Hoạt động thông tin, báo cáo trong giám sát

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 66 - 68)

Như ở chương 1 đã nói, hoạt động giám sát, kiểm tra là hoạt động cốt lõi và đóng vai trò cực kì quan trọng. Để thực hiện tốt chức năng giám sát, công tác thu thập và xử lí thông tin là khâu đầu tiên. Nó đóng vai trò cốt yếu trong việc nâng cao chất lượng của việc giám sát, bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền.

Tuy nhiên tại Việt Nam, thông tin tiếp cận từ các tổ chức tham gia BHTG thường chậm hoặc không đầy đủ, đặc biệt là các loại báo cáo liên quan tới thay đổi trong hoạt động hay tình trạng khó khăn của các tổ chức than gia BHTG theo quy định. Đặc biệt là thông tin của các QTDND ở vùng sâu vùng xa chưa kịp thời đầy

đủ do không đủ điều kiện kĩ thuật. Có những báo cáo mà hầu hết các tổ chức tham gia BHTG đều nộp chậm, cán bộ giám sát cần phải đôn đốc nhiều.

Để thu thập được nhiều thông tin thì cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong mạng lưới tài chính. Bộ nguyên tắc số 06 trong 18 nguyên tắc phát triển hệ thống phát triển hệ thống BHTG của BCBS và IADI cũng đề cập tới vấn đề này: “cần xây dựng khung phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong mạng an toàn tài chính. Các thông tin phải chính xác kịp thời (có thể bảo mật khi cần thiết). Cơ chế chia sẻ thông tin phải được chính thức hóa”.

Tại Việt Nam, trước khi luật BHTG 2012 ra đời thì tổ chức BHTG được quy định là lấy thông tin giám sát từ 2 nguồn là tổ chức tham gia BHTG và NHNN. Sau khi luật BHTG 2012 ra đời, quy định có được chỉnh sửa: ”Tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức BHTG theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức BHTG (khoản 6 Điều 12 Luật BHTG); tổ chức BHTG có trách nhiệm báo cáo thông tin về việc chấp hành quy định pháp luật về BHTG của tổ chức tham gia BHTG, việc chi trả tiền bảo hiểm, việc thu hồi Chứng nhận BHTG và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của NHNN Việt Nam (Điều 33 Luật BHTG); tổ chức BHTG được phép tiếp cận dữ liệu thông tin của NHNN Việt Nam về tổ chức tham gia BHTG để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật đồng thời NHNN Việt Nam có trách nhiệm để tổ chức BHTG tiếp cận dữ liệu thông tin về tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ (Điều 34 Luật BHTG)”

Như vậy việc tiếp cận, trao đổi, chia sẻ thông tin đã được quy định khá rõ ràng. Thực tiễn đã chỉ ra những kết quả nhất định. Cùng với đó, chi nhánh NHNN cấp tỉnh đã phối hợp tốt với các QTDND, đặc biệt là các đơn vị có dấu hiệu vi phạm an toàn hoạt động.

Bên cạnh những chuyển biến tốt vẫn còn nhiều bất cập do luật, nghị định ban hành ra mới đề cập nghĩa vụ một cách chung chung, trách nhiệm cũng chung chung mà chưa cụ thể, chi tiết về thông tin, hình thức phương thức chia sẻ, cách phối hợp. Do đó mà vẫn còn tồn tại những khó khăn

So sánh cơ chế thu nhập hay chia sẻ thông tin của hệ thống BHTGVN và BHTG các nước khác (đã trình bày ở chương 1) thì thấy rằng Việt Nam cần học hỏi và phát triển hệ thống chia sẻ thông tin tốt hơn để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin kịp thời. Mặc dù đã có sự thay đổi trong quy định pháp luật trong những năm gần đây và thu được một số kết quả khả quan nhưng vẫn tồn tại những bất cập, gây khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin phục vụ cho giám sát.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 66 - 68)