1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM

115 748 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Mô hình giảm thiểu rủi ro: Ngoài chức năng của hai mô hình trên, với mô hìnhnày, BHTG tham gia với ngân hàng trung ương NHTW vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng v

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5

Tính cấp thiết của đề tài 6

Vấn đề nghiên cứu 7

Phạm vi nghiên cứu 7

Đối tượng nghiên cứu 8

Phương pháp nghiên cứu 8

Kết cấu đề tài 8

Tổng quan nghiên cứu 9

a Các nghiên cứu trên thế giới về rủi ro đạo đức và tầm quan trọng của giám sát 9

Vấn đề rủi ro đạo đức, kỉ luật thị trường 9

Sự cần thiết của việc giám sát của tổ chức BHTG 13

b Các nghiên cứu ở Việt Nam 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT 17

CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 17

1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò của BHTG 17

1.1.1 Khái niệm 17

1.1.2 Mục đích, vai trò của BHTG 18

1.1.3 Các mô hình BHTG 19

1.2 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của BHTG 20

1.2.1 Trên thế giới 20

1.2.2 Ở Việt Nam 22

1.3 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng hệ thống BHTG 23

1.3.1 Thực tiễn xây dựng BHTG ở một số nước trên thế giới 23

1.3.1.1 Tại Mỹ 23

1.3.1.2 Tại Hàn Quốc 27

Trang 2

1.3.1.3 Tại Nhật Bản 29

1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả 32

1.4 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 36

1.4.1 Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) 36

1.4.2 Trách nhiệm của BHTGVN 38

1.4.3 Nội dung hoạt động của BHTGVN 39

1.4.3.1 Chính sách BHTG 39

1.4.3.1.1 Cơ chế tham gia BHTG 39

1.4.3.1.2 Đối tượng tham gia BHTG 39

1.4.3.1.3 Loại tiền được bảo hiểm 39

1.4.3.1.4 Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm 40

1.4.3.2 Hoạt động của BHTG 40

1.4.3.2.1 Năng lực tài chính 40

1.4.3.2.2 Phí BHTG 41

1.4.3.2.3 Các nghiệp vụ của BHTGVN 42

1.5 Hoạt động giám sát của BHTG 46

1.5.1 Các công cụ giám sát 46

1.5.1.1 Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ 46

1.5.1.2 Giám sát qua công cụ phí BHTG 49

1.5.1.3 Giám sát qua công cụ hạn mức BHTG 50

1.5.2 Kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ giám sát 52

1.5.2.1 Kinh nghiệm trong việc giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ 52

1.5.2.2 Kinh nghiệm trong việc giám sát qua công cụ phí BHTG 55

1.5.2.3 Kinh nghiệm trong việc giám sát qua công cụ hạn mức chi trả 61

1.5.3 Sự phối hợp giữa BHTGVN và Ủy ban Giám sát, NHNN và Bộ Tài chính trong việc giám sát thị trường tài chính 65

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TẠI VIỆT NAM 68

2.1 Hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ 68

Trang 3

2.1.1 Hoạt động thông tin, báo cáo trong giám sát 68

2.1.2 Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ 70

2.2 Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ phí BHTG 77

2.3 Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ hạn mức chi trả 80

2.4 Một số trường hợp nghiên cứu cụ thể 86

2.4.1 Khái quát về QTDND 86

2.4.2 Hoạt động giám sát của BHTG tại hai QTDND 87

2.4.2.1 QTDND Phương Tú 87

2.4.2.2 QTDND Trần Cao 88

2.4.3 Kết luận 89

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA BHTGVN 92

3.1 Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ 92

3.1.1 Hoàn thiện hoạt động thông tin, báo cáo 92

3.1.2 Hoàn thiện hệ thống giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ 92

3.2 Hướng tới mô hình thu phí BHTG theo mức độ rủi ro 98

3.3 Hạn mức chi trả BHTG 101

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 109

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IADI Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế

IDIC Cơ quan bảo hiểm tiền gửi IndonesiaJDIC Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật BảnKDIC Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.6 Hạn mức chi trả BHTG tại một số quốc gia Đông Nam Á

Bảng 2.1 Chỉ tiêu giám sát nhóm ngân hàng thương mại nhà nước năm 2007

Bảng 2.2 Tính phí một số ngân hàng thương mại nhà nước quý 4/2007

Bảng 2.3 Tỷ lệ chi trả BHTG/GDP qua các năm

Bảng 3.1 Mô hình giám sát, đánh giá rủi ro

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của tổ chức BHTGVN

Sơ đồ 1.2 Mô hình giám sát rủi ro của KDIC

Sơ đồ 3.1 Cái nhìn toàn diện về mô hình BHTG

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Theo dõi sự thay đổi các mức lãi suất

Biểu đồ 2.2 Quy mô quỹ BHTG và tỉ lệ phần trăm quỹ BHTG trên số dư tiền gửi được bảo hiểm

Trang 6

Biểu đồ 2.3 Số tuyệt đối hạn mức bảo hiểm và tỉ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ

LỜI GIỚI THIỆU Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống tín dụng là hệ thống không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốcgia Hệ thống tín dụng thúc đẩy việc mở rộng quy mô phát triển của nền kinh tế.Tuy nhiên nếu hệ thống này mất ổn định, đổ vỡ sẽ gây ra hậu quả không lường chotoàn bộ nền kinh tế Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa thể quên ngân hàng LehmanBrothers của Mỹ phá sản là một nguyên nhân châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu 2008-2009, kéo theo đó là các cuộc khủng hoảng nợ công tại khuvực đồng tiền chung Châu Âu và dần dần lan sang các quốc gia Châu Á, châu Phi

và châu Mỹ Cuộc khủng hoảng này đã khiến nền kinh tế các nước trên thế giới rơivào khủng hoảng nghiêm trọng

Tại Việt Nam cũng có nhiều trường hợp các ngân hàng rơi vào tình trạng khókhăn vì các nguyên nhân khác nhau Ngay gần đây, trong tháng 2 năm 2015 ngânhàng nhà nước (NHNN) đã mua lại Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng Xuất phátđiểm của sự việc này là do Ngân hàng Xây dựng hoạt động yếu kém, nợ xấu caohơn cả vốn điều lệ khiến cho ngân hàng này đã bị âm vốn Ngay sau khi sự việc đóxảy ra thì NHNN đã phải có những biện pháp kịp thời giúp đỡ để tránh gây ảnhhưởng lớn tới toàn hệ thống Tuy nhiên cổ đông của Ngân hàng Xây dựng vẫntrắng tay, người gửi tiền mất lòng tin vào hệ thống tài chính quốc gia Hay vào năm

2002, ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB) gặp phải trường hợpkhách hàng tới rút tiền ồ ạt do nghe tin đồn xấu về ngân hàng này Ngân hàng ACBphải thông báo rằng ngân hàng này có chuẩn bị đủ tiền mặt, sẵn sàng chi trả cho tất

cả những ai có nhu cầu rút tiền Câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngân hàngACB không đủ tiền để chi trả cho người gửi tiền rút tiền hàng loạt? Chuyện gì xảy

Trang 7

ra nếu NHNN không kịp thời ra tay giúp đỡ Ngân hàng Xây dựng? Câu trả lời là đổ

vỡ ắt hẳn sẽ xảy ra

Ngân hàng là một hệ thống có đặc thù riêng biệt, hoạt động của nó không độclập mà có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức khác Khi một ngân hàng đổ vỡ sẽkéo theo cả hệ thống ngân hàng lung lay và ảnh hưởng tới cả nền kinh tế Vì vậygiữ an toàn cho hệ thống tín dụng là mục tiêu quan trọng hàng đầu của một nềnkinh tế

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) của mỗi quốc gia đóng vai trò chủ đạotrong việc đảm bảo an toàn này Theo nghiên cứu của Hiệp hội BHTG quốc tế thì

để hệ thống tài chính hoạt động an toàn tổ chức BHTG phải hoạt động tích cực vàhiệu quả trong việc phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các TCTD gặp vấn đề Từthực tiễn trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu thấy nhiệm vụ giúp đỡ các ngânhàng hạn chế rủi ro là vô cùng quan trọng Luôn phải có ý thức phòng ngừa rủi roxảy ra chứ không phải để rủi ro xảy ra rồi mới đi xử lý vì khi có rủi ro, ắt hẳn sẽ cónhiều bên bị thiệt, tốn kém chi phí, làm mất ổn định nền kinh tế trong một thời gian

và làm mất lòng tin nơi người gửi tiền Do đó, một hệ thống giám sát, kiểm tra tốt

là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp dự báo, phát hiện sớm các TCTD đang gặp khókhăn, từ đó có biện pháp giúp đỡ, ngăn chặn rủi ro và có thể ứng phó kịp thời nhất

là trong giai đoạn nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay

Vấn đề nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề trong bài nghiên cứu này Một

là tìm hiểu xem có bao nhiêu mô hình tổ chức BHTG và ở mô hình nào thì vai trògiám sát được thể hiện rõ nét nhất Thứ hai là nêu lên thực trạng giám sát của tổchức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với các tổ chức tham gia BHTGhiện nay, điểm yếu và bất cập như thế nào Từ đó đi đến nội dung thứ ba là đưa racác giải pháp tăng cường vai trò giám sát của tổ chức BHTGVN

