối với nhà đầu tư và tránh các rủi ro mang tính hệ thống
Trang 34Có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong đó có cả những hoàn cảnh mà cơquan quản lý không thể lường trước được, có thể dẫn tới việc phá sản của CTCK màviệc phá sản của CTCK có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính hệ thống đối với toàn thịtrường chứng khoán Do đó, cơ quan quản lý cần có một kế hoạch rõ ràng, nhưngphải linh hoạt trong việc xử lý khi việc phá sản này xảy ra.
Phụ thuộc vào các quy định của mỗi nước mà cơ quan quản lý cần phối hợpvới ngân hàng trung ương (và cơ quan xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản nếucó) trong việc xử lý việc phá sản của CTCK
Bên cạnh các quy định pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán,các yếu tố về kế toán, kiểm toán đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanhchứng khoán của CTCK cũng như quá trình giám sát hoạt động CTCK Về bảnchất, mức độ phát triển của các yếu tố này sẽ tác động đến tính linh hoạt và minhbạch trong các hoạt động tài chính của CTCK, và từ đó làm tăng danh tiếng và uytín của công ty đối với sự nhìn nhận và niềm tin của công chúng đầu tư, nhữngkhách hàng chủ chốt của chính công ty Chất lượng hoạt động kinh doanh củaCTCK sẽ không thể tốt và ngày càng nâng cao nếu công tác tài chính của công ty bịđiều chỉnh trong một môi trường kế toán kiểm toán không rõ ràng, ổn định và phùhợp với chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế, đặc biệt trong môi trường hội nhậpkinh tế như hiện nay
Chính vì vậy, việc tạo lập một hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán tốtnhất, phù hợp với chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế thực sự có ý nghĩa quantrọng và cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề sau:
- Chế độ bắt buộc kiểm toán độc lập đối với các báo cáo tài chính của công
ty chứng khoán
- Mức độ áp dụng các chuẩn mực kế toán hiện hành
- Chế độ công bố thông tin công khai của các công ty chứng khoán
Trang 351.3.1.3 Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đạo đức hành nghề kinh doanh chứng khoán của nhân viên công ty chứng khoán
Các CTCK phải thực hiện việc tuân thủ các tiêu chuẩn về tổ chức nội bộ vàtriển khai nghiệp vụ, với mục đích là bảo vệ lợi ích khách hàng, đảm bảo việc quản
lý rủi ro, và ban giám đốc của CTCK là đối tượng chịu trách nhiệm chính đối vớinhững vấn đề này
Thông thường, UBCK yêu cầu CTCK có các quy trình đảm bảo việc tuân thủcác quy định, thực hiện kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro Cơ quan quản lý không thểthực hiện giám sát hàng ngày tình hình thực hiện các quy trình này, do đó tráchnhiệm chính đối với việc thực thi quy định này áp dụng đối với ban lãnh đạo CTCK
Ban lãnh đạo CTCK phải hiểu rõ bản chất của hoạt động kinh doanh củachính công ty mình, từ đó có các chính sách, quy trình kiểm soát nội bộ và quản lýrủi ro phù hợp trên cơ sở giám sát hàng ngày Ban kiểm soát phải được tiếp cận cácthông tin kịp thời và sẵn sàng cho truy cập Việc xem xét và đánh giá các quy trìnhnày phải được thực hiện định kỳ, và tốt hơn hết là do một bên thứ ba thực hiện, ví
