Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ phí BHTG

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 74 - 78)

hạng tín dụng, đánh giá rủi ro, lấy đó làm cơ sở để tính phí BHTG. Tuy nhiên BHTGVN hiện nay mới đang bước đầu thực hiện việc xếp hạng rủi ro để phục vụ cho việc tính phí. Chất lượng giám sát theo đánh giá của nhiều chuyên gia là còn chưa chuyên sâu, hệ thống chưa hoàn thiện nên còn khó khăn trong việc đưa ra cảnh báo về phòng ngừa rủi ro.

2.2 Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ phíBHTG BHTG

Mặc dù trong khoản 2, điều 20, Luật BHTG 2012 thì NHNN Việt Nam quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Thế nhưng, hiện nay, phí bảo hiểm được tính và áp dụng theo cơ chế phí đồng hạng là 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTGVN, được quy định đóng 4 lần trong năm, đóng vào tháng đầu mỗi quý.

Trên thế giới, tỷ lệ phí hàng năm được áp dụng rộng rãi là từ 0% - 2% tổng giá trị tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm. Ở Việt Nam, đất nước mà theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về ngân hàng thì độ rủi ro ở mức trung mình thì tỷ lệ phí 0.15% là là vừa phải, không cao. Để đảm bảo thu phí BHTG được chính xác, đúng quy định, những năm vừa qua BHTGVN đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp như ban hành hướng dẫn quy định tính và nộp phí áp dụng đối với các tổ chức tham gia BHTG, kiểm tra tại chỗ việc tính và nộp phí của tổ chức tham gia BHTG, giám sát quá trình nộp phí và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.

Để kiểm tra, giám sát hoạt động nộp và thu phí BHTG, Luật BHTG ra đời với những quy định về nộp và thu phí BHTG với nội dung có thể tóm tắt như sau:

- Nộp phí BHTG đầy đủ và đúng thời hạn. Phí BHTG được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chinh. Tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí BHTG cho tổ chức BHTG chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu của quý kế tiếp (khoản 3 Điều 12 và khoản 4 Điều 20 Luật BHTG)

Nếu tổ chức tham gia BHTG nộp thiếu hoặc vi phạm thời hạn nộp phí, BHTGVN có cơ chế xử phạt rõ ràng (Khoản 3 Điều 21 Nghị định 68)

+ Tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí BHTG theo quy định, thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm.

+ Trường hợp tổ chức BHTG phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính, nộp phí BHTG, tổ chức BHTG có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện.

+ Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí BHTG mà tổ chức tham gia BHTG không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí BHTG và tiền phạt, thì tổ chức BHTG có văn bản đề nghị NHNN Việt Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia BHTG tại NHNN Việt Nam để nộp phí BHTG và tiền phạt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức BHTG, NHNN Việt Nam có trách nhiệm xử lý.

+ Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí BHTG mà NHNN Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia BHTG để nộp phí theo quy định lần thứ hai, thì tổ chức BHTG có văn bản đề nghị NHNN Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia BHTG.

Luật BHTGVN ra đời năm 2012 quy định những chế tài về việc nộp và thu phí BHTG giúp BHTGVN dễ dàng hơn trong việc theo dõi và kiểm tra, giám sát, kiểm soát quá trình nộp phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG. Từ đó, sớm phát hiện ra những khó khăn trong tình hình tài chính của tổ chức tham gia BHTG, ngăn ngừa và xử lý kịp thời rủi ro.

Trong thực tết những năm gần đây, hoạt động kiểm tra, giám sát việc nộp và thu phí BHTG đã có kết quả đáng kể. Theo “Hồ sơ Dự án luật BHTG trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội” (2011) tính đến hết tháng 12/2010, BHTGVN đã tiến hành 2.722 cuộc kiểm tra và đã phát hiện hơn 86 trường hợp tính thiếu phí BHTG và thu về cho quỹ BHTG trên 32 tỷ đồng; phát hiện và kiến nghị khắc phục các tồn tại, sai phạm về niêm yết chứng nhận BHTG, về quản lý, hạch toán tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, chấp hành quy định thông tin báo cáo đối với BHTGVN.

Riêng trong năm 2014, theo đánh giá của BHTGVN, các tổ chức tham gia BHTG thực hiện nghiêm túc việc tính và nộp phí BHTG theo quy định. BHTGVN đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc tính và nộp phí BHTG. Theo bài báo “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền và phát triển bền vững”, BHTGVN đã thu phí của 1.235 tổ chức tham gia BHTG. Thực thu phí BHTG luỹ kế từ đầu năm là 3.400 tỷ đồng. Sau khi có kết quả kiểm tra tại chỗ, BHTGVN thực hiện thu phí bổ sung đối với các đơn vị nộp thiếu là 14,4 tỷ đồng. (Trang, 2015)

Thế nhưng, tại Việt Nam, mô hình phí bảo hiểm đồng hạng vẫn tồn tại những hạn chế sau đây:

Như chúng ta đã biết, nguồn vốn của BHTGVN được hình thành chủ yếu từ phí do các tổ chức BHTG đóng góp. Tính đến cuối năm 2011, tổng số phí thu được từ các tổ chức tham gia BHTG là 6.074 tỷ đồng, số thu phí hàng năm tăng trung

bình trên 20%. Từ năm 2004, 100% nguồn thu phí BHTG được bổ sung vào Quỹ nghiệp vụ BHTG của BHTGVN. (Lê, 2013)

Cũng theo tác giả Lê, do tỷ lệ thu phí cố định thấp nên tính đến cuối năm 2012, tổng phí BHTG thu được là 8.131 tỷ đồng và tổng vốn của BHTG ở mức 9.000 tỷ đồng, chỉ gấp 3 lần vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại. Trong khi đó, số lượng tổ chức tham gia BHTG ở nước ta năm 2012 là 1.182 tổ chức. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro hệ thống, BHTG khó tránh khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán. Không những vậy, do tỉ lệ thu phí cố định thấp mà tỉ lệ (%) quỹ BHTG trên số dư tiền gửi được bảo hiểm cũng giảm từ 1.07% xuống còn 0.8% trong giai đoạn 2005 – 2011.

Biểu đồ 2.2 Quy mô quỹ BHTG và tỉ lệ phần trăm quỹ BHTG trên số dư tiền gửi được bảo hiểm

Nguồn: BHTGVN

Vậy nên, hệ thống phí đồng hạng không còn phù hợp trong bối cảnh hệ thống ngân hàng mở cửa, hội nhập, phát triển nhanh đi kèm theo đó là rủi ro đạo đức tăng cao. Như đã trình bày ở trên, mô hình tính phí theo mức độ rủi ro có tác dụng khuyến khích các thành viên tiến hành quản trị rủi ro chặt chẽ, từ đó khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, giảm phí BHTG phải nộp. Nói cách khác, việc áp dụng mức phí theo mức độ rủi ro giúp nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD tham gia BHTG, gián tiếp hỗ trợ quá trình kiểm tra giám sát các TCTD.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 74 - 78)