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu hoạt động giám sát, kiểm tra của tổ chức BHTGVNthông qua các công cụ giám sát từ khi BHTGVN ra đời cho tới nay, đặc biệt tậptrung từ năm 2012 trở lại, khi Luật BHTG mới được ra đời thay thế cho văn bảnLuật trước đây

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tổ chức BHTGVN

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích nhữngnghiên cứu, quan điểm của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước nhằmtận dụng những kết quả đã có, tiết kiệm thời gian nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được nhóm nghiên cứu sử dụng trong việc phỏngvấn hoặc tham khảo ý kiến những người có am hiểu hoặc có liên quan đến nhữngthông tin về hoạt động BHTGVN hay thế giới giúp thu thập thông tin phục vụ choquá trình nghiên cứu

Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương sau đây

Chương 1: Tổng quan về hoạt động giám sát của BHTG

Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát thông qua các công cụ và các yếu tốảnh hưởng tới hoạt động giám sát tại Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của BHTGVN

Trang 9

Tổng quan nghiên cứu

a Các nghiên cứu trên thế giới về rủi ro đạo đức và tầm quan trọng của giám sát

Vấn đề rủi ro đạo đức, kỉ luật thị trường

Nghiên cứu của Martin (2003) nhận xét rằng: sự đổ vỡ ngân hàng xảy ra khi

có quá nhiều người gửi tiền đến rút tiền cùng một lúc do có tin đồn không lànhmạnh cho ngân hàng Ngân hàng không thể đáp ứng mọi nhu cầu đó ngay lập tức vìnguồn tiền gửi đó ngân hàng đang cho vay nhưng chưa đến ngày đáo hạn, hoặcngân hàng đang đầu tư tại các kênh khác Trên thực tế thì hiếm khi người gửi tiềncần rút hết số tiền của họ cùng một lúc; nhưng nếu nhiều người lo lắng tiền gửi của

họ và nhiều người khác đang ồ ạt rút tiền, ngân hàng không thể có nguồn tiền kịpthời để chi trả cho họ Trường hợp trên xảy ra với giả thiết chưa có sự xuất hiện củaBHTG

BHTG có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảmbảo sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính-ngân hàng Tuy nhiên, BHTG gây

ra vấn đề rủi ro đạo đức đối với ngân hàng và người gửi tiền Rủi ro đạo đức, theoBarthlomew (1990) là “những khích lệ bởi sự bảo hiểm, xúi giục tổ chức tham giaBHTG thực hiện các hoạt động rủi ro hơn khi tổ chức chưa được tham gia BHTG,

và những hậu quả từ những rủi ro đó sẽ được giải quyết bởi tổ chức BHTG” TheoHiệp hội BHTG quốc tế (IADI), khái niệm rủi ro đạo đức đề cập đến “xu hướngchấp nhận rủi ro của một tổ chức với niềm tin họ sẽ không phải chịu hậu quả từ cáchành động đã gây ra” Khi có sự xuất hiện của BHTG, người gửi tiền được chi trảtiền trong trường hợp ngân hàng của họ mất khả năng thanh toán, nên họ sẽ khôngcòn giám sát các hoạt động của ngân hàng Đối với ngân hàng, họ thực hiện cácviệc đầu tư mạo hiểm hơn, vì nếu thất bại thì đã có một tổ chức đứng ra hỗ trợ; cònnếu thành công thì họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận

Trang 10

Cùng nghiên cứu về sự giám sát và vấn đề rủi ro đạo đức trong bài viết:

“Partial deposit insurance and moral hazard in banking” (BHTG một phần và rủi rođạo đức trong ngân hàng), Gan and W.Y.Yang (2011) đã đưa ra các mô hình cácyếu tố ảnh hưởng tới sự giám sát của người gửi tiền và mô hình đánh giá hành vimạo hiểm của ngân hàng Tác giả đã áp dụng mô hình đó vào các quốc gia khácnhau để đưa ra kết luận: dối với các quốc gia đã thiết lập được hệ thống BHTG chặtchẽ từ lâu đời thì mức bảo hiểm tối ưu sẽ giải quyết được vấn đề rủi ro đạo đức và

sự sụp đổ ngân hàng bằng cách tăng cường kỉ luật thị trường Điều quan trọng hơn

là với các quốc gia chưa có hệ thống BHTG hoàn thiện, bài viết đưa ra một môhình để xây dựng hệ thống đúng đắn, bảo vệ người gửi tiền “nhỏ” và làm giảm sựbất ổn trong nền kinh tế Nghiên cứu đó cũng đã tập trung tìm ra hạn mức bảo hiểmtối ưu và rủi ro tối ưu để nỗ lực giảm rủi ro đạo đức Mô hình cũng kết hợp các quyđịnh của ngân hàng về vốn điều lệ và kỉ luật thị trường từ sự giám sát của người gửitiền Họ đã tìm ra một mức bảo hiểm tối ưu mà vừa tăng cường được sự giám sátcủa người gửi tiền, vừa cải thiện được phúc lợi xã hội

Bài viết này cũng cung cấp sự giải thích về sự khác nhau giữa các quốc gia về

độ bảo vệ của BHTG Đầu tiên, một số ví dụ đã chỉ ra rằng các nền kinh tế với thu

nhập cao cung cấp phí bảo hiểm ở mức tương đối Trái lại các quốc gia với thu

nhập thấp thì lại cung cấp mức bảo hộ cao hơn thông qua BHTG Thứ hai, bài viết

đề cấp tới vấn đề thu nhập không đồng đều Một nền kinh tế với mức thu nhậpkhông đồng đều thì có hạn mức bảo hiểm tương đối lớn để bảo vệ người gửi tiền

“nhỏ” và để chống việc khủng hoảng và sụp đổ Thứ ba, bài viết đưa ra rằng khi

nền kinh tế ổn định trong thời gian dài và nguy cơ sụp đổ là rất nhỏ thì người gửitiền ít quan tâm tới vấn đề giám sát khoản tiền gửi của mình ở ngân hàng hơn Vìvậy cách tốt nhất là phí bảo hiểm cao hơn để chống vấn đề không ổn định trong hệ

thống ngân hàng Cuối cùng, sử dụng hạn mức bảo hiểm trên đầu người như một

Trang 11

chỉ số đã chỉ ra rằng các quốc gia có thể không thể nội hóa được các yếu tố bênngoài một cách hợp lí bởi các quy định về bảo hiểm.

Rủi ro đạo đức thường tồn tại ở các tổ chức gần mất hoặc mất khả năng chitrả, chủ sở hữu sẽ có động cơ để thực hiện rủi ro vì họ có nhận thức mang hướngtiêu cực rằng “được ăn cả - ngã có tổ chức BHTG chi trả” Nghiên cứu của Martin(2003) và Hooks and Robinson (2002) nhấn mạnh tổ chức ngân hàng có càng ít vốnchủ sở hữu thì càng có xu hướng chấp nhận rủi ro, nguyên nhân do họ “có quá ít đểmất” (have little to lose)

Trong khi đó, Chernykh and Cole (2011) đã đề cập tới tỉ lệ vốn chủ sở hữutrên tổng tài sản giảm trong khi tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng lên sau khi thựchiện chương trình BHTG và cũng kết luận rằng BHTG là nguy cơ dẫn đến rủi rođạo đức

Tuy nhiên, Karels and McClatchey (1999) và Gueyie and Lai (2003) nghiêncứu chỉ ra BHTG không làm tăng đầu tư rủi ro, cũng như không dẫn đến rủi ro đạođức

Gropp and Vesala (2004) đưa ra quan điểm sự giám sát đã giảm rủi ro đạo đức

và sự chấp nhận rủi ro cửa các ngân hàng như thế nào bắt nguồn từ sự bảo vệ củaBHTG Họ đã nghiên cứu hạn mức tối ưu cho BHTG thông qua sự giám sát củangười gửi tiền Manz (2009) qua bài nghiên cứu của mình đã công bố quan điểmmức bảo hiểm cao thì giảm thất bại thị trường nhưng lại tăng nguy cơ không hiệuquả

Một vấn đề cũng liên quan mật thiết tới rủi ro đạo đức và sự cần thiết của

giám sát là kỉ luật thị trường

Các nghiên cứu về kỉ luật thị trường tập trung vào việc tìm hiểu xem BHTG

đã giảm sự giám sát của mình vào khoản tiền trong ngân hàng như nào Kỉ luật thị

Trang 12

trường từ người gửi tiền diễn ra bởi vì nhu cầu lãi suất cao hoặc nhu cầu rút tiềnsớm Mục tiêu của BHTG là bảo vệ người gửi tiền, làm dịch vụ thanh khoản củangân hàng diễn ra tốt và chống khủng hoảng ngân hàng Tuy nhiên nếu mở rộngquá BHTG (chuyển rủi ro của các ngân hàng có tiềm năng đổ vỡ sang người trảthuế) sẽ làm yếu đi kỉ luật thị trường và làm gia tăng rủi ro đạo đức (Greenspan,2002).