dụ như Sở giao dịch chứng khoán có thể hỗ trợ trong việc kiểm toán lại các quytrình này CTCK phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ khách hàng, theo đó phải có quytrình giải quyết các khiếu nại của khách hàng, cũng như tuân thủ các nguyên tắc:
- Đảm bảo đối xử công bằng và đúng mức;
- Thực hiện các nghiệp vụ thị trường tốt nhất;
- Đảm bảo tính chuyên nghiệp và quan tâm tối nhất tới khách hàng;
- Không được đưa quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của khách hàng, vàđối xử tương đương với các khách hàng khác nhau trong những trường hợp như nhau;
- Phải tuân thủ tất cả các quy định, tiêu chuẩn của luật pháp áp dụngcho công ty
Trong giao dịch với khách hàng các CTCK phải đảm bảo:
- Có hợp đồng bằng văn bản ký kết với khách hàng, trong đó nêu rõ cácđiều kiện chung và điều kiện cụ thể đối với từng loại giao dịch khách hàng thựchiện thông qua CTCK;
Trang 36- CTCK phải tìm hiểu các thông tin về hoàn cảnh, mục đích đầu tư củakhách hàng trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ;
- Khi thực hiện việc tư vấn cho khách hàng thì việc tư vấn phải dựa trên sựhiểu biết về hoàn cảnh, nhu cầu và mục đích đầu tư của khách hàng;
- Phải cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho khách hàng trước khikhách hàng đưa ra quyết định đầu tư Cơ quan quản lý có thể đưa ra biểu mẫu cungcấp thông tin, đề phòng những trường hợp sản phẩm đầu tư có những rủi ro mà nhàđầu tư nhỏ lẻ có thể không nhận ra ngay;
- CTCK phải cung cấp kịp thời và trong những khoảng thời gian nhất địnhtình hình tài khoản của khách hàng, các khoản giao dịch và phí liên quan;
- Trong trường hợp CTCK nắm giữ tài sản của khách hàng, hoặc thực hiệnlưu ký chúng, thì phải thực hiện việc tách rời và xác định chủ sở hữu của chúng mộtcách rõ ràng, nhằm bảo vệ tài sản của khách hàng
Về kiểm soát nội bộ:
- CTCK phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật cũng như quy địnhnội bộ, quy trình của công ty, và có một đơn vị giám sát hoạt động tuân thủ này độclập khỏi các đơn vị nghiệp vụ, báo cáo trực tiếp với ban lãnh đạo công ty;
- CTCK phải đảm bảo các chính sách, quy trình quản lý được thực hiệnhàng ngày có hiệu quả, bao gồm việc trao đổi thông tin thông suốt giữa công ty vớikhách hàng, thống nhất quy trình thực hiện giao dịch với khách hàng, bảo vệ tài sảncủa công ty cũng như của khách hàng khỏi việc tiếp cận hay sử dụng không có thẩmquyền, duy trì chế độ kế toán, lưu trữ sổ sách và tính xác thực của thông tin, tuânthủ tất cả các quy định của pháp luật, phân quyền và trách nhiệm rành mạch trongcông ty, đảm bảo chế độ kiểm tra chéo và tránh việc lạm dụng ảnh hưởng tới công
ty và khách hàng;
- Ngoài ra CTCK phải tránh tuyệt đối xung đột giữa khách hàng và công ty.Như vậy, một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, các nhân viên hành nghề tuânthủ đạo đức nghề nghiệp, ban giám đốc CTCK am hiểu pháp luật chứng khoán vàthị trường chứng khoán, luôn đặt lợi ích của khách hàng và hành động vì khách
Trang 37hàng sẽ giảm được các tranh chấp không đáng có với khách hàng, hạn chế các viphạm pháp luật đáng tiếc do thiếu hiểu biết, sẽ làm cho thị trường minh bạch vàquyền lợi của các nhà đầu tư được đảm bảo, từ đó góp phần nâng cao chất lượnghoạt động giám sát của cơ quan quản lý.
