Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 31)

Hệ thống pháp luật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động giám sát đối với thị trường chứng khoán nói chung cũng như đối với các CTCK nói riêng. Sự ảnh hưởng này thể hiện trên các phương diện sau:

Một là, nếu hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, chặt chẽ

thì sẽ ngăn chặn được các hoạt động không lành mạnh của các CTCK như thông đồng gây lũng đoạn thị trường, giao dịch nội gián, vi phạm chế độ công bố thông tin, giao dịch cổ phiếu quỹ không đúng quy định gây thiệt hại cho các nhà đầu tư hoặc khách hàng của CTCK,... Đồng thời pháp luật cũng quy định trao quyền cho

cơ quan giám sát, thanh tra đảm bảo đủ quyền lực trong điều tra và áp dụng những biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những công ty chứng khoán cố tình thực hiện các hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động CTCK.

Trên thế giới, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và về CTCK nói riêng thường gồm hai loại văn bản pháp luật sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật chung như Pháp luật về thương mại, về doanh nghiệp, về thuế, về kế toán, kiểm toán…

- Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn luật do cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán ban hành như văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động CTCK, quy tắc đạo đức nghề nghiệp…

Hai là, thông qua hệ thống pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh

đến các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nói chung, các CTCK nói riêng (quy định các điều kiện thành lập, nguyên tắc hoạt động, quy định quyền và nghĩa vụ của các công ty chứng khoán,...) nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, minh bạch, hạn chế rủi ro trên thị trường và trách nguy cơ đổ vỡ có hệ thống của các CTCK.

Để CTCK có thể thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định và cơ quan giám sát thực hiện tốt chức năng của mình, hệ thống pháp luật phải bao hàm các nội dung sau:

a. Có hệ thống quy định đối với hoạt động CTCK, trong đó đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau:

- Quy định về đối tượng và điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán. Mục tiêu các quy định này nhằm xác định rõ những tổ chức nào được phép cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán và khi tham gia phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, đặc biệt về điều kiện chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Những điều kiện này một mặt hạn chế tình trạng tràn lan thành lập CTCK của các tổ chức, cá nhân; một mặt tạo lòng tin của công chúng đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, được đảm bảo như các CTCK.

- Quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ: Các quy định này nhằm đảm bảo các CTCK thực hiện kinh doanh chứng khoán chỉ được cung cấp các dịch vụ phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn.

- Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của CTCK: Việc đưa ra quy định này một cách rõ ràng một mặt đảm bảo các CTCK phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc hoạt động kinh doanh, mặt khác tạo cho các nhà đầu tư cơ sở pháp lý để yêu cầu CTCK thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định và thỏa thuận của hai bên, từ đó tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán được nâng cao.

Thực tế cho thấy, bên cạnh các quy định của pháp luật, rất nhiều nước còn có những tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đứng ra ban hành hoặc có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực, thông lệ tốt nhất trong hoạt động kinh doanh chứng khoán buộc các CTCK phải tuân thủ, đảm bảo các hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK hiệu quả, minh bạch và chuyên nghiệp.

b. Có cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK từ phía cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán về các nội dung hoạt động

- Đối với hoạt động môi giới: Phải có quy định khung về hợp đồng mở tài khoản, địa điểm thực hiện nhận lệnh, các hình thức nhận lệnh, việc quản lý tài sản ký quỹ của khách hàng, nguyên tắc công bố thông tin giao dịch cho khách hàng và tiết lộ thông tin của khách hàng, một số hành vi bị cấm khi thực hiện hoạt động môi giới.

- Đối với hoạt động tự doanh: Các hạn chế đầu tư nhằm tránh xung đột lợi ích, các quy định cụ thể khi CTCK thực hiện các giao dịch với vai trò nhà tạo lập thị trường.

- Đối với hoạt động bảo lãnh phát hành: Các quy định về điều kiện bảo lãnh phát hành, các hạn chế nhằm ngăn ngừa xung đột giữa hoạt động tự doanh và hoạt động bảo lãnh phát hành.

- Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: Các nguyên tắc tư vấn đầu tư chứng khoán, nội dung tư vấn và các hạn chế trong quá trình tư vấn đầu tư cho

khách hàng, các biện pháp nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích liên quan đến hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán.

c. Có quy định về vốn ban đầu và vốn duy trì, cũng như các quy định an toàn tài chính khác, phản ánh đúng mức độ rủi ro trong hoạt động của các CTCK

- Yêu cầu về vốn ban đầu như một điều kiện cấp phép là cần thiết. Yêu cầu về vốn ban đầu thể hiện số vốn khả dụng tối thiểu, được tính trên cơ sở khối lượng và loại hình kinh doanh dự kiến thực hiện;

