Quy trình giám sát

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 39)

Hệ thống giám sát TTCK của các nước đều phát triển qua các giai đoạn từ giám sát thủ công đến bán tự động và cuối cùng là tự động hoàn toàn, dựa vào hệ

thống công nghệ thông tin để đáp ứng với quy mô ngày càng rộng lớn của thị trường. Vì vậy, mỗi thị trường khác nhau cần xác định cho mình mô hình giám sát cho phù hợp. Dù thực hiện giám sát theo mô hình nào, việc giám sát cũng được thực hiện theo hình thức giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Qui trình giám sát CTCK được thực hiện qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Giám sát, đánh giá hoạt động CTCK được thực hiện theo hình thức giám sát từ xa;

- Giai đoạn 2: Điều tra sâu về dấu hiệu vi phạm của CTCK (nếu có), giai đoạn này được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại chỗ;

- Giai đoạn 3: Kết luận, xử lý và thông báo kết quả.

Việc áp dụng các quy trình giám sát của mỗi mô hình thị trường đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát.

1.3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động CTCK

Đánh giá chất lượng hoạt động hoạt động CTCK được coi như là một cẩm nang để các giám sát viên dựa vào đó có được cách thức giám sát riêng đối với từng CTCK. Việc đánh giá chất lượng hoạt động CTCK được cân đối với quy mô và sự phức tạp của từng CTCK, đặc trưng trong hoạt động và việc quản lý rủi ro của CTCK, từ đó sẽ đưa ra được tiêu chí xếp hạng CTCK, việc xếp hạng CTCK sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng của các CTCK và đưa ra những hành động cần thiết cho hoạt động kiểm tra tại chỗ.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng CTCK gồm hai nhóm các chỉ tiêu là nhóm các chỉ tiêu tài chính và nhóm các chỉ tiêu phi tài chính.

a. Nhóm các chỉ tiêu tài chính

 Chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản và khả năng huy động vốn

Trong ngắn hạn, tính thanh khoản và khả năng huy động vốn đóng một vai trò quan trọng đối với các CTCK.

Các tỷ suất thanh toán là chỉ số cho biết tính thanh khoản của một công ty và có thể đánh giá được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của công ty đó. Ngoài ra, các tỷ suất thanh toán liên quan với tính thanh khoản vượt trội của một

CTCK so với nhu cầu huy động vốn trong một giai đoạn nhất định đều được xem xét. Có 3 chỉ số phản ánh tính thanh khoản có thể áp dụng cho các CTCK bao gồm tỷ suất thanh toán hiện thời, tỷ suất thanh toán nhanh và tỷ suất dự phòng.

Đối với nguồn huy động vốn ngắn hạn của các CTCK, các tổ chức giám sát thường xem xét, đánh giá các vấn đề sau: Vai trò và sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp tín dụng là các tổ chức tài chính lớn, uy tín như chính phủ, ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và các nhà tài trợ khác...; Các chính sách và khung pháp lý liên quan đến quản lý tính thanh khoản, quản lý nợ của một công ty chứng khoán; Các công cụ huy động vốn được đảm bảo hay không được đảm bảo, kỳ hạn, loại tiền tệ và đối tượng phát hành như thế nào; Mức độ của các tài sản sẵn sàng để bán, có thể bán hoặc được đảm bảo như tài sản thế chấp để tạo tính thanh khoản; Danh mục có kỳ hạn của các công cụ nợ dài hạn để tính mức rủi ro của vốn được huy động trong ngắn hạn.

Đối với các nguồn vốn dài hạn của một CTCK bao gồm nợ dài hạn, vốn cổ phần và các tài sản có tính thanh khoản thấp, một số CTCK sử dụng các phương pháp tính toán khác nhau để xác định giá trị vốn bằng tiền mặt phục vụ cho công tác quản lý và giám sát.

 Chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn và khả năng đáp ứng vốn

Khi đánh giá cấu trúc vốn và khả năng đáp ứng vốn, tổ chức giám sát hoặc các tổ chức định mức tín nhiệm cần quan tâm đến các yếu tố sau:

- Khả năng thanh toán và khả năng chấp nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh của công ty;

- Lợi thế của thương hiệu, sự phục hồi khả năng sinh lời, uy tín và hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro;

- Đối với rủi ro hiện hữu và tính thanh khoản của tài sản, nếu tính thanh khoản của tài sản tốt và rủi ro thấp, công ty chỉ cần ít vốn để tài trợ cho các tài sản này;

- Quy mô của khoản thua lỗ mà một CTCK có thể chấp nhận so với khoản lợi nhuận đã đạt được trước khi có nhu cầu phân bổ vốn mới;

- Khả năng tạo vốn của công ty thông qua lợi nhuận giữ lại để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tài sản; các hình thức thực hiện mua bán mang tính chiến lược và các khoản đầu tư đáp ứng yêu cầu cũng như các thông lệ quản trị trong việc đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông (chi trả cổ tức trên cổ phần).

 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Khi đánh giá khả năng sinh lời của một CTCK, cần xem xét các yếu tố cấu thành mức sinh lời và khả năng chịu sức ép của công ty đó. Thông qua những diễn biến trong quá khứ và so sánh với nhóm các công ty có cùng cơ hội để đánh giá sức mạnh và chu kỳ sinh lời. Bên cạnh mức độ sinh lời, khả năng phục hồi lợi nhuận cũng là vấn đề quan trọng.

Ngoài ra, cần xem xét mức cận biên lợi nhuận trước thuế của một CTCK (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn cổ phần của các cổ đông phổ thông) để đánh giá khả năng sinh lời. Những nguồn này được phân tích kết hợp với các mức vốn, sự biến động về lợi nhuận và danh mục rủi ro của công ty.

b. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Bên cạnh việc đánh giá theo các chỉ tiêu định lượng thì việc đánh giá theo các chỉ tiêu định tính đối với CTCK cũng là một vấn đề ngày càng được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển đã đưa ra rất nhiều lời khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong việc đưa ra các chỉ tiêu định tính vào công tác quản lý và giám sát các CTCK. Nhóm các chỉ tiêu định tính là nhóm các chỉ tiêu nhằm đáp ứng nội dung quản lý đối với các CTCK và nhóm các chỉ tiêu về quản trị công ty. Nhóm các chỉ tiêu định tính bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu về quản trị công ty

- Các chỉ tiêu quản lý đối với tổ chức niêm yết

+ Việc chấp hành các nguyên tắc nhằm đảm bảo cơ chế hoạt động có hiệu quả của kiểm soát nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Việc chấp hành các nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, bao gồm cả quyền lợi của những cổ đông chủ chốt, cổ đông lớn cổ đông thiểu số và người đầu tư bên ngoài CTCK.

+ Việc chấp hành các nguyên tắc nhằm đảm bảo thị trường minh bạch trong hoạt động của CTCK thông qua cơ chế công bố thông tin chính xác và kịp thời, cho phép các cổ đông và khách hàng có được các thông tin về tình hình tài chính, các hoạt động và tài sản của công ty để ra quyết định đầu tư chính xác.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 39)