Sử dụng bảng thông tin từ 61 quốc gia chọn lọc trên thế giới, Demirguc-Kuntand Detragiache (2002) đã thực hiện một nghiên cứu để rút ra kết luận rằng cácquốc gia với giới hạn chi trả bảo hiểm rộng rãi có nguy cơ khủng hoảng ngân hàngcao hơn Demirguc-Kunt and Kane (2002) thì đưa ra nhận xét lãi suất tăng mộtcách đáng kể với rủi ro ngân hàng cho công cụ bảo hiểm từng phần Demirguc-Kunt and Huizinga (2004) cung cấp bằng chứng từ các quốc gia khác nhau về việcBHTG khiến người gửi tiền kém nhạy cảm với rủi ro ngân hàng như thế nào, đồngthời đã nêu ra nhận định rằng BHTG bằng cách đánh thuế người gửi tiền khôngnhững tạo điều kiện cho rủi ro đạo đức mà còn không thể chống lại khủng hoảngngân hàng Tổng kết lại, các bài nghiên cứu chỉ ra rằng BHTG làm yếu đi kỉ luật thịtrường và gia tăng nguy cơ đổ vỡ ngân hàng Người gửi tiền và ngân hàng sẽ khôngngần ngại tham gia vào các hoạt động ngân hàng mạo hiểm

Sự thiếu đi kỉ luật thị trường có thể được bù đắp thông qua quy định và sựgiám sát của ngân hàng (Demirguc-Kunt and Kane, 2002) Nghiên cứu về sự thậntrọng trong quy định của ngân hàng đã nhấn mạnh vai trò của vốn điều lệ Bàinghiên cứu của Hellmann (2000) đã cho người đọc thấy rằng vốn điều lệ có thểgiảm rủi ro ngân hàng nhưng kết quả là sự bất hiệu quả Pareto Cooper and Ross(2002) kết luận rằng sự sụp đổ của ngân hàng có thể được triệt tiêu kể cả không có

sự giám sát của người gửi tiền nếu vốn điều lệ đủ lớn Bài viết đã chỉ ra rằng vốnđiều lệ và sự giám sát của người gửi tiền quyết định tới sự thất bại của ngân hàng

Trang 13

Sự bất đồng thông tin giữa người gửi tiền, chính phủ và ngân hàng khuyến khích sựgiám sát.

Phần lớn các nghiên cứu trên cho thấy BHTG dẫn đến rủi ro đạo đức, tuynhiên khi được áp dụng một hạn mức bảo hiểm hợp lí, hệ thống tính phí phân biệthoặc theo mức độ rủi ro… thì rủi ro đạo đức có thể giảm thiểu Trên thực tế, việcđưa ra hạn mức bảo hiểm đủ để người gửi tiền có niềm tin vào hệ thống ngân hàng,hay việc thu phí trên mức độ rủi ro là rất khó để xác định Vì vậy, việc nâng cao vaitrò giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG là hết sức quan trọng, không phảichỉ đến khi tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ thì tổ chức BHTG mới thực hiệm nhiệm

vụ chi trả mà còn phải kiểm tra, giám sát thường xuyên trong cả quá trình hoạtđộng

Sự cần thiết của việc giám sát của tổ chức BHTG

Nếu đọc qua nội dung chính của các bài nghiên cứu được liệt kê phía trên thìchúng ta cũng hiểu được vai trò quan trọng của việc giám sát BHTG là một bộphận vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính của các quốc gia Nó góp phầnđảm bảo an toàn hệ thống và làm người gửi tiền an tâm Tuy nhiên, nếu hoạt độngcủa BHTG tiền ẩn nhiều rủi ro, làm gia tăng nguy cơ đổ vỡ thì thật nguy hiểm, do

đó vai trò giám sát cần được nâng cao Giám sát để triệt tiêu rủi ro không đáng có.Eisenbeis and Wall (2002) cho biết: Luật cải tiến của Mỹ (1991) tìm ra để tổchức lại cơ chế khuyến khích, ví dụ, điều khoản 131 của luật này: các cơ quanthanh tra sẽ điều tra những tổn thất trọng yếu và công bố công khai Tuy nhiên sựkhuyến khích là không đủ rõ ràng Vì thế, việc giám sát ngay từ đầu trở nên cầnthiết

Để tránh tình trạng mà một tổ chức mất khả năng thanh toán vẫn được tiếp tụchoạt động, Luật cải tiến nâng cao vai trò giám sát để can thiệp vào một ngân hàngtrước khi nó mất khả năng chi trả

Trang 14

David and Obasi (2009) nhấn mạnh những tác động của hệ thống BHTG lênrủi ro về tài sản của ngân hàng Ngân hàng chiểm tỉ trọng cao của những người gửitiền lớn đều thực hiện khá ít rủi ro trước khi có BHTG, nhưng sau khi có BHTG họchấp nhận rủi ro cao hơn Người gửi tiền lớn có động lực lớn hơn để giám sát ngânhàng trong trường hợp không được bảo hiểm.

b Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nếu so với thế giới thì các bài nghiên cứu về BHTG không phải

là nhiều vì hệ thống BHTGVN còn khá non trẻ so với thế giới Tuy nhiên cũng cókhá nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề giám sát trong lĩnh vực BHTG, đặc biệt là

từ sau khi luật BHTG 2012 ra đời Luật bảo BHTG (2012) ra đời yêu cầu tổ chứcBHTG chỉ giám sát các TCTD về việc chấp hành các quy định của pháp luật vềBHTG, không được trực tiếp cảnh báo TCTD về việc vi phạm an toàn trong hoạtđộng ngân hàng (việc này kiến nghị cho NHNN để cảnh báo)

Về lí thuyết, nghiệp vụ giám sát của tổ chức BHTG bao gồm giám sát từ xa vàgiám sát tại chỗ Hoạt động giám sát từ xa có thể nói là hệ thống cảnh báo sớm đểphát hiện và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia BHTG trên cơ sởcác tiêu chí và chuẩn mực quốc tế Từ những kết quả mà hoạt động giám sát từ xamang lại, tổ chức BHTG xây dựng hồ sơ cảnh báo, tiến hành các thủ tục xử phạtvới các đơn vị vi phạm Hơn nữa, công tác cảnh bảo sớm cho phép tổ chức thamgia BHTG nhìn nhận được những sai phạm, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục,nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng Cùng với giám sát từ xa, hoạt động giámsát tại chỗ không thể thiếu trong nghiệp vụ của tổ chức BHTG Theo tác giả Lưu(2006) thì “nhiều nội dung, chỉ tiêu hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG chỉ

có thông qua kiểm tra tại chỗ mới có đủ thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánhgiá chính xác mà hoạt động giám sát từ xa không thể làm được”

Trang 15

Công tác giám sát kiểm tra là yếu tố quyết định đến thành công của hệ thốngBHTG Nếu công tác giám sát- kiểm tra có hiệu quả thì BHTG sẽ là một mắt xíchquan trọng trong mạng lưới đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Tác giả Bùi Thị Hương nghiên cứu về vấn đề giám sát thông qua hạn mức chitrả BHTG Nhiệm vụ của BHTG là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vì vậy hạnmức chi trả phải đảm bảo không quá thấp khiến người gửi tiền hoang mang Nhưngnếu hạn mức quá cao thì dẫn tới rủi ro đạo đức Bài viết có so sánh hạn mức chi trảcác quốc gia, xem xét diễn biến và dẫn tới kết luận rằng hạn mức chi trả là mộtcông cụ giám sát rủi ro của tổ chức BHTG Vì vậy cần tính toán kĩ lưỡng xem hạnmức chi trả là bao nhiêu để đảm bảo an toàn lành mạnh của hệ thống (Hương,2012)

Về hoạt động giám sát từ xa, tác giả Phạm Thị Bích Vân nêu lên những tồn tạikhó khăn của tổ chức BHTG Nguyên nhân là luật chưa quy định chức năng vànhiệm vụ tương xứng, hệ thống thông tin và sự phối hợp chưa tốt Nổi bật là việc tổchức BHTG không được trực tiếp cảnh báo các TCTD vi phạm an toàn hoạt động.Điều này gây hạn chế lớn tới hoạt động giám sát rủi ro của tổ chức BHTG (Vân,2012)

Trái lại với ý kiến trên thì có ý kiến lại cho rằng nhiệm vụ giám sát như vậy làhợp lí vì tổ chức BHTG không có nhiều công cụ giám sát để thực hiệm nhiệm vụgiám sát an toàn hệ thống, việc này để NHNN thực hiện sẽ tốt hơn Bên cạnh đó,nếu cả tổ chức BHTG và NHNN cùng thực hiện giám sát một vấn đề sẽ dẫn tớiviệc chồng chéo quyết định