- Yêu cầu về vốn khả dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh được tính trên cơ sở khối lượng và loại hình hoạt động kinh doanh trên thực tế của công ty chứng khoán. CTCK phải luôn đảm bảo về vốn tối thiểu trong quá trình hoạt động kinh doanh và phải báo cáo định kỳ với UBCK, bên cạnh đó phải có thông báo cảnh báo sớm khi có nguy cơ không đáp ứng yêu cầu về vốn;

- CTCK phải thực hiện kiểm toán độc lập và chịu sự thanh tra định kỳ hay bất thường bởi UBCK hoặc cơ quan quản lý để đánh giá việc tuân thủ các điều kiện cấp phép;

- Các tiêu chuẩn về an toàn tài chính, hay về vốn khả dụng, phải đảm bảo rằng CTCK chấp nhận được các mất mát trong trường hợp thị trường có những biến động lớn nhất, và đảm bảo công ty có khả năng thực hiện việc giải thể trong một thời gian ngắn, không gây ra mất mát đối với khách hàng của mình và của công ty khác, cũng như không gây ra xáo trộn trên thị trường tài chính;

- UBCK có quyền đưa ra các hạn chế trong hoạt động kinh doanh hoặc tăng cường giám sát, yêu cầu báo cáo đối với CTCK, khi tổ chức này có sự mất mát về vốn hoặc không đáp ứng quy định về vốn tối thiểu;

- Các rủi ro lớn xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị khác trong cùng tập đoàn với CTCK cũng cần được xem xét, ngoài ra cần có thông tin từ hoạt động của các công ty con không có giấy phép, cũng như là các hoạt động ngoại bảng.

d. Có quy trình đối với việc xử lý khi CTCK phá sản để giảm thiểu tối đa các hư tổn và mất mát đối với nhà đầu tư và tránh các rủi ro mang tính hệ thống

Có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong đó có cả những hoàn cảnh mà cơ quan quản lý không thể lường trước được, có thể dẫn tới việc phá sản của CTCK mà việc phá sản của CTCK có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính hệ thống đối với toàn thị trường chứng khoán. Do đó, cơ quan quản lý cần có một kế hoạch rõ ràng, nhưng phải linh hoạt trong việc xử lý khi việc phá sản này xảy ra.

Phụ thuộc vào các quy định của mỗi nước mà cơ quan quản lý cần phối hợp với ngân hàng trung ương (và cơ quan xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản nếu có) trong việc xử lý việc phá sản của CTCK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các quy định pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các yếu tố về kế toán, kiểm toán đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK cũng như quá trình giám sát hoạt động CTCK. Về bản chất, mức độ phát triển của các yếu tố này sẽ tác động đến tính linh hoạt và minh bạch trong các hoạt động tài chính của CTCK, và từ đó làm tăng danh tiếng và uy tín của công ty đối với sự nhìn nhận và niềm tin của công chúng đầu tư, những khách hàng chủ chốt của chính công ty. Chất lượng hoạt động kinh doanh của CTCK sẽ không thể tốt và ngày càng nâng cao nếu công tác tài chính của công ty bị điều chỉnh trong một môi trường kế toán kiểm toán không rõ ràng, ổn định và phù hợp với chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế, đặc biệt trong môi trường hội nhập kinh tế như hiện nay.

Chính vì vậy, việc tạo lập một hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán tốt nhất, phù hợp với chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế thực sự có ý nghĩa quan trọng và cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề sau:

- Chế độ bắt buộc kiểm toán độc lập đối với các báo cáo tài chính của công ty chứng khoán.

- Mức độ áp dụng các chuẩn mực kế toán hiện hành.

1.3.1.3 Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đạo đức hành nghề kinh doanh chứng khoán của nhân viên công ty chứng khoán

Các CTCK phải thực hiện việc tuân thủ các tiêu chuẩn về tổ chức nội bộ và triển khai nghiệp vụ, với mục đích là bảo vệ lợi ích khách hàng, đảm bảo việc quản lý rủi ro, và ban giám đốc của CTCK là đối tượng chịu trách nhiệm chính đối với những vấn đề này.

Thông thường, UBCK yêu cầu CTCK có các quy trình đảm bảo việc tuân thủ các quy định, thực hiện kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro. Cơ quan quản lý không thể thực hiện giám sát hàng ngày tình hình thực hiện các quy trình này, do đó trách nhiệm chính đối với việc thực thi quy định này áp dụng đối với ban lãnh đạo CTCK.

