Cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện giám sát

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 43)

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giám sát bao gồm hệ thống máy tính nối mạng internet, máy fax, địa chỉ email, hệ thống phần mềm giám sát có khả năng kết nối với hệ thống báo cáo của các CTCK, kết nối với hệ thống công bố thông tin của các CTCK, Sở giao dịch chứng khoán... Việc đảm bảo cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại cho bộ phận thực hiện giám sát hoạt động CTCK nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác các vi phạm trong hoạt động của các CTCK, đảm bảo chất lượng giám sát giúp hoạt động của các CTCK ngày càng minh bạch.

Công nghệ tin học đã và đang là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc quản lý và phát triển của TTCK.

Sử dụng mạng điện tử để hỗ trợ việc quản lý thực hiện công bố thông tin của các CTCK. Tự động hoá việc nhận báo cáo và thông kê dữ liệu, sử dụng các phần mềm giám sát để đánh giá tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Tự động hoá là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngành chứng khoán. Các cơ quan quản lý cần xây dựng kế hoạch tổng thể và toàn diện cho việc tự động hoá thị trường chứng khoán và thực hiện kế hoạch này, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường và giám sát hoạt động CTCK có hiệu quả.

Đối với cơ quan giám sát, hệ thống công nghệ thông tin giám sát cần bao gồm hai hệ thống: (i) hệ thống công bố thông tin; và (ii) hệ thống báo cáo và giám sát CTCK.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.1.Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển với những thành công đáng kể. Điều này thể hiện trước hết ở quy mô của thị trường tăng mạnh. Giá trị vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam đến cuối năm 2010 đạt 702 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 39% GDP năm 2010. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng trưởng liên tục qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 - 2010

Quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đến thời điểm 31/12/2010 bao gồm: 02 Sở giao dịch chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán Hồ chí Minh (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)); 644 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết giao dịch, 105 công ty chứng khoán; 47 Công ty quản lý quỹ; hơn 1 triệu tài khoản của các nhà đầu tư … Cụ thể:

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của TTCK Việt Nam đến 31/12/2010 T

T Các chỉ số HoSE HNX

1 Giá trị vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 569,859 132,092

2 Số lượng cổ phiếu niêm yết 275 364

3 Số lượng chứng chỉ quỹ niêm yết 5 0

4 Số lượng trái phiếu niêm yết 49 621

5 Số lượng Công ty chứng khoán 105

6 Số lượng Công ty quản lý quỹ 47

7 Số lượng ngân hàng lưu ký 8

8 Số lượng Công ty Kiểm toán được chấp thuận 36 9 Số lượng công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN

chưa niêm yết 1,000

10 Số lượng tài khoản nhà đầu tư 1,031,490

(Nguồn: Ủy Ban chứng khoán Nhà nước – SSC)

Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 cũng không thực sự ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Kết thúc năm, chỉ số VN-Index đứng ở 484,66 điểm, giảm 2,04% và HNX-Index đứng ở 114,24 điểm, giảm 32,07% so với cuối năm 2009.

Thị trường năm 2010 có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: thị trường tăng 11,06% so với cuối năm 2009. Đây cũng là giai đoạn thị trường có mức thanh khoản khá, đặc biệt từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5. Các yếu tố hỗ trợ cho thị trường giai đoạn này có thể kể đến đó là: lạc quan vào tăng

trưởng và lạm phát cs chiều hướng giảm; cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận; gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, và đặc biệt là Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Giai đoạn 2: thị trường giảm 22,86% trong giai đoạn này, đồng thời thanh khoản cũng giảm. Các yếu tố tác động giai đoạn này có thể kể đến là: (i) thị trường chứng khoán thế giới cũng giảm mạnh do lo ngại về khủng hoảng nợ lan rộng từ các nước Châu Âu; (ii) các vấn đề nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước ảnh hưởng đến khu vực ngân hàng; (iii) Thông tư số 13 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Giai đoạn 3: thị trường đã tăng 14,33% giai đoạn này, thanh khoản kém cho đến cuối tháng 11, nhưng tăng mạnh mẽ kể từ đầu tháng 12 và tháng 12 cũng là tháng thị trường có tính thanh khoản tốt nhất trong năm. Tình trạng thị trường dao động nhẹ từ đầu giai đoạn này đến giữa tháng 11 và thanh khoản yếu do nhà đầu tư khá thất vọng về thị trường; và sau đó giá vàng tăng mạnh cùng với tỷ giá tăng đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 12, các thông tin hỗ trợ như dòng vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào các thị trường mới nổi, gia hạn việc nâng vốn của ngân hàng, và đặc biệt là thông điệp quyết tâm thiết lập kỷ cương thị trường của cơ quan quản lý đã giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào tương lai của thị trường.