Kết luận: Có rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo nói về nguyên nhân và sự cần

thiết của việc giám sát trong lĩnh vực BHTG Chúng là nguồn tư liệu quý giá trongviệc nghiên cứu Tuy nhiên các bài báo đều chưa đặt các công cụ giám sát liền nhau

để thấy được tác động qua lại của các công cụ đó Hơn thế nữa các bài nghiên cứu

Trang 16

từ trước tới nay tập trung chủ yếu vào vai trò giám sát của người gửi tiền và cácTCTD tham gia BHTG chứ chưa có bài nghiên cứu nào tập trung vào vai trò giámsát của tổ chức BHTG Đặc biệt quan trọng là các bài nghiên cứu về BHTG ở ViệtNam còn quá ít, chưa ai so sánh các mô hình giám sát trên thế giới và tìm ra một

mô hình tối ưu phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam Ở Việt Nam vẫn cònnhiều ý kiến trái chiều xung quanh “mức độ” giám sát như nào là hợp lí

Vì vậy trong các phần sau đây của bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chúng tôi

sẽ đưa ra những dẫn chứng cụ thể, những so sánh để thấy được vai trò giám sát của

tổ chức BHTG còn nhiều thiếu sót, các quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ vàchưa hợp lí Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý, kiến nghị để củng cố vai trògiám sát, đưa ra những mô hình giám sát dựa trên mô hình của các quốc gia tiêntiến trên thế giới mà chúng tôi cho là phù hợp với điều kiện của Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò của BHTG

1.1.1 Khái niệm

Theo Luật BHTG năm 2012, BHTG là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi của tổchức BHTG cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chứctham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiềnhoặc phá sản

Trong đó:

-Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước, tham gia không vì mục tiêu lợinhuận, thực hiện chính sách BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống cácTCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng

-Tổ chức tham gia BHTG là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thànhlập và hoạt động theo Luật các TCTD được nhận tiền gửi cá nhân Trong đó, TCTD

là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng TCTDbao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụngnhân dân Theo Luật các TCTD, ở Việt Nam có các loại TCTD sau:

+Các TCTD nhà nước

+Các ngân hàng TMCP

+Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

+Các công ty tài chính

+Các công ty cho thuê tài chính

+Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài

Trang 18

-Người được BHTG là khách hàng có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểmtại tổ chức tham gia BHTG.

1.1.2 Mục đích, vai trò của BHTG

Về mục đích:

-BHTG bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền

-Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng; ngănchặn đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức BHTG

-Xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữacác tổ chức tài chính có quy mô khác nhau

-Giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ củaTCTD

-Bảo đảm sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng từ khi cấp phép đến khi ngừng hoạt động BHTG sẽ nắm bắt rõ ràng tình hình hoạt động của các ngân

hàng, và khi một ngân hàng có tín hiệu xấu trong hoạt động thì BHTG sẽ giúp đỡbằng cách cho vay vốn, sáp nhập với ngân hàng khác Nếu như không có dấuhiệu phục hồi thì BHTG sẽ cho ngân hàng đó rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngânhàng một cách trật tự và không ảnh hưởng đến các ngân hàng khác

Trang 19

-Góp phần thúc đẩy quá trình huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế và ổn định xã hội Một quốc gia có thể huy động vốn bằng nhiều cách như: vay trực tiếp

hoặc gián tiếp nước ngoài, vay từ chính phủ nhưng những nguồn vay này thườngkhông ổn định Trái lại, nguồn vay từ dân cư đóng một vai trò quan trọng bởi nómang tính ổn định trong thời gian dài Vì vậy để thu hút nguồn tiền huy động từdân cư, ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất hấp dẫn; bên cạnh đó là sự hoạtđộng hiệu quả, đảm bảo quá trình gửi tiền-rút tiền ổn định Thông qua nghiệp vụBHTG, ngân hàng có thể huy động tiền từ dân cư một cách tối đa bởi vì kể cả khingân hàng có bị đổ bể thì vẫn có một tổ chức đứng ra thanh toán tiền gửi cho họ

-Công cụ đắc lực giúp các Chính phủ tạo lập niềm tin của dân chúng đối với

hệ thống ngân hàng trong thời kì khủng hoảng Nguyên nhân sâu xa của khủng

hoảng ngân hàng là việc người dân đi rút tiền hàng loạt Hoạt động tài chính-ngânhàng là hoạt động nhạy cảm và mang tính lan truyền, bởi khi người dân biết đượcmột tin đồn nào đó không tốt về ngân hàng, lập tức họ sẽ muốn đến rút toàn bộ tiềnnhanh nhất Chính động thái này đã tạo nên sự thiếu hụt về lượng cung tiền rút ra,khi mà số tiền trước đây mà họ gửi vào ngân hàng đang cho vay hoặc đầu tư vàocác lĩnh vực khác nhưng chưa đến ngày đáo hạn Lúc này, ngân hàng lại huy độngtiền với lãi suất rất cao để trả những người cần rút, trong khi lợi nhuận của ngânhàng giảm dần Với sự xuất hiện của BHTG, người dân không còn lo lắng về khoảntiền gửi của họ bởi vì BHTG sẽ bảo vệ họ nếu ngân hàng mất khả năng thanhkhoản

Trang 20

ngân hàng phá sản Mô hình chi trả có ba chức năng chính: thu phí bảo hiểm, quản

lí quay và bồi thường cho người gửi tiền Mô hình này phù hợp với các nước đangphát triển có tổ chức BHTG mới thành lập với quy mô nhỏ, năng lực tài chính cònkém

Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng: Cùng với những vai trò, nhiệm vụnhư mô hình chi trả, mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng còn liên quan tới việc

xử lí nợ xấu, thanh lí ngân hàng, hỗ trợ tài chính, khuyến nghị sự cẩn trọng phòngtránh rủi ro tới các tổ chức tham gia BHTG

Mô hình giảm thiểu rủi ro: Ngoài chức năng của hai mô hình trên, với mô hìnhnày, BHTG tham gia với ngân hàng trung ương (NHTW) vào hoạt động giám sát

và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và định chế tài chính khác; tính phí bảo hiểmdựa trên cơ sở định mức rủi ro, kinh doanh đầu tư nhằm phát triển vốn ban đầu.Đây là mô hình có nhiều chức năng nhất và được sử dụng tại nhiều quốc gia để ứngphó với khủng hoảng tài chính có mức độ phức tạp

1.2 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của BHTG

1.2.1 Trên thế giới

Khái niệm BHTG được rất nhiều quốc gia trên thế giới biết đến Khi chưa có

sự xuất hiện của BHTG công khai, các quốc gia thực hiện “ bảo vệ ngầm”-nghĩa làtuy không công bố rõ, nhưng họ đã ngầm hiểu rằng khi hệ thống ngân hàng bị phásản thì Chính phủ sẽ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền Tuy nhiên việc bảo

vệ ngầm đó không mang lại lợi ích cho quốc gia cũng như không mang lại niềm tincủa công chúng đối với hệ thống tài chính-ngân hàng Chính vì vậy, BHTG côngkhai ra đời Nguồn gốc ra đời của BHTG gắn liền với việc chuyển từ “bảo vệngầm” sang “bảo vệ công khai tiền gửi” Bảo vệ tiền gửi công khai đầu tiên đượcthành lập ở Mỹ năm 1829 với tên gọi “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân

Trang 21

hàng” Từ “trách nhiệm” muốn đề cập đến tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huyđộng tiền gửi Sau đó, từ năm 1831 đến 1858, 05 bang của Mỹ (Vermont, Indiana,Michigan, Ohia và Iowa) đã thành lập tổ chức BHTG với sự tham gia là tự nguyện.Mặc dù hệ thống BHTG của Mỹ trong giai đoạn này hoạt động rất thành công,nhưng với sự ra đời của chính sách “ Ngân hàng tự do” ở Mỹ năm 1830 và sự thànhlập hệ thống Ngân hàng quốc gia năm 1886 đã làm cho một lượng lớn ngân hàngrút khỏi BHTG.