Ban lãnh đạo CTCK phải hiểu rõ bản chất của hoạt động kinh doanh của chính công ty mình, từ đó có các chính sách, quy trình kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro phù hợp trên cơ sở giám sát hàng ngày. Ban kiểm soát phải được tiếp cận các thông tin kịp thời và sẵn sàng cho truy cập. Việc xem xét và đánh giá các quy trình này phải được thực hiện định kỳ, và tốt hơn hết là do một bên thứ ba thực hiện, ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán có thể hỗ trợ trong việc kiểm toán lại các quy trình này. CTCK phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ khách hàng, theo đó phải có quy trình giải quyết các khiếu nại của khách hàng, cũng như tuân thủ các nguyên tắc:

- Đảm bảo đối xử công bằng và đúng mức; - Thực hiện các nghiệp vụ thị trường tốt nhất;

- Đảm bảo tính chuyên nghiệp và quan tâm tối nhất tới khách hàng;

- Không được đưa quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của khách hàng, và đối xử tương đương với các khách hàng khác nhau trong những trường hợp như nhau;

- Phải tuân thủ tất cả các quy định, tiêu chuẩn của luật pháp áp dụng cho công ty.

Trong giao dịch với khách hàng các CTCK phải đảm bảo:

- Có hợp đồng bằng văn bản ký kết với khách hàng, trong đó nêu rõ các điều kiện chung và điều kiện cụ thể đối với từng loại giao dịch khách hàng thực hiện thông qua CTCK;

- CTCK phải tìm hiểu các thông tin về hoàn cảnh, mục đích đầu tư của khách hàng trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ;

- Khi thực hiện việc tư vấn cho khách hàng thì việc tư vấn phải dựa trên sự hiểu biết về hoàn cảnh, nhu cầu và mục đích đầu tư của khách hàng;

- Phải cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho khách hàng trước khi khách hàng đưa ra quyết định đầu tư. Cơ quan quản lý có thể đưa ra biểu mẫu cung cấp thông tin, đề phòng những trường hợp sản phẩm đầu tư có những rủi ro mà nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể không nhận ra ngay;

- CTCK phải cung cấp kịp thời và trong những khoảng thời gian nhất định tình hình tài khoản của khách hàng, các khoản giao dịch và phí liên quan;

- Trong trường hợp CTCK nắm giữ tài sản của khách hàng, hoặc thực hiện lưu ký chúng, thì phải thực hiện việc tách rời và xác định chủ sở hữu của chúng một cách rõ ràng, nhằm bảo vệ tài sản của khách hàng.

Về kiểm soát nội bộ:

- CTCK phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật cũng như quy định nội bộ, quy trình của công ty, và có một đơn vị giám sát hoạt động tuân thủ này độc lập khỏi các đơn vị nghiệp vụ, báo cáo trực tiếp với ban lãnh đạo công ty;

- CTCK phải đảm bảo các chính sách, quy trình quản lý được thực hiện hàng ngày có hiệu quả, bao gồm việc trao đổi thông tin thông suốt giữa công ty với khách hàng, thống nhất quy trình thực hiện giao dịch với khách hàng, bảo vệ tài sản của công ty cũng như của khách hàng khỏi việc tiếp cận hay sử dụng không có thẩm quyền, duy trì chế độ kế toán, lưu trữ sổ sách và tính xác thực của thông tin, tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật, phân quyền và trách nhiệm rành mạch trong công ty, đảm bảo chế độ kiểm tra chéo và tránh việc lạm dụng ảnh hưởng tới công ty và khách hàng;

- Ngoài ra CTCK phải tránh tuyệt đối xung đột giữa khách hàng và công ty. Như vậy, một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, các nhân viên hành nghề tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, ban giám đốc CTCK am hiểu pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luôn đặt lợi ích của khách hàng và hành động vì khách

hàng sẽ giảm được các tranh chấp không đáng có với khách hàng, hạn chế các vi phạm pháp luật đáng tiếc do thiếu hiểu biết, sẽ làm cho thị trường minh bạch và quyền lợi của các nhà đầu tư được đảm bảo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của cơ quan quản lý.

1.3.1.4 Các tổ chức trung gian phụ trợ

Việc hình thành và phát triển của các tổ chức trung gian phụ trợ bao gồm các ngân hàng thương mại, tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức kiểm toán có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giám sát của UBCK. Các tổ chức này bằng cách này hay cách khác sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát của UBCK đối với các CTCK góp phần minh bạch trong hoạt động kinh doanh của CTCK.

1.3.2 Những nhân tố bên trong

1.3.2.1 Quyền hạn của UBCK

Để việc giám sát thực sự có hiệu quả, UBCK - đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện giám sát, cần phải được đảm bảo rằng luôn luôn thực hiện được giám sát thường xuyên hoạt động của CTCK. Các quyền hạn này bao gồm:

- Quyền được kiểm tra: có quyền kiểm tra sổ sách kế toán, ghi chép, và cũng như kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của CTCK để đảm bảo tính tuân thủ với tất cả các quy định, kể cả trong trường hợp không có nghi vấn về việc vi phạm quy định. Bên cạnh đó, cần có quy định yêu cầu lưu trữ các sổ sách ghi chép một cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 31)