Những thành tựu và hạn chế của TTCK Việt Nam có thể nhận định với các nét chính như sau:

2.1.1.1.Những thành tựu

Khung pháp lý, thể chế chính sách thị trường: Năm 2007 đánh dấu việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực thi Luật Chứng khoán, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thị trường một cách đồng bộ. TTGDCK TP.HCM đã được chuyển đổi thành SGDCK TP.HCM theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào năm 2007, TTGDCK Hà Nội cũng được chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên năm 2009, qua đó tăng quyền chủ động cho chính pháp nhân độc lập này trong việc tổ chức, quản lý, giám sát thị trường. Năm 2009, UBCKNN đã xây dựng đề án và đưa

vào triển khai thực hiện thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết và thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt nhằm từng bước tạo sự đồng bộ cho phát triển thị trường.

Cung hàng hóa trên thị trường: Để phát triển TTCK, điều thiết yếu phải phát triển “cung” và “cầu” hàng hóa cho thị trường. Trong đó “cung” hàng hóa thực chất liên quan đến hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ chức kinh tế trên thị trường. Từ đầu năm 2007 đến nay, nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán dưới các hình thức như chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược, phát hành cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phiếu trả cổ tức, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, phát hành lần đầu. Đến hết năm 2010, UBCKNN đã chấp thuận đăng ký chào bán gần 200.000 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu ra công chúng. SGDCK Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội đã tổ chức được rất nhiều phiên đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp, trong đó các tập đoàn, tổng công ty lớn như: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BVH), Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí (DPM), Vietcombank (VCB)… thu về cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, . SGDCK Hà Nội cũng đã tổ chức được những buổi đấu thầu trái phiếu với tổng giá trị trúng thầu đạt hàng trăm tỷ đồng.

Cầu đầu tư chứng khoán: Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tiếp tục tăng cao, khoảng hơn 1 triệu tài khoản, tăng 38% so với năm 2009. Trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, gần 1.300 tài khoản, tăng khoảng 50% so với năm 2009. Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong cả 12 tháng, đặc biệt mua ròng mạnh trong 4 tháng cuối năm; giá trị mua ròng cả năm 2010 khoảng 15 nghìn tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009. Tính tới thời điểm cuối năm 2010, tổng mức vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán khoảng 1 tỷ USD.

Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung: Mặc dù chỉ số thị trường sụt giảm nhưng tính thanh khoản của thị trường vẫn được duy trì tốt. Trên cả 2 sàn, tổng khối lượng giao dịch đạt 20,6 tỷ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với giá trị 620 nghìn tỷ đồng; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên ở mức 2.480 tỷ đồng, tương

đương so với năm 2009. Tổng giá trị giao dịch so với mức vốn hóa ở mức 85%, đây là mức khá cao so với các nước trên thế giới.

Hoạt động của hệ thống các định chế trung gian: Hệ thống các định chế trung gian phát triển mạnh với chất lượng dịch vụ, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ khách hàng ngày một cải thiện. Với 105 Công ty chứng khoán, hàng triệu khách hàng trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận thị trường. 47 Công ty quản lý quỹ quản lý hơn 100.000 tỷ của 24 quỹ đầu tư, trên 350 danh mục đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hai Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán được hoàn thiện về mô hình hoạt động, với trang thiết bị liên tục được nâng cấp, góp phần hỗ trợ hoạt động giao dịch và thanh toán cho TTCK. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của thị trường quá nhanh, hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán còn hạn chế đặc biệt là hệ thống đặt lệnh, lưu ký, thanh toán bù trừ quá tải nên gây khó khăn, trở ngại cho nhà đầu tư.

2.1.1.2.Sự bất ổn và những hạn chế của thị trường

Bên cạnh những mặt được nói trên, TTCK Việt Nam đến nay cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, giá chứng khoán liên tục sụt giảm, nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, tạo nên xu hướng bán tháo của số đông nhà đầu tư nhỏ lẻ, thậm chí cả các công ty chứng khoán. Sự bất ổn của thị trường do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Cụ thể:

Nguyên nhân khách quan:

- Sự suy giảm mạnh của TTCK toàn cầu tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong nước;

- Một số tổ chức nước ngoài tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, chuyển hướng sang trái phiếu chính phủ để an toàn hơn, hưởng lãi suất cao hơn và hưởng lợi từ sự lên giá của đồng tiền Việt Nam;

- Thị trường bất động sản và thị trường vàng quá nóng, hấp dẫn một phần vốn từ TTCK;

- Một lượng lớn cổ phiếu cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng thương mại bị giải tỏa để thu hồi tiền vay khiến giá chứng khoán sụt giảm hơn nữa.