Trong thời kì từ năm 1908 đến 1930 có 08 vùng thành lập hệ thống BHTG(Oklahoma, Kansas, Texas, South Dakota, North Dakota, Washington và Nebraska).Trong 08 tổ chức này thì có 04 tổ chức quy định BHTG bắt buộc, 02 tổ chức quyđịnh BHTG tự nguyện, 02 tổ chức còn lại quy định tính bắt buộc tùy thuộc vào từngđối tượng và từng thời điểm Đến cuối năm 1930 do ảnh hưởng kinh tế bất lợi, cácngân hàng ở 8 vùng đóng cửa làm cho tổ chức BHTG đóng cửa theo

Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 tại Mỹ đã làm cho khoảng

4000 ngân hàng cùng 1700 TCTD bị đóng cửa Để đối phó với tình huống nhằm ổnđịnh nền kinh tế thì Chính phủ cần bảo vệ tiền gửi của người dân Những kinhnghiệm trên thế giới chỉ ra rằng, khi có tín hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng bất ổnthì phản ứng của người dân là sẽ đồng loạt rút tiền Chính sự rút tiền hàng loạt này

là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng Chính phủ nước Mỹ đãthành lập BHTG liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation- FDIC) vàonăm 1933 Ngày 1-1-1934, FDIC bắt đầu hoạt động và nó trở thành “mô hình bảohiểm công khai đầu tiên trên thế giới” Nguồn vốn ban đầu do Kho bạc Nhà nước

Mỹ đóng góp 150 triệu USD và 12 NHNN liên bang đóng góp 130 triệu USD

Hệ thống BHTG công khai ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt có khoảng

90 quốc gia trên thế giới đã sử dụng BHTG công khai để bảo vệ người gửi tiền Tạichâu Á, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Philipin,…đã sớm học

Trang 22

hỏi và xây dựng thành công mô hình BHTG để áp dụng vào thực tế Nhật Bản –quốc gia đầu tiên thành lập BHTG ở châu Á (1971) đã có những chính sách đểngăn ngừa sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng Thái Lan, Malaysia, Singapor đãthành lập tổ chức BHTG Như vậy, xu hướng hình thành hệ thống BHTG ở châu Ádiễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tổ chức BHTG trên thế giới, ngày6/5/2002, Hiệp hội BHTG quốc tế (International Association of Deposit Insurers –IADI) đã được thành lập tại Thụy Sĩ với sự tham gia của nhiều tổ chức BHTG trênthế giới Điều này đã nói lên vai trò quan trọng của tổ chức BHTG với sự phát triển

an toàn-ổn định của hệ thống tài chính-ngân hàng, cũng như việc bảo vệ người tiềnkhi có khủng hoảng xảy ra

1.2.2 Ở Việt Nam

Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, sự đổ vỡ của hàng loạt hợp tác xã tín dụng

đã gây ra những bất ổn về kinh tế, thể hiện qua việc người dân đến rút tiền ồ ạt tạicác ngân hàng, và có thể nói đó mới chính là nguyên nhân gây nên đổ bể cho ngânhàng Trước tình hình đó, nhiệm vụ trước tiên là phải lấy lại niềm tin của nhân dân.Ban đầu là biện pháp “bảo vệ ngầm” thông qua hệ thống các Ngân hàng thươngmại quốc doanh Tuy biện pháp này đã đạt một số kết quả ban đầu nhưng cũng nảysinh mâu thuẫn về pháp lý Vì vậy Nhà nước đã ban hành cơ chế mới về BHTG.Theo quyết định 101/TCQĐ-BH ngày 1/2/1994 của Bộ tài chính đã giao cho Tổngcông ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) triển khai nghiệp vụ BHTG Tuy nhiên,Bảo Việt đã không đảm bảo điều kiện cho sự thành công của tổ chức BHTG do:thứ nhất, phí đóng góp BHTG cho Bảo Việt chỉ có tác dụng chi trả cho người gửitiền khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản, nhưng khi quỹ tín dụng nhân dân(QTDND) mất khả năng chi trả thì Bảo Việt khó trợ giúp do không có tổ chức giámsát, quản lí Thứ hai, việc tham gia BHTG là tự nguyện, làm cho người gửi tiền của

Trang 23

những ngân hàng không tham gia BHTG gặp rủi ro cao (mất cả tiền gốc lẫn lãi) khingân hàng này bị phá sản Trước tình hình hệ thống tài chính-ngân hàng nước tađang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, việc yêu cầu kiểmsoát các hoạt động ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền là rất quan trọng.

Khủng hoảng châu Á năm 1997 không tác động trực tiếp đến Việt Nam nhưng

có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Trong quá trình xử lí những đổ vỡ thìBHTG là công cụ tài chính mà một số chính phủ châu Á sử dụng Đồng thời nhiềuquốc gia nhìn nhận rằng nếu sử dụng BHTG thì có thể tránh cho quốc gia đó nhữngcuộc khủng hoảng tài chính Chính vì vậy, để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sựphát triển ổn định của hệ thống ngân hàng, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP (1999)ngày 1/9/1999 về BHTG đã được Chính phủ ký ban hành và Quyết định số218/1999/QĐ-Tg ngày 9/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức BHTGVN đã

ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 7/7/2000 BHTGVN cùng với NHNN, Bộ Tàichính và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cấu thành mạng an toàn tài chính đểphối hợp xử lý các sự cố mất khả năng thanh khoản có thể xảy ra và duy trì lòng tincủa người gửi tiền

1.3 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng hệ thống BHTG

1.3.1 Thực tiễn xây dựng BHTG ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1 Tại Mỹ

Hoạt động BHTG tại Mỹ-Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) chínhthức đi vào hoạt động sau Đạo luật Ngân hàng năm 1935 Là một tổ chức độc lậpvới Chính phủ do Quốc hội thành lập, mục đích chính của FDIC thời kỳ đầu làkhắc phục tình trạng đổ vỡ hàng loạt ngân hàng trong những năm 20 và đầu nhữngnăm 30 của thập kỷ trước

Trang 24

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Mỹ buộc phải xem xét lại tất cả chínhsách phát triển của mình trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cải tổ hệ thống tài chính.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảngnày là việc Mỹ áp dụng chính sách lãi suất thấp trong một thời gian khá dài, cùngvới đó là việc giảm bớt các qui định trong các chuẩn mực tín dụng và an toàn hoạtđộng ngân hàng, được gia tăng thêm nữa bởi việc chứng khoán hóa các tài sản thếchấp, đã đặt hệ thống tài chính Mỹ vào một trạng thái rủi ro trầm trọng gây ra bởicho vay dưới chuẩn lan tràn Bởi vậy, hệ thống ngân hàng chính là nơi chịu ảnhhưởng nặng nề nhất đồng thời cũng là điểm bắt đầu để khắc phục những hậu quảcủa cuộc khủng hoảng này.

Theo bài viết về “75 năm triển khai chính sách BHTG tại Mỹ và bài học kinhnghiệm đối với Việt Nam” (Anh, 2010), trong các biện pháp nhằm tái cấu trúc hệthống ngân hàng của Mỹ sau cuộc khủng hoảng 2008, Tổng công ty BHTG Mỹ-FDIC, được sử dụng một cách khéo léo để giải quyết các ngân hàng đổ vỡ, bảo vệngười gửi tiền, ngăn chặn sự lây lan của khủng hoảng Đây là giai đoạn mà vai trò

và quyền lực của FDIC đã được tăng lên ở mức chưa từng có Khi tổ chức tham giaBHTG bị phá sản, FDIC được chỉ định là tổ chức tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử

lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa các tài sản còn lại của

tổ chức đó Thẩm quyền của FDIC về xử lý đổ vỡ ngân hàng được nâng lên rõ rệtsau khi Đạo luật Dodd-Frank được ban hành

FDIC được trao quyền lực rộng rãi không chỉ trong đảm bảo tiền gửi ngânhàng; bảo vệ người gửi tiền; kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tàichính; trực tiếp xử lý đổ vỡ ngân hàng và sắp xếp các đợt mua bán sáp nhập… màcòn có cả chức năng quản lý và giải cứu khủng hoảng Ngày 06/03/2009, Bộ Tàichính Mỹ đã quyết định cho phép FDIC vay tối đa tới 500 tỷ USD để giải quyết

Trang 25

vấn đề về vốn do quỹ vốn của FDIC đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 25năm qua

Điều này cũng giúp cho FDIC dễ dàng hơn trong việc xử lý các ngân hàngquan trọng trong hệ thống mà không cần đến sự cho phép của Quốc hội Kết quả là,

từ khi khủng hoảng xuất hiện đến 30/06/2011, 373 ngân hàng quy mô lớn nhỏ đổ

vỡ đã được FDIC xử lý thành công, đặc biệt sau khi được phép áp dụng quy tắc

“ngoại lệ về rủi ro hệ thống”-kể từ tháng 10 năm 2008 (nghiệp vụ cho phép FDICkhông nhất thiết phải thực hiện chi phí tối thiểu- ví dụ như đảm bảo cho tất cả cácchủ nợ được bảo vệ trước rủi ro mang tính hệ thống thay vì chỉ đảm bảo cho tiềngửi được bảo hiểm)

Như vậy, trong giai đoạn khủng hoảng, FDIC đã chứng minh được vai tròthực tiễn trong xử lý ngân hàng đổ vỡ một cách nhanh, êm thấm mà không gây racác hiện tượng hoảng loạn Việc chính phủ Mỹ gia tăng thêm thẩm quyền choFDIC sau giai đoạn khủng hoảng đã khẳng định vai trò chủ động của FDIC trong

hệ thống an toàn tài chính và là thành phần không thể thiếu trong việc thực hiện cácbiện pháp của Chính phủ Mỹ để quản lý và ngăn ngừa khủng hoảng trong hệ thốngtài chính

