Việt Nam đã có Luật BHTG, theo đó hạn mức chi trả do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, con số này khi xây dựng phải tính đến các yếu tố như thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ người gửi tiền được bảo vệ…
Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm tối đa là 50 triệu đồng bao gồm cả gốc và lãi như hiện nay là không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả trong việc kích thích nguồn vốn huy động trong dân. Vì vậy, cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm theo thông lệ quốc tế. Việc quy định hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm, nên điều chỉnh theo hướng đưa ra hạn mức bảo hiểm toàn bộ đến một ngưỡng nhất định. Hạn mức chi trả toàn bộ được tính toán dựa trên việc bảo vệ số đông người gửi tiền. Số tiền gửi nếu lớn hơn hạn mức chi trả toàn bộ thì sẽ tính tỷ lệ lũy kế giảm dần. Cách giải quyết này đảm bảo được 3 yêu cầu là: tránh được rủi ro đạo đức, khuyến khích được tiền gửi tiết kiệm và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Việt Nam là nước có thị trường tài chính ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển hội nhập kinh tế với nhiều biến động; vì vậy hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm nên để ở mức gấp 5 đến 6 lần GDP. Dựa theo tính toán thông lệ quốc tế hạn mức chi trả tiền gửi tối đa của BHTGVN hiện nay được tính theo tỷ lệ như:
Với đề xuất áp dụng hạn mức chi trả BHTG gấp 5 lần thu nhập quốc nội bình quân, hạn mức chi trả sẽ ở mức:
21.400 x 2000 x 5= 214.000.000 (Việt Nam đồng)
(Với 21.400 là tỉ giá tương đối USD/VNĐ vào 31/12/2014)
Tuy nhiên nếu đặt hạn mức chi trả của BHTG ở mức 214 triệu đồng có thực sự hợp lí? Như đã được chỉ ra trong Báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do WB và IMF công bố ngày 29/8, BHTGVN – một trong những nguồn lực chính xử lý hậu quả phá sản ngân hàng – hiện có nhiều hạn chế trong hoạt động, và tình hình tài chính của nó cũng không đủ để hỗ trợ 2 TCTD quy mô trung bình. Đó là chưa kể cách thức đầu tư vốn của cơ quan này có nhiều rủi ro nghiêm trọng dẫn đến khả năng mất vốn.
Vì vậy để tăng khả năng giám sát của tổ chức BHTG cũng như vẫn bảo vệ được người gửi tiền, chúng ta cần những biện pháp mang tính chất toàn diện hơn để cải thiện toàn bộ hệ thống ngân hàng. Một đề xuất khả quan đó là áp dụng “Mô
hình giảm thiểu rủi ro”. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức BHTG theo mô hình này còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và Ngân hàng Trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức rủi ro; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ.
Mô hình chuyên chi trả thường tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức BHTG mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính. Một số nước, trong đó có Việt Nam, BHTG về cơ bản hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Mô hình giảm thiểu rủi ro được xem là tiên tiến và cũng phổ biến trên thế giới hiện nay.
Qua thời gian, mô hình BHTG giảm thiểu rủi ro được xem là cơ chế tốt trong thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của BHTG. Trong cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ tháng 9/2008, hệ thống BHTG theo mô hình này đã góp phần quan trọng trong ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, củng cố niềm tin của công chúng, và giảm thiểu chi phí khi xử lý các ngân hàng đổ vỡ. Báo cáo của Diễn đàn ổn định tài chính (FSF) về “Tăng cường khả năng phục hồi của thị trường và các tổ chức tài chính” (tháng 4 năm 2009) nêu rõ: Các sự kiện xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính đã chứng minh tầm quan trọng của việc có được một hệ thống BHTG hiệu quả.
KẾT LUẬN
Tổ chức BHTG là một tổ chức có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia và hoạt động giám sát của tổ chức này là hoạt động mang tính quyết định
tới sự an toàn của cả nền kinh tế. Vì thế nâng cao vai trò giám sát là điều rất cần thiết, đặc biệt trong điều kiện kinh tế có nhiều bất ổn và rủi ro như ngày nay. Giám sát để đề phòng, ngăn chặn rủi ro xảy ra và để tạo lòng tin đối với người gửi tiền. Nếu vai trò giám sát bị coi nhẹ thì một quốc gia sẽ gặp khó khăn khi khủng hoảng xảy ra, sẽ tốn rất nhiều chi phí để xử lý hậu quả và có thể sẽ dẫn tới khủng hoảng trong thời gian dài.
Trong đề tài nghiên cứu “Tăng cường vai trò giám sát của tổ chức BHTG đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam”, chúng tôi đã nêu lên được hoạt động giám sát của tổ chức BHTGVN thông qua các công cụ giám sát và sự thiếu sót còn tồn tại của BHTGVN so với các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển trên thế giới. Từ đó, chúng tôi nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống giám sát. Các giải pháp trong bài nghiên cứu được tham khảo từ nhiều quốc gia trên thế giới và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.