Nguyên nhân chủ quan:

- Tuy quy mô thị trường tăng cao, song quan hệ cung – cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối gây nên những biến động lớn cho thị trường;

- Hệ thống văn bản pháp lý mặc dù đã có hướng dẫn xử lý nhưng vẫn còn một quy định chưa điều chỉnh như cầm cố chứng khoán, repo, tài khoản ủy thác đầu tư;

- Tính công khai minh bạch của thị trường thông qua công bố thông tin được nâng lên, song chất lượng, nội dung và thời hạn công bố chưa đáp ứng cho yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho thị trường;

- Các công ty chứng khoán còn chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, hoạt động còn nhiều rủi ro, chưa tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến mất lòng tin của nhà đầu tư;

- Nhà đầu tư trên thị trường đa phần là nhà đầu tư nhỏ, thiếu hiểu biết kiến thức về TTCK, đầu tư theo tâm lý đám đông chứ không dựa trên những phân tích cơ bản về tình hình hoạt động sản xuất của công ty niêm yết;

- Hoạt động của TTCK tự do còn khá rộng, thiếu tính công khai, minh bạch, không được tổ chức quản lý, giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro rất cao, gây mất ổn định cho thị trường chính thức và cả hệ thống tài chính;

- Hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là công nghệ của các SGDCK, TTGDCK và các thành viên thị trường còn nhiều bất cập trước sự phát triển quá nhanh của thị trường.

2.2. Thực trạng giám sát Công ty chứng khoán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước Việt Nam

2.2.1. Tình hình hoạt động của các Công ty chứng khoán ở Việt Nam

Tính đến thời điểm 31/12/2010, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 105 CTCK được cấp phép và đi vào hoạt động chính thức. 105 CTCK được chia thành các loại như sau:

- Theo hình thức pháp lý công ty: 96 công ty cổ phần, 08 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và 01 công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.

- Theo nghiệp vụ hoạt động: 34 công ty thực hiện cả bốn nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán, có 35 công ty thực hiện ba nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán, có 01 công ty thực hiện hai nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, 33 công ty thực hiện hai nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, và 02 công ty thực hiện một nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.

- Theo quy mô vốn: 99 công ty có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng, 06 công ty có quy mô vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

- Theo công ty niêm yết: 21 công ty chứng khoán thực hiện niêm yết chứng khoán trên SGDCK, 84 công ty chưa đủ điều kiện và chưa thực hiện niêm yết.

- Theo hình thức sở hữu: 04 công ty thuộc sở hữu nhà nước, 101 công ty không thuộc sở hữu nhà nước.

Tính đến 31/12/2010, hầu hết các CTCK đều kinh doanh có lãi, ngày càng gia tăng quy mô vốn và doanh thu hoạt động kinh doanh. Các CTCK đã có những thay đổi lớn trên tất cả các mặt như số lượng, quy mô vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, quy mô cung cấp dịch vụ và chất lượng hoạt động. Các CTCK đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán đặc biệt khi quy mô thị trường, số lượng nhà đầu tư tăng cao; đồng thời các CTCK cũng đóng góp quan trọng cho việc tư vấn cổ phần hóa, đào tạo công chúng, cụ thể hoạt động của các CTCK được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, quy mô vốn của các CTCK ngày càng được nâng cao, đến

31/12/2010 tổng vốn điều lệ của CTCK là 33.341 tỷ đồng, tăng gấp 1.9 lần so với năm 2009.

Thứ hai, mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng,

cuối năm 2005 chỉ có 14 CTCK, đến nay đã có 105 CTCK được thành lập với 133 chi nhánh, 80 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn

như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng, trung bình 1 CTCK có 1 chi nhánh.

Thứ ba, các hoạt động nghiệp vụ CTCK tăng trưởng mạnh, cụ thể:

- Về hoạt động môi giới chứng khoán

Tính đến 31/12/2010, số lượng tài khoản giao dịch tại các CTCK cũng tăng mạnh với tổng số tài khoản trên 1.000.000 tài khoản tăng 32 lần so với năm 2005

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w