Chính sách phí của FDIC không những đã lập quỹ BHTG phục vụ chi trảBHTG, mà còn giúp nâng cao hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham giaBHTG nhất là sau khi thay đổi phí đồng hạng bằng phí theo mức độ rủi ro (1993)

Trang 26

Bảng 1.1 Một số mốc thay đổi quan trọng trong chính sách phí BHTG của FDIC

Thành lập Đồng hạng 1%/ số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm

8/1935 Đồng hạng 1/12 của 1% tổng số tiền gửi, tương đương

với 8,3 cent/ 100USD tiền gửi huy động

1950 Đồng hạng 3,7 cent/ 100 USD tiền gửi huy động

1950 đến 1980 Đồng hạng

Trong khoảng 3,1 cent - 3,9 cent/ 100 USD tiền gửi huy động (riêng năm 1974 là 4,4 cent)

8,3 cent cho 100 USD tiền gửi huy động.Khi xuất hiện đổ vỡ ngân hàng làm FDIC phải chi lớn

1/1/1993 Theo mức độ rủi ro

Dao động trong khoảng từ 0,00% đến 0,27%của tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại mỗi ngân hàng

Trang 27

20/5/2009, sự gia tăng tạm thời đã được mở rộng, thông qua ngày 31/12/2013 Tuynhiên, Wall Street Reform và luật bảo vệ người tiêu dùng (P.L.111-203), được kýthành luật vào ngày 21/07/2010, thực hiện các giới hạn bảo hiểm $250,000 Ngoàira,Đạo luật Cải cách BHTG Liên bang năm 2005 (P.L.109-171) cho phép cho cácban của FDIC và National Credit Union Administration (Cục Quản lý các tổ hợptín dụng Hoa Kỳ-NCUA) xem xét lạm phát và các yếu tố khác mỗi 5 năm bắt đầu

từ năm 2010 và nếu cần sẽ điều chỉnh giới hạn dưới một công thức quy định

1.3.1.2 Tại Hàn Quốc

Mặc dù mới được thành lập năm 1996, Tổng công ty BHTG Hàn Quốc(KDIC) được đánh giá là tổ chức triển khai hiệu quả chính sách BHTG đặc biệttrong việc xử lý khủng hoảng, bảo vệ người gửi tiền, bình ổn hệ thống ngân hàng,nâng cao niềm tin công chúng Việc thiết kế mô hình của tổ chức BHTG phụ thuộcvào hệ thống chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội, cấu trúc, đặc điểm thị trường tàichính của mỗi quốc gia nhưng hệ thống BHTG Hàn Quốc được nhiều quốc giatham khảo vì đảm bảo nguyên tắc chi phí tối thiểu, không dùng tiền ngân sách (thuếcủa dân) để xử lý đổ vỡ tín dụng, mang lại lợi ích cho người gửi tiền, doanh nghiệp

và nền kinh tế

Sau ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, các nhàhoạch định chính sách Hàn Quốc đều nhận định nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từviệc đầu tư tràn lan và vay nợ quá mức của các tập đoàn kinh tế cũng như quy định

an toàn hoạt động ngân hàng lỏng lẻo, quản trị rủi ro yếu kém và thiếu sự minhbạch trong công tác tài chính của hệ thống các TCTD Do đó, Chính phủ Hàn Quốc

đã thực hiện một kế hoạch kinh tế tổng thể trong đó tập trung vào ổn định kinh tế vĩ

mô và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp và thị trường lao động Táicấu trúc hệ thống ngân hàng là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của HànQuốc trong giai đoạn này

Trang 28

Trong các biện pháp nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bao gồm tăngcường sự tham gia của tổ chức BHTG vào tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thôngqua một nền tảng pháp lý minh bạch:

Luật Bảo vệ người gửi tiền ban hành năm 1995 là tiền đề cho việc thành lậpCông ty BHTG (KDIC), và quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạtđộng của tổ chức BHTG tại Hàn Quốc Luật Bảo vệ người gửi tiền quy định rõ mụctiêu hoạt động của KDIC là bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền và duy trì ổn định tàichính tại Hàn Quốc, với các chức năng chính gồm:

(i) Quản lý quỹ BHTG;

(ii) Giám sát rủi ro;

lý đổ vỡ ngân hàng và khủng hoảng tài chính một cách hiệu quả, góp phần khôiphục ổn định hệ thống tài chính ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô tại Hàn Quốc.Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, KDIC đã tích cực tham gia vào quátrình tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng KDIC đã cung cấp hỗ trợ tài chínhcho 517 tổ chức tài chính bị mất khả năng thanh toán với số tiền lên tới 110,9 nghìn

tỷ won (số liệu từ KDIC) Trong quy trình xử lý, KDIC đã giảm thiểu rủi ro đạođức bằng cách áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu, nguyên tắc chia sẻ thiệt hại.KDIC cũng đã thực hiện điều tra và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân,

tổ chức gây ra đổ vỡ tại các tổ chức tài chính Nhờ đó, công tác quản trị doanhnghiệp tại các tổ chức tài chính đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống tài chính ngânhàng khôi phục và hoạt động ổn định, hiệu quả hơn

Trang 29

Về hạn mức BHTG, KDIC cung cấp bảo vệ lên đến 20 triệu won (KRW) chomỗi người gửi tiền (hoặc 50 triệu KRW giành cho hợp đồng bảo hiểm) khi hệ thốngBHTG lần đầu tiên được giới thiệu Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc khủnghoảng tài chính châu Á năm 1997, biện pháp bảo đảm toàn bộ (blanket guarantee)

đã được đưa ra để giảm thiểu các tác động của việc tái cơ cấu hệ thống tài chính vàđảm bảo sự ổn định của các giao dịch tài chính Năm 2001, giới hạn bảo hiểm đãđược phục hồi Kể từ ngày 01/01/2001, KDIC bảo hiểm lên tới 50 triệu won chomỗi người gửi tiền bao gồm cả gốc và lãi được chỉ định phòng trường hợp một tổchức tài chính được bảo hiểm bị phá sản (ví dụ như tạm ngừng kinh doanh, giấyphép bị thu hồi)

Đối với số tiền còn lại mà không phải là KDIC bảo hiểm, người gửi tiền có thểkhôi phục lại tất cả hoặc một phần điều đó khi họ nhận cổ tức phá sản từ bất độngsản phá sản Các bất động sản phá sản trả cổ tức phá sản từ tài sản còn lại, nếu có,sau khi trả nợ cao cấp

Giới hạn phạm vi bảo hiểm 50 triệu KRW là tổng số tiền mà người gửi tiền cóthể nhận được mỗi tổ chức Nó không được tính cho mỗi loại tiền gửi hoặc cho mỗichi nhánh "Mỗi người gửi tiền" có nghĩa là không chỉ cá nhân, mà cả tổ chứcdoanh nghiệp Nếu một người gửi tiền của một tổ chức tài chính bị thất bại có dư

nợ cho tổ chức đó, các khoản nợ sẽ được khấu trừ từ tài khoản tiền gửi (được gọi là

sự bù trừ) và số tiền còn lại sẽ được bảo vệ

1.3.1.3 Tại Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và đạt được nhiều thànhtựu Mặc dù vậy, kinh tế Nhật Bản cũng có giai đoạn phải đối mặt với nhiều khókhăn, thiên tai, “bong bóng” bất động sản như năm 1995 và 1996 Tình trạng này

đã khiến một số ngân hàng Nhật Bản gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao, doanh thu vàlợi nhuận giảm sút Để cải thiện tình hình, Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy triểnkhai tích cực hơn các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách BHTG Chính sách

Trang 30

BHTG và Luật BHTG được triển khai ở Nhật Bản từ năm 1971 Nhưng đến năm

1996 trước tình hình kinh tế khó khăn, Luật BHTG Nhật Bản mới có những điềuchỉnh cụ thể hơn theo hướng tiếp cận và triển khai một số hoạt động chi trả vớiquyền hạn mở rộng, góp phần tích cực cho ổn định thị trường tài chính, ngân hàngtrong giai đoạn khó khăn

Khi thành lập Tổng Công ty BHTG Nhật Bản (DICJ), tình hình kinh tế NhậtBản nói chung và tình hình tài chính tiền tệ của Nhật Bản nói riêng khá ổn định.DICJ hoạt động theo mô hình chi trả với vai trò và các nghiệp vụ đơn giản, khá mờnhạt Hầu như, DICJ chỉ được biết đến khi có đổ vỡ ngân hàng và người dân nhậnđược tiền BHTG Giai đoạn khó khăn kinh tế diễn ra ở Nhật Bản bắt đầu từ năm

