Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ hạn mức chi trả

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 78 - 84)

mức chi trả

Trong quá trình 15 năm xây dựng hệ thống BHTG vững mạnh, hạn mức BHTG luôn được coi là một công cụ cốt lõi, góp phần quan trọng trong vai trò giám sát của tổ chức BHTG đối với các TCTD. Hạn mức BHTG phù hợp đồng

nghĩa với việc người gửi tiền lớn sẽ đối mặt với nguy cơ có thể mất phần tiền gửi trên hạn mức nếu người đó không tự mình lựa chọn ngân hàng có uy tín, minh bạch, an toàn để gửi tiền; đồng thời người gửi tiền nhỏ, không có đủ thông tin sẽ được bảo vệ toàn bộ. Ví dụ, khi một ngân hàng yếu kém gặp khó khăn, ngân hàng đó thường đưa lãi suất huy động lên rất cao nhằm hướng vào tâm lý ham lãi suất cao, thu hút tiền gửi của người dân để bù đắp các khoản thua lỗ. Với một hạn mức bảo hiểm quá cao sẽ càng khuyến khích các ngân hàng làm điều này vì nếu đổ vỡ có xảy ra thì đã có BHTG gánh chịu. Trong một trường hợp khác, với bối cảnh hoạt động ngân hàng hội nhập sâu rộng hơn và người gửi tiền đang có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng cũng đứng trước những rủi ro lớn hơn, mức bảo hiểm được đặt quá thấp sẽ gây tâm lý e ngại cho người gửi tiền, làm mất đi nguồn vốn đầu tư lớn cho hệ thống tài chính.

Hiện nay, ở Việt Nam, hạn mức chi trả tối đa cho mỗi khoản tiền gửi của mỗi cá nhân tại một TCTD là 50 triệu đồng. Hạn mức này được quy định từ năm 2005 dựa trên các tiêu chí như: bảo vệ số đông người gửi tiền, đủ cao để khuyến khích người gửi tiền nhưng không gây ra rủi ro đạo đức và tạo hiệu ứng niềm tin. Tuy nhiên, cho đến nay hạn mức chi trả như vậy hiện nay được cho là quá thấp vì khi xây dựng hạn mức chi trả năm 2005 thì thu nhập bình quân đầu người của nước ta khoảng hơn 700 USD, trong khi thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 1200 USD. Đồng thời, do thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến động, thời kì hội nhập mạnh mẽ hiện nay, xây dựng và củng cố niềm tin của người gửi tiền là hết sức quan trọng. Hạn mức chi trả quá thấp sẽ ảnh hưởng đến niềm tin công chúng, trong khi hạn mức chi trả quá cao sẽ có tác động tiêu cực tới việc giám sát các ngân hàng, dẫn tới rủi ro đạo đức.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức BHTG nên bảo vệ toàn bộ được 90% đến 95% số người gửi tiền; đồng thời tỷ lệ “Hạn mức/GDP bình quân đầu người” nên tối thiểu bằng 2 và tương đương với mức

trung bình của các quốc gia có cùng trình độ phát triển dịch vụ ngân hàng. Tại Việt Nam, Luật BHTG nêu rõ hạn mức trả tiền bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ. Quy định về hạn mức BHTG như trên tạo sự linh hoạt trong việc điều chỉnh hạn mức. Tuy nhiên, theo Nghị định số 68/2013/NĐ-CP, hạn mức BHTG tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 109/2005/NĐ-CP cho đến khi có văn bản điều chỉnh. Như vậy, từ năm 2005 đến nay, đã 9 năm nhưng hạn mức trả tiền BHTG vẫn đang được duy trì ở mức 50 triệu đồng.

Bảng 2.3 Tỷ lệ chi trả BHTG/GDP qua các năm

Năm Hạn mức chi trả BHTG (nghìn đồng) GDP bình quân đầu người (Nghìn đồng) GDP bình quân đầu người (USD)

Tỷ lệ hạn mức chi trả BHTG/GDP bình quân đầu người 2000 30.000 5.689 402 5.27 2005 50.000 10.185 642 4.91 2006 11.694 731 4.28 2007 13.580 843 3.68 2008 17.446 1052 2.87 2009 19.278 1064 2.59 2010 22.787 1169 2.19 2011 27.076 1300 1.85 2012 36.379 1749 1.37 2013 39.947 1899 1.25 2014 43.399 2028 1.15 Nguồn: TCTKVN

Việc xác định hạn mức chi trả dựa trên nguyên tắc bảo vệ được đa số người gửi tiền và được tính toán dựa trên thu nhập bình quân đầu người (GDP). Theo khảo sát của BHTGVN về số tiền gửi tại các ngân hàng, đối tượng được bảo hiểm lớn nhất tập trung vào khách hàng cá nhân, chiếm 99% tổng khách hàng được bảo hiểm, số tiền được bảo hiểm của cá nhân chiếm 97% tổng số tiền được bảo hiểm. Khách hàng trong đối tượng bảo hiểm tập trung lớn nhất tại mức TG ≤50 tr.đ,

chiếm 85% tổng sốkhách hàng trong khi tiền gửi được bảo hiểm chiếm tỉ lệ cao nhất tại mức TG >100 tr.đ chiếm 67% tổng số tiền gửi được được bảo hiểm.