1.3.1.4 Các tổ chức trung gian phụ trợ
Việc hình thành và phát triển của các tổ chức trung gian phụ trợ bao gồm cácngân hàng thương mại, tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức kiểm toán có ảnhhưởng không nhỏ tới công tác giám sát của UBCK Các tổ chức này bằng cách nàyhay cách khác sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát của UBCK đối với các CTCK góp phầnminh bạch trong hoạt động kinh doanh của CTCK
1.3.2 Những nhân tố bên trong
1.3.2.1 Quyền hạn của UBCK
Để việc giám sát thực sự có hiệu quả, UBCK - đơn vị chịu trách nhiệm thựchiện giám sát, cần phải được đảm bảo rằng luôn luôn thực hiện được giám sátthường xuyên hoạt động của CTCK Các quyền hạn này bao gồm:
- Quyền được kiểm tra: có quyền kiểm tra sổ sách kế toán, ghi chép, vàcũng như kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của CTCK để đảm bảo tính tuân thủ vớitất cả các quy định, kể cả trong trường hợp không có nghi vấn về việc vi phạm quyđịnh Bên cạnh đó, cần có quy định yêu cầu lưu trữ các sổ sách ghi chép một cáchtổng thể;
- Quyền được thanh tra và xử phạt: trong trường hợp có nghi vấn về việc viphạm, cơ quan quản lý cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác, có quyền thựchiện thanh tra và xử lý vi phạm của các CTCK;
- Quyền được cảnh cáo và thu hồi giấy phép: cần có một quy trình rõ ràng
và nhanh gọn trong việc đưa ra các biện pháp như cảnh cáo, và nếu cần thiết có thểcho ngừng hoạt động và thu hồi giấy phép của các CTCK
- Cơ quan quản lý phải có cơ chế hiệu quả xem xét và giải quyết các khiếunại của nhà đầu tư
Trang 38Các quyền hạn này có tính gắn bó mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ nhau để việcgiám sát của UBCK đối với các CTCK thực sự mang lại hiệu quả
1.3.2.2 Phương pháp giám sát
Phương pháp giám sát có ảnh hưởng lớn tới hoạt động giám sát của UBCKđối với CTCK Hiện có hai phương pháp giám sát, gồm: (i) giám sát tuân thủ, và (ii)giám sát dựa trên rủi ro
a Giám sát tuân thủ: là việc UBCK thực hiện giám sát hoạt động của các
CTCK theo các quy định của pháp luật
b Giám sát dựa trên rủi ro: là phương pháp giám sát được kế thừa và phát
triển từ giám sát tuân thủ, là phương pháp giám sát có tính đến rủi ro của các CTCKbao gồm: rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro tài chính, các rủi ro này đã đượclượng hóa nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro cho các CTCK Đây là phương pháp giámsát hiện đại mà nhiều quốc gia đang áp dụng
Dù thực hiện phương pháp giám sát nào, để đạt được kết quả giám sát tốt,phương pháp giám sát cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tổ chức lập sổ theo dõi; tiến hành phân tích thường xuyên về tình hình vàkết quả hoạt động của CTCK; đối chiếu với hệ thống tiêu chí giám sát tài chính củaCTCK để đưa ra nhận xét, đánh giá về hoạt động kinh doanh của CTCK;
- Trong trường hợp có dấu hiệu sai phạm, thu thập thêm các chứng cứ, tàiliệu bổ sung khác (từ các tổ chức, cá nhân có liên quan) để đối chiếu với các báocáo, giải trình của CTCK; từ đó, phân tích, đánh giá, xem xét và phát hiện ra nhữngdấu hiệu sai sót, vi phạm;
- Kiểm tra, điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp tại CTCK để có đủ chứng cứ vàkết luận về mức độ vi phạm;
- Chuyển tiếp hồ sơ vi phạm tới bộ phận thanh tra để xử lý vi phạm và kiếnnghị biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của CTCK
1.3.2.3 Quy trình giám sát
Hệ thống giám sát TTCK của các nước đều phát triển qua các giai đoạn từgiám sát thủ công đến bán tự động và cuối cùng là tự động hoàn toàn, dựa vào hệ