1996, khi kinh tế đối mặt với suy giảm phát triển kéo dài và bong bóng bất độngsản xuất hiện, DICJ có cơ hội phát huy vai trò của mình trong việc bình ổn thịtrường tài chính, tiền tệ, bảo vệ người gửi tiền và xử lý ngân hàng có vấn đề Năm

1996, Luật BHTG Nhật Bản được chỉnh sửa theo mô hình chi trả với quyền hạn mởrộng DICJ được tăng cường chức năng như mua lại nợ xấu từ các tổ chức tàichính, hỗ trợ vốn cho việc sáp nhập TCTD, lựa chọn các tổ chức tài chính tiếpnhận, điều hành ngân hàng đổ bể được tiếp nhận và các công việc liên quan khác.Theo đó, vào tháng 4 năm 1999, Tổng công ty thu hồi và xử lý nợ RCC được thànhlập theo hình thức là một tổ chức trực thuộc DICJ, có vai trò thu hồi nhanh và hiệuquả các khoản nợ xấu

Các hoạt động nghiệp vụ của DICJ dần được mở rộng và phát huy tác dụng.Hoạt động kiểm tra, giám sát được DICJ chú trọng triển khai, với nội dung kiểm tratình hình nộp phí BHTG, dự tính tiền gửi và các khoản khác phải chi trả trongtrường hợp tổ chức tài chính bị đổ bể, kiểm tra việc tổng hợp số liệu tiền gửi đểđảm bảo đầy đủ, chính xác quyền lợi người gửi tiền Việc tham gia BHTG tại NhậtBản là bắt buộc đối với các tổ chức tài chính Mức phí ban đầu áp dụng với tỷ lệđóng hàng năm là 0,006% số dư tiền gửi được bảo hiểm Đến nay, DICJ đã áp dụng

Trang 31

cách tính phí theo mức độ rủi ro của các TCTD, mức tối đa là 0,084% số dư tiềngửi được bảo hiểm Việc chi trả tiền bảo hiểm cũng là một nghiệp vụ quan trọngcủa DICJ Trong giai đoạn mới triển khai chính sách BHTG, hạn mức chi trả tối đacho một tổ chức tham gia BHTG là 3 triệu Yên, đến nay đã tăng lên 10 triệu Yêncho một người gửi tiền tại một ngân hàng, riêng đối với tiền gửi thanh toán (tiềngửi không kỳ hạn) được bảo hiểm 100% (số liệu từ DICJ).

DICJ đóng một vai trò quan trọng trong xử lý ngân hàng đổ vỡ ở Nhật Bản.Khi có ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính bị đổ vỡ, DICJ sẽ tiếp nhận thông tinngười gửi tiền tại ngân hàng hay tổ chức tài chính đó trong 24 giờ Sau đó, DICJ sẽthu hồi nhanh và hiệu quả các khoản nợ xấu bằng các biện pháp công bằng, minhbạch nhằm tối thiểu hóa việc sử dụng quỹ BHTG để giải quyết hậu quả đổ vỡ ngânhàng Ví dụ, thành lập công ty xử lý và thu hồi nợ (RCC) theo hình thức là công tycon của DICJ để thu mua lại các khoản nợ xấu Ngoài ra, DICJ có thể thành lậpngân hàng bắc cầu với 100% vốn của DICJ để quản lý và hỗ trợ cho hoạt động của

tổ chức tài chính bị đổ vỡ, không gây ngừng trệ dịch vụ ngân hàng phục vụ cộngđồng

Để các ngân hàng giảm bớt rủi ro, DICJ thành lập Công ty sáng kiến tái cơ cấudoanh nghiệp của Nhật (ETIC) với 100% vốn của DICJ, có nhiệm vụ cung cấp hỗtrợ, phục hồi cho các doanh nghiệp địa phương gặp khó khăn ETIC được thành lậpvào tháng 10 năm 2009, có nhiệm vụ đánh giá tài sản của các doanh nghiệp, hỗ trợxây dựng các hoạt động và lập kế hoạch tái cơ cấu tài chính, điều phối các chủ nợ

và các bên liên quan khác một cách công bằng, minh bạch Đây cũng là một trongnhững biện pháp nghiệp vụ giúp DICJ đóng góp to lớn vào ổn định hệ thống tàichính

1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả

Trang 32

Thực tế cho thấy, số lượng tổ chức BHTG tăng nhanh trong thời gian vừa qua.Hiện có 106 quốc gia đã thành lập hệ thống BHTG công khai và 19 quốc gia khácđang nghiên cứu xây dựng chứng tỏ vị trí quan trọng của BHTG đối với hệ thốngtài chính trong giai đoạn phát triển mới của kinh tế thị trường Trong bối cảnh ấy,

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI) đãhợp tác nghiên cứu, đưa ra khuyến nghị “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thốngBHTG hiệu quả” Đây là sự tổng kết thực tiễn và lý luận để các nhà hoạch địnhchính sách tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống BHTG, hướng tới thựchiện tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngânhàng

Trong bài phân tích “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu

quả” (Phương, 2010), 18 nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả

được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh khác nhau của các nước với sự xem xét kỹlưỡng những đặc điểm của tổ chức mạng an toàn tài chính Các cơ quan chức năngcủa mỗi nước có thể áp dụng các biện pháp bổ sung cần thiết để phát triển hoạtđộng BHTG hiệu quả trong môi trường pháp lý hiện tại của nước đó

Mục tiêu chính sách công

Bước đầu tiên trong việc thiết kế hệ thống BHTG hoặc cải cách hệ thống hiệntại là xác định rõ mục tiêu chính sách công phù hợp cần đạt được Những mục tiêunày cần phải được chính thức hóa và tích hợp vào thiết kế của hệ thống BHTG.Mục tiêu chính của hệ thống BHTG là góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tàichính và bảo vệ người gửi tiền Thông thường các mục tiêu chính sách công đượcthể hiện một cách chính thức, ví dụ bằng luật hoặc tại lời nói đầu của luật

Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức BHTG

Trang 33

Điều quan trọng là nhiệm vụ của một tổ chức BHTG cần phải được quy định

rõ ràng, chi tiết và chính thức Ngoài ra, cần phải có sự nhất quán giữa mục tiêuchính sách công với quyền hạn, trách nhiệm được trao cho tổ chức BHTG

Một tổ chức BHTG cần phải có tất cả những quyền hạn cần thiết để hoànthành chức năng, nhiệm vụ của mình Các quyền hạn này cần phải được quy địnhmột cách chính thức Tất cả các tổ chức BHTG cần phải có quyền lập quỹ phục vụcông tác chi trả, tham gia ký kết hợp đồng, xác định các quy trình và ngân sáchhoạt động nội bộ và có thể tiếp cận kịp thời và chính xác các thông tin để đảm bảorằng hệ thống BHTG có thể thực hiện nghĩa vụ đối với người gửi tiền một cách kịpthời

Nguyên tắc Quản trị

Tổ chức BHTG cần hoạt động một cách độc lập tương đối Điều đó có nghĩa

tổ chức này có thể sử dụng quyền hạn và các công cụ được giao mà không bị ảnhhưởng quá mức từ các đơn vị bên ngoài, gồm các lực lượng chính trị, ngành dịch

vụ tài chính hay các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính

Vấn đề quản trị đề cập đến quy trình, cơ cấu và thông tin áp dụng trong việcchỉ đạo và giám sát quản lý của một tổ chức Vấn đề này liên quan đến mối quan hệgiữa tổ chức và cơ quan chức năng giao nhiệm vụ cho tổ chức hoặc cơ quan mà tổchức có trách nhiệm giải trình Bốn yếu tố chính của một hệ thống quản trị vữngmạnh là: hoạt động độc lập, có trách nhiệm giải trình, minh bạch công khai, và nhấtquán Tất cả các yếu tố này đều quan trọng như nhau, củng cố lẫn nhau trong việc

hỗ trợ quản trị vững mạnh

Nguyên tắc Cấp vốn

Một hệ thống BHTG phải có sẵn các cơ chế tạo vốn nhằm mục đích đảm bảochi trả kịp thời cho người gửi tiền, bao gồm cả cách huy động nguồn tài chính dựphòng bổ sung cho mục đích thanh khoản khi cần Chi phí BHTG trước hết phải do

Trang 34

các ngân hàng chịu bởi chính ngân hàng và khách hàng của họ trực tiếp hưởng lợi

từ hệ thống BHTG hoạt động hiệu quả

Đối với các hệ thống BHTG (dù áp dụng hình thức thu phí trước, thu phí sauhay kết hợp) khi áp dụng cách thức thu phí theo mức độ rủi ro, các tiêu chí được sửdụng trong hệ thống thu phí này cần phải minh bạch đối với tất cả các thành viêntham gia Ngoài ra, cần có sẵn mọi nguồn lực cần thiết để quản lý hệ thống thu phítheo mức độ rủi ro một cách phù hợp