Trong bối cảnh GDP bình quân đầu người cũng như tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam tăng nhanh, từ năm 2011, tỷ lệ “Hạn mức chi trả / GDP bình quân đầu người” đã xuống thấp dưới 2 lần; đồng thời tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ chỉ còn 85%. Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam đang thấp hơn các ngưỡng tối thiểu theo khuyến nghị của IADI. Xét trên nhiều tiêu chí khác nhau, hạn mức tại Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á, sẽ bất lợi cho các ngân hàng nội địa trong thời gian hội nhập sắp tới. Điều này đặt ra sự cần thiết nâng cao hạn mức BHTG, từ đó góp phần cải thiện hiệu quả thực chất của chính sách BHTG.

Nhận thức được tầm quan trọng của hạn mức BHTG, BHTGVN đã triển khai nghiên cứu và đề xuất nâng hạn mức lên 200 triệu đồng; theo đó bảo hiểm toàn bộ được cho trên 90% người gửi tiền và tương đương với 5 lần GDP bình quân đầu người tính tại thời điểm 31/12/2013. Theo đánh giá của Nhóm nghiên cứu BHTGVN, 200 triệu là mức phù hợp hơn với thông lệ quốc tế (thuộc vào mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, đã xem xét tới các yếu tố lạm phát, GDP bình quân đầu người, đang trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng, mức độ rủi ro của nền kinh tế,tương quan khu vực…), đồng thời giúp người dân yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. Hạn mức trả tiền này có thể tiếp tục được điều chỉnh vào thời điểm thíchhợp (tăng hoặc giảm theo biến động của các yếu tố trên).

Biểu đồ 2.3 Số tuyệt đối hạn mức bảo hiểm và tỉ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ

Nguồn: BHTGVN

Đối với BHTGVN cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ triển khai các quy định của pháp luật về BHTG. Ban lãnh đạo BHTGVN đã không ít lần chia sẻ sự nỗ lực của tổ chức trong việc chủ động nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan những kiến nghị phù hợp với nguyện vọng của người gửi tiền. Cụ thể, BHTGVN đã báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định một số vấn đề về hạn mức trả tiền bảo hiểm như: Điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm lên mức 200 triệu đồng; Điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm lên mức 1 tỷ đồng khi xảy ra những sự cố rút tiền hàng loạt trong hệ thống ngân hàng nhằm đưa ra thông điệp mạnh của Nhà nước trong việc bảo vệ đa số người gửi tiền; Chuyển sang cơ chế bảo hiểm toàn bộ khi xảy ra khủng hoảng. Với hạn mức 200 triệu đồng, theo ông

Bùi Khắc Sơn–Tổng Giám đốc BHTGVN thì đây là “hạn mức được xác định khoảng 6 lần GDP bình quân tính theo đầu người năm 2013. Theo đó, tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ/tổng số người gửi tiền là 93,19%, tỷ lệ số dư tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ/tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm là 19,29%”.

Tuy nhiên mặc dù bản thân BHTGVN cũng nhìn nhận rằng quy định mức tối đa 50 triệu đồng như hiện nay không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam xét ở các yếu tố như thu nhập GDP bình quân đầu người, tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng tiền gửi… và chưa bảo vệ được hết quyền lợi của người gửi tiền; nhưng câu hỏi được đặt ra là tại sao đề xuất nâng hạn mức BHTG đã có từ lâu nhưng cho đến nay hạn mức vẫn dậm chân chỗ?

Theo bài đăng “Cho phá sản ngân hàng, mức chi trả BHTG sẽ ra sao?”, tác giả Ngọc (2014) cho biết tháng 8 vừa qua, với sự “bật đèn xanh” của Thủ tướng cho phép phá sản ngân hàng yếu kém trong phiên họp thường kỳ của chính phủ, mức chi trả bảo hiểm nay trở thành mối bận tâm lớn hơn của nhiều người gửi tiền, nhất là khi có nhiều tin đồn về sức khỏe của một vài ngân hàng nào đó có vấn đề. Liệu thực sự BHTGVN có sẵn lòng nâng mức chi trả này lên cao hơn không? Lưu ý rằng mức tính phí BHTG từ trước đến nay được tính theo một công thức cố định, có nghĩa là mức trích nộp BHTG từ các TCTD cho BHTGVN là không đổi cho mỗi khoản tiền gửi. Nay nếu BHTGVN phải nâng mức chi trả bảo hiểm từ 50 triệu đồng lên, ví dụ, 200 triệu đồng, điều này có nghĩa là BHTGVN sẽ thiệt hại đáng kể, và đây là lý do để đặt câu hỏi liệu BHTGVN có thực sự tích cực “đề nghị” nâng mức chi trả bảo hiểm lên cao hơn không. Bởi vậy, có thể nghi ngờ lời “đề nghị” này được đưa ra, được nghe thấy từ nhiều năm nay rồi nhưng đâu vẫn vào đó.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (Trang 78 - 84)