Trang 39thống công nghệ thông tin để đáp ứng với quy mô ngày càng rộng lớn của thịtrường Vì vậy, mỗi thị trường khác nhau cần xác định cho mình mô hình giám sátcho phù hợp Dù thực hiện giám sát theo mô hình nào, việc giám sát cũng được thựchiện theo hình thức giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ Qui trình giám sát CTCKđược thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giám sát, đánh giá hoạt động CTCK được thực hiện theohình thức giám sát từ xa;
- Giai đoạn 2: Điều tra sâu về dấu hiệu vi phạm của CTCK (nếu có), giaiđoạn này được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại chỗ;
- Giai đoạn 3: Kết luận, xử lý và thông báo kết quả
Việc áp dụng các quy trình giám sát của mỗi mô hình thị trường đều có ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát
1.3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động CTCK
Đánh giá chất lượng hoạt động hoạt động CTCK được coi như là một cẩmnang để các giám sát viên dựa vào đó có được cách thức giám sát riêng đối với từngCTCK Việc đánh giá chất lượng hoạt động CTCK được cân đối với quy mô và sựphức tạp của từng CTCK, đặc trưng trong hoạt động và việc quản lý rủi ro củaCTCK, từ đó sẽ đưa ra được tiêu chí xếp hạng CTCK, việc xếp hạng CTCK sẽ được
sử dụng để đánh giá thực trạng của các CTCK và đưa ra những hành động cần thiếtcho hoạt động kiểm tra tại chỗ
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng CTCK gồm hai nhóm các chỉ tiêu lànhóm các chỉ tiêu tài chính và nhóm các chỉ tiêu phi tài chính
a Nhóm các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản và khả năng huy động vốn
Trong ngắn hạn, tính thanh khoản và khả năng huy động vốn đóng một vaitrò quan trọng đối với các CTCK
Các tỷ suất thanh toán là chỉ số cho biết tính thanh khoản của một công ty và
có thể đánh giá được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của công ty đó Ngoài
ra, các tỷ suất thanh toán liên quan với tính thanh khoản vượt trội của một CTCK so
Trang 40với nhu cầu huy động vốn trong một giai đoạn nhất định đều được xem xét Có 3chỉ số phản ánh tính thanh khoản có thể áp dụng cho các CTCK bao gồm tỷ suấtthanh toán hiện thời, tỷ suất thanh toán nhanh và tỷ suất dự phòng.
Đối với nguồn huy động vốn ngắn hạn của các CTCK, các tổ chức giám sátthường xem xét, đánh giá các vấn đề sau: Vai trò và sự ảnh hưởng của các nhà cungcấp tín dụng là các tổ chức tài chính lớn, uy tín như chính phủ, ngân hàng trungương, ngân hàng thương mại và các nhà tài trợ khác ; Các chính sách và khungpháp lý liên quan đến quản lý tính thanh khoản, quản lý nợ của một công ty chứngkhoán; Các công cụ huy động vốn được đảm bảo hay không được đảm bảo, kỳ hạn,loại tiền tệ và đối tượng phát hành như thế nào; Mức độ của các tài sản sẵn sàng đểbán, có thể bán hoặc được đảm bảo như tài sản thế chấp để tạo tính thanh khoản;Danh mục có kỳ hạn của các công cụ nợ dài hạn để tính mức rủi ro của vốn đượchuy động trong ngắn hạn
Đối với các nguồn vốn dài hạn của một CTCK bao gồm nợ dài hạn, vốn cổphần và các tài sản có tính thanh khoản thấp, một số CTCK sử dụng các phươngpháp tính toán khác nhau để xác định giá trị vốn bằng tiền mặt phục vụ cho công tácquản lý và giám sát
Chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn và khả năng đáp ứng vốn
Khi đánh giá cấu trúc vốn và khả năng đáp ứng vốn, tổ chức giám sát hoặccác tổ chức định mức tín nhiệm cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán và khả năng chấp nhận lỗ từ hoạt động kinhdoanh của công ty;
- Lợi thế của thương hiệu, sự phục hồi khả năng sinh lời, uy tín và hiệu quảcủa quy trình quản lý rủi ro;
- Đối với rủi ro hiện hữu và tính thanh khoản của tài sản, nếu tính thanh khoảncủa tài sản tốt và rủi ro thấp, công ty chỉ cần ít vốn để tài trợ cho các tài sản này;
- Quy mô của khoản thua lỗ mà một CTCK có thể chấp nhận so với khoảnlợi nhuận đã đạt được trước khi có nhu cầu phân bổ vốn mới;