Tổ chức BHTG được cấp vốn theo một cách thức không làm suy yếu đi tính tựchủ hay độc lập của mình và hoàn toàn được phép sử dụng nguồn vốn đó để hoànthành nhiệm vụ của mình

Cơ chế cấp vốn vững mạnh là điều rất cần thiết để một hệ thống BHTG hoạtđộng hiệu quả

Các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn giữa hình thức thu phí trước,sau hoặc là hỗn hợp (kết hợp giữa trước và sau)

Thu phí trước đòi hỏi việc tích lũy và duy trì quỹ để đảm bảo chi trả chonhững khoản đòi bồi hoàn BHTG, và các chi phí có liên quan trước khi đổ vỡ xảy

ra Nguồn kinh phí này chủ yếu dựa vào đóng góp của các thành viên, phí bảo hiểm

và các hình thức khác Quỹ này có thể được hình thành trong điều kiện kinh tế pháttriển mạnh khi các ngân hàng thua lỗ ít Đây được coi như là mua bảo hiểm chotương lai khi điều kiện kinh tế không được tốt và các khoản thua lỗ tăng cao, do đólàm giảm sự phụ thuộc của việc thu phí vào chu kỳ kinh tế Việc thu phí trước cóthể giúp làm giảm sự phụ thuộc của hệ thống BHTG đối với tiền của nhân dântrong giai đoạn căng thẳng và trong thời kỳ khó khăn về tài chính Đối với nhữngnước sử dụng tỷ lệ hoặc định mức quỹ thu trước, cần thu đủ để giảm thiểu xác suấtmất khả năng thanh khoản của quỹ

Trong hệ thống thu phí sau, tiền dùng để chi trả cho các khoản tiền gửi đượcbảo hiểm chỉ được thực thu từ các ngân hàng thành viên khi một ngân hàng phá sản

Trang 35

và cần tiền để bồi hoàn Hệ thống thu phí sau có thể làm giảm bớt gánh nặng đốivới ngân hàng thành viên (các ngân hàng có thêm vốn để hoạt động) khi có rất íthoặc không có đổ vỡ nào vì tiền bảo hiểm thu được ít hơn và chi phí quản lý đi kèmvới việc thu phí và quản lý quỹ cũng nhỏ hơn Để áp dụng được hệ thống thu phísau hiệu quả, tổ chức BHTG cần có khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ ngay khingân hàng sụp đổ (vì tổ chức BHTG có rất ít hoặc hầu như không có tiền trong quỹBHTG).

Đáng chú ý là có nhiều hệ thống thu phí trước kết hợp cả những yếu tố của hệthống thu phí sau (chẳng hạn như khả năng tăng phí bảo hiểm, tăng số tiền đónggóp và nhận tiền thu được sau khi thanh lý tài sản) và do đó có thể coi như là hệthống thu phí hỗn hợp

Khi lựa chọn một hệ thống phí thu sau, trước hoặc hỗn hợp, các ngân hàng sẽphải chịu trách nhiệm chính trong việc trả phí BHTG, vì họ và khách hàng đượchưởng lợi trực tiếp từ một hệ thống BHTG hiệu quả Tuy thế, cần phải hiểu là trongcác trường hợp đặc biệt như là khủng hoảng toàn hệ thống, khi mà sự bình ổn của

hệ thống tài chính đang bị lung lay thì đây có thể không phải là phương án khả thi

Mối quan hệ với các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính

Trong mối quan hệ với các thành viên Mạng an toàn tài chính, cần xây dựngmột khuôn khổ phù hợp để phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin định kỳ cũng nhưliên quan đến một số ngân hàng cụ thể, giữa tổ chức BHTG và các thành viên kháccủa mạng an toàn tài chính Để có thể phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời cácngân hàng gặp khó khăn, cơ quan BHTG nhất thiết phải là bộ phận của mạng antoàn tài chính

Phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời

Tổ chức BHTG nhất thiết phải là bộ phận của mạng an toàn tài chính (thôngthường ở các nước mạng an toàn tài chính gồm 4 cơ quan: Ủy ban Giám sát tàichính, Bộ Tài chính, NHNN và cơ quan BHTG) để phát hiện sớm, can thiệp và xử

Trang 36

lý kịp thời các ngân hàng gặp khó khăn Việc xác định và xác nhận một ngân hàngđang hoặc được xem là có nguy cơ rơi vào khó khăn tài chính nghiêm trọng cầnphải được thực hiện sớm trên cơ sở các tiêu chí đã được các thành viên độc lậpkhác nhau và có thẩm quyền liên quan của mạng an toàn tài chính xác định rõ ràng.

Chi trả cho người gửi tiền và thu hồi

Hệ thống BHTG phải hỗ trợ được người gửi tiền tiếp cận nhanh chóng tiền gửiđược bảo hiểm của họ Do vậy, tổ chức BHTG cần phải được thông báo hoặc cungcấp trước đầy đủ thông tin về các trường hợp có thể phải chi trả cũng như được tiếpcận sớm thông tin về người gửi tiền Người gửi tiền cần có quyền hợp pháp đượcchi trả đến hạn mức BHTG và phải được biết khi nào và trong hoàn cảnh nào tổchức BHTG bắt đầu tiến hành chi trả, khung thời gian chi trả Họ cần được biếttrước liệu có được chi trả trước hoặc tạm chi hay không, cũng như được biết hạnmức chi trả BHTG theo luật định

Với các quy trình xử lý đổ vỡ hiệu quả sẽ giúp tổ chức BHTG thực hiện cácnghĩa vụ của mình đối với người gửi tiền kịp thời, bao gồm việc chi trả nhanhchóng, chính xác và công bằng; giảm thiểu chi phí xử lý và tránh ảnh hưởng đến thị

trường; tối đa hóa giá trị thu hồi tài sản; và tăng cường kỷ cương thị trường (Phương, 2010)

1.4 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

1.4.1 Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV)

Tổ chức BHTGVN có tên giao dịch quốc tế là Deposit Insurance of Vietnam(DIV)

Theo điều 5 nghị định chính phủ số 89/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999

về BHTG:

“Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí Tổ chức BHTG có tư cách

Trang 37

pháp nhân, có bảng cân đối riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài, có con dấu, được Nhà nước cấp vốn điều lệ, được miễn nộp các loại thuế.”

Cơ quan BHTGVN là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ là

1000 tỷ Việt Nam đồng (lúc ban đầu), nay đã tăng lên 5000 tỷ Việt Nam đồng doNhà nước cấp và được bổ sung từ nguồn thu phí BHTG hàng năm

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của tổ chức BHTGVN

Nguồn: BHTGVN

Trang 38

1.4.2 Trách nhiệm của BHTGVN

Theo Nghị định số 68/NĐ-CP (2013), hoạt động BHTG gồm có:

- Cấp, cấp lại và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG;

- Tính và thu phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định củaLuật BHTG và các văn bản pháp luật có liên quan;

- Chi trả và ủy quyền chi trả BHTG cho người được BHTG theo quy định củaLuật BHTG và các văn bản pháp luật có liên quan;

- Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; kiếnnghị NHNN xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHTG;

- Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm pháthiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạtđộng ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng

- Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnhcủa Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của BHTGVN tạm thời không đủ để trảtiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước vànước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động

- Được mua trái phiếu Chính phủ; tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN ViệtNam

- Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTGtheo quy định của NHNN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham giaBHTG theo quy định của Chính phủ

Trang 39

- Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; tổ chức đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ về BHTG, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phươngthức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức BHTG.

- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ vàThống đốc NHNN cho phép

1.4.3 Nội dung hoạt động của BHTGVN

1.4.3.1 Chính sách BHTG

1.4.3.1.1 Cơ chế tham gia BHTG

Hầu hết các tổ chức nhận tiền gửi (trừ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngânhàng phát triển, Tiết kiệm bưu điện) đều phải tham gia BHTG theo cơ chế bắt buộc.1.4.3.1.2 Đối tượng tham gia BHTG

Hiện nay, đối tượng tham gia BHTG bao gồm TCTD và tổ chức không phải làTCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của phápluật

1.4.3.1.3 Loại tiền được bảo hiểm

Theo điều 18, mục 2, Luật BHTG 06/2012/QH13, tiền gửi được bảo hiểm làtiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới hìnhthức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiềngửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật cácTCTD

Cũng trong mục 2, theo điều 19, tiền gửi không được bảo hiểm là:

1 Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ củachính TCTD đó

2 Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thànhviên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó

Trang 40

Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính TCTD đó; tiền gửi tại chi nhánh ngânhàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

3 Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành.1.4.3.1.4 Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm,

tổ chức BHTG có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG

Hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trảtiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ

Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm củamột người tại một tổ chức tham gia BHTG bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằnghạn mức trả tiền bảo hiểm quy định của Chính Phủ (điều 25, mục 3, Luật BHTG06/21012/QH13) Với trường hợp số tiền gửi của người được BHTG bao gồm tiềngốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quátrình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật (điều

Ngày đăng: 11/01/2016, 07:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w